SỬA CHỮA - BẢO DƯỢNG CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN GIÁO ÁN LÝ THUYẾT SỐ: 10 Thời gian thực hiện: Lớp: CN ÔTÔ 2N Số giờ đã giảng: Thời gian: 45phút x 4 = 180’ Thực hiện ngày tháng năm 2008 TÊN BÀI: SỬA CHỮA TRỤC KHUỶU Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, học sinh có khả năng sau: +Kiến thức: Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa trục khuỷu. +Kỹ năng: Kiểm tra, bảo dưỡng được trục khuỷu đúng phương pháp, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy đònh và đảm bảo an toàn. +Thái độ: Tác phong công nghiệp ; thói quen hành nghề và có thể biểu đạt bởi sự: - Hình thành lòng yêu nghề , q trọng lao động. - Thói quen đúng giờ. - Kỹ thuật, kỷ luật lao động chính xác. I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 4’ - Số học sinh vắng:……………………………………………………………….Tên: ………………………………………………………………. II. KIỂM TRA BÀI CŨ: Thời gian: 4’ Câu hỏi kiểm tra: Dự kiến học sinh kiểm tra: Tên Điểm III. GIẢNG BÀI MỚI: Thời gian: 4h Đồ dùng và phương tiện dạy học: Hồ sơ chuyên môn: Phấn, Giáo án,…. Nội dung, phương pháp: Phương pháp thuyết trình, giảng giải, phân tích, đàm thoại. TT NỘI DUNG GIẢNG DẠY PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Thời gian Giáo viên Học sinh 1 Trục khuỷu: Thường được gọi là trục máy hay cốt máy. 2h - Nhiệm vụ: - Nhiệm vụ của trục khuỷu là truyền lực tác dụng của các xilanh cho máy làm việc, dưới dạng mômen quay. Nó chòu uốn, xoắn do lực và mômen biến thiên theo chu kỳ cũng như những dao động xoắn và dao động dọc trục gây ra. - Nhận năng lượng trong kỳ đốt và truyền cho các bộ phận khác. - Phân loại: - Cấu tạo: - Trục khuỷu có cấu tạo phức tạp, lại chòu tải nặng, biến thiên, nên thường được làm bằng vật liệu tốt; chế tạo chính xác nên giá thành chiếm tới ( 25 ÷ 35)% giá thành động cơ. - Thời gian làm việc của trục khuỷu thường được coi là thời gian làm việc của máy. - Đối với động cơ xe máy: là loại trục chắp gồm đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối a. Đoạn đầu là một nửa trục khuỷu, còn gọi là nửa trục chính gồm má khuỷu, cổ chính và chỗ lắp bộ li hợp. b. Má khuỷu hình đóa, làm nhiệm vụ tay quay và bánh đà, có lỗ lắp chốt khuỷu. c. Cổ chính lắp vòng bi. Vòng bi được đặt trong Bloc máy. d. Đoạn giữa là chốt khuỷu nối hai má khuỷu và lồng vào lỗ đầu to của biên. Chốt khuỷu là đoạn hình trụ, hai đàu nối cố đònh với hai má khuỷu. e. Đoạn cuối là nửa thứ hai của trục khuỷu, gồm má khuỷu, gồm má khuỷu, cổ chính và chỗ lắp mâm điện. Mặt ngoài chốt khuỷu và cổ chính được tôi cao tần và mài bóng. Người thực hiện: Lê Phụng Hoàng ; năm học : 2008 – 2009 ; CN - 08- 2N 10:03 AM7/11/2014 - 1 - SỬA CHỮA - BẢO DƯỢNG CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN TT NỘI DUNG GIẢNG DẠY PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Thời gian Giáo viên Học sinh Trục khuỷu là chi tiết quan trọng và phức tạp của động cơ, nó tiếp nhận lực đẩy của thanh truyền và truyền ra bánh đà để dưa công suất động cơ ra ngoài. Trục khuỷu làm bằng thép rèn chất lượng cao để đảm bảo được độ cứng vững và mài mòn tốt. Trục khuỷu được đặt trong các ổ trục chính ở thân máy. Để dễ dàng tháo lắp trục khuỷu, ổ trục chính chia làm hai nửa và được lắp ghép lại với nhau bằng vít. Đầu trục khuỷu dùng để lắp các bộ phận dẫn động như puli dẫn động bơm trợ lực tay lái, máy nén hệ thống điều hòa, bơm nước, máy phát điện. Ngoài ra đầu trục khuỷu còn lắp bánh xích hoặc bánh đai răng để dẫn động cơ cấu phân phối khí… Đuôi trục khuỷu có mặt bích dùng để lắp bánh đà và ở đuôi có gia công một lỗ để đỡ đầu trục sơ cấp của hộp số. Các cổ chính và chốt khuỷu được gia công rất chính xác và có độ bóng cao. dầu nhờn từ thân máy được dẫn tới các cổ trục chính để bôi trơn các cổ trục và các bạc lót. Chốt khuỷu dùng để gá lắp đầu to thanh truyền. Ở động cơ chữ V, trên cùng một chốt khuỷu được gá lắp hai thanh truyền. Dầu nhờn bôi trơn chốt trục khuỷu được dẫn từ cổ trục chính qua đường ống. Như vậy, dầu nhờn từ thân máy đi vào các cổ trục chính để làm trơn, sau đó dưới tác dụng của áp lực nhớt và lực li tâm dầu nhớt sẽ đi từ cổ trục chính theo ống dẫn đến bôi trơn chốt khuỷu. Đối trọng dùng để cân bằng lực quán tính và mômen quán tính. Trong quá trình làm việc trục khuỷu sinh ra dao động xoắn. Tần số dao động xoắn là 5 lần /s. Khi tăng tốc và có tải thi tần số dao động có thể từ 25 ÷30lần trong một giây. Để giảm dao động xoắn, ở đầu trục khuỷu người ta lắp bộ giảm chấn. Bộ giảm chấn thường là puli dẫn động các hệ thống bên ngoài. 2 Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra hư hỏng 2h - Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng: Hao mòn hư hỏng: - Trong quá trình làm việc, trục khuỷu thường bò các hao mòn hư hỏng sau đây: Các cổ trục bò mòn không đều sinh ra méo, côn; bề mặt bò cào xước, bò cháy đen, trục bò võng, xoắn, cong. Ít thấy trường hợp gãy. - Có thể dùng Panme để xác đònh đường kính va độ côn, độ ôvan các cổ trục. - Dùng đồng hồ so có thể xác đònh độ cong, xoắn của trục. - Vò trí cổ chính là trục khuỷu còn được xác đònh căn cứ vào độ “ co bóp” của các má trục. Độ co bóp của má trục là hiệu số của các khoảng cách các má trục khi trục khuỷu nằm ở hai điểm chết hoặc ở hai phía đối diện trong mặt phẳng nằm ngang. ( Hình 104 – page – 198 – DĐĐ) - Thực ra hiện tượng “ co bóp” má trục thường do vật liệu bạc lót bò ép lún không đều gây ra. Có thể khắc phục bằng cách cạo hoặc “can lưng” các bạc. - Các nhà sửa chữa nói trục khuỷu bò xoắn là khi vò trí tương đối của các cổ biên so với cổ chính bò sai lệch. - Khi góc lệch khuỷu trục là 45 0 , 60 0 ta có thể kiểm tra vò trí cổ biên bằng cách đo góc lệch đó. ( Hình105-page - 199D Đ Đ) - Khi góc lệch khuỷu trục là 180 0 thì có thể dùng giá chữ K để kiểm tra. Thông thường các khuỷu đầu và cuối có độ lệch nhiều hơn các khuỷu giữa(Hình 106 – page200 – DĐĐ ) - Các vết cháy, rỗ, nứt … có thể kiểm tra phát hiệnbằng mắt thường hoặc bằng máy siêu âm, điện từ… Sau khi kiểm tra, xác đònh mức độ hao mòn, hư hỏng của trục khuỷu và quyết đònh tiến hành sửa chữa. - Phương pháp kiểm tra, sửa chữa: Khôi phục hình dáng các cổ trục khuỷu: Người thực hiện: Lê Phụng Hoàng ; năm học : 2008 – 2009 ; CN - 08- 2N 10:03 AM7/11/2014 - 2 - SỬA CHỮA - BẢO DƯỢNG CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN TT NỘI DUNG GIẢNG DẠY PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Thời gian Giáo viên Học sinh Các trục nhẹ, nhỏ thường đưa vào máy mài chuyên dùng để mài các cổ trục theo kích thước sửa chữa. Mặt chuẩn khi gá lắp trục trên máy mài, thường dùng là mặt lắp ghép giữa trục khuỷu và bánh đà và giữa trục khuỷu và bánh răng truyền động cho các cơ cấu phụ, ở đầu trục. Bình thường, nên mài toàn bộ cổ chính với cùng một kích thước. nếu trục bò cong ít, có thể kết hợp khử cong khi mài. Để chống biến dạng nên dùng giá đỡ ở cổ chính giữa trục. Mài cổ biên được tiến hành qua các bước sau đây: 1. Đưa tam cổ chính ra xa tâm quay của máy mài một khoảng bằng bán kính của trục khuỷu. 2. Đưa tâmcác cổ biên cần mài về tâm quay của máy mài. Ở bước này có thể điều chỉnh để kết hợp khử xoắn khi mài. 3. Cân bằng động cho trục, bằng cách thay đổi khối lượng và khoảng cách các đối trọng tới tâm quay. Sự cân bằng sẽ đạt được khi trục khuỷu ( đã có đối trọng) dừng lại ở bất kỳ tư thế nào khi ngưng quay. Dũa cổ chính : có hai cách như sau - Dựa vào bạc lót mới ( theo kích thước sửa chữa) hoặc bạc lót đã sửa chữa, đúng hình dáng: sau khi kiểm tra vò trí của bạc trong ổ và cố đònh trong ổ đặt và kiểm tra, điều chỉnh độ co bóp các má trục của các khuỷu hai bên, ta bôi bột màu vào bạc lót, đặt trục khuỷu vào và quay đi vài vòng. Dũa cổ trục tại các chỗ có dấu bộ màu. làm nhiều lần, cho đến khi dấu bột màu phân bố đều trên cổ trục là được. - Dựa vào các dấu đã vạch sẵn: sau khi kiểm tra và điều chỉnh độ co bóp của các má trục, ta tién hành vạch dấu cho cổ trục bằng dụng cụ chuyên dùng (hình -109-page-203 – DĐĐ) Cần vạch 4 đến 6 vòng dấu, phân bố đều trên dọc cổ trục. Dấu ngoài cùng nên cách má trục nên cách má trục khoảng 10mm. Dấu vạch sẽ là vòng tròn, tiếp ngoài cổ trục sau khi dũa. Vậy nó phải có tâm trùng với đường tâm cổ trục và bán kính là bán kính nhỏ nhất của cổ trục trứoc lúc dũa. Vậy trước khi vạch dấu cần xác đònh vò trí tương ứng với bán kính nhỏ nhất trên trục. Dùng đồng hồ socó thể tìm được vò trí ấy. Mũi của dụng cụ vạch dấu sẽ được cố đònh ở vò trí thấp nhất đã tìm thấy đó. Dũa tyheo dấu đã vạch sẵn hết ít thời gian hơn dũa theo dấu bột. Dũa cổ biên: Dũa cổ biên đơn giản hơn cổ chính vì công việc tiến hành độc lập từng cổ, vì yêu cầu đặt ra không cao như ở cổ chính. Người ta dùng bạc lót đã sửa chữa ( hoặc mới ) theo kích thước sửa chữa để làm chuẩn khi dũa cổ biên. Cách tiến hành như dũa cổ chính theo dấu bột màu. Có thể dùng thước mẫu (dưỡng) để làm chuẩn khi dũa. Có hai dưỡng để kiểm tra vò trí cổ biên trong mặt phẳng khuỷu trục và một dưỡng để kiểm tra cổ trục trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng khuỷu trục. (hình 110 – page – 204 DĐĐ) Dùng dưỡng kiểm tra, ta có thể dũa để bảo đảm hình học của cổ biên, đồng thời bảo đảm cho đường tâm cổ biên song song với đường tâm cổ chính. Dưỡng để kiểm tra đọ song song cổ biên và cổ chính. Việc dũa các cổ chính và các cổ biên cần tiến hành thận trọng, tỉ mỉ. Tạicác góc lượn, nơi tiếp giáp giữa cổ với má trục, cần dùng các dũa tròn có bán kính thích hợp. lần cuối, nên dùng các dũa mòn nhất có thể. Sau khi dũa, cần tạo độ bóng bề mặt bằng giấy nhám tinh hoặc bột rà tinh và kiểm tra bằng thước mẫu. Dụng cụ đánh bóng cổ trục, mài cổ chính, tiện cổ biên di động chuyên dùng cho các trục khuỷu. Khôi phục trục khuỷu: Người thực hiện: Lê Phụng Hoàng ; năm học : 2008 – 2009 ; CN - 08- 2N 10:03 AM7/11/2014 - 3 - SỬA CHỮA - BẢO DƯỢNG CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN TT NỘI DUNG GIẢNG DẠY PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Thời gian Giáo viên Học sinh Khi các cổ trục bò mài mòn quá mức quy đònh hoặc khi trục bò gãy, nứt ta tién hành khôi phục lại. Có thể đắp lại để khôi phục kích thước các cổ trục đã bò hao mòn bằng cách phun kim loại kết hợp với gia công điện cơ, hàn chấn động điện ( rung động điện) hoặc hàn điện tự động dưới một lớp thuốc hàn đặc biệt ( trợ dung ) hay mạ điện phân ( thường mạ thép mạ crôm). Khi trục bò gãy nứt có thẻ hàn hoặc thay thế bộ phận bằng thép găng. Sau khi khôi phục kích thước, có thẻ dũa, mài để khôi phục hình dáng. Khôi phục trục khuỷu khó kỹ thuật cao. song đôi khi vẫn phải làm. a- Phun kim loại kết hợp với gia công điện cơ Trước khi phun kim loại, các cổ trục cần được làm sạch dầu mỡ, ôxyt, bằng gia công cơ, bằng hóa chất hoặc điện phân. bề mặt cổ trục nên làm gai nhám để tăng độ bám giữa lớp kim loại mới phun và cổ trục. Có thể thực hện bằng cách ren, phun cát hoặc làm gai nhám bằng tia lửa điện từ. Khi phun, nếu trục khuỷu nóng không thể sờ tay vào được thì nên dừng lại để tránh biến dạng nhiệt. Cũng không nên phun một lớp dày quá 1mm. Gia công điện cơ kết hợp với phun kim loại có thể tiến hành sau hoặc trong khi phun b- Hàn rung động diện Khi que hàn chạm vào cổ trục, mạch điện được đóng kín, tại nơi tiép xúc giữa que hàn và cổ trục, điện trở tiếp xúc lớn, làm que hàn nóng chảy ra. Do rung động cao tần, que hàn khi tách ra khỏi cổ trục, khi lại tiếp xúc trực tiếp. Lúc tách ra sẽ có tia lửa hò quang. vậy que hàn được làm nóng chảy do hai nguyên nhân. Sự ngắt quảng của hồ quang làm nhiệt độ vật hàn không thật cao, nên ít bò biến dạng nhiệt quá đáng. Hàn rung động điện có thể đắp một lớp dày đến 2mm. Nên hàn cổ chính sau và cổ biên trước và cách quảng. Ví dụ: trục khuỷu có 5 cổ chính, nên hàn theo thứ tự 1 – 5 – 2 – 4 – 3 . Nếu có làm nguội thì khi que hàn còn cách má trục khoảng ( 1,5 ÷ 2 ) mm, ta thôi làm mát. c- Khắc phục trục bò nứt, gẫy Khi trục bò nứt, nên dùng mũi khoan thăm dò Þ20mm để xác đònh độ sâu và dùng mũi khoan Þ8mm, để khoan chặn. Trước khi hàn nên nung trục lên nhiệt độ ( 432 – 670) 0 C với tốc độ 100 0 /h. Nếu trục bò gãy ở cổ biên, có thể khoét bỏ và thay bằng cổ khác bằng phương pháp ép nóng rồi hàn thêm cho vững. Nếu trục bò gãy ở cổ chính ta cũng làm tương tự. Song trước đo phải làm dài thêm má trục khuỷu bằng cách hàn. Nếu trục bò gãy ở má trục ta dùng đồ gá hàn. (Hình 117 – page – 209 – DĐĐ ) d- Cân bằng trục khuỷu sau sửa chữa, khôi phục Bất kỳ khôi phục bằng cách nào, sau khi tiến hành cũng phải cân bằng động. KIỂM TRA TRỤC KHUỶU 1- Kiểm tra độ cong của trục khuỷu Làm sạch trục khuỷu. Đặt trục khuỷu lên hai khối chữa V. Dùng so kế để kiểm tra độ đảo của trục khủy. Độ đảo của trục khuỷu không vượt quá 0,06mm. Nếu vượt quá cho phép thì phải thay mới trục khuỷu 2- Kiểm tra độ côn và độ ôvan trục khuỷu. Dùng Panme để kiểm tra đường kính ngoài của cổ trục chính và chốt khuỷu. Nếu đường kính không đúng tiêu chuẩn thì kiểm tra khe hở đầu trục khuỷu. Kiểm tra độ côn và độ ôvan trục khuỷu. Độ côn và độ ôvan không được vượt quá 0,02mm PHƯƠNG PHÁP LẮP ĐỘNG CƠ Sau khi tháo ra các chi tiết, kiểm tra và khắc phục thì chúng ta tiến hành lắp lại động cơ và hoàn Người thực hiện: Lê Phụng Hoàng ; năm học : 2008 – 2009 ; CN - 08- 2N 10:03 AM7/11/2014 - 4 - SỬA CHỮA - BẢO DƯỢNG CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN TT NỘI DUNG GIẢNG DẠY PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Thời gian Giáo viên Học sinh chính nó. Trong quá trình lắp một động cơ, phải thật cẩn thận, phải tỉ mỉ, không được có một sai sót nhỏ, bỡi do động cơ là một khối hoàn chỉnh. Trong quá trình lắp một động cơ dựa theo nguyên tắc chi tiết, bộ phận nào tháo sau thì lắp trước và ngược lại. 1. Thay mới phớt đuôi và phớt đầu trục khuỷu mặc dù nhấn thấy chúng vẫn còn tốt. 2. Làm sạch thân máy, thông rửa kỹ càng các lỗ nhớt và mạch dầu bôi trơn. 3. Dùng chổi cước thông và rửa sạch các lỗ dầu trong trục khuỷu. 4. Lật ngửa thân máy, lau sạch các ổ đỡ và lắp các bạc lót cổ trục chính vào đúng vò trí của nó. Đặt trục khuỷu vào thân máy. 5. Nhỏ nhớt vào các cổ trục chính. 6. Lắp hai nửa miếng bạc chận vào thân máy. Thông thường các miếng bạc chận dọc trục khuỷu được bố trí ở cổ trục giữa của trục khuỷu. Phương pháp lắp như sau: Đẩy trục khuỷu về hết một phía. Đặt nửa miếng bạc chận ôm vào cổ trục và chú ý các rãnh thoát nhớt quay ra phía ngoài. Xoay bạc chận đi xuống để nó được lắp vào đúng vò trí của nó. Tương tự lắp nửa miếng bạc chận còn lại, bằng cách đẩy trục khuỷu theo chiều ngược lại 7. Lắp các nắp có trục chính. Trên các nắp cổ trục chính có đánh dấu và số biểu thò chiều lắp và vò trí lắp ráp. - Các dấu được lắp quay về phía trước động cơ. - Các số biểu thò vò trí lắp ráp của nắp cổ trục chính tính từ đầu trục khuỷu. 8. Dùng cần siết momen siết đều, siết tùe trong ra ngoài và đúng mômen siết. Sau khi xong, quay trục khuỷu thì nó phải chuyển động nhẹ nhàng, trơn tru. nếu bò sượng, thì phải tháo trục khuỷu và kiểm tra lại sự sạch sẽ và tình trạng các cổ trục chính cũng như các bạc lót. 9. Lắp trục Piston vào đầu nhỏ thanh truyền và lỗ Piston. Khi lắp cần chú ý dấu lắp ráp trên đầu Piston và trên thanh truyền phải ở cùng một phía. (Hình – page – 129 NTLộc ) 10. Lắp xécmăng dầu vào rãnh Piston. Khi lắp xécmăng dầu loại 3 chi tiết cần chú ý lắp các vòng lò xo vào trước và sau đó lắp hai vòng thép gạt dầu vào sau. 11. Dùng kềm chuyên dùng lắp hai xécmăng làm kín vào đúng rãnh của nó. Trên xécmăng có ghi chữ và số. Khi lắp thì phần chữ và số phải quay lên trên, đồng thời xécmăng có ký hiệu 1N hoặc t là xécmăng trên cùng và kí hiệu 2N hoặc 2T là xécmăng làm kín thứ hai. Ngoài ra, do xécmăng làm kín thư nhất thường được chế tạo bằng thép hợp kim và xécmăng thứ hai được chế tạo bằng gang hợp kim. Vì vậy để phân biệt bằng cách chúng ta thả lần lượt hai xécmăng xuống nền ximăng, tiếng vang trong trẻo là xécmăng thứ nhất và tiếng kêu nặng nề là xécmăng thứ hai. 12. Lắp các bạc lót thanh truyền và chú ý lỗ dầu bên hông thanh truyền. 13. Lắp Piston – thanh truyền – xécmăng vào lòng xilanh. Quay chốt khuỷu của xilanh số 1 ở điểm chết dưới (ĐCD). Dùng ống bóp xécmăng và cán búa đưa piston – thanh truyền của xilanh số 1 vào lòng xilanh. cần lưu ý, dấu lắp ráp trên đỉnh Piston và thanh truyền và phải hướng về phía trước động cơ, đồng thời bảo đảm chính xác vò trí của các xécmăng như ( hình page 129 – NTLộc) 14. Lắp nắp đầu to thanh truyền theo đúng dấu đã đánh khi tháo. 15. Siết đều và siết đúng lực siết. Kiểm tra lại khe hở dọc của thanh truyền. Bước kiểm tra này rất quan trọng, bỡi vì khi lắp ráp ráp đúng, nếu tồn tại khe ở dọc thì sẽ tồn tại khe ở dầu. 16. Tương tự như trên lần lượt lắp các thanh truyền còn lại vào thân máy. 17. Thay joăng và phớt chận dầu đuôi trục khuỷu. Lắp chúng vào đúng vò trí. 18. Thay phớt làm kín đầu trục khuỷu và joăng bơm nhớt trước khi lắp. Phương pháp kiểm tra Người thực hiện: Lê Phụng Hoàng ; năm học : 2008 – 2009 ; CN - 08- 2N 10:03 AM7/11/2014 - 5 - SỬA CHỮA - BẢO DƯỢNG CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN TT NỘI DUNG GIẢNG DẠY PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Thời gian Giáo viên Học sinh một bơm nhớt ( trong hệ thống bôi trơn) 19. Lắp miếng sắt ở phía sau thân máy. 20. Lắp bánh đà vào đuôi trục khuỷu và siết đúng momen siết. 21. Lắp bánh dẫn động đai vào đầu trục khuỷu. 22. Lắp lọc thô và tấm che vào động cơ. Chú ý joăng làm kín. 23. Dùng keo hoặc joăng mới lắp catte cữa dầu vào thân máy. 24. Lắp nắp máy và cơ cấu phân phối khí như đã hướng dẫn. 25. Lắp các bộ phận có liên quan. Cần lưu ý: Đối với cơ cấu OHC truyền động bằng sên cam thì phương pháp lắp như sau: 1- Sau bước lắp bánh đà như đã hướng dẫn ở trên. 2- Lắp bánh răng dẫn động sên cam ở đầu trục khuỷu. 3- Lắp ống nhớt làm trơn dây sên cam. 4- Lắp hai thanh đỡ sên cam ở mặt trước của động cơ. 5- Lồng sên cam vào bánh răng cam, chú ý dấu đánh trên sên cam và lắp chúng vào bánh răng dẫn động trên trục khuỷu. 6- Dùng dây cột chặt sên cam. 7- Thay mới joăng và lắp mặt đậy sên cam. Siết đều và siết đúng mômen siết. 8- Lắp lọc thô vào động cơ và chú ý joăng làm kín. 9- Lắp catte chứa nhớt. làm kín giữa catte và thân máy có thể dùng keo cao su hoặc dùng joăng mới. 10- Lắp các bộ phận còn lại. Kiểm tra khe hở dọc trục của trục khuỷu. - Trong quá trình làm việc, cốt máy sẽ nóng và dãn nở dài, vì vậy phải có khe hở dọc trục. Để chòu được sức đẩy dọc trục của hệ thống truyền cơ thì một bạc lót có vai được ráp tại bợ trục giữa ha đuôi cốt máy và hai vai của bạc lót này có tráng một lớp hợp kim chòu mòn. - Đặt cốt máy vào khối xilanh, siết chặt các bợ trục cốt máy đúng lực siết. - Dùng cây xeo ta xeo cốt máy về phía bánh trớn và bộ li hợp. - Nếu không có so kế đặt nơi đầu bánh trớn, ta có dùng lá cỡ đo khe hở giữa bạc lót có vai và cánh tay quay “ trục khuỷu” - Nếu khe hở này lớn hơn 005” ta phải thay bạc lót có vai dày hơn. Kiểm tra độ cong và xoắn của trục khuỷu . - Đặt trục khuỷu lên 2 khối V và bàn rà. - Đặt so kế lên trục giữa của trục khuỷu. - Quay trục khuỷu từ từ và quan sát độ xê dòch của kim so kế. - Nếu độ cong lớn hơn 002” ta phải nắn lại trục khuỷu ( nắn nguội hay bằng bàn ép thủy lực ) Người thực hiện: Lê Phụng Hoàng ; năm học : 2008 – 2009 ; CN - 08- 2N 10:03 AM7/11/2014 - 6 - A A B B C C Dấu lắp Miệng 1 Miệng 2 Miệng 3 dầu Miệng 4 dầu SỬA CHỮA - BẢO DƯỢNG CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN TT NỘI DUNG GIẢNG DẠY PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Thời gian Giáo viên Học sinh - Di chuyển so kế trên một mặt phẳng song song với tâm trục khuỷu. lượng xê dòch của kim so kế sẽ cho ta biết độ xoắn của trục khuỷu ( nếu lớn hơn 001” ta phải thay mới ) Kiểm tra vết nứt của trục khuỷu . - Kiểm tra vết nứt trên trục khuỷu bằng từ trường, hóa chất đặc biệt ( hay bằng cách ngâm dầu rồi gõ và lau khô. Sau khi lau khô ta gõ tiếp, nơi nào có vết dầu ròn ra là nơi đó có vết nứt). Thường vết nứt nếu có sẽ nằm ở tại khúc nối trục và cánh tay quay. - Khi trục khuỷu bò nứt ta có thể phục hồi bằng phương pháp hàn. Khi hàn phải chú ý sự biến dạng của các đường nhớt bôi trơn và sự giật cong của trục khuỷu sau khi hàn. Phương pháp rút trục khuỷu . ( khi độ côn và ôvan nhỏ hơn 003”) - Đặt trục khuỷu lên hai giá đỡ. - Dùng giấy nhám sắt cỡ lớn và cắt giấy nhám thành những băng có bề ngang gần bằng bề ngang trục và dài hơn chu vi trục một ít. - Nhúng giấy nhám vào dầu gas – oil rồi quấn lên trục. - Dùng một băng dây dài 50 ÷ 60cm quấn ngoài giấy nhám hai vòng. - Dùng hai tay kéo băng dây qua lại nhiều lần và đổi vò trí kéo dây đều một vòng của trục. - Khi nào trục tròn và hết vết cào xước, ta dùng giấy nhám rút (đánh) bóng lại. Chú ý: Chỗ tiếp xúc với rãnh nhớt thường không mòn nên sẽ có một lằn nối lên ngay giữa trục. Ta phải dùng đũa để dũa chỗ này bằng mặt với chỗ khác. Khi dũa xong ta rà lại bằng cách rút guấy nhám. Rà thanh truyền và trục khuỷu. Khi khe hở dầu giữa bạc lót và trục lớn hơn quy đònh nhưng lớp hợp kim chòu mòn trên bạc lót còn sử dụng được. Lúc này để khắc phục lại khe hở dầu ( chú ý các lỗ nhớt khi chêm lưng bạc lót). Sau khji chêm lưng bạc lót hay mài bớt nón chứa bạc lót ta phải rà lại trục khuỷu và thanh truyền. Rà thanh truyền: - Đặt cốt máy lên hai giá đỡ chữ V. Lau sạch các trục. - Ráp thanh truyền muốn rà vào trục tay quay tương ứng ( cho vào một ít nhớt) - Siết hai bulông thanh truyền cho đều hai phía. Mỗi lần siết xong ta xoay thanh truyền xung quanh trục tay quay để xem nặng nhẹ thế nào. Nếu thấy nhẹ thì cứ tiếp tục siết, đến lúc quay thanh truyền hơi nặng tay ( chưa đến lực siết quy đònh ). - Xoay thanh truyền quanh trục tay quay một vài vòng. - Nới hai bulông thanh truyền và lấy thanh truyền ra khỏi trục tay quay. Quan sát vết tì màu xám giữa bạc lót và trục tay quay. Dùng dao 3 cạnh cạo nhẹ những nơi có vết tì. Dùng giấy náhm nhuyễn đánh bóng lại. - Ráp thanh truyền lại và thao tác như trên. - Khi siết hai bulông thanh truyền đúng lực siết quy đònh, ta nắm chân thanh truyền giật mạnh. Theo quán tính thanh truyền xoay quanh trục tay quay khoảng 1 vòng là tốt. nếu xoay chưa đến một vòng là khe hở đầu quá nhỏ ( ta phải thực hiện lại các động tác như trên ). Nếu thanh truyền xoay hơn hai vòng thì ta phải hạ bệ hay canh lưng bạc lót. Chú ý: canh lưng bạc lót là ta cắt một miếng đồng mỏng ( hay giấy dầu gai ) dày khoảng 001”. cắt theo hình chữ nhật ( có chiều rộng bằng chiều ngang bạc lót và chiều dài bằng 3/5 vòng cung bạc lót ) . Nhớ khoét lỗ nhớt trên miếng canh cho phù hợp với lỗ nhớt ở đầu to thanh truyền. Lót miếng đồng vừa cắt vào giữa nón thanh truyền và bạc lót, ra thanh truyền. Rà cốt máy: Giống như phương pháp rà bạc lót đầu to thanh truyền tren trục tay quay trục khuỷu. Tuy nhiên có 2 điều kiện cần chú ý như sau: - Các miếng chêm được chêm giữa bạc lót và nữa bợ trục cố đònh. Người thực hiện: Lê Phụng Hoàng ; năm học : 2008 – 2009 ; CN - 08- 2N 10:03 AM7/11/2014 - 7 - SỬA CHỮA - BẢO DƯỢNG CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN TT NỘI DUNG GIẢNG DẠY PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Thời gian Giáo viên Học sinh - Sau khi rà xong ( rà bợ trục ở giữa trước ) ta thử lại bằng cách dùng hai tay kéo mạnh ( nắm vào hai cánh tay quay trục khuỷu ) và thả ra. Với quán tính thì trục khuỷu quay tròn vòng khoảng 1 – 1,5 vòng là tốt. IV. TỔNG KẾT BÀI: Thời gian: 7’ Nội dung Phương pháp thực hiện Thời gian V. CÂU HỎI, BÀI TẬP: Thời gian: 4’ Nội dung Phương pháp thực hiện Thời gian VI. TỰ RÚT KINH NGHIỆM :( Chuẩn bò, tổ chức, thực hiện ) …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. TRƯỞNG BAN/ TRƯỞNG TỔ MÔN Ngày…… tháng…… năm 2008 Ký duyệt Chữ ký giáo viên «»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«» Người thực hiện: Lê Phụng Hoàng ; năm học : 2008 – 2009 ; CN - 08- 2N 10:03 AM7/11/2014 - 8 - . bằng trục khuỷu sau sửa chữa, khôi phục Bất kỳ khôi phục bằng cách nào, sau khi tiến hành cũng phải cân bằng động. KIỂM TRA TRỤC KHUỶU 1- Kiểm tra độ cong của trục khuỷu Làm sạch trục khuỷu. . mòn tốt. Trục khuỷu được đặt trong các ổ trục chính ở thân máy. Để dễ dàng tháo lắp trục khuỷu, ổ trục chính chia làm hai nửa và được lắp ghép lại với nhau bằng vít. Đầu trục khuỷu dùng. tra, xác đònh mức độ hao mòn, hư hỏng của trục khuỷu và quyết đònh tiến hành sửa chữa. - Phương pháp kiểm tra, sửa chữa: Khôi phục hình dáng các cổ trục khuỷu: Người thực hiện: Lê Phụng Hoàng