Tiêu chuẩn 4: Quan hệ nhà giữa trường, gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu Giao an tong hop (Trang 40 - 45)

- Kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, các ban ngành, đoàn thể địa

4. Tiêu chuẩn 4: Quan hệ nhà giữa trường, gia đình và xã hội.

Các tiêu chí trong tiêu chuẩn 4 đều xoay quanh các nội dung thể hiện mối

quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Việc phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh gây dựng từ nhiều năm nay đã và đang được phát huy hiệu quả trong các hoạt động của nhà trường, nhất là trong công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp và công tác vận động xã hội hóa hỗ trợ cơ sở vật chất phục vụ dạy học. Ngoài ra mối quan hệ giữa nhà trường với nhân dân và chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể đóng trên địa bàn ngày càng phát triển. Đó là những yếu tố quan trọng góp phần vào thành tích chung của trường trong những năm qua. Sau đây là phần mô tả chi tiết cho từng tiêu chí:

4.1. Tiêu chí 1: Tổ chức và hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học

sinh.

a) Ban đại diện cha mẹ học sinh có tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;

b) Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động;

c) Tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh, góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

4.1.1. Mô tả hiện trạng

- Vào đầu mỗi năm học, nhà trường tổ chức cho các lớp họp toàn thể cha mẹ học sinh để cử ra Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp. Tổ chức Hội nghị Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp cử trưởng ban, phó ban đại diện cha mẹ học sinh toàn trường. Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường luôn thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và hoạt động đúng theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. [H4-4-01-01]

- Trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ các năm học, nhà trường đã chú trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, thời gian, địa điểm để cha mẹ học sinh hoạt động . Đã xây dựng Quy chế phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh; Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp; trường để giáo dục học sinh và xây dựng nhà trường [H4-4-01-02].

- Hằng năm đều tổ chức các cuộc họp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh; Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp; Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Tại các cuộc họp nhà trường đã tiếp thu các ý kiến góp ý và những kiến nghị của cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường về công tác quản lý, các biện pháp giáo dục học sinh [H4-4-01-03].

Ban đại diện cha mẹ học sinh trường đã làm tốt các công tác tuyên truyền công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường. Kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội làm tốt các công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội, trật tự an toàn giao thông.... Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn và có trách nhiệm trong hoạt động theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành.

4.1.3. Điểm yếu:

- Ban đại diện cha mẹ học sinh ở một số lớp chưa nhiệt tình trong việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh.

- Một bộ phận cha mẹ học sinh chưa quản lý, giáo dục tốt con em mình trong việc thực hiện đúng nội quy trường lớp.

4.1.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Nhà trường tiếp tục tạo mọi điều kiện cho Ban đại diện cha mẹ học sinh trường, lớp thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

- Trong năm học 2016 – 2017 và những năm tiếp theo nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh trường cần xây dựng nghị quyết cụ thể về việc Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, lớp đều đến dự họp định kỳ một cách đều đặn, hiệu quả. Đồng thời, nhà trường xây dựng và thực hiện Quy định khen thưởng đối với các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, cha mẹ học sinh đã có nhiều đóng góp tích cực trong hoạt động giáo dục của nhà trường.

- Duy trì và tăng cường sự phối hợp giữa Ban đại diện cha mẹ học sinh với nhà trường.

4.1.5. Tự đánh giá:

a) Xác định trường đạt hay không đạt từng chỉ số của tiêu chí:

Chỉ số a: Đạt Chỉ số b: Đạt Chỉ số c: Đạt

b) Tự đánh giá tiêu chí: Đạt.

4.2. Tiêu chí 2: Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính

quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn lực xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục.

a) Chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường;

b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh;

c) Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở vật chất; tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học; khen thưởng học sinh học giỏi, học sinh có thành tích xuất sắc khác và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

4.2.1. Mô tả hiện trạng

- Nhà trường đã chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường. [H4-4-02-

01]

- Đầu năm học, nhà trường có kế hoạch cụ thể phối hợp với Đảng uỷ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương để tổ chức phối hợp các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng hoạt động toàn diện trong nhà trường. Phối hợp với các đoàn thể địa phương vận động học sinh ra lớp đầu cấp, học sinh bỏ học trở lại trường. Xây dựng kế hoạch phối hợp trong công tác phổ cập giáo dục trung học cơ cở. Hằng năm y tế địa phương thường có các hoạt động quan tâm đến sức khoẻ của học sinh, cụ thể là nhà trường phối hợp với y tế xã khám sức khoẻ định kỳ và tiêm ngừa cho học sinh. [H4-4-02-02]

- Hàng năm nhà trường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện theo quy định từ Hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học nhằm phục vụ cho việc khen thưởng học sinh giỏi, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn và bổ sung cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ cho học sinh. [H4-4-02-03]

4.2.2. Điểm mạnh:

Có kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân để thực hiện tốt các hoạt động giáo dục đề ra.

4.2.3. Điểm yếu:.

Chưa huy động triệt để các nguồn lực phục vụ việc xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường

4.2.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Xây dựng kế hoạch cụ thể, có tính khả thi nhằm huy động tốt hơn các nguồn lực tự nguyện phục vụ cho việc phát triển cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

4.2.5. Tự đánh giá:

a) Xác định trường đạt hay không đạt từng chỉ số của tiêu chí:

Chỉ số a: Đạt Chỉ số b: Đạt Chỉ số c: Đạt

4.3. Tiêu chí 3: Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa

phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục.

a) Phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc;

b) Chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương;

c) Tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục.

4.3.1. Mô tả hiện trạng

- Phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, thi tìm hiểu về lịch sử địa phương thông qua tiết chào cờ, tham gia giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao. [H4-4-03-01]

- Hằng năm trường có tham gia quét dọn nhà Bia tưởng niệm ở ấp Thanh An [H4-4-03-02]

- Có tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục trong các cuộc họp phụ huynh, Đại hội Ban đại diện cha mẹ học sinh lưu hồ sơ nhà trường. Hằng năm đều thực hiện 3 công khai đúng quy định [H4-4-03-03]

4.3.2. Điểm mạnh:

- Có phối hợp với các đoàn thể địa phương để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc.

- Có chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa ở địa phương.

4.3.3. Điểm yếu:.

Tuyên truyền sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp dạy học chưa thường xuyên nên hiệu quả giáo dục chuyển biến chậm.

4.3.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng về nội dung, phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục.

- Đăng tải những nội dung giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh lên website của trường

4.3.5. Tự đánh giá:

Chỉ số a: Đạt Chỉ số b: Đạt Chỉ số c: Đạt

b) Tự đánh giá tiêu chí: Đạt.

Kết luận về Tiêu chuẩn 4:

- Điểm mạnh: Nhà trường xây dựng được mối quan hệ tích cực, hiệu quả giữa các lực lượng giáo dục, giữa các tổ chức đoàn thể, nhân dân địa phương, đặc biệt là Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh, tạo điều kiện cho sự phát triển của nhà trường. Sự tham gia và phối kết hợp khắng khít, chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh đã tạo cho nhà trường một cơ sở vật chất khang trang đảm bảo cho hoạt động dạy và học.

- Điểm yếu: Nhà trường nằm ở vùng nông nghiệp thuần tuý, không có các doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh lớn nên chưa được ủng hộ nhiều về tài lực cho nhà trường phát triển.

- Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 3/3.

Một phần của tài liệu Giao an tong hop (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w