Chuyên đề BD HSG 7

1 931 10
Chuyên đề BD HSG 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chuyên đề 7. Hệ sinh thái I. Nội dung Sách sinh học 12 Bài 42. Hệ sinh thái Bài 43. Trao đổi chất trong hệ sinh thái Sách sinh học 12 nâng cao Bài 57. Mối quan hệ dinh dưỡng Bài 60. Hệ sinh thái II. Câu hỏi và bài tập 1. Hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo có những điểm gì giống và khác nhau? 2. Hãy nêu ví dụ về một hệ sinh thái nhân tạo. Nêu các thành phần của hệ sinh thái và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng của hệ sinh thái 3. Phân biệt 3 loại tháp sinh thái. Nêu ưu nhược điểm của từng loại? 4. Phân biệt hai loại lưới (chuỗi) thức ăn trong hệ sinh thái. Phân tích mối quan hệ của hai loại chuỗi thức ăn này. 5. Hãy trình bày quy luật hình tháp sinh thái. Những nguyên nhân nào đã quyết định sự phân bố sinh khối của các bậc dinh dưỡng trong một hệ sinh thái theo dạng hình tháp? Các loại hình tháp nào được sử dụng để thể hiện mối tương quan sinh thái giữa các bậc dinh dưỡng? 6. Lưới thức ăn là gì? Lưới thức ăn thể hiện những mối quan hệ sinh học gì giữa các sinh vật trong quần xã và sự chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái. Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn đơn giản của một hệ thống đầm hồ. 7. Trong một khu vườn, thực vật là nguồn thức ăn cho nhiều loài : gỗ làm thức ăn cho sâu đục thân, hoa cung cấp mật và phấn cho bướm, quả làm mồi cho sâu hại quả và cho chim ăn quả, vỏ cây là thức ăn cho côn trùng cánh cứng, rễ cây là thức ăn của chuột. Chim ăn côn trùng diệt sâu đục thân, bướm sâu hại quả và cánh cứng nhưng lại làm mồi cho chim ăn thịt cỡ lớn. Loài cuối cùng nầy còn bắt chim ăn quả làm mồi. a. Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong khu vườn đó. Chim ăn thịt cỡ lớn khi sử dụng con mồi nào trong số những con mồi của chúng sẽ đỡ hao phí năng lượng do đi qua các mắt xích của chuỗi thức ăn. b. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả , cánh cứng đều lấy thức ăn từ thực vật. Vậy chúng có cạnh tranh với nhau không? Hãy giải thích tại sao? c. Khi nguồn thức ăn là rể cây bị suy giảm mạnh, thì những loài nào cạnh tranh với nhau gay gắt nhất trong phạm vi lưới thức ăn của khu vườn này? 8. Trong một khảo sát , người ta phát hiện được trên một dây mướp đang trổ hoa có đến 250 con bọ xít đang hút nhựa cây , 32 con nhện đang giăn tơ bắt bọ xít, 7 con tò vò đang săn nhện. hãy biểu diễn lưới thức ăn trên và vẽ sơ đồ hình tháp tương ứng . Một quan sát bổ sung cho biết ở một số ngọn và lá của cây mướp có nhiều rệp bám , chung quanh vùng rệp bám lại có nhiều kiến đen. Hãy cho biết các mốt quan hệ sinh thái giữa các quần thể trong quần xã đã nêu trên. 9. Trong một bể cá cảnh có 5 con “cá cọp” (một loài cá ăn thịt), trong bể có cỏ thủy sinh, các phiêu sinh thực vật, phiêu sinh động vật, 2 loài trùng cỏ (Paramecium caudatum và Paramecium aurelia). Để nuôi những com cá này, người ta thả vào 50 con cá bảy màu. Một tuần sau số cá bảy màu tăng gấp ba, trong khi số lượng trùng cỏ đã bắt đầu giảm, nhưng sau đó số lượng cá bảy màu giảm nhanh; một tuần sau nữa bể cá chỉ còn các phiêu sinh, trùng cỏ (P. caudatum và P. aurelia).đều có mật độ khá cao. Tuy nhiên mật độ trùng cỏ Paramecium aurelia cũng giảm dần sau rốt trùng cỏ Paramecium caudatum cũng giảm, nước trong bể cá có màu xanh rêu. a. Viết sơ đồ các chuỗi thức ăn có thể có b. Giải thích mối tương quan giữa số lượng trùng cỏ và số lượng cá bảy màu. c. Mối tương quan giữa mật độ 2 loài trùng cỏ Paramecium caudatum và Paramecium aurelia d. Tại sao bể cá có màu xanh rệu? e. Ý nghĩa sinh học của việc trồng cây thủy sinh trong các bể nuôi cá? 10. Trong một vùng biển có một số loài sinh vật tiêu biểu: tảo , giáp xác , cá thu, cá ngừ, cá nổi có kích thước nhỏ; cá mập, cá voi ; trong đó cá mập là loài cá dữ còn cá voi là loài thú lớn sống dưới nước. a. dựa vào mối quan hệ dinh dưỡng, em thử giải thích tại sao trong những thập niên đầu thế kĩ XX, tổng sản lượng cá voi không thua kém tổng sản lượng cá mập. b. Nếu nguồn nước bị ô nhiễm bởi một lượng lớn thủy ngân nhưng hàm lượng chưa đủ gây chết trực tiếp cho các loài sinh vật biển trên thì loài nào có thể tích tụ nhiều chất độc nhất và có thể bị ngộ độc? 11. Trong một vùng hồ tương tương đối giàu chất dinh dưỡng đang ở trạng thái cân bằng sinh học. Để tăng năng suất thu hoạch, người ta thả vào hồ một số loài cá ăn động vật nổi nhưng kết quả trái ngược, lúc đầu năng suất có tăng nhưng sau đó cá chết hàng loạt do hiện tượng phú dưỡng hóa. Em hãy giải thích hiện tượng nói trên. 12. Cho biết trong một khu vực có những quần thể thuộc các loài khác nhau. Hãy nêu những điều kiện để những quần thể đó tạo nên một quần xã. . Chuyên đề 7. Hệ sinh thái I. Nội dung Sách sinh học 12 Bài 42. Hệ sinh thái Bài 43. Trao đổi chất trong hệ sinh thái Sách sinh học 12 nâng cao Bài 57. Mối quan hệ dinh dưỡng Bài. hóa năng lượng trong hệ sinh thái. Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn đơn giản của một hệ thống đầm hồ. 7. Trong một khu vườn, thực vật là nguồn thức ăn cho nhiều loài : gỗ làm thức ăn cho sâu đục thân,. lượng do đi qua các mắt xích của chuỗi thức ăn. b. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả , cánh cứng đều lấy thức ăn từ thực vật. Vậy chúng có cạnh tranh với nhau không? Hãy giải thích tại sao? c.

Ngày đăng: 10/07/2014, 18:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan