Điều trị giảm đau trong các bệnh xương khớp Triệu chứng “Đau” thường là nguyên nhân chính khiến người bệnh tìm đến thầy thuốc, đặc biệt là trong các bệnh lý thuộc về hệ cơ xương khớp. Trước khi thăm khám, người thầy thuốc cần có thời gian tiếp xúc với bệnh nhân (BN) để tìm hiểu về bệnh sử cũng như tiền căn bệnh tật để có thể xác định cơ quan bị mắc bệnh, nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh nặng hay nhẹ… Do vậy, người thầy thuốc rất cần sự hợp tác cũng như sự cung cấp thông tin chính xác từ phía BN để có hướng điều trị thích hợp. 1. Có mấy kiểu đau ? Trong chuyên khoa Cơ Xương Khớp, người ta phân loại ĐAU làm hai nhóm theo nguyên nhân: - Đau kiểu cơ học: đau khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi - Đau kiểu viêm: đau chủ yếu về đêm, khi nghỉ ngơi, đôi khi làm BN phải thức giấc vì đau. Về thời gian, người ta cũng phân ra thành hai nhóm: - Đau cấp tính: dưới 12 tuần - Đau mạn tính: kéo dài trên 12 tuần. Trong thực tế lâm sàng, vẫn thường gặp các thể bệnh phối hợp gây rất nhiều khó khăn cho thầy thuốc trong việc chẩn đoán và điều trị. Bên cạnh đó, cũng có những thể bệnh gây hủy hoại rất nhiều về mặt cấu trúc và chức năng của xương khớp, nhưng do BN bị mất hay giảm cảm giác nên không nhận biết được. Do đó triệu chứng “không đau” lại là dấu hiệu đặc biệt mà không chỉ người thầy thuốc mà cả bệnh nhân cũng cần nhận biết để phát hiện bệnh và xử trí kịp thời nhằm tránh làm nặng thêm các thương tổn. 2. Đau kiểu cơ học và đau kiểu viêm có đặc điểm như thế nào? · Đau kiểu cơ học: Thường là triệu chứng gợi ý của các bệnh do thoái hóa (lão hóa) hay các bệnh do chấn thương. Như đã trình bày ở trên, cơn đau kiểu cơ năng thường xuất hiện vào ban ngày, khi người bệnh cử động. BN càng sử dụng phần cơ thể bị bệnh (làm việc, tập thể dục không phù hợp, xoa bóp quá mức) thì lại càng thấy đau hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể có cảm giác đơ cứng vùng tay chân bị bệnh sau khi nghỉ ngơi một khoảng thời gian, nhưng triệu chứng cứng khớp thường không kéo dài quá nửa giờ. · Đau kiểu viêm: Thường xuất hiện vào giữa đêm, nhất là khi gần sáng. Đối với dạng bệnh tiến triển nặng thì triệu chứng đau có thể kéo dài suốt ngày đêm. Cơn đau không thuyên giảm khi BN nằm nghỉ và đau thường xuyên khiến BN mệt mỏi, mất ngủ, thậm chí bị căng thẳng thần kinh (stress). Đi kèm với triệu chứng đau còn có các biểu hiện lâm sàng của hiện tượng viêm, đó là các dấu hiệu sưng-nóng-đỏ. Bên cạnh đó, BN còn có thể có triệu chứng cứng khớp xuất hiện vào sáng sớm, khi thức dậy và kéo dài nhiều giờ. Đây thường là biểu hiện của tình trạng viêm khớp cấp tính hoặc mạn tính do các nguyên nhân khác nhau. Cần lưu ý là những cơn đau dữ dội về đêm, đôi khi không thuyên giảm dù cho đã được điều trị tích cực với nhiều loại thuốc có thể là biểu hiện của bệnh lý ác tính. 3. Những bệnh xương khớp thường gặp nào gây đau kiểu cơ học? - Loãng xương và biến chứng (gãy xương) - Hoại tử xương - Thoái hóa khớp (gối, vai, cột sống, háng, v.v…) - Bệnh lý gân và dây chằng - Hội chứng loạn dưỡng đau (giai đoạn loãng xương). 4. Những bệnh xương khớp thường gặp nào gây đau kiểu viêm? - Nhiễm trùng xương khớp - Viêm khớp dạng thấp - Viêm khớp phản ứng - Viêm khớp do gút - Thấp khớp cấp - Hội chứng loạn dưỡng đau (giai đoạn phù) 5. Điều trị các bệnh lý về xương khớp như thế nào? · Điều trị nguyên nhân: tùy theo nguyên nhân mà bác sĩ sẽ cho BN dùng những loại thuốc điều trị khác nhau (kháng sinh nếu là bệnh nhiễm trùng, thuốc hạ acid uric nếu là bệnh gút, thuốc điều trị cơ bản của viêm khớp dạng thấp v.v…) · Điều trị triệu chứng: * Biện pháp không dùng thuốc: + Cho khớp nghỉ ngơi + Tập luyện phù hợp, tùy theo bệnh lý và giai đoạn bệnh + Vật lý trị liệu: xoa bóp, các bài tập thụ động và chủ động, xung điện,… + Các vật dụng hỗ trợ: gậy, nạng, đai,v.v… + Chế độ dinh dưỡng phù hợp * Dùng thuốc: + Thuốc giảm đau thông thường + Thuốc kháng viêm không steroid + Corticoid 6. Các thuốc giảm đau-chống viêm nào thường dùng trong các bệnh viêm khớp? · Các thuốc giảm đau thông thường: - Acetaminophen (paracetamol) không dùng quá 4.000mg/ngày (tức là không quá 8 viên paracetamol 500mg/ngày). - Thuốc giảm đau loại bôi ngoài da: thường chứa capsaicin, salicylat, và môt số loại kháng viêm không steroid. · Thuốc kháng viêm không steroid (KVKS): Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc kháng viêm không steroid. Đây là một trong những loại thuốc được sử dụng rất nhiều trên thế giới. Tác dụng: giảm đau, chống viêm, hạ sốt. Việc khám phá và chế tạo thành công các loại thuốc KVKS là một trong những bước tiến của y học trong việc chống lại sự đau đớn cho con người. Có rất nhiều nhóm thuốc KVKS trên thị trường và cũng thường được sử dụng trong điều trị những bệnh khác như tai mũi họng, răng… chứ không riêng gì trong bệnh khớp. Các loại thuốc KVKS thường dùng hiện nay là: BNalgesin, diclofenac, nhóm oxicams, nhóm coxibs,v.v… Bên cạnh những lợi ích trong điều trị, nhóm thuốc KVKS cổ điển cũng có một số tác dụng bất lợi như gây viêm loét dạ dày, đôi khi đưa đến biến chứng nặng như xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày…Do đó càng về sau người ta càng cố gắng chế tạo và sản xuất những loại thuốc KVKS ít gây tác dụng phụ ở đường tiêu hóa như BNalgesin, celecoxib, v.v… · Corticoid: là loại thuốc có tác dụng chống viêm mạnh, nhanh và được bác sĩ chỉ định sử dụng trong những trường hợp đặc biệt. Một số tác dụng bất lợi của nhóm thuốc này là gây viêm loét dạ dày, lệ thuộc thuốc, bệnh cushing và loãng xương do người bệnh sử dụng trong thời gian kéo dài đưa đến xương dòn và dễ gãy Tuy nhiên, trong một số bệnh lý hay giai đoạn bệnh lý nào đó, vẫn cần phải sử dụng corticoid. Do vậy, nhóm thuốc corticoid được khuyến cáo chỉ được dùng với sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm nhằm tránh các tai biến nguy hiểm có thể xảy ra. 7. Người bệnh có thể xử trí tại nhà như thế nào khi bị đau xương khớp? Khi xảy ra một cơn đau cấp tính ở một vùng cơ xương nào đó, việc đầu tiên người bệnh nên làm là nghỉ ngơi, tránh cắt lễ. Một số thuốc giảm đau có thể sử dụng ngay trong một hai ngày đầu là: - Paracetamol liều 500-1000mg đối với người lớn - Các thuốc bôi ngoài da (không chà sát hay xoa bóp mạnh) - Thuốc kháng viêm không steroid như BNalgesin, diclofenac, v.v Lưu ý: - Cần thận trọng trong việc sử dụng mọi loại thuốc đối với những người có tiền căn bệnh dị ứng, hen suyễn, bệnh mạn tính về tim mạch, thận, gan, phụ nữ có thai hay đang cho con bú. - Một số người có thói quen sử dụng lại những đơn thuốc cũ hay đơn thuốc của một người khác có triệu chứng bệnh tương tự, đưa đến việc vào viện trễ, bị những biến chứng nặng của bệnh hay phản ứng phụ nguy hiểm của thuốc, và điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng lại nhiều lần một đơn thuốc hoặc tự trị liệu theo kinh nghiệm nếu không phải là người làm chuyên môn trong ngành y tế. - Sau khi nghỉ ngơi và tạm thời uống những thuốc giảm đau thông thường khoảng 3 ngày mà không thấy bệnh thuyên giảm hay chỉ giảm rất ít, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí thích hợp. Kết luận Triệu chứng ĐAU là triệu chứng thường gặp trong các bệnh lý xương khớp và là yêu cầu cấp bách nhất cần được giải quyết của BN. Tùy theo nguyên nhân mà tính chất đau có thể khác nhau, có thể phản ánh một bệnh lý thông thường nhưng đôi khi báo hiệu một bệnh cảnh nặng nề. Khi bị đau, người bệnh có thể tự mình sử dụng một vài biện pháp và một vài loại thuốc thông dụng để giải quyết tạm thời nếu là một người khỏe mạnh và không có bệnh lý gì đặc biệt kèm theo. Nhưng nếu sau vài ngày không thấy thuyên giảm hoặc giảm rất ít, người bệnh nên đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh, không nên tự ý dùng thuốc để tránh những hậu quả đáng tiếc. . Điều trị giảm đau trong các bệnh xương khớp Triệu chứng Đau thường là nguyên nhân chính khiến người bệnh tìm đến thầy thuốc, đặc biệt là trong các bệnh lý thuộc về hệ cơ xương khớp. . Những bệnh xương khớp thường gặp nào gây đau kiểu viêm? - Nhiễm trùng xương khớp - Viêm khớp dạng thấp - Viêm khớp phản ứng - Viêm khớp do gút - Thấp khớp cấp - Hội chứng loạn dưỡng đau (giai. phù) 5. Điều trị các bệnh lý về xương khớp như thế nào? · Điều trị nguyên nhân: tùy theo nguyên nhân mà bác sĩ sẽ cho BN dùng những loại thuốc điều trị khác nhau (kháng sinh nếu là bệnh nhiễm