1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Cam nang tin dung - MSB

78 572 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 866,85 KB

Nội dung

Là vi ệc đánh giá các lợi ích mà doanh nghiệp mang lại cho MSB trong quá trình ho ạt động, bao gồm: trả lãi tiền vay, phí trả cho các dịch vụ do MSB cung cấp và số dư tiền gửi bình quâ

Trang 1

NỘI DUNG

A GIỚI THIỆU CHUNG 2

I- Mục tiêu hệ thống 2

1.1 Định nghĩa xếp hạng doanh nghiệp 2

1.2 Mục đích xếp hạng doanh nghiệp 3

II- Nguyên lý thiết kế hệ thống xếp hạng 3

1.1 Cơ sở đánh giá xếp hạng 3

1.2 Bộ phận đánh giá xếp hạng 4

1.3 Hệ thống xếp hạng theo điểm 4

1.4 Hệ thống xếp hạng được đơn giản hoá 4

1.5 Hệ thống xếp hạng mở 4

B HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP 5

I- Hướng dẫn đánh giá và cho điểm rủi ro tín dụng 5

1.1 Với MSB 5

1.2 Với các tổ chức tín dụng và các chủ nợ khác 8

II- Hướng dẫn đánh giá và cho điểm rủi ro tài chính 8

1.1 Dòng tiền mặt 8

1.2 Khả năng sinh lời 20

1.3 Hiệu quả hoạt động 30

1.4 Khả năng thanh khoản 44

1.5 Cơ cấu tài trợ 49

1.6 Mức Tăng trưởng 53

III- Hướng dẫn đánh giá và cho điểm rủi ro hoạt động 54

1.1 Môi trường ngành 54

1.2 Sản phẩm của doanh nghiệp 57

1.3 Thị trường của doanh nghiệp 59

1.4 Kỹ thuật công nghệ 63

1.5 Nguồn nguyên vật liệu, hàng hoá 66

1.6 Địa điểm và địa bàn hoạt động 67

1.7 Quản lý và nguồn nhân lực 68

IV- Hướng dẫn đánh giá và cho điểm lợi ích đem lại cho MSB 69

1.1. Trả lãi tiền vay 69

1.2. Phí dịch vụ trả cho MSB 70

1.3 Tiền gửi tại MSB 71

V- Hướng dẫn tổng hợp điểm và xếp hạng 73

1.1 Giải thích về hệ số tương quan 73

1.2 Hướng dẫn tổng hợp điểm và xếp hạng 74

C QUY ĐỊNH THI HÀNH 77

Trang 2

MSB

TỔNG GIÁM ĐỐC

- Căn cứ Điều lệ Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép áp dụng tại Quyết định số 219/QĐ-NH5 ngày 10-7-1997;

- Căn cứ vào Quyết định số /QĐ-HĐQT ngày /05/2000 của Chủ tịch Hội đồng quản trị MSB về việc Giao cho Tổng Giám Đốc Ban hành hướng dẫn xếp hạng khách hàng để áp dụng các biện pháp, chính sách quản lý rủi ro, bảo vệ lợi ích MSB và lợi ích của khách hàng của MSB

HƯỚNG DẪN Đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp được áp dụng trong hệ thống MSB như sau:

A GIỚI THIỆU CHUNG

I- MỤC TIÊU HỆ THỐNG

1.1 Định nghĩa xếp hạng doanh nghiệp

Xếp hạng doanh nghiệp là khách hàng của MSB là việc phân tích, đánh giá, cho điểm và phân loại khách hàng theo hai hạng mục Rủi ro và Lợi ích của khách hàng đối với MSB

Xếp hạng rủi ro:

Là k ết quả phân tích và đánh giá các mức độ về khả năng hoạt động, thực hiện các ngh ĩa vụ thanh toán và trả nợ khi đến hạn của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh

Cơ sở để xếp hạng rủi ro là các thông tin do khách hàng cung cấp, thông tin do MSB thu nhận được và các nguồn thông tin tin cậy khác, cùng những hiểu biết về doanh nghiệp của cán bộ tín dụng phụ trách khách hàng

Các hạng mục xếp hạng rủi ro gồm có:

1 Xếp hạng rủi ro Tín dụng

2 Xếp hạng rủi ro Tài chính

3 Xếp hạng rủi ro Hoạt động

Trang 3

Không th ực hiện đánh giá xếp hạng những doanh nghiệp không có báo cáo tài chính theo qui định của Bộ tài chính

Xếp hạng Lợi ích

Là vi ệc đánh giá các lợi ích mà doanh nghiệp mang lại cho MSB trong quá trình

ho ạt động, bao gồm: trả lãi tiền vay, phí trả cho các dịch vụ do MSB cung cấp và số

dư tiền gửi bình quân trên tài khoản tiền gửi ở MSB, những con số tuyệt đối này được so sánh với các khách hàng khác của chi nhánh

Cơ sở để xếp hạng lợi ích là các thông tin về tín dụng và kế toán của MSB

1.2 Mục đích xếp hạng doanh nghiệp

Xếp hạng một doanh nghiệp là khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải là

để biết rõ tình trạng "lành mạnh" của doanh nghiệp, dựa vào kết quả này, Ngân hàng sẽ đưa ra những quyết định cho vay hoặc từ chối, tăng hoặc giảm hạn mức tín dụng, áp dụng các ưu đãi về lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi cũng như các loại phí dịch vụ nhằm bảo vệ lợi ích của MSB và lợi ích của khách hàng

d Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về khách hàng, nhằm đơn giản hoá công tác cho vay và quản lý tín dụng của MSB

II- NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XẾP HẠNG

1.1 Cơ sở đánh giá xếp hạng

- Căn cứ vào tình hình quan hệ tín dụng giữa khách hàng với MSB và các tổ chức tín dụng khác, cán bộ tín dụng phân tích, đánh giá theo các chỉ tiêu quy định (bắt buộc) và các tiêu thức do chi nhánh thiết lập để cho điểm và xếp hạng rủi ro tín dụng

- Theo định kỳ, cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng cung cấp các báo cáo tài chính và các thông tin tài chính theo quy định để tiến hành nhập dữ liệu và phân tích tình trạng tài chính doanh nghiệp theo các chỉ tiêu và tiêu thức quy định của MSB Trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu tài chính, cán bộ tín dụng đưa ra các đánh giá cho từng chỉ tiêu, tiêu thức theo các cấp độ để cho điểm, xếp hạng rủi ro tài chính

Trang 4

- Cán bộ tín dụng thu thập các thông tin về môi trường hoạt động, ngành nghề kinh doanh, quản lý trực tiếp từ khách hàng hoặc qua các luồng thông tin khác để đánh giá, cho điểm và xếp hạng mức độ rủi ro hoạt động cho các khách hàng được xếp từ loại A-C của MSB Đối với các khách hàng có hạng rủi ro tín dụng và tài chính loại D, E không cần phải phân tích đánh giá rủi ro hoạt động

- Trên cơ sở dữ liệu thông tin của MSB, cán bộ tín dụng sắp xếp hệ thống khách hàng theo các tiêu thức lợi ích khách hàng đem lại cho MSB để xếp loại

1.2 Bộ phận đánh giá xếp hạng

- Cán bộ tín dụng Sở Giao dịch và Chi nhánh trực tiếp phụ trách khách hàng và Phòng Tín dụng chi nhánh thực hiện việc xếp hạng doanh nghiệp sau đó kiến nghị các biện pháp bảo đảm phòng ngừa rủi ro tín dụng lên lãnh đạo Hội sở, Chi nhánh phê duyệt

- Bộ phận quản lý khách hàng ở Trung tâm Điều hành chỉ xây dựng các phương pháp đánh giá, hướng dẫn các chi nhánh thực hiện và theo dõi kết quả thực hiện của các chi nhánh, nhằm tổng kết những ưu điểm, nhược điểm để sửa đổi các hướng dẫn cho phù hợp với điều kiện kinh doanh của các chi nhánh hoặc kiến nghị lên Ban Điều hành và Hội Đồng Quản Trị ban hành các chính sách khách hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của MSB và nâng cao chất lượng bảo toàn vốn, bảo vệ lợi ích của khách hàng Trung tâm không tiến hành xếp hạng khách hàng cũng như không phê duyệt kết quả xếp hạng của các chi nhánh

1.3 Hệ thống xếp hạng theo điểm

- Hệ thống xếp hạng theo điểm dựa trên kết quả phân tích định tính và định lượng sẽ giúp tránh 1 hệ thống đánh giá chất lượng cứng nhắc Cán bộ thực hiện xếp hạng khách hàng sẽ tiến hành phân tích và đánh giá 4 hạng mục trong nội dung xếp hạng Mỗi hạng mục xếp hạng là tập hợp của một số chỉ tiêu, và mỗi chỉ tiêu bao gồm một số các tiêu thức

- Việc xếp hạng theo điểm được bắt đầu từ cho điểm các tiêu thức Mỗi một tiêu thức được thiết kế theo 5 cấp độ thuận tiện cho việc cho điểm Một số tiêu thức có thể lượng hoá như các tiêu thức về lợi ích (lãi tiền gửi, tiền vay, doanh số), tiêu thức tài chính (dòng tiền) và một số tiêu thức không thể lượng hoá (chu kỳ kinh doanh, quản lý ) đều được chia theo 5 cấp độ và cho điểm theo thang điểm từ 1-5 (Xem chi tiết các đánh giá và cho điểm ở phần sau)

1.4 Hệ thống xếp hạng được đơn giản hoá

- Việc cho điểm theo 5 cấp độ theo kết quả đánh giá và phân tích làm cho hệ thống cho điểm trở nên đơn giản và giảm thiểu việc tính toán

- Các tiêu thức, chỉ tiêu, hạng mục được định nghĩa rõ ràng và có hướng dẫn cho điểm đánh giá kèm theo

1.5 Hệ thống xếp hạng mở

- Tính minh bạch của mối quan hệ giữa các tiêu thức, chỉ tiêu, hạng mục, điểm

và xếp hạng cho phép hệ thống có thể thêm bớt các tiêu thức

Trang 5

- Hệ thống xếp hạng doanh nghiệp sử dụng hệ số tỷ trọng giữa các tiêu thức, giữa các chỉ tiêu và giữa các hạng mục Các hệ số này có thể điều chỉnh được theo quan điểm của từng chi nhánh trong các môi trường kinh doanh khác nhau

B HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP

I- HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM RỦI RO TÍN DỤNG

Định nghĩa rủi ro tín dụng và đánh giá rủi ro tín dụng

- Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng được định nghĩa là “lỗ tiềm tàng vốn có được

tạo ra khi cấp tín dụng cho một khách hàng” Điều này có nghĩa là khi một ngân hàng cho một khách hàng vay tiền, luôn có một khả năng khách hàng không hoàn trả được nợ

- Đánh giá rủi ro tín dụng là một quá trình tìm hiểu thông tin dựa trên những

thông tin về tín dụng và tài trợ của khách hàng cung cấp, của MSB và Ngân hàng Nhà nước; phân tích hoạt động tín dụng của doanh nghiệp với MSB và các

tổ chức tín dụng khác; đánh giá thực tế việc thực hiện các nghĩa vụ và cam kết trả nợ gốc, lãi tiền vay và các cam kết thanh toán khác của khách hàng đối với các chủ nợ để xác định chắc chắn những rủi ro tín dụng mà MSB có thể phải gánh chịu một khi chấp thuận cho vay Vì vậy việc đánh giá tính trung thực, năng lực thanh toán của khách hàng dù đó là một công ty hay một cá nhân là yêu cầu tối cao, là một nguyên tắc quan trọng hàng đầu

Đánh giá rủi ro tín dụng của doanh nghiệp thông qua 2 chỉ tiêu: Rủi ro tín dụng

v ới MSB và Rủi ro tín dụng với Các tổ chức tín dụng và các chủ nợ khác, trong

đó việc đánh giá rủi ro tín dụng đối với MSB được coi trọng hơn, việc đánh giá rủi ro tín dụng với các TCTD và chủ nợ khác nhằm bổ sung thêm thông tin cho

việc đánh giá chung về uy tín tín dụng của doanh nghiệp

Mỗi chỉ tiêu được đánh giá và cho điểm theo 4 tiêu thức sau:

Trang 6

Như vậy để đánh giá và cho điểm tiêu thức này cán bộ tín dụng phải so sánh các lần khách hàng trả gốc các khoản vay trên thực tế với lịch trả gốc như đã ghi trong hợp đồng

Có 5 cấp độ đánh giá quá trình thanh toán gốc của khách hàng, mỗi cấp độ ứng với số điểm nhất định từ 5 đến 1, được thể hiện qua bảng sau:

Thanh toán gốc Thang điểm

b Nợ quá hạn theo thời gian:

Nợ quá hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp không trả được theo đúng kỳ hạn ghi trong hợp đồng Nợ quá hạn được phân theo thời gian

Nợ quá hạn theo thời gian là nợ quá hạn được phân theo số ngày quá hạn so với hợp đồng tín dụng, trong hướng dẫn này nợ quá hạn được đánh giá và cho điểm theo theo các cấp độ sau:

Nợ quá hạn theo thời gian Thang điểm

- Đảm bảo tín dụng bao gồm: đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh của bên thứ ba

- Đảm bảo tín dụng chỉ là nguồn trả nợ cuối cùng nếu người vay không trả lại được số tiền mà mình đã vay

- Đảm bảo tín dụng tốt nhất đó là sự trung thực và tin tưởng của khách hàng

- Tuy nhiên ngân hàng cũng phải duy trì một mức chênh lệch về dự phòng thích hợp đối với các tài sản dùng làm đảm bảo để dự trù trước:

+ Những thay đổi về giá trị của các tài sản dùng là đảm bảo

+ Những khó khăn trong việc thanh lý các tài sản dùng làm đảm bảo trên

Trang 7

+ Các khoản phí ngân hàng khác tích lũy dần, sau đó trở thành các khoản khất

nợ và không trả được

Các bước tiến hành khi đánh giá và cho điểm khả năng đảm bảo tín dụng

- Đánh giá, xem xét lại tính pháp lý của hồ sơ đảm bảo tín dụng có phù hợp không

- Đánh giá lại giá trị và khả năng dễ chuyển đổi thành tiền của các tài sản đảm bảo hoặc khả năng trả nợ thay của bên bảo lãnh tại thời điểm hiện tại.Trên thực

tế đôi khi tại thời điểm cho vay tài sản đó có khả năng đảm bảo cho khoản vay, nhưng tại thời điểm cần phát mại thì giá trị của khả năng đảm bảo bị giảm đi do nhiều yếu tố tác động ví dụ như cung của tài sản đó nhiều hơn cầu dẫn đến khó bán hoặc là do tài sản đó đã lỗi thời, bị mất giá do các nguyên nhân khách quan v.v nên khả năng chuyển đổi thành tiền cũng như giá trị tài sản không đủ để đảm bảo cho giá trị khoản vay trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng trả nợ Nhất là đối với những khoản vay trung và dài hạn thì điều này rất

d Thanh toán lãi:

Là việc cán bộ tín dụng đánh giá quá trình trả lãi của khoản vay hiện tại của khách hàng trong kỳ xếp loại

Thanh toán lãi được đánh giá và cho điểm theo 5 cấp độ sau:

Các cấp độ đánh giá Thang điểm

Chậm trả lãi tạm thời đến 1 tháng 4

Trang 8

Nợ lãi 3 - 6 tháng trên 50% số lãi 2 Chậm trả thường xuyên, tồn đọng nhiều 1

vốn như thế nào để đáp ứng các hoạt động kinh doanh

1.8 Dòng tiền mặt

Mục tiêu lập và phân tích báo cáo dòng tiền

Trong thập niên 90, Báo cáo dòng tiền đã trở thành một công cụ phân tích tài chính quan trọng đối với các tổ chức tín dụng vì các doanh nghiệp vay tiền mặt và cũng có nghĩa vụ phải trả lại bằng tiền mặt Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều kết hợp sử dụng phân tích tỷ suất và phân tích dòng tiền mặt khi đánh giá các khoản tín dụng thương mại của doanh nghiệp Việc phân tích các tỷ suất có thể làm sáng tỏ những thay đổi về khả năng sinh lời và quản lý tài sản có và tài sản nợ Tuy nhiên các tỷ suất không trực tiếp nói với chúng ta về lượng tiền mặt doanh nghiệp tạo ra

để trả các khoản vay

Trên cương vị Người cho vay, chúng ta luôn mong muốn rằng nguồn tiền mà công ty dùng để trả nợ gốc và lãi vay được tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp

Báo cáo dòng tiền mặt sẽ giúp kiểm tra một cách chính xác tất cả các thông tin nhận được từ phân tích các tỷ suất và đánh giá vốn lưu động, về tình hình lượng tiền mặt thực tế và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Mục tiêu lập báo cáo dòng tiền:

- Lập báo cáo dòng tiền từ các báo cáo tài chính theo phương pháp luỹ kế (hay

còn gọi là báo cáo kế toán trích trước) do người vay cung cấp

- Xác định xem một doanh nghiệp có tạo ra đủ tiền từ chính hoạt động của doanh

nghiệp để trang trải tất cả các chi phí bao gồm chi phí lãi vay và gốc vay phải trả

từ kết quả trong bảng phân tích dòng tiền mặt

- Sử dụng các báo cáo dòng tiền mặt như một công cụ phân tích chính để đưa ra

các quyết định cho vay

Trang 9

Trong kinh doanh, các doanh nghiệp thường quan tâm đến vấn đề lưu chuyển của đồng vốn Là người cho vay, Ngân hàng cũng tập trung xem xét dòng tiền mặt của người vay để đánh giá khả năng thanh khoản và khả năng trả nợ của họ

Một công ty có khả năng thanh khoản là công ty tạo ra đủ lượng tiền đáp ứng các

kho ản nợ thường xuyên

Một công ty có khả năng trả nợ là một công ty có đủ lượng tiền mặt để trang trải

cho các ch ủ nợ bằng việc chuyển đổi các tài sản thành tiền khi doanh nghiệp phá

s ản

Kiểm tra khả năng thanh khoản là kiểm tra xem doanh nghiệp có khả năng tạo ra

đủ lượng tiền từ hoạt động kinh doanh chính để thực hiện các nghĩa vụ nợ hiện tại

Kiểm tra khả năng trả nợ là kiểm tra xem doanh nghiệp tạo đủ lượng tiền để trả

cho tất cả các chủ nợ bằng cách chuyển đổi tất cả tài sản của doanh nghiệp thành tiền trước khi giải thể

Kết quả kiểm tra trên có thể xảy ra bốn trường hợp sau mà Ngân hàng có thể căn

cứ để ra quyết định tín dụng:

Khả năng thanh khoản đạt / Khả năng trả nợ đạt: Kết quả kiểm tra khả năng

thanh toán và khả năng trả nợ đều đạt phản ánh khách hàng có độ tín cậy cao nên có thể cho vay

Khả năng thanh khoản đạt / Khả năng trả nợ không đạt: Kết quả kiểm tra khả

năng thanh toán đạt phản ánh khách hàng có tiềm năng trả nợ nên có thể cho vay

Khả năng thanh khoản không đạt / Khả năng trả nợ đạt: Kết quả kiểm tra khả

năng thanh khoản không đạt phản ánh doanh nghiệp không tạo đủ tiền từ hoạt động kinh doanh chính để trả nợ nên phải dùng các luồng tiền từ các hoạt động khác

Khả năng thanh khoản không đạt / Khả năng trả nợ không đạt: Kết quả kiểm tra

cho thấy doanh nghiệp không có khả năng trả nợ nên không thể cho vay tiếp Báo cáo dòng tiền mặt là báo cáo động Nó giúp ta xác định chính xác lượng tiền mặt của doanh nghiệp được hình thành từ đâu và được sử dụng vào mục đích nào Thông tin này có mối liên hệ với các tỷ suất tài chính và khi kết hợp trong phân tích

sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về doanh nghiệp

Báo cáo dòng tiền mặt phản ánh những biến đổi qua thời gian trong quá trình phát triển của một doanh nghiệp Các báo cáo liên tiếp qua các năm sẽ cho thấy bức tranh động về sự tăng trưởng hay suy thoái của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động

Tóm lại, báo cáo lưu dòng tiền mặt là một công cụ phân tích hữu ích trong quá trình

ra quyết định về tín dụng

Lập và phân tích báo cáo dòng tiền mặt

Lập Báo cáo dòng tiền xuất phát từ Báo cáo kết quả kinh doanh trong đó xác định các hạng mục tiền thu chi sau:

 Tiền mặt thu từ bán hàng trong kỳ, không cần biết hàng hoá được bán trong kỳ này hay từ các kỳ trước

Trang 10

 Tiền mặt chi ra cho hàng hoá và dịch vụ trong kỳ mà không quan tâm đến liệu

số hàng hóa có thực sự đã bán trong kỳ hay chỉ mới được vào sản xuất và chưa bán được, hàng vẫn nằm trong kho

 Tiền mặt chi cho hoạt động kể cả những chi phí phát sinh từ kỳ trước mà kỳ này mới thanh toán

 Tiền mặt đã nộp thuế không phụ thuộc vào số dư trong tài khoản thuế phải nộp

là bao nhiêu

 Tiền mặt trả lãi và gốc các khoản vay;

 Tiền mặt chi phí cho tài sản cố định và hoạt động đầu tư dài hạn khác

 Xác định nhu cầu tài trợ cho hoạt động kinh doanh ngoài số tiền thu được từ kinh doanh trong năm của doanh nghiệp

 Xác định các nguồn tài trợ để bảo đảm hoạt động kinh doanh:

- Tăng thêm các khoản vay ngắn hạn,

- Vay dài hạn,

- Tăng vốn góp chủ sở hữu và sử dụng số dư trong tài khoản tiền mặt

Để minh họa rõ hơn chúng ta so sánh một báo cáo thu nhập lập theo phương pháp luỹ kế với một báo cáo thu nhập theo phương pháp tiền mặt để thấy rõ sự khác biệt

Khi đọc báo cáo dòng tiền mặt, trước tiên phải tập trung vào khoản thu nhập tiền thu ần:

 Nếu khoản thu nhập tiền thuần là dương, có nghĩa là doanh nghiệp tạo ra đủ lượng tiền mặt từ hoạt động kinh doanh để thanh toán lãi tiền vay

 Nếu khoản này mang dấu âm phản ánh hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp không tạo ra đủ số tiền để trả lãi tiền vay, cho dù lợi nhận ròng trong báo cáo thu nhập chi phí theo phương pháp luỹ kế là bao nhiêu

Nói cách khác, doanh nghiệp phải dùng tiền mặt để trả lãi vay chứ không bằng thu nhập luỹ kế

Báo cáo thu nhập luỹ kế Báo các thực thu thực chi

Doanh thu thuần Tiền mặt thu bán hàng

Trừ : Giá vốn hàng hoá Trừ : Chi phí sản xuất bằng tiền

Thành: Lợi nhuận gộp Thành: Tiền mặt Lợi nhuận gộp

Trừ : Chi phí hoạt động Trừ: Chi phí hoạt động bằng tiền

Thành : Thu nhập từ hoạt động Thành : Tiền thu từ hoạt động kinh doanh

Trừ : Chi phí trả lãi Trừ : Chi phí trả lãi bằng tiền mặt

Cộng : Thu nhập khác Cộng : Thu nhập khác bằng tiền mặt

Trừ : Chi phí khác Trừ : Chi phí khác bằng tiền mặt

Trừ : Khoản nộp thuế Trừ : Tiền nộp thuế

Thành : Thu nhập ròng Thành : Thu nh ập ròng bằng tiền mặt

Trừ : Các khoản nợ dài hạn đã đến hạn Thành : Tiền sau khi khấu trừ nợ

Trừ : Chi phí tài sản vốn và đầu tư Thành : Nhu cầu / thừa về nguồn tài chính

Tăng ,giảm các khoản vay ngắn hạn

Trang 11

Tăng giảm cáckhoản vay dài hạn Tăng giảm vốn chủ sở hữu

Thành : Nguồn tài trợ bằng tiền mặt Tăng giảm về tiền mặt

Trong bảng so sánh trên, chúng ta không dừng lại khi tính được Thu nhập tiền thuần mà tiếp tục trừ đi khoản Nợ dài hạn đến hạn trả trong năm để xác định nguồn tiền trả nợ có đủ hay không Đánh giá về nguồn tiền dùng để trả lãi và gốc vay, là người cho vay, chúng ta sẽ yên tâm nếu nguồn tiền này được tạo ra từ hoạt động chính của doanh nghiệp chứ không phải là tiền doanh nghiệp vay của chúng ta để trả nợ

Nói cách khác, là người cho vay, chúng ta luôn mong muốn trên báo cáo dòng tiền mặt Thu nhập tiền thuần và Tiền mặt sau trả lãi và gốc là con số dương

Để hoàn chỉnh báo cáo dòng tiền mặt, chúng ta cần xét đến dòng tiền chi ra để mua sắm tài sản cố định và đầu tư cũng như các dòng tiền vào doanh nghiệp từ các khoản vay ngắn hạn, dài hạn và tăng vốn chủ sở hữu

Chúng ta đã xem xét khái quát tất cả các dòng tiền mặt lưu chuyển trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Để phân tích Báo cáo dòng tiền, chúng ta sẽ xem chi tiết từ cách tính toán các hạng mục lưu chuyển tiền, các rủi ro

kế toán liên quan, vai trò và ý nghĩa của từng hạng mục và đánh giá khả năng quản

lý dòng tiền của chủ doanh nghiệp

Tiền thu từ bán hàng

Để xác định lượng tiền mà một doanh nghiệp thu được từ bán hàng, trước tiên cần phải xem doanh thu trong kỳ (trên bảng kết quả kinh doanh) và sau đó điều chỉnh theo sự tăng giảm của những khoản phải thu từ người mua trong kỳ trước, từ Bảng cân đối kế toán

K0

3

BẢNG TÍNH DÒNG TIỀN Nguồn Dữ liệu Dấu Công thức

chỉnh = (+) 100

101 Các khoản giảm trừ không tính

thuế

BCKQKD điều chỉnh

= (-) 110

102 Biến đổi Các khoản Phải thu từ

so với số doanh thu thực ghi trên sổ sách và ngược lại

Sự thay đổi của các tài khoản phải thu trên Bảng cân đối kế toán trong kỳ thể hiện khoản tiền mặt lưu chuyển qua doanh nghiệp

Rủi ro trong kế toán và tiền thu từ bán hàng

Trang 12

Phương thức mà chúng ta tiến hành để tính được lượng tiền mặt thu được từ bán hàng sẽ giúp ta tránh được những rủi ro trong kế toán; ví dụ rủi ro do các báo cáo về doanh thu thực tế của công ty được lập không chính xác

Giả sử một Công ty quyết định tăng số doanh thu thuần lên 50.000 đồng ngay trước khi kết thúc năm tài chính với dự tính số doanh thu đó sẽ được thực hiện vào tháng đầu tiên của năm tài chính kế tiếp nên hạch toán đối ứng vào tài khoản phải thu người mua là 50.000 đồng Doanh thu tăng nếu không tính khoản chi phí giá vốn hàng bán thì con số 50.000đ đã làm tăng doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lên tương ứng là 50.000 đồng Rõ ràng báo cáo thu nhập theo kế toán trích trước sẽ không phát hiện được rủi ro do cách hạch toán trên

Theo cách xác định Tiền thu từ Bán hàng, khi tổng doanh thu của doanh nghiệp tăng 50.000đ thì số dư cuối của các khoản phải thu cũng tăng lên 50.000đ Hai khoản này sẽ giảm trừ cho nhau và không ảnh hưởng tới lượng tiền mặt thu từ bán hàng mà chúng ta vừa tính toán Bởi vì chúng ta xem xét kỹ cả Bảng cân đối kế toán và Báo cáo thu nhập để lập ra báo cáo dòng tiền, nên có thể tránh được những rủi ro trong kế toán mà chính chúng là nguyên nhân gây ra hiện tượng thổi phồng doanh thu và thu nhập thuần

Chi phí sản xuất bằng tiền

Khoản tương ứng với giá vốn hàng bán trong báo cáo thu nhập trích trước là khoản chi phí sản xuất bằng tiền trong báo cáo dòng tiền Như vậy, chúng ta cần xác định khoản tiền mà công ty sử dụng để sản xuất ra hàng hoá hoặc để có được hàng hoá bán ra và cung ứng các dịch vụ không tính đến việc liệu tất cả các hàng hoá đó

có tiêu thụ được hết trong năm nay hay không

Trong quá trình xác định chi phí sản xuất bằng tiền, chúng ta cần xem xét 2 vấn

đề đã được phân tách rõ ràng Vấn đề thứ nhất: chúng ta sẽ xử lý lượng hàng tồn kho như thế nào Vấn đề thứ hai: chúng ta xử lý các khoản phải trả như thế nào

Hàng tồn kho: Nhìn chung, chúng ta có thể coi hàng tồn kho như là loại chi phí

cho hoạt động kinh doanh Nếu lượng hàng tồn kho không bán được hết trong chu kỳ sản xuất, chúng ta sẽ thấy nó được thể hiện trên bảng cân đối kế toán Đó chính là một chi phí rất lớn của công ty, nhưng nó lại cần thiết để sản xuất hoặc

để bán

Các khoản phải trả người bán: là các khoản tín dụng thương mại của các nhà

cung cấp dành cho công ty Nó tạm thời giúp công ty trút bớt gánh nặng về tiền mặt khi phải thanh toán các khoản hàng tồn kho mặc dù chỉ là tạm thời Vì thế chúng ta có thể coi các khoản phải trả nhà cung cấp như món nợ ngắn hạn cũng như chúng ta có thể sử dụng số dư của khoản này để bù đắp số chi phí bằng tiền

về hàng tồn kho, nên chúng ta sẽ chọn giải pháp thứ 2 và coi những khoản phải trả như là một sự bù đắp cho chi phí bằng tiền để lưu giữ hàng tồn kho

Chúng ta có thể tính toán Chi phí sản xuất bằng tiền của doanh nghiệp trong một năm theo đúng quy trình đã sử dụng để tính Tiền thu được từ bán hàng

Tức là, sẽ bắt đầu với tài khoản thích hợp trên báo cáo thu nhập, trong trường hợp này là tài khoản Giá vốn hàng bán, sau đó sẽ điều chỉnh tài khoản này cho các khoản tăng giảm hàng tồn kho và các khoản phải trả trên Bảng cân đối kế toán

K03 BẢNG TÍNH DÒNG TIỀN Nguồn Dữ liệu Dấu Công thức

Trang 13

111 Giá vốn hàng bán không tính

khấu hao BCKQKD điều chỉnh = (-) 131

112 Biến đổi Hàng tồn kho BCĐKT điều

Đối với các khoản phải trả, nếu số dư cuối năm nay cao hơn năm trước phản ánh doanh nghiệp tăng số hàng tồn kho mà chưa phải trả một số tiền tương ứng trong một thời hạn nhất định làm giảm chi phí sản xuất bằng tiền cho doanh nghiệp

Vì vậy, chúng ta cần cân đối số dư cuối của hàng tồn kho với số dư cuối của tài khoản các khoản phải trả Một khoản làm giảm tiền mặt, một khoản làm tăng tiền mặt Cách tốt nhất để hiểu được các mối liên hệ này là tập trung vào phân tích sự thay đổi của các tài khoản trên Bảng cân đối tài sản mà chúng ta vừa lập

Rủi ro trong kế toán và chi phi sản xuất bằng tiền

Giống như việc tính Tiền thu từ bán hàng giúp chúng ta tránh được rủi ro do trong hạch toán doanh thu, việc xác định chi phí sản xuất bằng tiền cũng giúp chúng

ta tránh được các rủi ro về hạch toán hàng tồn kho của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có thể giảm giá vốn hàng bán bằng cách mua nguyên vật liệu với giá rẻ hơn để sản xuất hàng bán Trong khi đó trên sổ sách, giá mua nguyên vật liệu vẫn ghi ở mức cao hơn Một lần nữa chúng ta lại thấy có sự chênh lệch giữa những con số trên báo cáo thu nhập và Bảng cân đối kế toán

Theo phương pháp kế toán trích trước, giá vốn hàng bán sẽ phụ thuộc vào loại nguyên vật liệu mà công ty sử dụng Bởi vì công ty muốn tối đa hoá lợi nhuận nên

sẽ chọn loại nguyên vật liệu rẻ hơn kết quả là giá vốn giảm và tăng lợi nhuận

Theo phương pháp xác định chi phí sản xuất bằng tiền, khi tăng hoặc giảm giá hàng tồn kho thì giá vốn hàng bán sẽ giảm hoặc tăng một lượng tương ứng Do chi phí sản xuất bằng tiền bằng tổng Giá vốn hàng bán cộng biến đổi hàng tồn kho nên kết quả không thay đổi

Tiền lợi nhuận gộp

Để tính Tiền lợi nhuận gộp, chúng ta lấy Tiền thu từ bán hàng trừ chi phi sản xuất bằng tiền

K0

3

BẢNG TÍNH DÒNG TIỀN Nguồn Dữ liệu Dấ

u Công thức

101 Các khoản giảm trừ không tính BCKQKD điều chỉnh = (-) 110

Trang 14

112 Biến đổi Hàng tồn kho BCĐKT điều chỉnh = (-) 160 t+1 -160 t

113 Biến đổi Các khoản phải trả BCĐKTđiều chỉnh =(+) 340 t+1 -340 t

13)

130 Tiền Lợi nhuận gộp=Tiền thu từ bán hàng - Chi phí

Tiền lợi nhuận gộp sẽ dùng để thanh toán chi phí hoạt động, nộp thuế, trả lãi,

trả nợ và chi phí cho tài sản vốn của doanh nghiệp Có thể khoản tiền này đủ để

thanh toán cho những khoản trên hoặc có thể không Chúng ta sẽ xác định lại khả năng này khi xem xét các hạng mục tiếp theo trong Báo cáo dòng tiền và hy vọng khoản tiền này ít nhất cũng có thể trả được các khoản nợ bao gồm cả gốc lẫn lãi

Tiền Chi phí hoạt động

Tiền chi phí hoạt động được xác định trong quá trình lập báo cáo dòng tiền bằng cách liệt kê các chi phí trong báo cáo thu nhập, sau đó điều chỉnh tăng giảm các tài khoản này cho các tài khoản liên quan trên Bảng cân đối kế toán bao gồm các tài khoản Chi phí trả trước, khoản ký quỹ và chi phí luỹ kế

Ta phải điều chỉnh chi phí từ báo cáo thu nhập vì có 2 mục chi phí là những khoản phi tiền mặt gồm Chi phí nợ khó đòi và khấu hao Hai loại chi phí này bị loại

ra khỏi tổng chi phí hoạt động bởi vì chúng không phải là chi phí bằng tiền mặt Trên cơ sở các điều chỉnh nói trên, ta tính được chi phí hoạt động bằng tiền mặt:

K0

3 BẢNG TÍNH DÒNG TIỀN Nguồn Dữ liệu Dấ u Công thức

131 Chi phí hoạt động không tính

KH và lãi BCKQKD điều chỉnh = (-) 151

132 Biến đổi Các khoản trả trước

và ký quỹ BCĐKT điều chỉnh = (-) (170

t+1 -170 t)+(240 t+1-240 t )

133 Biến đổi Người mua trả tiền

t+1 -360 t

Sự chênh lệch giữa các báo cáo ghi theo phương pháp tiền mặt và các báo cáo ghi theo phương pháp luỹ kế không chỉ bắt nguồn từ những thay đổi trong Bảng cân đối kế toán mà nó còn bao gồm cả những thay đổi của khoản chi phí phi tiền mặt

Tiền mặt thu được từ các hoạt động kinh doanh

Tiền thu được từ các hoạt động kinh doanh chính được xác định như sau:

Trang 15

140 Tiền Chi phí hoạt động

150 Tiền thuần từ hoạt động=Tiền lợi nhuận gộp - Tiền chi phí hoạt động

Thu nhập khác/ Chi phí khác bằng tiền mặt

Tất cả các tài khoản thu nhập/chi phí khác là kết quả của các giao dịch đã xảy ra trong năm mà chúng ta đang xem xét chứ không phải là những giao dịch kéo dài qua nhiều năm như chi phí mua tài sản cố định hay hoạt động đầu tư

K0

3 BẢNG TÍNH DÒNG TIỀN Nguồn Dữ liệu Dấu Công thức

151 Thu nhập từ hoạt động tài chính BCKQKD điều

Các chỉ dẫn tính Tiền nộp thuế

Bước 1: Xác định tất cả các tài khoản thuế trên báo cáo thu nhập của năm nay và trên

bảng cân đối tài sản của 2 năm qua

Bước 2: Coi các khoản thuế hoặc chi phí thuế trên bảng Báo cáo kết quả kinh doanh

như dòng tiền chi ra Nếu công ty thua lỗ thì hãy coi khoản thuế lợi tức trên báo cáo thu nhập là dòng tiền thu vào

Bước 3: Coi sự tăng lên của khoản thuế ở tài sản có là dòng chi tiền ra Và sự giảm

xuống của các khoản thuế ở Tài sản có là dòng tiền thu vào

Bước 4: Coi sự tăng lên của khoản nợ thuế (Tài khoản thuế ở tài sản Nợ) như dòng

tiền thu vào và coi sự giảm xuống của các khoản nợ thuế như dòng tiền chi

ra

Bước 5: Cộng các dòng tiền vào và ra từ bước 2 cho đến bước 4 Kết quả là số tiền

doanh nghiệp dùng để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế

Trang 16

3 BẢNG TÍNH DÒNG TIỀN Nguồn Dữ liệu Dấu Công thức

161 Thuế phải trả năm nay BCKQKD điều

= (-) 140 t+1 -140 t

163 Biến đổi Thuế hoàn lại Ngân

sách nợ

BCĐKT điều chỉnh

= (-) 250 t+1 -250 t

164 Biến đổi Thuế còn phải nộp

ngân sách

BCĐKT điều chỉnh

= (+) 350 t+1 -350 t

165 Biến đổi Thuế nợ ngân sách

phải trả

BCĐKT điều chỉnh

= (+) 420 t+1 -420 t

)

Tiền thuần sau hoạt động kinh doanh

Tiền thuần sau hoạt động kinh doanh được tính bằng chênh lệch giữa Tiền thu từ các hoạt động kinh doanh chính và các khoản chi phí/ hoạt động khác, tiền nộp thuế

K0

3

BẢNG TÍNH DÒNG TIỀN

150 Tiền thuần từ hoạt động=Tiền lợi nhuận gộp - Tiền chi phí hoạt động

160 Biến đổi từ các hoạt động bất thường

170 Tiền thuế đã nộp trong kỳ

180 Tiền thuần sau hđkd=Tiền thuần từ hđ+Tiền Thu/chi bất thường +Tiền thuế đã nộp

Hãy lưu ý rằng đến đay, chúng ta vừa sửa đổi cấu trúc chuẩn của báo cáo Kết quả kinh doanh bằng cách xem xét các khoản thuế trước khi xem xét đến các khoản trả lãi Điều này cũng là hợp lý khi giả định rằng các cơ quan thuế sẽ luôn được ưu tiên trong việc thanh toán Vì thế việc chi trả chi phí lãi được xem xét sau khi các khoản thuế đã được thanh toán

Tiền trả lãi vay

Chúng ta sẽ phân tích một phần cực kỳ quan trọng trong bảng báo cáo dòng tiền mặt bởi vì khoản chi phí mà ta sẽ xem xét sau đây chính là khoản chi phí trả lãi hay

nói rộng hơn là khoản chi phí cho các hoạt động tài chính Chi phí tài chính là chi

phí của việc sử dụng các khoản tiền đi vay hoặc tiền góp để tài trợ cho các tài sản cho doanh nghiệp Thông thường chi phí cho các khoản tiền đóng góp được gọi là

cổ tức Tương tự, khi một khoản tiền bị rút, doanh nghiệp sẽ mất đi một khoản chi phí trả lãi

K0

3

BẢNG TÍNH DÒNG TIỀN Nguồn Dữ liệu Dấu Công thức

181 Tiền chi phí trả lãi vay BCKQKD điều

chỉnh = (-) 153

182 Cổ tức phải trả/ nộp cấp trên hoặc BCKQKD điều = (-) 220

Trang 17

Theo quan điểm của người cho vay, điều quan trọng là doanh nghiệp phải tạo

đủ lượng tiền mặt tối thiểu để trả lãi vay và gốc vay đến hạn trả

Rõ ràng, chúng ta không mong mu ốn doanh nghiệp trả lãi vay cho ngân hàng bằng cách cho doanh nghi ệp vay để trả các khoản lãi đến hạn thanh toán

Bên cạnh việc tính toán đầy đủ tất cả các khoản chi phí trả lãi, chúng ta cần xác định xem liệu doanh nghiệp đã thanh toán cổ tức chưa Thông tin này thông thường được biểu hiện rõ ràng trong các báo cáo về biến đổi tình hình tài chính

Thu nhập tiền thuần

Thu nhập tiền thuần có ý nghĩa đặc biệt quan trong đối với Người cho vay Nếu thu nhập tiền thuần là số dương, nó biểu hiện rằng doanh nghiệp tạo ra đủ lượng tiền từ hoạt động chính để thanh toán cho các chi phí hoạt động và sản xuất (bao gồm cả các chi phí khác và thuế) và trả lãi vay

K0

180 Tiền thuần sau hoạt động kinh doanh

190 Tiền chi phí trong hoạt động tài chính

200 Tiền lợi nhuận ròng=Tiền thuần sau hoạt động - Tiền Chi phí tài chính

Nợ dài hạn đến hạn phải trả

Nếu một doanh nghiệp có các khoản nợ dài hạn thì doanh nghiệp thường phải hoàn trả một khoản tiền gốc vay nhất định hàng kỳ Khoản nợ dài hạn đến hạn của năm nay được phản ánh là khoản nợ ngắn hạn trên Bảng cân đối kế toán của năm trước

Chúng ta cũng coi toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn trên Bảng cân đối kế toán vào thời điểm cuối năm trước được đưa vào kế hoạch phải thanh toán trong năm nay là phần trong kế hoạch trả dần gốc tiền vay

Tuy nhiên, số dư nợ ngắn hạn sẽ biến động theo nhu cầu tài chính của doanh nghiệp và theo đó nó sẽ tăng hoặc giảm nhưng không bao giờ được hoàn trả toàn

bộ theo một kế hoạch cụ thể

Thuê tài chính là một hình thức của nợ dài hạn Nó thường đi kèm những yêu cầu nhất định về vấn đề thanh toán Chúng ta sẽ tập trung vào số tiền gốc (không phải là gốc và lãi kèm theo) đến hạn cần phải thanh toán được ghi trên Bảng cân đối

kế toán vào thời điểm cuối năm trước và được coi như là khoản nợ ngắn hạn

K0

3

BẢNG TÍNH DÒNG TIỀN Nguồn Dữ liệu Dấu Công thức

200 Tiền lợi nhuận ròng

201 Vay dài hạn đến hạn phải trả BCĐKT điều = (-) 321

Trang 18

210 Tiền trả gốc vay theo kế hoạch = Sum(201,202,203)

220 Tiền thuần sau trả gốc=Tiền lợi nhuận ròng -

Tiền trả gốc vay theo kế hoạch = Sum(200,21 0)

Chi phí tài sản cố định và đầu tư

Việc mua sắm tài sản cố định và đầu tư không nằm trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, các quyết định của nhà quản lý trong hoạt động này có các ảnh hưởng đến dòng tiền trong nhiều năm sau đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chứ không chỉ trong giai đoạn thực hiện việc mua bán và đầu tư

Thông thường chúng ta không mong một doanh nghiệp tạo đủ tiền từ hoạt động kinh doanh chính để mua sắm hoặc đầu tư Nhưng vì lý do việc mở rộng sản xuất sẽ dẫn đến việc tăng doanh thu và có thể tăng cả tiền, chúng ta hy vọng doanh nghiệp tạo ra đủ số tiền mặt để thanh toán các chi phí tài chính liên quan đến việc mở rộng sản xuất, và thanh toán các khoản nợ đến hạn

K0

3 BẢNG TÍNH DÒNG TIỀN Nguồn Dữ liệu Dấu Công thức

221 Biến đổi TSCĐ hữu hình thuần BCĐKT điều

Có hai cách tính chi phí vốn thuần (để đầu tư mua sắm tài sản cố định):

 Cách tính thứ nhất là cách tính trực tiếp: ta chỉ cần xem trong bảng cân đối phát

sinh của doanh nghiệp và tập trung vào hai tài khoản trên báo cáo nàylà: Tài kho ản mua sắm bất động sản/ nhà máy và thiết bị và Tài khoản tiền thu từ việc bán tài s ản cố định Tài khoản thứ nhất biểu hiện dòng tiền ra và Tài khoản thứ

Trang 19

hai biểu hiện dòng tiền vào Khoản chênh lệch giữa hai tài khoản trên là Chi phí

v ốn thuần

 Cách tính thứ hai là cách tính gián: tiếp sử dụng số liệu từ Bảng cân đối kế toán

và báo cáo thu nhập chi phí Cách tiếp cận này có thể rất cần trong trường hợp Bảng cân đối phát sinh không có sẵn Điều này thường xảy ra ở những doanh nghiệp có quy mô nhỏ

Cả hai phương pháp này đều dẫn đến các kết quả như nhau Do vậy chúng ta nên

sử dụng cách tính thứ hai vì các doanh nghiệp vay vốn thường chỉ cung cấp Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh

Nhu cầu /thặng dư tài trợ

Nhu cầu/ thặng dư tài chính là số chênh lệch giữa Tiền mặt còn lại sau khi trả gốc dài hạn đến hạn và Chi phí vốn thuần và Đầu tư

K0

180 Tiền thuần sau hđkd=Tiền thuần từ hđ+ Tiền Thu/chi bất thường + Tiền thuế đã nộp

190 Tiền chi phí trong hoạt động tài chính

200 Tiền lợi nhuận ròng=Tiền thuần sau hoạt động - Tiền Chi phí tài chính

210 Tiền trả gốc vay theo kế hoạch

220 Tiền thuần sau trả gốc=Tiền lợi nhuận ròng - Tiền trả gốc vay theo kế hoạch

230 Chi phí vốn thuần

240 Biến đổi Hoạt động đầu tư

250 Tổng tiền chi phí tài sản vốn và đầu tư

260 Nhu cầu vốn tài trợ=Tiền thuần sau trả gốc - Tổng chi phí TS vốn và đầu

tư thuần

Nếu Tiền sau trả gốc vay lớn hơn Chi phí vốn thuần và đầu tư thì doanh nghiệp

dư sẽ thặng dư tài chính Ngược lại nếu Tiền sau trả gốc vay không đủ cho Chi phí vốn thuần và đầu tư thì doanh nghiệp cần tài trợ từ bên ngoài hoặc các cổ đông

Nguồn tài trợ

Phần cuối của báo cáo dòng tiền thường tập trung vào nguồn tiền dùng để đáp ứng nhu cầu tài trợ Nguồn tiền này có thể là các khoản vay nợ dài hạn, ngắn hạn, tăng vốn chủ sở hữu hoặc sử dụng số dư hiện có trên Tài khoản tiền mặt

K0

3 BẢNG TÍNH DÒNG TIỀN Nguồn Dữ liệu Dấu Công thức

261 Biến đổi vay ngắn hạn BCĐKT điều

Trang 20

270 Tổng số tiền tài trợ = Sum(261:262)

Nếu công ty tạo được lượng tiền mặt lớn hơn nhu cầu tài trợ thì vấn đề đặt ra là công ty sử dụng lượng tiền thặng dư đó như thế nào Doanh nghiệp có thể giảm nợ ngắn hạn hoặc dài hạn, mua cổ phiếu công ty

Nguồn tài trợ từ vay ngắn hạn

So sánh số dư vay ngắn hạn cuối kỳ và đầu kỳ để xác định xem doanh nghiệp

đã vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu tài trợ hay đã dùng tiền thặng dư để trả nợ gốc vay ngắn hạn

Nguồn tài trợ từ vay dài hạn

Để xác định khoản tiền mặt mặt do vay dài hạn bổ xung, chúng ta cũng dựa theo một trình tự tương tự Tuy nhiên, các khoản nợ dài hạn có 2 thành phần: phần

đã đến hạn và những phần nợ dài hạn

Hãy lưu ý rằng chúng ta đã tính khoản nợ đến hạn của khoản nợ dài hạn năm trước Chúng ta đã tách khoản này ra khỏi Thu nhập tiền thuần để xác định lượng tiền còn lại của doanh nghiệp sau khi trả các khoản nợ dài hạn đến hạn Trong bảng trên chúng ta không phản ánh các khoản đến hạn của năm trước vì doanh nghiệp đã thanh toán khoản này bằng tiền và làm giảm con số các khoản nợ chịu lãi vào thời điểm cuối năm trước

Nguồn tài trợ từ vốn cổ phần

Chúng ta cần kiểm tra xem doanh nghiệp có thu tiền vào từ tăng vốn chủ sở hữu không Nếu số dư tài khoản vốn góp cuối kỳ tăng so với đầu kỳ phản ánh doanh nghiệp đã huy động vốn chủ sở hữu để đáp ứng nhu cầu tài trợ trong kỳ Nếu số dư này giảm chứng tỏ doanh nghiệp đã giảm vốn góp của các cổ đông bằng tiền thặng

Hướng dẫn cho điểm đánh giá dòng tiền

Trên cơ sở phân tích như hướng dẫn trên, cán bộ tín dụng tiến hành đánh giá dòng tiển mặt của doanh nghiệp và cho điểm theo thang điểm sau:

Đánh giá dòng tiền Thang điểm

1.9 Khả năng sinh lời

Mục đích phân tích khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời là vấn đề cơ bản khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp Một doanh nghiệp cần phải tạo ra lợi nhuận để duy trì hoạt động trong một thời gian dài Các cổ đông và người cho vay luôn mong muốn có một tỷ

lệ lợi nhuận trên doanh thu và vốn đầu tư có thể chấp nhận được Một doanh nghiệp

có thể phải chịu thua lỗ trong một thời gian ngắn Tuy nhiên, nếu tiếp tục thua lỗ sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, điều này thể hiện trên báo cáo tài chính là tình hình tài chính không lành mạnh Nếu doanh nghiệp tiếp tục làm ăn

Trang 21

thua lỗ thì vấn đề vực dậy các hoạt động của doanh nghiệp cần phải đề cập đến Thời gian dẫn một doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả không có khả năng thanh toán từ một doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh tuỳ thuộc vào mức thua

lỗ và quyết định của chủ sở hữu về các biện pháp khắc phục như huy động thêm vốn cổ phần hoặc bán đi các tài sản chưa sử dụng hoặc có hiệu quả thấp

Khi đánh giá khả năng sinh lời của một doanh nghiệp có xu hướng hoạt động tiếp tục suy giảm thì chúng ta cần phải xem xét nguyên nhân và tìm ra các biện pháp giải quyết Lợi nhuận giảm có thể là kết quả trực tiếp của chu kỳ suy thoái của ngành hoặc các nhà quản lý có thể không có khả năng điều hành hoặc không muốn thay đổi xu hướng đó

Để đánh giá khả năng thanh toán và khả năng trả nợ, chúng ta bắt đầu từ việc

xem xét khả năng sinh lời Ta cần tập trung vào những vấn đề mà mỗi ngành kinh

doanh muốn tồn tại đều phải quan tâm đó là tạo ra lợi nhuận

Lãi hoặc lỗ

Không cần thiết phải thiết lập một tỷ suất hoặc một hệ thống tỷ suất để xác định xem một doanh nghiệp có khả năng sinh lời hay không? Có thể thực hiện một cách đơn giản là nhìn vào báo cáo thu nhập để xem thu nhập thuần hoặc lợi nhuận sau thuế có phải là con số dương hay không

Dòng tiền = Lãi ròng + Khấu hao + Hao mòn

Trong thực tế những gì chúng ta quan tâm là lãi ròng của một doanh nghiệp Nó chỉ ra lượng tiền dùng để trả các khoản nợ Để tính được lãi ròng, doanh nghiệp phải khấu trừ đi các chi phí phi tiền mặt là chi phí khấu hao và hao mòn từ dòng tiền Những chi phí này phản ánh giá trị tài sản đã được sử dụng hết trong kỳ Nhưng tiền chi ra liên quan đến những tài sản trên đã được thực hiện tại thời điểm mua chứ không phải khi tài sản được sử dụng Vì vậy, doanh nghiệp thu được nhiều tiền hơn số tiền thu nhập thuần Số tiền này bao gồm cả khoản khấu hao, dùng để trả nợ vay, khoản khấu hao và hao mòn này làm giảm số lãi ròng

Khả năng sinh lời cao làm tăng vốn chủ sở hữu hoặc giá trị thuần do phần lợi nhuận để lại trong kinh doanh Điều này đảm bảo rằng tài sản của doanh nghiệp sẽ lớn hơn, bù đắp các khoản nợ hoặc khoản nợ chịu lãi nếu có khi doanh nghiệp đóng cửa

Hãy đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp qua các năm

 Một doanh nghiệp có thể tăng khả năng sinh lời nếu có khả năng tăng biên lãi gộp hoặc nếu có thể giảm giá vốn hàng bán Do đó có thể tăng biên lãi gộp bằng cách giảm một khoản mục nào đó trong chi phí sản xuất hoặc tăng giá bán hoặc phụ thuộc cả 2, đó là giá vốn hàng bán và giá bán Một câu hỏi căn bản đặt ra là

Trang 22

liệu việc quản lý có tác động đến thành phần cấu thành và các tỷ suất khả năng sinh lời như thế nào?

 Một doanh nghiệp có thể tăng khả năng sinh lời nếu doanh nghiệp có thể giảm

% chi phí hoạt động Chi phí hoạt động bao gồm chi phí lương, bảo hiểm, quảng cáo, phí kế toán, phí tư vấn về luật, chi phí các khoản nợ khó đòi và chi phí khấu hao Vấn đề là việc quản lý có thể làm giảm chi phí này trên mỗi đồng doanh thu không

 Một doanh nghiệp có thể tăng khả năng sinh lời nếu có thể giảm % chi phí trả lãi Mỗi doanh nghiệp đều có tài sản, những tài sản này được tài trợ bằng vốn vay nợ, vốn góp hoặc từ nhà cung cấp Trong đó, các khoản phải trả lãi là vay ngân hàng, thuê mua tài chính Các khoản không phải trả lãi là các khoản tín dụng từ các nhà cung cấp Để giảm chi phí lãi vay, doanh nghiệp có thể có chiến lược kéo dài các khoản phải trả người bán để giảm việc vay vốn từ ngân hàng hoặc doanh nghiệp có thể tăng vốn góp của các chủ sở hữu để thay thế các khoản nợ nói chung và các khoản nợ chịu lãi nói riêng

Cuối cùng có thể xem xem việc doanh nghiệp giảm tốc độ tăng doanh thu cũng

có thể làm giảm nhu cầu về tài sản Giảm nhu cầu về tài sản kéo theo giảm chi phí trả lãi trên mỗi đồng doanh thu

Hướng dẫn phân tích các tỷ suất khả năng sinh lời

TỶ SUẤT KHẢ NĂNG

1.2 Tỷ lệ Giá vốn hàng bán/Doanh

BCKQKD điều chỉnh

Doanh thu thuần

1.3 Tỷ lệ Chi phí hoạt động/Doanh

thu

= Chi phí hoạt động x 100%

BCKQKD điều chỉnh

Doanh thu thuần

1.4 Tỷ lệ Chi phí khấu hao/Doanh

BCKQKD điều chỉnh

Doanh thu thuần

1.5 Biên lợi nhuận hoạt động = Lợi nhuận từ hoạt động x

100%

BCKQKD điều chỉnh

Doanh thu thuần

1.6 Tỷ lệ Chi phí lãi vay/Doanh

thu

= Chi phí lãi vay x 100%

BCKQKD điều chỉnh

Doanh thu thuần

1.8 Lợi nhuận ròng/Tổng Tài sản

BCKQKD điều chỉnh BCĐKT điều chỉnh Tổng Tài sản có bình quân

Trang 23

1.9 Lợi nhuận ròng/Vốn Chủ sở

BCKQKD điều chỉnh BCĐKT điều chỉnh Vốn chủ sở hữu bình quân

Biên Lợi nhuận gộp

Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng mạnh tới khả năng sinh lời của một doanh nghiệp là biên lợi nhuận gộp Tỷ suất này phản ánh lợi nhuận sau khi trừ giá vốn hàng bán trên mỗi đồng doanh thu

Biên lợi nhuận gộp thể hiện mức chênh lệch giữa chi phí sản xuất hàng hoá và giá bán hàng hoá này, còn được gọi là tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu Tỷ lệ phần trăm của chỉ số này tăng có nghĩa là lợi nhuận tăng trên mỗi đồng doanh thu do kết quả của việc nâng giá hay điều chỉnh chi phí sản xuất hợp lý hơn Khi tỷ lệ này giảm cho thấy tồn tại những vấn đề trong kiểm soát chi phí hay vẫn duy trì hiệu quả sản xuất Điều này cũng có thể cho thấy doanh nghiệp phải giảm giá bán vì lý do cạnh tranh trong khi không có khả năng giảm chi phí sản xuất

Giá vốn hàng bán của một doanh nghiệp là các chi phí sản xuất ra sản phẩm Những chi phí này bao gồm các yếu tố chung như:

 Hàng hoá và nguyên vật liệu

 Lao động

 Chi phí khấu hao có liên quan đến sản phẩm

Doanh thu - Giá vốn hàng bán

Doanh thu Điều chỉnh chi phí khấu hao

Trong một số trường hợp, chúng ta phải điều chỉnh lãi gộp trước khi chia nó cho doanh thu để tính được biên lợi nhuận gộp Ta cần điều chỉnh các khoản khấu hao trong giá vốn hàng bán làm ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp và đến biên lãi gộp Nếu khấu hao được tính vào giá vốn hàng bán thì chúng ta sẽ khấu trừ vào tổng giá vốn hàng bán, làm cho giá vốn hàng bán nhỏ hơn và sau đó lấy doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán đã điều chỉnh để tính lãi gộp Ta làm như vậy để tách ảnh hưởng của chi phí khấu hao Khấu hao thể hiện chi phí sử dụng máy móc hoặc tài sản cố định và chúng ta sẽ đề cập đến chi phí này khi tập trung vào tính hiệu quả của tài sản

Doanh thu - Giá Vốn hàng bán điều chỉnh

Biên lãi gộp % =

Doanh thu

Khi xem xét tỷ suất lợi nhuận gộp, các câu hỏi cần đặt ra cho khách hàng để đảm bảo các lý do đằng sau những thay đổi đó là chính xác

Trang 24

Tỷ suất giảm có thể biểu hiện:

 Chi phí về nguyên vật liệu hoặc nhân công tăng nhưng chưa được chuyển vào giá bán cho khách hàng;

 Sự suy yếu của đồng bản tệ làm tăng chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu nhưng chưa được chuyển vào giá bán cho khách hàng;

 Mức độ cạnh tranh trên thị trường tăng lên buộc doanh nghiệp phải chấp nhận một tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu thấp hơn;

 Chiến lược của doanh nghiệp là tăng thị phần bằng việc giảm giá so với các đối thủ cạnh tranh;

 Doanh nghiệp đang có sự thay đổi về các loại sản phẩm Tỷ suất lợi nhuận của các sản phẩm khác nhau có thể tác động đến tỷ suất lợi nhuận gộp của doanh nghiệp ;

Tỷ suất tăng có thể đưa ra kết luận trái với các khả năng trên:

 Tăng hiệu quả sản xuất;

 Thay thế nguồn nguyên vật liệu rẻ hơn;

 Chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài tận dụng nguồn nhân công rẻ hơn

Giá vốn hàng bán /Doanh thu

Tỷ lệ phần trăm giá vốn hàng bán so với doanh thu là một tỷ lệ trong doanh số bán cần thiết để bù đắp các chi phí trực tiếp như chi phí mua nguyên vật liệu, trả lương lao động trực tiếp và chi phí hoạt động Khi tỷ lệ này tăng cho thấy có vấn đề trong quản lý chi phí sản xuất hoặc có khả năng giá bán các thành phẩm tăng không theo kịp với mức tăng chi phí sản xuất Tỷ lệ này giảm có thể nói lên thành công trong quản lý chi phí làm tăng hiệu quả sản xuất với mức chi phí hợp lý hoặc do tăng giá bán Do giá vốn hàng bán luôn là chi phí lớn nhất thể hiện trong báo cáo thu nhập nên xu thế tăng - giảm của chỉ số này phải được kiểm tra kỹ lưỡng bằng cách thu thập thêm thông tin về các chi phí cụ thể cấu thành nên giá vốn hàng bán Một biện pháp để tìm ra nguyên nhân thay đổi của chỉ số này là chia nhỏ các chi phí tạo nên giá thành để phân tích và tính tỷ lệ chi phí của từng bộ phận cá biệt trên giá vốn hàng bán:

Chi phí lao động trực tiếp

Chi phí hoạt động/ Doanh thu

Chi phí hoạt động độc lập một cách tương đối so với khối lượng sản xuất và do vậy kiểm soát các chi phí này có phần đơn giản hơn Các chi phí hoạt động thường

là tập hợp của chi phí bán hàng, chi phí chung, chi phí quản lý và có thể tính đến cả chi phí quảng cáo, trả lương lao động gián tiếp Chi phí tài chính như chi trả lãi nên tách khỏi các chi phí bán hàng, chi phí chung và chi phí quản lý

Trang 25

Để tính tỷ suất chi phí chung và bán hàng trên doanh thu, chúng ta tiến hành giống như tính biên lãi gộp, có nghĩa là xem xét chi phí hoạt động trên mỗi đồng doanh thu

Công thức tính tỷ lệ % chi phí hoạt động bằng tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp chia cho doanh thu Ta phải xác định được chắc chắn là doanh nghiệp không gộp chi phí khấu hao, hao mòn hoặc tiền lãi vào chi phí hoạt động Nếu doanh nghiệp đã gộp vào, ta cần phải loại trừ chi phí này ra khỏi tổng chi phí hoạt động

kỳ kế tiếp

Lưu ý rằng tử số trong biểu thức tỷ lệ chi phí bán hàng và chi phí quản lý có thể phản ánh các khoản chi phí bất thường hoặc là những chi phí không tái diễn Trong những trường hợp như vậy, tỷ lệ này tăng có thể chỉ phát sinh tạm thời trong kỳ mà loại chi phí này được ghi sổ Đối với người bán lẻ, chi phí bán hàng và chi phí quản

lý rõ ràng là bộ phận chi phí lớn nhất và chính vì vậy bộ phận chi phí này cần được xem xét một cách cụ thể

% Chênh (Cushion)

Chúng ta xem xét số chênh lệch giữa biên lãi gộp và tỷ lệ chi phí hoạt động được gọi là % chênh (Cushion)

% Chênh = Biên lợi nhuận gộp - % chi phí hoạt động

Các doanh nghiệp thường hạch toán chi phí trong hoạt động sản suất kinh doanh thành 2 loại:

 Chi phí trực tiếp sản xuất sản phẩm để bán và

 Chi phí cho hoạt động

Chúng ta lấy doanh thu trừ đi chi phí sản xuất hoặc giá vốn hàng bán để xác định lãi gộp và sau đó chia cho doanh thu để xác định biên lãi gộp Chúng ta chia trực tiếp chi phí hoạt động cho doanh thu để xác định % chi phí hoạt động

Chi phí khấu hao/ Doanh thu

Một doanh nghiệp sử dụng tài sản vốn hoặc tài sản cố định trong một khoảng thời gian nhất định và phân bổ giá trị tài sản trên cho quá trình sử dụng dưới dạng chi phí khấu hao chính là phần ước tính giá trị tài sản được sử dụng trong hoạt động kinh doanh hàng năm Một số doanh nghiệp có chi phí sử dụng tài sản trên mỗi

Trang 26

đồng doanh thu lớn nhưng chi phí trên tại một số doanh nghiệp khác lại thấp Tỷ lệ giữa Tài sản/Doanh thu lớn thì chi phí sử dụng những tài sản cũng lớn, điều đó có nghĩa là chi phí khấu hao trên mỗi đồng doanh thu lớn

Hãy xem xét chi phí khấu hao liên quan đến doanh thu như quan hệ giữa giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động với doanh thu bán hàng

Khấu hao + Hao mòn

% Chi phí khấu hao =

Doanh thu

Tuy nhiên, cần lưu ý chi phí khấu hao là chi phí phi tiền mặt Tiền chi phí cho tài sản được sử dụng tại thời điểm mua tài sản Chi phí khấu hao được phân bổ trong suốt quá trình sử dụng tài sản và chỉ một phần trong tổng chi phí được tính vào chi phí mỗi năm

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ Doanh thu

Tỷ suất này là chỉ số đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Chỉ số này là tỷ lệ phần trăm dư lại trên mỗi đồng doanh thu sau khi đã khấu trừ giá vốn hàng bán, khấu hao, chi phí bán hàng, chi phí chung và chi phí quản lý

Tỷ suất này phản ánh khả năng của chủ doanh nghiệp trong việc quản lý, giám sát tất cả các chi phí Vì có rất nhiều loại chi phí được tổng hợp trong chi phí bán hàng, chi phí chung cũng như chi phí quản lý nên chúng ta cũng cần phải có một báo cáo thu nhập chi tiết từng khoản mục riêng để hiểu thấu đáo bất cứ một sự thay đổi nào trong tỷ suất trên

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng nhiều bởi chính sách giá cả

và sự kiểm soát chi phí quản lý của doanh nghiệp Chú ý rằng các ngành khác nhau

có mức tỷ suất lợi nhuận hợp lý khác nhau Ví dụ, ngành sản xuất đòi hỏi có tỷ suất lợi nhuận cao hơn ngành bán lẻ thực phẩm là ngành có sản lượng lớn nên tỷ suất lợi nhuận thấp Doanh nghiệp có thể phải ra khỏi thị trường nếu tỷ suất lợi nhuận này thấp hơn con số trung bình của ngành

Khi xem xét xu hướng của tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/doanh thu của một doanh nghiệp cần phải kiểm tra kỹ và đảm bảo rằng số liệu của các năm là

có thể so sánh được

Đặc biệt, nếu một doanh nghiệp so sánh được giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính thì sẽ có thêm nhiều thông tin chi tiết để xác định được thu nhập và chi phí

từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính và các hoạt động khác

Nếu tỷ suất này thay đổi theo sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận gộp (có nghĩa là thay đổi với cùng một tỷ lệ phần trăm) thì sự thay đổi này dẫn đến sự thay đổi tỷ suất lợi nhuận gộp do đó không cần thiết phải kiểm tra thêm nữa

Nếu tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh không phù hợp với sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận gộp điều này có nghĩa là chi phí quản lý đã tăng hoặc giảm so với doanh thu

Trong trường hợp sau, chúng ta cần phải xác định xem tại sao chi phí quản lý của doanh nghiệp tăng hoặc giảm một cách đáng kể như vậy (chi tiết hơn nữa có thể xác định chi phí quản lý từ kế toán quản trị của doanh nghiệp nếu có Đặc biệt chú ý đến các chi phí về nhà cửa, trụ sở, chi phí đi lại và chi phí cho hoạt động giải trí phúc lợi ở những khoản mục tăng lên có thể là các khoản thanh toán của Giám đốc)

Trang 27

Cũng cần phải chú ý đến sự thay đổi của chi phí khấu hao là kết quả của sự thay đổi chính sách khấu hao của doanh nghiệp

Chi phí lãi vay/ Doanh thu

Cần đặc biệt chú ý tiền vay, nó có thể là một khoản vay chính thức từ các định chế tài chính hoặc là các khoản vay không chính thức từ nhà cung cấp, những người chấp nhận việc chậm trả cho số hàng hoá mà họ đã chuyển đến cho doanh nghiệp Số tiền vay cũng có thể là những khoản vay không chính thức từ tiền hoa hồng hoặc thưởng của cán bộ, nhân viên và được ghi như những khoản chi phí chưa thanh toán Chủ sở hữu không được trả lãi trên số mình đóng góp nhưng họ có thể nhận được cổ tức Nhà cung cấp và nhân viên thì không nhận được tiền lãi thường xuyên từ khoản cho vay không chính thức của họ Nhưng những định chế tài chính có thể nhận tiền lãi Do đó, việc tính toán % chi phí trả lãi chỉ được tính trên những khoản nợ phải chịu lãi

Cũng giống như biên lãi gộp, % chi phí hoạt động và % chi phí khấu hao chúng

ta sẽ liên hệ chi phí trả lãi với doanh thu bằng cách chia chi phí trả lãi cho tổng doanh thu để xác định chi phí trả lãi trên mỗi đồng doanh thu

và chi phí trả lãi trên mỗi đồng doanh thu?

Vấn đề không phải chỉ có tỷ lệ giá trị Tài sản / Doanh thu mà còn vấn đề những tài sản này được tài trợ như thế nào? Khi vốn góp cổ phần của các chủ sở hữu và lợi nhuận để lại trong kinh doanh tăng cao hơn so với sự tăng trưởng các khoản nợ và đặc biệt khoản nợ phải chịu lãi thì chi phí trả lãi cho mỗi đồng doanh thu sẽ giảm xuống

Biên lợi nhuận sau hoạt động

Nếu đặt từng yếu tố riêng lẻ lại với nhau, chúng ta sẽ tính được Biên lợi nhuận sau hoạt động của doanh nghiệp theo cách như sau:

Biên lợi nhuận gộp

Trừ : % chi phí hoạt động/doanh thu

Bằng : Chênh lệch

Trừ : %Chi phí khấu hao

Trừ : % chi phí trả lãi

Thành : Biên lợi nhuận sau hoạt động

Có thể tính Biên lợi nhuận sau hoạt động theo một cách khác, đem số lãi sau hoạt động trừ đi chi phí trả lãi chia cho doanh thu bán hàng Cả hai cách này cho cùng đáp số

Biên lợi nhuận sau hoạt động cho ta biết số lãi còn lại trên mỗi đồng doanh thu sau khi trừ đi các hạng mục chi phí tính trên mỗi đồng doanh thu Đó là các chi phí trực tiếp cho sản xuất hàng hoá, chi phí hoạt động kinh doanh như chi phí bán hàng, chi phí quản lý hành chính, chi phí sử dụng tài sản cố định và chi phí tài chính

Trang 28

Cần phân biệt giữa biên lãi hoạt động và biên lãi ròng Hai số này khác nhau rõ ràng vì khi tính biên lợi nhuận hoạt động chúng ta chưa đề cập hết tất cả các khoản mục thu nhập và tất cả các khoản chi phí Như chúng ta không xét đến thuế khi tính biên lợi nhuận sau hoạt động, nhưng chi phí thuế được xét đến khi tính biên lợi nhuận ròng, điều này làm cho biên lợi nhuận ròng thường phải nhỏ hơn biên lợi nhuận sau hoạt động

Nhưng thực tế xảy ra không phải lúc nào cũng tuân theo như thế Có những khoản thu nhập và chi phí khác được đưa vào khi tính biên lợi nhuận ròng nhưng bị loại ra khi tính biên hoạt động Kết quả là biên lợi nhuận ròng lớn hơn biên hoạt động

Sự chênh lệch giữa 2 biên này được giải thích thông qua sự ảnh hưởng cơ bản của thuế thu nhập do thua lỗ Một doanh nghiệp thua lỗ sẽ được giảm thuế Thực tế

số lỗ trước thuế của doanh nghiệp giảm đi do việc áp dụng thuế lợi tức

Biên lãi ròng

Biên lợi nhuận ròng xác định khả năng sinh lời trên mỗi đồng doanh thu

Nhưng có một cách nhìn khác về khả năng sinh lời, đó là mối quan hệ giữa lợi

nhuận và tổng doanh thu Theo cách này, ta có thể xác định được khả năng sinh lời

của doanh nghiệp trên mỗi đồng doanh thu Rất đơn giản, chỉ cần chia thu nhập thuần hoặc lợi nhuận sau thuế chia cho tổng doanh thu:

Lợi nhuận ròng Biên lợi nhuận ròng =

Doanh thu

Mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp là thu được lợi nhuận từ mỗi đồng hàng hoá và dịch vụ bán ra Tỷ suất lợi nhuận ròng là thước đo đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp không thu được lợi nhuận một cách hợp

lý từ doanh thu bán hàng thì doanh nghiệp đó sẽ phải chấm dứt kinh doanh Nếu lợi nhuận của doanh nghiệp có xu hướng giảm dần hoặc giảm đột ngột trong một thời gian ngắn thì mọi hoạt động của nó phải đựơc quan tâm và điều chỉnh ngay nếu không công việc kinh doanh có thể dẫn đến thất bại

Tỷ suất lợi nhuận ròng có thể được xác định trước khi tính thuế hoặc sau khi tính thuế Tỷ lệ này giảm có nghĩa là chủ doanh nghiệp đang có những vướng mắc trong chi phí sản xuất, chi phí gián tiếp, chi phí trả lãi hay trong việc chuyển sự tăng chi phí sang khách hàng của mình thông qua việc nâng giá bán Sử dụng chỉ số lợi nhuận trước thuế thường thuận tiện hơn đặc biệt khi cần có sự so sánh giữa khách hàng của chúng ta và đối thủ cạnh tranh của họ trong cùng ngành kinh doanh đó Lợi nhuận trước thuế được xem như là một biện pháp đánh giá hoạt động của doanh nghiệp xác thực hơn vì người chủ doanh nghiệp hầu như khômg kiểm soát được tỷ lệ phần trăm lợi nhuận sẽ phải chịu thuế Tuy nhiên người chủ doanh nghiệp cũng phải thận trọng trong việc quản lý các khoản thuế Chẳng hạn họ có thể cân nhắc việc hạch toán tài sản hoặc các chi phí hoạt động sao cho có thể tăng hoặc giảm nghĩa vụ thuế trong từng giai đoạn nhất định hoặc tận dụng các khoản mục được miễn giảm thuế

Tuỳ theo những biến động cá biệt hoặc những biến động bất thường xảy ra đối với doanh nghiệp mà ngân hàng có thể coi lợi nhuận ròng sau thuế như một chỉ số

Trang 29

thích hợp và quan trọng nhất để đánh giá khả năng tồn tại, phát triển và thịnh vượng

của một doanh nghiệp

Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản có bình quân

Mối quan hệ giữa tài sản có và lợi nhuận ròng của một doanh nghiệp là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động quản lý được sử dụng một cách rộng rãi và hiệu quả nhất Hệ số này là một chỉ số trực tiếp đánh giá năng lực của ban điều hành Hệ số này được tính toán như sau:

Lợi nhuận ròng (trước lãi và thuế) x 100%

Nếu một doanh nghiệp có hệ số quay vòng tổng tài sản đang giảm hoặc là tương đối thấp so với hệ số chung của ngành thì hệ số quay vòng trên tài sản có cần được xem xét Mẫu tiêu chuẩn của những hệ số này và những chỉ tiêu cấu thành nên chúng sẽ giúp hiểu được những gì đang diễn ra Hệ số lợi nhuận là một chỉ số hữu ích khác Để tối đa hoá hệ số lãi ròng trên tổng tài sản có, một doanh nghiệp cần phải :

Đạt được mức lãi cao nhất có thể trên mỗi đồng doanh thu, và

 Tối đa hoá sự quay vòng của tài sản có, có nghĩa là đạt được khối lượng

doanh thu lớn nhất trên mỗi đồng tài sản

Đặc điểm của từng ngành xác định tiêu chuẩn trung bình hay là đặc thù của lợi nhuận và hệ số quay vòng tài sản Cần phải có thông tin về đặc điểm ngành kinh doanh để ta đánh giá khách vay của mình một cách công bằng Chúng ta cũng nên

so sánh trình độ quản lý của doanh nghiệp với một tiêu chuẩn nào đó Sự so sánh đó

có thể là với bên ngoài (với những doanh nghiệp khác trong cùng ngành kinh doanh) hoặc là nội bộ (với hoạt động của doanh nghiệp trong quá khứ)

Thái độ thăm dò là hữu ích trong quá trình phân tích Nếu chu kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang giảm sút thì hãy thảo luận những nguyên nhân với khách vay của chúng ta Đừng ngại đặt những câu hỏi hay yêu cầu cung cấp thêm những báo cáo tài chính bổ sung, như bảng phân kỳ thanh toán đối với các khoản phải thu, điều đó sẽ giúp chúng ta có được những thông tin cụ thể cần thiết

Lợi nhuận ròng/ Vốn chủ sở hữu bình quân

Do các cổ đông được quyền được hưởng lợi nhuận sau thuế của một doanh nghiệp nên trong khi phân tích lợi nhuận dành cho các cổ đông chúng ta sử dụng lợi nhuận sau lãi và thuế Hệ số này được tính như sau:

Lợi nhuận /Vốn chủ sở hữu bình quân = Lợi nhuận sau thuế

Trang 30

Vốn chủ sở hữu bình quân

Hệ số này đánh giá khả năng sinh lời của vốn góp cổ phần của các cổ đông Xem xét xem tỷ suất này cao hơn hay thấp hơn tỷ lệ lãi suất hiện hành Nếu tỷ suất này ở mức thấp không phù hợp, chủ sở hữu nên xem xét lại có nên tiếp tục đầu

tư hay không, khi đó họ sẽ gửi tiền vào ngân hàng có thể là tốt hơn

Hướng dẫn cho điểm

Trên cơ sở phân tích như trên, bằng việc so sánh khả năng sinh lời kỳ xếp hạng với kỳ trước và mức trung bình của ngành cán bộ tín dụng tiến hành đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp và cho điểm như sau:

Đánh giá khả năng sinh lời Thanh

điểm

Cao hơn so với kỳ trước và mức trung bình của ngành 5

Tương đương kỳ trước và cao hơn mức trung bình của ngành 4

Tương đương với kỳ trước và bằng mức trung bình của ngành 3

Thấp hơn so với kỳ trước, bằng mức trung bình của ngành 2

Thấp hơn so với kỳ trước và mức trung bình của ngành 1

1.3 Hiệu quả hoạt động

BCKQKD điều chỉnh

Số dư bình quân đầu kỳ và cuối kỳ các

khoản phải thu Doanh thu bình quân tháng

3.2 Vòng quay hàng tồn

kho

BCĐKT điều chỉnh

BCKQKD điều chỉnh

Số dư bình quân đầu kỳ và cuối kỳ hàng

tồn kho Doanh thu bình quân tháng

3.3 Vòng quay khoản

phải trả

BCĐKT điều chỉnh

BCKQKD điều chỉnh

Số dư bình quân đầu kỳ và cuối kỳ các

khoản phải trả Doanh thu bình quân tháng

3.4 Số ngày các khoản

phải thu cuối kỳ

BCĐKT điều chỉnh

BCKQKD điều chỉnh

Số dư các khoản phải thu cuối kỳ x 365

BCKQKD điều chỉnh

Số dư các hàng tồn kho cuối kỳ x 365 Giá vốn hàng bán (hoặc Doanh thu)

3.6 Số ngày các khoản

phải trả cuối kỳ

BCĐKT điều chỉnh

Số dư các các khoản phải trả cuối kỳ x

365

Trang 31

BCKQKD điều

chỉnh Giá vốn hàng bán (hoặc Doanh thu)

3.7 Doanh thu thuần trên

Tài sản cố định BCKQKD điều chỉnh

BCĐKT điều chỉnh

Doanh thu thuần Tài sản cố định

3.8 Vòng quay Tài sản

BCKQKD điều chỉnh

BCĐKT điều chỉn

Doanh thu thuần Tổng Tài sản có

Mục đích phân tích hiệu quả hoạt động

Chúng ta sẽ đánh giá các tỷ suất cơ bản được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh Phần lớn các tỷ suất này phản ánh mối tương quan giữa doanh thu với tổng tài sản có hoặc một trong số các hạng tài sản có trên bảng cân đối kế toán Đó là các chỉ số hữu ích trong đánh giá chất lượng quản lý và triển vọng tương lai của một doanh nghiệp

Tài sản được tài trợ bằng vốn góp của chủ sở hữu và các khoản vay nợ, các khoản phải trả Doanh nghiệp sử dụng tài sản càng hiệu quả sẽ tạo ra càng nhiều doanh thu hơn hoặc với trị giá tài sản thấp hơn doanh nghiệp vẫn có thể tạo ra được

1 đồng doanh thu thì nhu cầu tài trợ cho vốn thuần sẽ thấp hơn dẫn đến giảm chi phí trả lãi Phần trăm chi phí trả lãi đóng vai trò quan trọng trong khả năng sinh lời của một doanh nghiệp mà khả năng sinh lời có ảnh hưởng mạnh đến khả năng thanh toán và khả năng trả nợ của doanh nghiệp

Các tỷ suất về hiệu quả thường được xem là các tỷ suất liên quan đến doanh thu, chúng đánh giá tốc độ về khả năng chuyển đổi của các hạng mục tài sản có sang một tài sản khác thường là tiền mặt như thế nào Các khả năng có thể là:

 Tại thời điểm bán hàng, hàng tồn kho được kết chuyển vào giá vốn hàng bán, doanh nghiệp có thể thu tiền ngay hoặc hạch toán dưới dạng các khoản phải thu

 Khi các khoản phải thu đến hạn, doanh nghiệp thu tiền từ khách hàng

 Tài sản cố định được sử dụng dần trong quá trình sản xuất ra sản phẩm, giá trị tài sản cố định được phân bổ vào giá thành Khi hàng hoá sản phẩm tiêu thụ, một phần tiền thu được từ khách hàng sẽ hoàn vốn đầu tư tài sản cố định

Chúng ta sẽ xem xét các tỷ suất hoạt động trên hai khía cạnh: phương pháp tính toán và cách đánh giá

Hướng dẫn phân tích các tỷ suất hiệu quả hoạt động

Những chỉ số sau được tính để xác định hoạt động về vốn và tài sản do doanh nghiệp quản lý Chúng cho biết doanh nghiệp đã sử dụng tài sản một cách nhanh chóng và hữu hiệu như thế nào để thu được lợi nhuận Bởi vì các chỉ tiêu này kiểm tra mức độ hoạt động của các loại tài sản theo thời gian (từ các số liệu trong bản cân đối đến bảng kết quả kinh doanh), chúng cũng còn được gọi là tỷ suất năng động Các đại lượng tính toán chủ yếu là tỷ suất doanh thu và thời gian

Trang 32

Tỷ suất doanh thu cho biết số lần trung bình các đơn vị (tài sản hay vốn) được bán ra Khi (tài sản hay vốn) đạt được doanh số bán ra cùng một số lượng, chúng được xem là doanh thu đã được doanh thu một lần Số lượng doanh thu càng lớn thì tài sản hay vốn được sử dụng càng hiệu quả và hiệu quả thu được càng lớn

Thời gian doanh thu được tính cho các đại lượng giống như ở tỷ suất doanh thu nhưng được tính ngược lại Nó đo lường thời gian của một lần doanh thu của (tài sản hay vốn) (thời gian cần thiết của đạt được cùng một số lượng bán ra)

Thời gian doanh thu càng ngắn thì tài sản hay vốn được hoàn trả lại (đạt doanh

số bán ra) càng nhanh Có thể nhìn thấy dễ dàng hàng dự trữ, thu thương mại và thanh toán thương mại trong chỉ số thời gian doanh thu bởi vì nó cho biết điều kiện thanh toán thực tế và thời gian dự trữ khi hàng hoá đã trở thành thành phẩm và quá trình sản xuất hàng hoá còn đang dở dang

Vòng quay hàng tồn kho

Dự trữ trung bình giữa đầu kỳ & cuối kỳ Doanh số bán ra bình quân hàng tháng Chỉ tiêu này cho biết số tháng dự trữ nguyên vật liệu thô và hàng hoá của doanh nghiệp Hàng hoá không sớm thì muộn cũng sẽ được bán đi vì thế cần phải có một lượng dự trữ nhất định Tuy nhiên, mức độ dự trữ quá nhiều làm cho kinh phí sử dụng không thu được hiệu quả (làm giảm lượng thu chi tiền mặt do kinh phí bị giữ lại và phải chịu lãi suất gia tăng) nó làm gia tăng chi phí dự trữ và có nguy cơ dẫn đến hàng tồn kho do bị lỗi thời hay do tình trạng thị trường giảm giá

Vì vậy, cần phải kiểm tra xem mức độ dự trữ có được quản lý hợp lý hay không bằng cách kiểm tra xem thời gian dự trữ doanh thu (cũng cần kiểm tra mức độ dự trữ của hàng hoá thành phẩm, các hàng hoá đang được sản xuất và dự trữ nguyên vật liệu)

Vòng quay khoản phải thu

Thu thương mại bình quân đầu kỳ & cuối kỳ

Doanh số bán ra hàng tháng Chỉ số này cho biết thời gian cần thiết để thu hồi các khoản phải thu thương mại bằng tiền mặt (thu tiền mặt) Nó cho biết bình quân bao nhiêu tiền phải thu thương mại của các tháng còn tồn đọng Phương pháp phổ biến để tính chỉ số này là cộng

số tiền chuyển nhượng được chiết khấu với thu thương mại để tạo thành tử số (tiền mặt thu vào bằng cách chiết khấu các khoản thu thương mại và chuyển đến ngân hàng sẽ giảm được tiền phải thu trên bảng cân đối Vì vậy mà phải cộng với thu thu thương mại) Thời hạn thu phải thu thương mại càng dài thì càng mất nhiều thời gian để thu hồi tiền mặt Lượng tiền vốn đưa vào hoạt động trở nên hạn hẹp và nếu trong tiền vốn còn có cả nợ hay tiền mặt chiết khấu, thì tiền trả lãi suất sẽ tăng lên Hơn nữa, khi đã có nghi ngờ đối với các doanh nghiệp là khách hàng đối tác, nếu trì hoãn thời gian thu hồi vốn càng làm tăng thêm nguy cơ không thu hồi được vốn Nếu thời gian thu các khoản phải thu thương mại kéo dài thì có thể là công tác quản lý thu hồi vốn không có hiệu quả, các điều kiện xúc tiến công việc thu nợ gặp trở ngại do khả năng bán hàng của doanh nghiệp yếu hoặc thu chi tiền mặt của người mua hạn chế

Vòng quay khoản phải trả

(tháng)

Trang 33

Thanh toán thương mại BQ đầu kỳ & cuối kỳ Doanh số bán ra bình quân hàng tháng Chỉ tiêu này cho biết thời gian bình quân từ khi mua hàng hoá và nguyên vật liệu thô đến khi thanh toán Nó cho biết bình quân doanh số bán ra của các tháng (hoậc số lượng hàng hoá mua vào) thanh toán thương mại mà công ty đang nắm giữ

Không thể đơn thuần nói rằng thời gian các khoản phải thanh toán thương mại

sẽ ngắn hay dài Nếu thời gian kéo dài, thì có thể các điều kiện thanh toán cho người bán hàng mang lại thuận lợi cho doanh nghiệp, thời gian thanh toán càng dài thì càng dễ dàng tăng vốn hoạt động Mặt khác, có thể giá mua không có lợi (cao) hoặc doanh nghiệp lệ thuộc vào tín dụng thương mại bởi nó thiếu tín dụng ngân hàng Nếu thời gian ngắn thì có thể là điều kiện thanh toán bất lợi vì doanh nghiệp không gây được lợi thế với nhà cung cấp Ngược lại, cũng có thể là công ty có thừa kinh phí trong tay và thay bằng khối lượng thanh toán nhanh bẵng tiền mặt doanh nghiệp lại có lợi (vì được chiết khấu)

Nếu thời gian doanh thu đối với hàng dự trữ và phải trả thương mại kéo dài, chúng trở thành yếu tố gia tăng vốn hoạt động, và nếu thời gian thu các khoản phải thu thương mại dài thì nó trở thành yếu tố làm giảm nguồn vốn hoạt động

Vì vậy, có thể ước tính nguồn vốn hoạt động cần thiết của doanh nghiệp theo công thức dưới đây Dự báo doanh số bán ra trong tương lai và thời gian doanh thu dựa trên cơ sở này cũng có thể giúp doanh nghiệp quyết định những mục tiêu cần thiết về nguồn vốn hoạt động trong tương lai

Nguồn vốn hoạt động cần thiết = Doanh số bán hàng tháng x (Thời gian vòng quay hàng tồn kho + Thời gian vòng quay của thu thương mại - Thời gian vòng quay của thanh toán thương mại)

Số ngày các khoản phải thu

Hệ số này đo lường hiệu quả của quá trình thu hồi nợ của một doanh nghiệp Nó chỉ ra độ dài thời gian trung bình mà các khách hàng nợ tiền hàng của doanh nghiệp Hệ số này được tính toán như sau:

Số ngày các khoản phải thu = Các khoản phải thu x 365

Doanh thu

Xu hướng của hệ số: 90 ngày, 60 ngày, 30 ngày Xu hướng tích cực- ngày càng tốt

30 ngày, 60 ngày, 90 ngày Xu hướng tiêu cực-ngày càng xấu

Hệ số này cung cấp thước đo về hiệu quả sử dụng vốn lưu động bởi vì các khoản nợ được thu hồi càng nhanh thì nhu cầu về vốn lưu động càng thấp

Đánh giá việc quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp sẽ chính xác hơn khi xem xét thời hạn thu hồi các khoản nợ với số ngày hàng tồn kho và thời hạn các khoản phải trả

Tỷ suất này tăng, nhìn chung là dấu hiệu không tốt Nó thể hiện một số điểm sau:

 Để bảo vệ thị phần hoặc mức doanh thu và tốc độ tăng trưởng, doanh nghiệp buộc phải bán cho các khách hàng có độ tín cậy thấp, những khách hàng này thường kéo dài thời gian thanh toán các khoản nợ, làm tăng rủi ro do các khoản

nợ khó đòi;

(tháng)

Trang 34

 Doanh nghiệp thiếu sự quản lý đối với tình hình vay nợ;

 Khách hàng của doanh nghiệp hoạt động trong ngành có xu hướng suy thoái dẫn đến tiêu thụ hàng hoá chậm buộc họ phải tăng các khoản phải trả càng nhiều và càng lâu càng tốt Tình trạng này sẽ ảnh hưởng xấu đối với tương lai của doanh nghiệp mà chúng ta xem xét cho vay

Tỷ suất này giảm nhìn chung là dấu hiệu tốt Tuy nhiên, nếu tỷ suất giảm quá mạnh, ta cần phải kiểm tra lại xem có phải doanh nghiệp đã giảm các khoản phải thu bằng cách tăng tỷ lệ chiết khấu hay không

So sánh tỷ suất này với những gì doanh nghiệp cung cấp cho chúng ta về thời hạn các khoản phải thu thương mại và tìm ra các nguyên nhân dẫn đến các chênh lệch đó

Nhìn chung, số ngày nợ phải trả càng nhiều thì khả năng chúng chuyển thành các khoản nợ khó đòi càng lớn Chất lượng của các khoản nợ cần phải được kiểm soát chặt chẽ bằng việc lên kế hoạch thu nợ và đánh giá tính tin cậy của các khoản

phải thu

Đánh giá quản lý Các khoản phải thu

Một doanh nghiệp có thể tăng lượng tiền thu vào từ hàng bán bằng cách giảm mạnh số dư tài khoản phải thu trong doanh số hàng bán Khi làm như vậy, doanh nghiệp đã tăng hiệu quả sử dụng tài sản

Nhưng tại sao các doanh nghiệp không thu tiền ngay khi giao hàng? Có một vài

lý do sau:

 Thông thường người mua không có sẵn tiền mặt, do đó họ sẽ chờ thu được những khoản phải thu và sau đó trả những khoản nợ Nói một cách khác, tính thanh khoản của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng mạnh của các khoản phải thu tại bất kỳ thời điểm nào

 Cạnh tranh có thể ảnh hưởng đến các khoản phải thu Nếu cạnh tranh trên thị trường cho phép trả chậm 60 ngày sau khi mua, thì doanh nghiệp sẽ khó có thể yêu cầu khách hàng trả trong vòng 30 ngày

 Thời hạn các khoản phải thu có thể sử dụng như một công cụ Marketing để tăng doanh thu và thâm nhập thị trường Điều này có nghĩa là một doanh nghiệp có chiến lược khuyếch trương có thể đưa ra kỳ hạn thanh toán là 60 ngày Trong khi đó thời hạn trung bình của ngành này là 30 ngày Đó chính là 1 biện pháp khuyến mại

Nhưng cần lưu ý, khi số dư các khoản phải thu giảm, tốc độ dòng tiền doanh nghiệp thu về sẽ nhanh hơn làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản Ngược lại, khi số

dư các khoản phải thu tăng lên có nghĩa là dòng tiền doanh nghiệp thu vào sẽ chậm hơn dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng tài sản Trong trường hợp này cần phải đánh giá hoạt động quản lý và tìm ra các nguyên nhân dẫn đến thời hạn thu hồi kéo dài Có thể Ban lãnh đạo doanh nghiệp :

 Không có chính sách tín dụng hiệu quả đảm bảo rằng trên thực tế khách hàng có khả năng trả nợ

 Không có chính sách thu hồi một cách có hiệu quả mà chỉ nhắc nhở khách hàng khi họ đã nợ quá hạn

Số ngày Hàng tồn kho

Trang 35

Hệ số này đo lường số ngày mà doanh nghiệp dự trữ hàng hoá trước khi bán ra

Hệ số này xác định tỷ lệ hàng dự trữ và hiệu quả quản lý hàng dự trữ của doanh nghiệp Nó được tính toán theo công thức sau:

Hàng tồn kho x 365

Số ngày dự trữ =

Giá vốn hàng bán đã điều chỉnh

Chú ý : nếu không có giá vốn hàng bán thì sử dụng doanh thu thay thế

Nếu khấu hao được tính vào giá vốn hàng bán, chúng ta phải khấu trừ đi và điều chỉnh con số đã tính toán trên

Chú ý, khi tính toán mức hàng dự trữ tương đối trên, ta sử dụng số dư hàng tồn kho được ghi tại thời điểm cuối kỳ kế toán, nó có thể hoặc không thể, đại diện cho mức hàng tồn kho thông thường Đối với những doanh nghiệp kinh doanh theo thời

vụ, mức hàng tồn kho có thể rất lớn tại một thời điểm nào đó của năm và sau đó giảm đi rất nhanh khi tiêu thụ

Số ngày của các khoản phải thu và hàng tồn kho bình quân là chỉ số của chu kỳ hoạt động của một doanh nghiệp Các hệ số này cũng được sử dụng để chỉ ra hiệu quả hoạt động Số ngày bình quân thấp hay giảm đi có nghĩa là hiệu quả hoạt động tăng lên Số ngày bình quân cao hay tăng lên có nghĩa là hiệu quả hoạt động suy giảm vì chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp sẽ dài hơn

Hệ số luân chuyển hàng tồn kho có tầm quan trọng sống còn đối với doanh nghiệp bởi vì hàng tồn kho thường hàm chứa một khoản đầu tư tương đối lớn (đặc biệt với một nhà sản xuất và nhà bán lẻ) và kiểm soát dự trữ hàng hoá không hiệu quả ảnh hưởng xấu đến vốn lưu động và thường là một nguyên nhân thất bại của doanh nghiệp

Một sự gia tăng thời gian dự trữ hàng có thể chỉ ra:

 Hàng tồn do lỗi mốt hoặc hàng không bán được Trong trường hợp trên, doanh nghiệp cần phải loại trừ ít nhất một phần giá trị hàng tồn kho (có nghĩa là hàng tồn kho không còn giá trị nữa)

 Đầu tư tích trữ hàng tồn kho ở mức quá cao so với nhu cầu của doanh nghiệp (như là dự trữ quá mức, tàng trữ hàng hoá)

 Giá trị hàng tồn kho bị khai tăng

 Dự trữ hàng tồn kho tăng lên

 Lượng hàng mua đã không được điều chỉnh phù hợp với lượng hàng bán giảm xuống hoặc chủ ý tăng hàng tồn kho trước ngày cân đối sổ sách

 Hệ số này tăng lên thông thường là dấu hiệu không tốt vì có thể là do doanh nghiệp đã dự trữ ở một mức quá lớn không cần thiết Tuy nhiên, chúng ta cần phải tìm hiểu lý do cụ thể

- Có thể doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc bán sản phẩm vì vậy mức hàng tồn kho tăng lên và ảnh hưởng đến tỷ suất này (có nghĩa là tỷ suất này tăng lên)

- Có thể hoạt động sản xuất ngày càng không hiệu quả có thể dẫn đến sản phẩm dở dang tăng lên do vậy số vốn lưu động đó sẽ nằm im mà không thể sử dụng vào bất kỳ việc nào khác

Trang 36

- Thay thế vào đó một sản phẩm mới (hoặc một chiến lược kinh doanh mới) có thể được đưa ra có một chu kỳ sản xuất hoàn toàn khác, nhưng cũng cần phải kiểm tra lại những gì khách hàng đã nói về sản phẩm mới này

- Hàng tồn kho có thể được chuẩn bị cho một đợt bán hàng lớn hoặc dự đoán

có thể sắp khan hiếm nguyên liệu

Việc giảm số ngày tồn kho so với những doanh nghiệp trong ngành có thể chỉ ra:

 Lượng hàng tồn kho thiếu, đặc biệt là khi doanh số bán giảm

 Điều kiện kinh doanh mang tính thời vụ cũng có thể gây ảnh hưởng đến số ngày tồn kho Nếu ngày lập bảng cân đối kế toán rơi vào mùa vụ tiêu thụ hàng tồn kho của một doanh nghiệp thì lượng hàng tồn kho có thể ít hơn nhiều so với những thời gian khác trong năm, và điều này có thể dẫn đến quay vòng hàng tồn kho giảm một cách bất hợp lý

 Hệ số này giảm nhìn chung là dấu hiệu tốt vì doanh nghiệp sử dụng hàng tồn kho với tốc độ nhanh hơn và không để tồn đọng

- Tuy nhiên để xem điều này có phải là tốt hay không cần phải xem doanh nghiệp đã thực hiện việc này như thế nào Có thể doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nên không thể dự trữ đủ nguyên nhiên vật liệu do vậy sẽ không thể đối phó được với nhu cầu sản xuất đang ngày càng tăng lên Trong những trường hợp như vậy doanh nghiệp mất một khoản doanh thu và giảm uy tín đối với khách hàng

- Hãy hỏi xem có gì thay đổi về chu kỳ sản xuất, hệ thống dự trữ hoặc chính sách cung cấp và phân phối hàng hoá - bất cứ sự thay đổi nào cũng thể hiện sự tăng cường (hoặc thiếu quan tâm) trong việc quản lý hoạt động kinh doanh

Để hiểu rõ ý nghĩa thực chất của xu hướng trên chúng ta cần phải phỏng vấn người vay Không có những thông tin này chúng ta sẽ không thể đánh giá được những tác động tới tình trạng tài chính của doanh nghiệp và rủi ro khi cho vay

Cần phải có các thông tin liên quan đến ngành khi xem xét vòng quay hàng tồn kho Thông thường, các ngành dịch vụ có hệ số này thấp trong khi các doanh nghiệp với mạng lưới phân phối hàng hoá rộng lớn có hệ số này khá cao

Đánh giá quản lý hàng tồn kho

Số dư hàng dự trữ cao và số ngày hàng dự trữ lâu dẫn đến nhu cầu tài trợ bằng tiền, vay ngân hàng hoặc từ nhà cung cấp tăng lên Vậy thì tại sao các nhà quản lý không kiểm soát được hàng tồn kho một cách hiệu quả? Có thể là do các nguyên nhân sau:

Điều kiện cung cấp có thể biến đổi rất lớn tuỳ theo từng ngành Một doanh

nghiệp hoạt động trong ngành này có thể đặt hàng và có nhiên liệu trong vòng vài ngày nên không cần thiết phải dự trữ nhiều Tuy nhiên, một doanh nghiệp hoạt động trong ngành khác có thể phải chờ vài tuần mới nhận được hàng cung cấp nên phải dự trữ số lượng hàng lớn trong vài tuần để đảm bảo hoạt động được liên tục

Thời gian chế biến cũng gây ảnh hưởng đến mức dự trữ Doanh nghiệp có 3

dạng hàng tồn kho là: nguyên liệu thô, sản phẩm đang trong quá trình chế biến

và thành phẩm Chỉ có thành phẩm là có thể bán được trong khi đó nguyên liệu

Trang 37

thô và sản phẩm dở dang phải đợi đến hết chu kỳ sản xuất Vì vậy thời gian của một chu kỳ sản xuất sẽ quyết định mức dự trữ

Giá cả cũng gây tác động đến mức dự trữ Nếu doanh nghiệp dự đoán giá cả

nguyên nhiên vật liệu sẽ tăng trong thời gian tới, doanh nghiệp sẽ phải mua nguyên nhiên vật liệu dự trữ với toàn bộ khả năng của mình

 Quan điểm của các nhà quản lý về vai trò của hàng dự trữ còn phụ thuộc vào khách hàng Các nhà quản lý doanh nghiệp có thể có chính sách đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng mọi loại khách hàng thường xuyên liên tục Vì vậy, nhu cầu

dự trữ hàng tồn kho sẽ tăng lên cả về lượng và thời gian

Trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta có thể kết luận rằng mức dự trữ cao và thời hạn dự trữ lâu đòi hỏi nhu cầu vốn tài trợ lớn Điều này có thể dẫn đến chi phí trả lãi trên mỗi đồng doanh thu lớn hơn Hơn nữa, nếu doanh nghiệp tăng số lượng hàng dự trữ lên sẽ làm tăng dòng tiền chi ra khỏi doanh nghiệp dẫn đến tăng chi phí sản xuất bằng tiền đồng thời làm giảm lợi nhuận tiền thuần dùng để trả gốc và lãi vay

Tóm lại, trong việc đánh giá quản lý của doanh nghiệp với hàng dự trữ, ta phải tìm hiểu tiêu chuẩn của ngành và điều kiện cung cấp, quá trình sản xuất chế biến và xác định thái độ của người quản lý đối với hàng dự trữ và mục đích phục vụ khách hàng Đồng thời phải xác định hiệu quả của việc kiểm soát hàng tồn và đánh giá xem việc quản lý nói chung có đạt được mức doanh thu với lượng hàng dự trữ hợp

lý hay không

Số ngày các khoản phải trả

Số ngày các khoản phải trả là số ngày cần thiết để doanh nghiệp thanh toán hết các khoản phải trả Hệ số trên được xác định theo công thức sau:

Các khoản phải trả

Số ngày các khoản phải trả = ×××× 365 ngày

Giá vốn hàng bán

Chú ý: Nếu không có giá vốn hàng bán có thể dùng chỉ tiêu doanh thu thay thế

Chúng ta có thể xác định số tiền phải trả trên doanh thu, hoặc một cách khác ta

có thể xác định số phải trả trên chi phí hoạt động Ta sẽ chọn quan hệ giữa số phải trả và doanh thu vì sự so sánh này cho phép chúng ta so sánh số ngày các khoản phải thu và số ngày các khoản phải trả vì cả 2 đều sử dụng như một thước đo Bởi vậy công thức tính số ngày các khoản phải trả trong trường hợp doanh nghiệp không có giá vốn hàng bán được thực hiện như sau:

Các khoản phải trả

Số ngày các khoản phải trả = ×××× 365

Doanh thu

Hệ số này đo lường hiệu quả quá trình trả nợ của một doanh nghiệp Nó chỉ ra

độ dài thời gian trung bình mà doanh nghiệp cần để thanh toán các khoản phải trả

Xu hướng của hệ số: 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày : Tích cực - ngày càng tốt hơn

90 ngày, 60 ngày, 30 ngày: Tiêu cực - ngày càng xấu

Trang 38

Một doanh nghiệp kéo dài thời hạn trả nợ thì có thể do thiếu tiền hoặc không có khả năng trả tiền khi đến hạn thanh toán Mặt khác, cũng có thể doanh nghiệp đang trong tình trạng tài chính tốt và ở thế chủ động có thể áp đặt thời hạn trả nợ đối với hầu hết các nhà cung cấp của mình để tự bổ sung vốn lưu động

Chúng ta cần so sánh số ngày các khoản phải trả theo tính toán với chỉ số của ngành cũng như thời hạn các khoản phải trả nhà cung cấp dành cho doanh nghiệp theo các thoả thuận trước khi đưa ra các nhận định

Các doanh nghiệp thường muốn tăng các khoản tín dụng từ người cung cấp để giảm vay nợ chịu lãi để tài trợ cho hàng tồn kho và các tài sản có khác

 Hệ số này tăng lên có thể là một dấu hiệu tốt trong trường hợp các khoản phải trả được các nhà cung cấp kéo dài do uy tín của doanh nghiệp trong thanh toán

và khả năng tiêu thụ sản phẩm cho các nhà cung cấp Một doanh nghiệp mới đi vào hoạt động có thể có thời hạn thanh toán này ngắn trong một vài năm đầu cho đến khi có đủ uy tín đối với người cung cấp Tuy nhiên, tỷ suất này tăng lên có thể báo hiệu rủi ro đối với những người cho vay, vì doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nên sẽ kéo dài thời hạn các khoản nợ càng lâu càng tốt Một doanh nghiệp có tình trạng như vậy được xếp là doanh nghiệp có nguy cơ rủi ro cao vì mức độ rủi ro phụ thuộc vào tình hình vay nợ Nếu nhà cung cấp đưa ra quyết định yêu cầu doanh nghiệp phải thanh toán nhanh hơn hoặc ngừng cung cấp cho doanh nghiệp thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể sẽ sụp

đổ Tin đồn gây nghi ngờ trên thị trường và làm khó khăn ngày càng tăng lên dẫn đến mất khả năng thanh toán

 Tỷ suất này giảm biểu hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp tăng lên và giảm công nợ mặc dù điều này có thể được xem là doanh nghiệp quản lý vốn lưu động kém hiệu quả Đôi khi doanh nghiệp có thể thanh toán các khoản nợ trước hạn (không sử dụng ưu thế của các khoản tín dụng sẵn có) Doanh nghiệp cũng

có thể vay ngân hàng với tỷ lệ lãi suất cao hơn để giữ uy tín trên thương trường

 Tỷ suất này thay đổi đột ngột có thể là do người cung cấp thay đổi các khoản cung cấp thương mại của họ Nếu thời hạn này đột nhiên bị thu hẹp lại, có thể là dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp trong ngành biết được doanh nghiệp này đang gặp khó khăn và do vậy cần phải giảm thời hạn hoặc cắt giảm các khoản tín dụng cung cấp cho khách hàng này

 Các dấu hiệu khác có thể là khả năng thanh toán giảm hoặc sử dụng vốn vay thay thế các khoản tín dụng thương mại (xem thời hạn các khoản vay và tỷ trọng vốn vay)

Đánh giá quản lý các khoản phải trả

Khi có sự chênh lệch đáng kể giữa mức dự trữ và số dư các khoản phải trả hoặc giữa số dư các khoản phải trả với số dư các khoản phải thu ta phải đặt ra các câu hỏi đối với nhà quản lý doanh nghiệp Nếu việc tài trợ vốn là quan trọng đối với một doanh nghiệp thì tại sao doanh nghiệp không kéo dài thời hạn phải thanh toán cho gần với thời gian dự trữ hàng hoặc thời gian tài khoản phải thu?

Có một số lý do sau:

 Có thể một trong số những lý do buộc phải thanh toán nhanh là để có cơ hội được hưởng chiết khấu Tuy nhiên, để làm được như vậy đòi hỏi doanh nghiệp

Trang 39

phải có lượng tiền mặt đủ lớn hoặc một hạn mức tín dụng của một tổ chức tài

chính nào đó cấp

 Có thể lý do bắt buộc đối với doanh nghiệp phải thanh toán nhanh là muốn tránh

bị đặt vào tình trạng trả tiền ngay khi giao hàng Nếu tất cả các nhà cung cấp lo

lắng doanh nghiệp thua lỗ dẫn đến việc thanh toán chậm trễ hơn, họ có thể

quyết định không cung cấp thêm hàng cho doanh nghiệp nữa trừ khi doanh

nghiệp trả tiền ngay khi nhận hàng Chúng ta cần phải xem xét doanh nghiệp sẽ

tìm số tiền cần thiết ở đâu để trả nhà cung cấp?

Do đó, các nhà quản lý sẽ luôn phải lựa chọn những lợi ích đối nghịch nhau về

các khoản phải trả Một mặt, doanh nghiệp mong muốn có các khoản tín dụng

“tự do” hoặc được tài trợ khi cần Mặt khác, doanh nghiệp lại muốn được

hưởng chiết khấu, nhưng điều đó có nghĩa là bỏ qua một số khoản tín dụng

Hơn nữa, doanh nghiệp chỉ có thể hoãn thanh toán cho đến khi bắt đầu làm

giảm uy tín đối với nhà cung cấp Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải thanh toán

nhanh hơn, nếu không nhà cung cấp sẽ ngừng bán hàng trả chậm cho doanh

nghiệp

Trong trường hợp không được hưởng chiết khấu, doanh nghiệp quan tâm ngay

đến việc kéo dài các khoản phải trả đến mức có thể Các nhà quản lý có thể đưa ra

các giải pháp sau:

 Các nhà quản lý có thể dành thời gian làm việc với nhà cung cấp để đảm bảo với

nhà cung cấp rằng công việc kinh doanh đang diễn ra với một triển vọng tốt

Điều đó có tác dụng làm cho nhà cung cấp bớt lo lắng và kết quả họ cho phép

thời gian thanh toán lâu hơn

 Các nhà quản lý có thể khai thác một vài nguồn cung cấp khác và tìm ra một nhà

cung cấp cho phép thanh toán với thời hạn lâu hơn những người khác để tăng

thêm mối quan hệ trong kinh doanh

Doanh thu / Tài sản cố định thuần

Hệ số doanh thu trên tài sản cố định thuần phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố

định của doanh nghiệp Nó chỉ ra hiệu suất của nhà xưởng, máy móc, thiết bị, hay

mặt bằng sản xuất kinh doanh thông qua số doanh thu được tạo ra từ mỗi đồng tài

sản cố định Hệ số này được tính toán như sau:

Hệ số doanh thu /Tài sản cố định thuần = Doanh thu

Tài sản cố định thuần Đánh giá Quản lý Tài sản cố định

Khác với các khoản phải thu và hàng dự trữ, doanh nghiệp sử dụng tài sản cố

định trong thời gian nhiều năm và không chuyển toàn bộ ra tiền mặt (hoặc sử dụng

một cách hoàn toàn) trong kỳ sản xuất tiếp theo Vì vậy, đối với nhiều doanh nghiệp

chi phí để mua tài sản với mục đích thay thế cũng như mở rộng hoạt động kinh

doanh có thể là rất lớn

Do sự phát triểm mạnh mẽ của khoa học và công nghệ nên nhà quản lý sẽ phải

thận trọng trong việc lựa chọn công nghệ phù hợp và chỉ chọn loại tài sản có khả

năng sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng đáp ứng được nhu cầu thị trường

Để tăng doanh thu, các nhà quản lý phải sử dụng tài sản cố định có hiệu quả

cùng với việc duy trì mức hàng dự trữ hợp lý và tăng nhanh thời gian các khoản

Ngày đăng: 02/03/2013, 20:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Trong bảng so sánh trên, chúng ta không dừng lại khi tính được Thu nhập tiền thuần mà tiếp tục trừ đi khoản Nợ dài hạn đến hạn trả trong năm để xác định nguồn  tiền trả nợ có đủ hay không - Cam nang tin dung - MSB
rong bảng so sánh trên, chúng ta không dừng lại khi tính được Thu nhập tiền thuần mà tiếp tục trừ đi khoản Nợ dài hạn đến hạn trả trong năm để xác định nguồn tiền trả nợ có đủ hay không (Trang 11)
BẢNG TÍNH DềNG TIỀN  Nguồn Dữ liệu    Dấu  Cụng thức - Cam nang tin dung - MSB
gu ồn Dữ liệu Dấu Cụng thức (Trang 11)
BẢNG TÍNH DÒNG TIỀN Nguồn Dữ liệu Dấ - Cam nang tin dung - MSB
gu ồn Dữ liệu Dấ (Trang 13)
BẢNG TÍNH DềNG TIỀN  Nguồn Dữ liệu    Dấ u - Cam nang tin dung - MSB
gu ồn Dữ liệu Dấ u (Trang 13)
BẢNG TÍNH DÒNG TIỀN - Cam nang tin dung - MSB
BẢNG TÍNH DÒNG TIỀN (Trang 14)
3 BẢNG TÍNH DÒNG TIỀN Nguồn Dữ liệu Dấu Công thức 131 Chi phí hoạt động không tính  - Cam nang tin dung - MSB
3 BẢNG TÍNH DÒNG TIỀN Nguồn Dữ liệu Dấu Công thức 131 Chi phí hoạt động không tính (Trang 14)
3  BẢNG TÍNH DềNG TIỀN  Nguồn Dữ liệu    Dấ - Cam nang tin dung - MSB
3 BẢNG TÍNH DềNG TIỀN Nguồn Dữ liệu Dấ (Trang 14)
BẢNG TÍNH DềNG TIỀN - Cam nang tin dung - MSB
BẢNG TÍNH DềNG TIỀN (Trang 14)
3 BẢNG TÍNH DÒNG TIỀN Nguồn Dữ liệu Dấu Công thức 151 Thu nhập từ hoạt động tài chính  BCKQKD điều  - Cam nang tin dung - MSB
3 BẢNG TÍNH DÒNG TIỀN Nguồn Dữ liệu Dấu Công thức 151 Thu nhập từ hoạt động tài chính BCKQKD điều (Trang 15)
3  BẢNG TÍNH DềNG TIỀN  Nguồn Dữ liệu    Dấu  Cụng thức  151  Thu nhập từ hoạt động tài chính  BCKQKD điều - Cam nang tin dung - MSB
3 BẢNG TÍNH DềNG TIỀN Nguồn Dữ liệu Dấu Cụng thức 151 Thu nhập từ hoạt động tài chính BCKQKD điều (Trang 15)
3 BẢNG TÍNH DÒNG TIỀN Nguồn Dữ liệu Dấu Công thức 161 Thuế phải trả năm nay BCKQKD điều  - Cam nang tin dung - MSB
3 BẢNG TÍNH DÒNG TIỀN Nguồn Dữ liệu Dấu Công thức 161 Thuế phải trả năm nay BCKQKD điều (Trang 16)
BẢNG TÍNH DÒNG TIỀN - Cam nang tin dung - MSB
BẢNG TÍNH DÒNG TIỀN (Trang 16)
3  BẢNG TÍNH DềNG TIỀN  Nguồn Dữ liệu    Dấu  Cụng thức  161  Thuế phải trả năm nay  BCKQKD điều - Cam nang tin dung - MSB
3 BẢNG TÍNH DềNG TIỀN Nguồn Dữ liệu Dấu Cụng thức 161 Thuế phải trả năm nay BCKQKD điều (Trang 16)
BẢNG TÍNH DềNG TIỀN - Cam nang tin dung - MSB
BẢNG TÍNH DềNG TIỀN (Trang 16)
3 BẢNG TÍNH DÒNG TIỀN - Cam nang tin dung - MSB
3 BẢNG TÍNH DÒNG TIỀN (Trang 17)
3  BẢNG TÍNH DềNG TIỀN - Cam nang tin dung - MSB
3 BẢNG TÍNH DềNG TIỀN (Trang 17)
3 BẢNG TÍNH DÒNG TIỀN Nguồn Dữ liệu Dấu Công thức 221 Biến đổi TSCĐ hữu hình  thuần BCĐKT điều  - Cam nang tin dung - MSB
3 BẢNG TÍNH DÒNG TIỀN Nguồn Dữ liệu Dấu Công thức 221 Biến đổi TSCĐ hữu hình thuần BCĐKT điều (Trang 18)
223 Biến đổi TSCĐ vô hình thuần BCĐKTđiều - Cam nang tin dung - MSB
223 Biến đổi TSCĐ vô hình thuần BCĐKTđiều (Trang 18)
3  BẢNG TÍNH DềNG TIỀN  Nguồn Dữ liệu    Dấu  Cụng thức  221  Biến đổi TSCĐ hữu hình  thuần  BCĐKT điều - Cam nang tin dung - MSB
3 BẢNG TÍNH DềNG TIỀN Nguồn Dữ liệu Dấu Cụng thức 221 Biến đổi TSCĐ hữu hình thuần BCĐKT điều (Trang 18)
3 BẢNG TÍNH DÒNG TIỀN - Cam nang tin dung - MSB
3 BẢNG TÍNH DÒNG TIỀN (Trang 19)
3  BẢNG TÍNH DềNG - Cam nang tin dung - MSB
3 BẢNG TÍNH DềNG (Trang 19)
4 BẢNG TÍNH CÁC TỶ SUẤT HOẠT ĐỘNG  - Cam nang tin dung - MSB
4 BẢNG TÍNH CÁC TỶ SUẤT HOẠT ĐỘNG (Trang 30)
4  BẢNG TÍNH CÁC TỶ SUẤT  HOẠT ĐỘNG - Cam nang tin dung - MSB
4 BẢNG TÍNH CÁC TỶ SUẤT HOẠT ĐỘNG (Trang 30)
4 BẢNG TÍNH CÁC TỶ SUẤT CƠ CẤU TÀI TRỢ  - Cam nang tin dung - MSB
4 BẢNG TÍNH CÁC TỶ SUẤT CƠ CẤU TÀI TRỢ (Trang 49)
4  BẢNG TÍNH CÁC TỶ SUẤT - Cam nang tin dung - MSB
4 BẢNG TÍNH CÁC TỶ SUẤT (Trang 49)
Tình hình hoạt động của nhiều ngành thường tương đồng với các chu kỳ kinh tế. Tuy nhiên nhiều lĩnh vực cụ thể trong một ngành không hoàn toàn tương đồng với  chu  kỳ  kinh  tế,  chẳng  hạn  trong  ngành  xây  dựng  lĩnh  vực  xây  dựng  mới  nhà  cửa  thư - Cam nang tin dung - MSB
nh hình hoạt động của nhiều ngành thường tương đồng với các chu kỳ kinh tế. Tuy nhiên nhiều lĩnh vực cụ thể trong một ngành không hoàn toàn tương đồng với chu kỳ kinh tế, chẳng hạn trong ngành xây dựng lĩnh vực xây dựng mới nhà cửa thư (Trang 54)
Tình hình cạnh tranh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và những yếu tố này cũng thay  đổi  tuỳ  theo  từng  ngành - Cam nang tin dung - MSB
nh hình cạnh tranh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và những yếu tố này cũng thay đổi tuỳ theo từng ngành (Trang 55)
Đánh giá và cho điểm chu kỳ đời sống sản phẩm theo bảng sau: - Cam nang tin dung - MSB
nh giá và cho điểm chu kỳ đời sống sản phẩm theo bảng sau: (Trang 58)
 Có phù hợp với tình hình kinh tế chung hay không? - Cam nang tin dung - MSB
ph ù hợp với tình hình kinh tế chung hay không? (Trang 64)
- Phương diện tự nhiên: Cần xem xét ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, thời tiết, - Cam nang tin dung - MSB
h ương diện tự nhiên: Cần xem xét ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, thời tiết, (Trang 67)
1.13. Quản lý và nguồn nhân lực. - Cam nang tin dung - MSB
1.13. Quản lý và nguồn nhân lực (Trang 68)
Dựa trên tính hữu hiệu của mô hình tổ chức và bộ máy quản trị được áp dụng cho  doanh  nghiệp  phù  hợp  với  Điều  lệ  của  doanh  nghiệp - Cam nang tin dung - MSB
a trên tính hữu hiệu của mô hình tổ chức và bộ máy quản trị được áp dụng cho doanh nghiệp phù hợp với Điều lệ của doanh nghiệp (Trang 68)
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP - Cam nang tin dung - MSB
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP (Trang 72)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w