Mức Tăng trưởng

Một phần của tài liệu Cam nang tin dung - MSB (Trang 53 - 54)

II- Hướng dẫn đánh giá và cho điểm rủi ro tài chính

1.6.Mức Tăng trưởng

Mục đích phân tích khả năng tăng trưởng

Các chỉ tiêu này được lập ra để biết được mức tăng trưởng và mức độ mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Nhìn chung, các chỉ tiêu này tính tốc độ tăng trưởng hằng năm của doanh số bán ra và lợi nhuận. Tốt nhất là tăng trưởng của doanh số bán ra nên được tính cùng với tăng trưởng về lợi nhuận.

Hướng dẫn phân tích các tỷ suất tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng của doanh số bán ra

Doanh số bán ra kỳ hiện tại Doanh số bán ra kỳ trước

Đây là chỉ số quan trọng nhất cho biết tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp. Cũng cần phải chú ý xem thử nó có cao hơn tốc độ lạm phát danh nghĩa hay không (nếu nó thấp hơn, thì tốc độ tăng trưởng thực tế là tiêu cực) hoặc xem thử có cao hơn tốc độ tăng trưởng của thị trường hay không (nếu thấp hơn thì doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong cạnh tranh và cổ phiếu của công ty đang giản xuống).  Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thuần

Lợi nhuận thuần kỳ hiện tại Lợi nhuận thuần kỳ trước

Đây là chỉ số quan trọng nhất để xem xét tăng trưởng của nguồn lợi nhuận của các doanh nghiệp. Trong tốc độ tăng trưởng của doanh số bán ra được sử dụng để xem xét mở rộng về số lượng, thì tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận thường được sử dụng để xem xét về mặt chất lượng.

Hướng dẫn cho điểm

Trên cơ sở phân tích như trên, cán bộ tín dụng tiến hành đánh giá và cho điểm tiêu thức theo thang điểm đánh giá sau:

Đánh giá khả năng tăng trưởng Thang

- 1 (%)

điểm Tăng trưởng DT, LN, TS lớn hơn so với mức bình quân KH của MSB 5 Tăng trưởng DT, LN, TS bằng mức bình quân KH của MSB 4 Tăng trưởng DT, LN, TS nhỏ dưới mức bình quân KH của MSB 3

DT, LN, TS không tăng trưởng 2

Tỷ lệ tăng DT, LN, TS <0 1

Một phần của tài liệu Cam nang tin dung - MSB (Trang 53 - 54)