Hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu Cam nang tin dung - MSB (Trang 30 - 44)

II- Hướng dẫn đánh giá và cho điểm rủi ro tài chính

1.3. Hiệu quả hoạt động

K0 4 BẢNG TÍNH CÁC TỶ SUẤT HOẠT ĐỘNG NGUỒN DỮ LIỆU CÔNG THỨC 3.1 Vòng quay khoản

phải thu BCĐKT điều chỉnh BCKQKD điều chỉnh

Số dư bình quân đầu kỳ và cuối kỳ các khoản phải thu

Doanh thu bình quân tháng

3.2 Vòng quay hàng tồn

kho BCĐKT điều chỉnh BCKQKD điều chỉnh

Số dư bình quân đầu kỳ và cuối kỳ hàng tồn kho

Doanh thu bình quân tháng

3.3 Vòng quay khoản

phải trả BCĐKT điều chỉnh BCKQKD điều chỉnh

Số dư bình quân đầu kỳ và cuối kỳ các khoản phải trả

Doanh thu bình quân tháng

3.4 Số ngày các khoản phải thu cuối kỳ

BCĐKT điều chỉnh

BCKQKD điều chỉnh

Số dư các khoản phải thu cuối kỳ x 365 Doanh thu 3.5 Số ngày hàng tồn kho cuối kỳ BCĐKT điều chỉnh BCKQKD điều chỉnh

Số dư các hàng tồn kho cuối kỳ x 365 Giá vốn hàng bán (hoặc Doanh thu)

3.6 Số ngày các khoản phải trả cuối kỳ

BCĐKT điều chỉnh

Số dư các các khoản phải trả cuối kỳ x 365

BCKQKD điều

chỉnh Giá vốn hàng bán (hoặc Doanh thu)

3.7 Doanh thu thuần trên

Tài sản cố định BCKQKD điều chỉnh BCĐKT điều chỉnh

Doanh thu thuần Tài sản cố định

3.8 Vòng quay Tài sản

có BCKQKD điều chỉnh

BCĐKT điều chỉn

Doanh thu thuần Tổng Tài sản có

Mục đích phân tích hiệu quả hoạt động

Chúng ta sẽ đánh giá các tỷ suất cơ bản được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Phần lớn các tỷ suất này phản ánh mối tương quan giữa doanh thu với tổng tài sản có hoặc một trong số các hạng tài sản có trên bảng cân đối kế toán. Đó là các chỉ số hữu ích trong đánh giá chất lượng quản lý và triển vọng tương lai của một doanh nghiệp.

Tài sản được tài trợ bằng vốn góp của chủ sở hữu và các khoản vay nợ, các khoản phải trả Doanh nghiệp sử dụng tài sản càng hiệu quả sẽ tạo ra càng nhiều doanh thu hơn hoặc với trị giá tài sản thấp hơn doanh nghiệp vẫn có thể tạo ra được 1 đồng doanh thu thì nhu cầu tài trợ cho vốn thuần sẽ thấp hơn dẫn đến giảm chi phí trả lãi. Phần trăm chi phí trả lãi đóng vai trò quan trọng trong khả năng sinh lời của một doanh nghiệp mà khả năng sinh lời có ảnh hưởng mạnh đến khả năng thanh toán và khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Các tỷ suất về hiệu quả thường được xem là các tỷ suất liên quan đến doanh thu, chúng đánh giá tốc độ về khả năng chuyển đổi của các hạng mục tài sản có sang một tài sản khác thường là tiền mặt như thế nào. Các khả năng có thể là:

 Tại thời điểm bán hàng, hàng tồn kho được kết chuyển vào giá vốn hàng bán, doanh nghiệp có thể thu tiền ngay hoặc hạch toán dưới dạng các khoản phải thu.  Khi các khoản phải thu đến hạn, doanh nghiệp thu tiền từ khách hàng.

 Tài sản cố định được sử dụng dần trong quá trình sản xuất ra sản phẩm, giá trị tài sản cố định được phân bổ vào giá thành. Khi hàng hoá sản phẩm tiêu thụ, một phần tiền thu được từ khách hàng sẽ hoàn vốn đầu tư tài sản cố định.

Chúng ta sẽ xem xét các tỷ suất hoạt động trên hai khía cạnh: phương pháp tính toán và cách đánh giá.

Hướng dẫn phân tích các tỷ suất hiệu quả hoạt động

Những chỉ số sau được tính để xác định hoạt động về vốn và tài sản do doanh nghiệp quản lý. Chúng cho biết doanh nghiệp đã sử dụng tài sản một cách nhanh chóng và hữu hiệu như thế nào để thu được lợi nhuận. Bởi vì các chỉ tiêu này kiểm tra mức độ hoạt động của các loại tài sản theo thời gian (từ các số liệu trong bản cân đối đến bảng kết quả kinh doanh), chúng cũng còn được gọi là tỷ suất năng động. Các đại lượng tính toán chủ yếu là tỷ suất doanh thu và thời gian.

Tỷ suất doanh thu cho biết số lần trung bình các đơn vị (tài sản hay vốn) được bán ra. Khi (tài sản hay vốn) đạt được doanh số bán ra cùng một số lượng, chúng được xem là doanh thu đã được doanh thu một lần. Số lượng doanh thu càng lớn thì tài sản hay vốn được sử dụng càng hiệu quả và hiệu quả thu được càng lớn.

Thời gian doanh thu được tính cho các đại lượng giống như ở tỷ suất doanh thu nhưng được tính ngược lại. Nó đo lường thời gian của một lần doanh thu của (tài sản hay vốn) (thời gian cần thiết của đạt được cùng một số lượng bán ra).

Thời gian doanh thu càng ngắn thì tài sản hay vốn được hoàn trả lại (đạt doanh số bán ra) càng nhanh. Có thể nhìn thấy dễ dàng hàng dự trữ, thu thương mại và thanh toán thương mại trong chỉ số thời gian doanh thu bởi vì nó cho biết điều kiện thanh toán thực tế và thời gian dự trữ khi hàng hoá đã trở thành thành phẩm và quá trình sản xuất hàng hoá còn đang dở dang.

Vòng quay hàng tồn kho

Dự trữ trung bình giữa đầu kỳ & cuối kỳ Doanh số bán ra bình quân hàng tháng

Chỉ tiêu này cho biết số tháng dự trữ nguyên vật liệu thô và hàng hoá của doanh nghiệp. Hàng hoá không sớm thì muộn cũng sẽ được bán đi vì thế cần phải có một lượng dự trữ nhất định. Tuy nhiên, mức độ dự trữ quá nhiều làm cho kinh phí sử dụng không thu được hiệu quả (làm giảm lượng thu chi tiền mặt do kinh phí bị giữ lại và phải chịu lãi suất gia tăng) nó làm gia tăng chi phí dự trữ và có nguy cơ dẫn đến hàng tồn kho do bị lỗi thời hay do tình trạng thị trường giảm giá.

Vì vậy, cần phải kiểm tra xem mức độ dự trữ có được quản lý hợp lý hay không bằng cách kiểm tra xem thời gian dự trữ doanh thu (cũng cần kiểm tra mức độ dự trữ của hàng hoá thành phẩm, các hàng hoá đang được sản xuất và dự trữ nguyên vật liệu).

Vòng quay khoản phải thu

Thu thương mại bình quân đầu kỳ & cuối kỳ Doanh số bán ra hàng tháng

Chỉ số này cho biết thời gian cần thiết để thu hồi các khoản phải thu thương mại bằng tiền mặt (thu tiền mặt). Nó cho biết bình quân bao nhiêu tiền phải thu thương mại của các tháng còn tồn đọng. Phương pháp phổ biến để tính chỉ số này là cộng số tiền chuyển nhượng được chiết khấu với thu thương mại để tạo thành tử số (tiền mặt thu vào bằng cách chiết khấu các khoản thu thương mại và chuyển đến ngân hàng sẽ giảm được tiền phải thu trên bảng cân đối. Vì vậy mà phải cộng với thu thu thương mại). Thời hạn thu phải thu thương mại càng dài thì càng mất nhiều thời gian để thu hồi tiền mặt. Lượng tiền vốn đưa vào hoạt động trở nên hạn hẹp và nếu trong tiền vốn còn có cả nợ hay tiền mặt chiết khấu, thì tiền trả lãi suất sẽ tăng lên. Hơn nữa, khi đã có nghi ngờ đối với các doanh nghiệp là khách hàng đối tác, nếu trì hoãn thời gian thu hồi vốn càng làm tăng thêm nguy cơ không thu hồi được vốn.

Nếu thời gian thu các khoản phải thu thương mại kéo dài thì có thể là công tác quản lý thu hồi vốn không có hiệu quả, các điều kiện xúc tiến công việc thu nợ gặp trở ngại do khả năng bán hàng của doanh nghiệp yếu hoặc thu chi tiền mặt của người mua hạn chế.

Vòng quay khoản phải trả

Thanh toán thương mại BQ đầu kỳ & cuối kỳ Doanh số bán ra bình quân hàng tháng

Chỉ tiêu này cho biết thời gian bình quân từ khi mua hàng hoá và nguyên vật liệu thô đến khi thanh toán. Nó cho biết bình quân doanh số bán ra của các tháng (hoậc số lượng hàng hoá mua vào) thanh toán thương mại mà công ty đang nắm giữ.

Không thể đơn thuần nói rằng thời gian các khoản phải thanh toán thương mại sẽ ngắn hay dài. Nếu thời gian kéo dài, thì có thể các điều kiện thanh toán cho người bán hàng mang lại thuận lợi cho doanh nghiệp, thời gian thanh toán càng dài thì càng dễ dàng tăng vốn hoạt động. Mặt khác, có thể giá mua không có lợi (cao) hoặc doanh nghiệp lệ thuộc vào tín dụng thương mại bởi nó thiếu tín dụng ngân hàng. Nếu thời gian ngắn thì có thể là điều kiện thanh toán bất lợi vì doanh nghiệp không gây được lợi thế với nhà cung cấp. Ngược lại, cũng có thể là công ty có thừa kinh phí trong tay và thay bằng khối lượng thanh toán nhanh bẵng tiền mặt doanh nghiệp lại có lợi (vì được chiết khấu).

Nếu thời gian doanh thu đối với hàng dự trữ và phải trả thương mại kéo dài, chúng trở thành yếu tố gia tăng vốn hoạt động, và nếu thời gian thu các khoản phải thu thương mại dài thì nó trở thành yếu tố làm giảm nguồn vốn hoạt động.

Vì vậy, có thể ước tính nguồn vốn hoạt động cần thiết của doanh nghiệp theo công thức dưới đây. Dự báo doanh số bán ra trong tương lai và thời gian doanh thu dựa trên cơ sở này cũng có thể giúp doanh nghiệp quyết định những mục tiêu cần thiết về nguồn vốn hoạt động trong tương lai.

Nguồn vốn hoạt động cần thiết = Doanh số bán hàng tháng x (Thời gian vòng quay hàng tồn kho + Thời gian vòng quay của thu thương mại - Thời gian vòng quay của thanh toán thương mại).

Số ngày các khoản phải thu

Hệ số này đo lường hiệu quả của quá trình thu hồi nợ của một doanh nghiệp. Nó chỉ ra độ dài thời gian trung bình mà các khách hàng nợ tiền hàng của doanh nghiệp. Hệ số này được tính toán như sau:

Số ngày các khoản phải thu = Các khoản phải thu x 365 Doanh thu

Xu hướng của hệ số: 90 ngày, 60 ngày, 30 ngày Xu hướng tích cực- ngày càng tốt 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày Xu hướng tiêu cực-ngày càng xấu Hệ số này cung cấp thước đo về hiệu quả sử dụng vốn lưu động bởi vì các khoản nợ được thu hồi càng nhanh thì nhu cầu về vốn lưu động càng thấp.

Đánh giá việc quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp sẽ chính xác hơn khi xem xét thời hạn thu hồi các khoản nợ với số ngày hàng tồn kho và thời hạn các khoản phải trả.

Tỷ suất này tăng, nhìn chung là dấu hiệu không tốt. Nó thể hiện một số điểm sau:  Để bảo vệ thị phần hoặc mức doanh thu và tốc độ tăng trưởng, doanh nghiệp

buộc phải bán cho các khách hàng có độ tín cậy thấp, những khách hàng này thường kéo dài thời gian thanh toán các khoản nợ, làm tăng rủi ro do các khoản nợ khó đòi;

 Doanh nghiệp thiếu sự quản lý đối với tình hình vay nợ;

 Khách hàng của doanh nghiệp hoạt động trong ngành có xu hướng suy thoái dẫn đến tiêu thụ hàng hoá chậm buộc họ phải tăng các khoản phải trả càng nhiều và càng lâu càng tốt. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng xấu đối với tương lai của doanh nghiệp mà chúng ta xem xét cho vay.

Tỷ suất này giảm nhìn chung là dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, nếu tỷ suất giảm quá mạnh, ta cần phải kiểm tra lại xem có phải doanh nghiệp đã giảm các khoản phải thu bằng cách tăng tỷ lệ chiết khấu hay không.

So sánh tỷ suất này với những gì doanh nghiệp cung cấp cho chúng ta về thời hạn các khoản phải thu thương mại và tìm ra các nguyên nhân dẫn đến các chênh lệch đó.

Nhìn chung, số ngày nợ phải trả càng nhiều thì khả năng chúng chuyển thành các khoản nợ khó đòi càng lớn. Chất lượng của các khoản nợ cần phải được kiểm soát chặt chẽ bằng việc lên kế hoạch thu nợ và đánh giá tính tin cậy của các khoản phải thu.

Đánh giá quản lý Các khoản phải thu

Một doanh nghiệp có thể tăng lượng tiền thu vào từ hàng bán bằng cách giảm mạnh số dư tài khoản phải thu trong doanh số hàng bán. Khi làm như vậy, doanh nghiệp đã tăng hiệu quả sử dụng tài sản.

Nhưng tại sao các doanh nghiệp không thu tiền ngay khi giao hàng? Có một vài lý do sau:

 Thông thường người mua không có sẵn tiền mặt, do đó họ sẽ chờ thu được những khoản phải thu và sau đó trả những khoản nợ. Nói một cách khác, tính thanh khoản của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng mạnh của các khoản phải thu tại bất kỳ thời điểm nào.

 Cạnh tranh có thể ảnh hưởng đến các khoản phải thu. Nếu cạnh tranh trên thị trường cho phép trả chậm 60 ngày sau khi mua, thì doanh nghiệp sẽ khó có thể yêu cầu khách hàng trả trong vòng 30 ngày.

 Thời hạn các khoản phải thu có thể sử dụng như một công cụ Marketing để tăng doanh thu và thâm nhập thị trường. Điều này có nghĩa là một doanh nghiệp có chiến lược khuyếch trương có thể đưa ra kỳ hạn thanh toán là 60 ngày. Trong khi đó thời hạn trung bình của ngành này là 30 ngày. Đó chính là 1 biện pháp khuyến mại.

Nhưng cần lưu ý, khi số dư các khoản phải thu giảm, tốc độ dòng tiền doanh nghiệp thu về sẽ nhanh hơn làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản. Ngược lại, khi số dư các khoản phải thu tăng lên có nghĩa là dòng tiền doanh nghiệp thu vào sẽ chậm hơn dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng tài sản. Trong trường hợp này cần phải đánh giá hoạt động quản lý và tìm ra các nguyên nhân dẫn đến thời hạn thu hồi kéo dài. Có thể Ban lãnh đạo doanh nghiệp :

 Không có chính sách tín dụng hiệu quả đảm bảo rằng trên thực tế khách hàng có khả năng trả nợ.

 Không có chính sách thu hồi một cách có hiệu quả mà chỉ nhắc nhở khách hàng khi họ đã nợ quá hạn.

Hệ số này đo lường số ngày mà doanh nghiệp dự trữ hàng hoá trước khi bán ra. Hệ số này xác định tỷ lệ hàng dự trữ và hiệu quả quản lý hàng dự trữ của doanh nghiệp. Nó được tính toán theo công thức sau:

Hàng tồn kho x 365 Số ngày dự trữ =

Giá vốn hàng bán đã điều chỉnh

Chú ý : nếu không có giá vốn hàng bán thì sử dụng doanh thu thay thế.

Nếu khấu hao được tính vào giá vốn hàng bán, chúng ta phải khấu trừ đi và điều chỉnh con số đã tính toán trên.

Chú ý, khi tính toán mức hàng dự trữ tương đối trên, ta sử dụng số dư hàng tồn kho được ghi tại thời điểm cuối kỳ kế toán, nó có thể hoặc không thể, đại diện cho mức hàng tồn kho thông thường. Đối với những doanh nghiệp kinh doanh theo thời vụ, mức hàng tồn kho có thể rất lớn tại một thời điểm nào đó của năm và sau đó giảm đi rất nhanh khi tiêu thụ.

Số ngày của các khoản phải thu và hàng tồn kho bình quân là chỉ số của chu kỳ hoạt động của một doanh nghiệp. Các hệ số này cũng được sử dụng để chỉ ra hiệu quả hoạt động. Số ngày bình quân thấp hay giảm đi có nghĩa là hiệu quả hoạt động tăng lên. Số ngày bình quân cao hay tăng lên có nghĩa là hiệu quả hoạt động suy giảm vì chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp sẽ dài hơn.

Hệ số luân chuyển hàng tồn kho có tầm quan trọng sống còn đối với doanh nghiệp bởi vì hàng tồn kho thường hàm chứa một khoản đầu tư tương đối lớn (đặc biệt với một nhà sản xuất và nhà bán lẻ) và kiểm soát dự trữ hàng hoá không hiệu quả ảnh hưởng xấu đến vốn lưu động và thường là một nguyên nhân thất bại của doanh nghiệp.

Một sự gia tăng thời gian dự trữ hàng có thể chỉ ra:

 Hàng tồn do lỗi mốt hoặc hàng không bán được. Trong trường hợp trên, doanh nghiệp cần phải loại trừ ít nhất một phần giá trị hàng tồn kho (có nghĩa là hàng tồn kho không còn giá trị nữa).

 Đầu tư tích trữ hàng tồn kho ở mức quá cao so với nhu cầu của doanh nghiệp (như là dự trữ quá mức, tàng trữ hàng hoá)

 Giá trị hàng tồn kho bị khai tăng  Dự trữ hàng tồn kho tăng lên.

 Lượng hàng mua đã không được điều chỉnh phù hợp với lượng hàng bán giảm

Một phần của tài liệu Cam nang tin dung - MSB (Trang 30 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)