Đảng ta đóng vai trò lãnh đạo toàn xã hội và trong thực tế mấy chục năm qua đã dược dân tin yêu vì “Đảng là đạo đức, là văn minh”, tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc. Nhưng Đảng sẽ mất vai trò lãnh đạo toàn xã hội và sẽ không được nhân dân tín nhiệm nữa nếu Đảng yếu kém, không trong sạch, không vững mạnh. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, việc thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng càng phải được đặc biệt chú ý, nó trở thành một quy luật tồn tại và phát triển của Đảng.
Lời mở đầu Lý do chọn đề tài: Đảng ta đóng vai trò lãnh đạo toàn xã hội và trong thực tế mấy chục năm qua đã dược dân tin yêu vì “Đảng là đạo đức, là văn minh”, tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc. Nhưng Đảng sẽ mất vai trò lãnh đạo toàn xã hội và sẽ không được nhân dân tín nhiệm nữa nếu Đảng yếu kém, không trong sạch, không vững mạnh. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, việc thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng càng phải được đặc biệt chú ý, nó trở thành một quy luật tồn tại và phát triển của Đảng. Tình hình nghiên cứu: thực tiễn qua hơn 20 năm đổi mới, hệ thống quan điểm lý luận về xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới luôn được bổ sung và phát triển ngày càng hoàn thiện. Đối tượng nghiên cứu: bao gồm hệ thống quan diểm, lý luận về cách mạng Việt Nam trong dòng chảy của thời đại mới mà cốt lõi là sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, đổi mới và chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó có thể làm rõ một số tồn tại cần khắc phục để Đảng ta ngày càng trở nên trong sạch, vững mạnh. Phương pháp nghiên cứu: Hồ Chí Minh sử dụng phương pháp biện chứng duy vật hành động khoa học, không giáo điều, rập khuôn, máy móc hoặc xét lại, bảo thủ trì trệ. Hồ Chí Minh luôn nhắc chúng ta học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, bất cứ ai làm việc gì, ở cấp bậc nào đều phải đi sâu nghiên cứu lý luận, không ngừng học tập nâng cao trình độ, đồng thời phải coi trọng tổng kết thực tiễn, bổ sung để làm sáng rõ cho lý luận. Ý nghĩa của đề tài: soi đường cho Đảng và nhân dân trên con đường xây dựng đất nước, nâng cao tư duy lý luận, rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao đạo đức cách mạng năng lực công tác, thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng đại của Đảng và nhà nước ta. Kết cấu tiểu luận: ngoài lời nói đầu và kết luận gồm hai chương: Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới và chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay Do điều kiện thời gian cũng như trình độ am hiểu về vấn đề này còn hạn chế, nên không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được những ý kiến đánh giá của thầy cô giáo và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn. Chương I Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam 1. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam Trong bản Di chúc thiêng liêng, Bác Hồ đã dặn lại toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta những công việc phải làm khi Tổ quốc đã thống nhất, trong đó có nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng. Bác viết: ''Công việc trên đây là rất to lớn, nặng nề và phức tạp, và cũng là rất vẻ vang. Đây là một cuộc chiến đấu chống lại những cái gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt hơn''. Người còn chỉ rõ: “Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy, chúng ta cũng nhất định thắng lợi”. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (khoá VIII) đã đề ra nhiệm vụ: ''Toàn Đảng tiến hành cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình”. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Tư tưởng Hồ Chi Minh trên cả ba mặt tư tưởng, chính trị và tổ chức làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh đang là một yêu cầu bức xúc của toàn Đảng, toàn dân ta. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng về tư tưởng là làm cho hệ thống lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh thật sự trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng, toàn dân ta, giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Tại lớp huấn luyện đảng viên mới của Thành uỷ Hà Nội, ngày 14-5-1966. Bác Hồ nói: ''Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt. Muốn xây dựng chi bộ "bốn tốt'' thì phải bồi dưỡng lập trường vô sản cho đảng viên. Muốn có lập trường vô sản vững chắc thì đảng viên phải có ý thức giai cấp, đồng thời phải có lý luận cách mạng. Không có lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học thì không thể có lập trường giai cấp vững vàng. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị là kiên định con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong những bài học mà Đại hội VIII của Đảng đã tổng kết sau mười năm đổi mới, bài học về giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được đưa lên hàng đầu. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là bài học xuyên suốt trong lịch sử lãnh đạo cách mạng của Đảng ta. Xây dựng và chỉnh đốn Đảng về tổ chức là tăng cường sức chiến đấu của Đảng từ Trung ương đến cơ sở. Đại hội VIII của Đảng nhận định: ''Tổ chức cơ sở Đảng ở nhiều nơi yếu kém, phương thức lãnh đạo và sinh hoạt lúng túng, có trình trạng vừa kém dân chủ, vừa thiếu kỷ luật, kỷ cương. Một số cán bộ và cấp uỷ chưa tôn trọng và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, bệnh quan liêu, độc đoán, cục bộ, địa phương, kèn cựa, địa vị, cá nhân chủ nghĩa rất nặng. Không ít nơi nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng''.Công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng muốn có hiệu quả thiết thực, trước hết, phải gắn liền với phong trào quần chúng và phải dựa vào quần chúng.Thông qua phong trào quần chúng, Đảng kiểm nghiệm, hoàn chỉnh và cụ thể hoá đường lối chính trị. Và cũng từ phong trào cách mạng của quần chúng, Đảng lựa chọn những người ưu tú kết nạp vào Đảng. Thực tiễn cách mạng cho thấy nơi nào có phong trào quần chúng mạnh mẽ thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị thì ở đó, tổ chức Đảng được phát triển và củng cố, cán bộ, Đảng viên được rèn luyện và thử thách. Trái lại, công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng làm tốt thì phong trào quần chúng càng lớn mạnh. Quá trình phát triển và lớn mạnh của Đảng gắn liền với sự phát triển của xã hội và sự lớn mạnh của phong trào quần chúng. Phong trào quần chúng là cơ sở, là nguồn sống của Đảng, là mảnh đất tốt, từ đó, Đảng lớn lên không ngừng. Sức mạnh của Đảng và sự thắng lợi của cách mạng bắt nguồn từ chỗ Đảng luôn luôn gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân. Nhân dân ta vốn rất cách mạng, hết mực tin yêu và kính trọng Đảng. Mọi hành động của cán bộ, đảng viên đều có ảnh hưởng đến lợi ích của nhân dân. Vì vậy, quần chúng rất mong muốn và đòi hỏi được góp phần tham gia xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Hàng ngày, tiếp xúc với cán bộ, đảng viên, quần chúng hiểu được và đánh giá đúng hoạt động của các tổ chức Đảng, cán bộ và đảng viên. Dựa vào quần chúng và vận động quần chúng tham gia xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nhất định sẽ nâng cao được sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, củng cố sự liên hệ giữa Đảng và quần chúng, nâng cao uy tín của Đảng. Tham gia xây dựng và chỉnh đốn Đảng, quần chúng đấu tranh loại bỏ dần tệ quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng, tệ cường hào, gia trưởng, tệ tham nhũng, buôn lậu cùng những biểu hiện tiêu cực khác của một số cán bộ, đảng viên, ngăn chặn việc kết nạp những người không đủ tiêu chuẩn vào Đảng và phát hiện những phần tử cơ hội đang thao túng trong một số tổ chức Đảng và bộ máy Nhà nước. Cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng nhất định sẽ khẳng định vai trò và tác dụng tích cực của quần chúng nhân dân, của Mặt trận và các đoàn thể như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ 2. Cách mạng muốn thành công “ trước hết phải có Đảng cách mệnh” Nghiên cứu kinh nghiệm của các phong trào yêu nước Việt Nam cũng như phong trào đấu tranh của các dân tộc và của giai cấp vô sản các nước trên thế giới, đặc biệt là kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga, Người đi đến kết luận: Cách mạng là việc chung của cả dân chúng chứ không phải của riêng một hai người. Cách mạng cần phải có tổ chức bền vững mới dành được thắng lợi và sức cách mạng phải tập trung, muốn tập trung phải có Đảng Về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của Đảng Cách mệnh, Người chỉ rõ: Công nông là gốc của cách mạng, Dân chúng là chủ của cách mạng,vì thế “ trước hết phải làm cho dân giác ngộ” phải bày sách lược cho dân , phải đoàn kết dân lại…Để làm được việc đó “phải có đảng cách mệnh,để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi” Người nhấn mạnh: “Đảng có vững cách mệnh mới thành công cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy” Trong quá trình cách mạng Việt Nam, trải qua các thời kỳ, các giai đoạn cách mạng khác nhau, Người đều nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng, luôn luôn quan tâm đến việc xây dựng Đảng, rèn luyện Đảng. Trước lúc đi xa, điều Người quan tâm trước hết cũng là “nói về Đảng”. Trải qua nhiều thời kỳ với các tên gọi khác nhau, song bản chất của Đảng không hề thay đổi: đó là Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, là đội tiên phong của giai cấp vô sản, đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đảng luôn tuân thủ những nguyên tắc của một đảng kiểu mới: Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng lý luận, kim chỉ nam cho hành động; lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, lấy tự phê bình và phê bình làm quy luật phát triển; Đảng phải có kỷ luật sắt và kỷ luật tự giác; Đảng viên phải tuân theo tôn chỉ, mục đích của Đảng và hoạt động trong tổ chức cơ sở của Đảng…Đây là những nguyên tắc căn bản của một Đảng Cộng sản chân chính, một đảng chiến đấu theo tổ chức và đường lối của Quốc tế Cộng sản, khác với Đảng xã hội dân chủ, Đảng của Quốc tế II. Đây cũng là một trong những vấn đề cơ bản, Người đã coi là một căn cứ để lựa chọn và quyết định đứng về phía Quốc tế Cộng sản tại Đại hội Tua (1920) 3. Đảng Cộng sản Việt Nam là “sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước” Ngay sau khi trở thành đảng viên Đảng cộng sản Pháp và là cán bộ của Quốc tế cộng sản, Người đã nhận thức rõ việc thành lập ở Việt Nam một đảng cách mạng theo nguyên tắc Đảng của Lênin và của Quốc tế Cộng sản là cần thiết, nên Người đã quyết định phải về nước để thực hiện nhiệm vụ ấy. Người cho rằng: xuất phát từ tình hình kinh tế, chính trị. xã hội ở Việt Nam khác các nước phương Tây, con đường của cách mạng Việt Nam là đi từ cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, phong trào yêu nước giải phóng dân tộc thì rộng rãi, sôi nổi, còn giai cấp công nhân thì mới hình thành, phong trào công nhân còn non yếu; do vậy quá trình thành lập Đảng không thể chỉ dựa vào phong trào công nhân mà còn phải dựa vào phong trào yêu nước. Nhận thức và vận dụng đúng quy luật về sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam để hưởng tới việc thành lập Đảng thực sự là một sự sáng tạo, thể hiện quá trình phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như của các thế hệ cộng sản Việt Nam là từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Lênin, chủ nghĩa quốc tế vô sản; từ giác ngộ dân tộc phát triển đến giác ngộ giai cấp, kết hợp giác ngộ dân tộc với giác ngộ giai cấp trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin. 4. Đảng cộng sản Việt Nam – “Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam” Vận dụng luận điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, Người khẳng định: Trong thời đại ngày nay, giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất và độc nhất có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng. Giai cấp nông dân là lực lượng cách mạng to lớn, là đồng minh tin cậy của giai cấp công nhân. Nhưng vì nông dân mang tính chất phân tán, tư hữu nên không thể coi nông dân là lực lượng lãnh đạo cách mạng. Đảng cộng sản Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân.Nhưng cái quyết định bản chất giai cấp công nhân của Đảng không phải chỉ ở thành phần xuất thân của đảng viên, mà cơ bản là ở nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác- Lênin, ở mục tiêu, đường lối của Đảng thực sự vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và ở vấn đề Đảng nghiêm túc tuân thủ những nguyên tắc tổ chức của Đảng kiểu mới. Do đó Đảng không chỉ kết nạp công nhân ưu tú, mà còn kết nạp cả nông dân ưu tú, lao động trí óc ưu tú, và những người thuộc các thành phần khác thật hăng hái, giác ngộ, được rèn luyện, thử thách, tự nguyện chiến đấu trong hàng ngũ của Đảng. Mặt khác, Đảng đặc biệt chú ý đến việc rèn luyện đảng viên, không ngừng nâng cao trình độ chủ nghĩa Mác- Lênin, nâng cao giác ngộ dân tộc và giác ngộ giai cấp. Người xác định: Mục tiêu của Đảng cộng sản Việt Nam là mục tiêu chung của toàn dân Việt Nam: Độc lập cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã mang trong mình tính thống nhất giữa yếu tố giai cấp và yếu tố dân tộc. Chính lập trường và lợi ích giai cấp công nhân đòi hỏi trước hết phải giải phóng dân tộc. Đảng tìm thấy nguồn sức mạnh không chỉ ở giai cấp công nhân mà còn ở các tầng lớp nhân dân lao động. 5. Đảng cầm quyền, dân là chủ Theo Người, “Đảng cầm quyền” là Đảng tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trong điều kiện Đảng đã lãnh đạo quần chúng nhân dân giành được quyền lực nhà nước và Đảng trực tiếp lãnh đạo bộ máy nhà nước đó để tiếp tục hoàn thành sự nghiệp độc lập dân tộc dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Người nhấn mạnh: a. Đảng cầm quyền, nhưng dân là chủ. Mọi “quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Người đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, cho rằng đây là điểm khác biêt giữa Đảng cộng sản và Đảng tư sản trong cầm quyền. Đảng lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo chính quyền là nhằm thiết lập và củng cố quyền làm chủ của dân, mọi quyền lực thuộc về dân. Trái với nguyên tắc đó, Đảng sẽ thoái hóa, biến chất, trở thành Đảng đối lập với dân, đứng trên dân, trên pháp luật; còn đảng viên, cán bộ của Đảng sẽ trở thành những “ông quan cách mạng”, những kẻ “vinh thân phù gia”, vì quyền lợi ích kỷ của bản than, gia đình, dòng họ. b. Đảng cầm quyền – một số lớn cán bộ, đảng viên của Đảng được giao những nhiệm vụ trong bộ máy quyền lực, bộ máy hành chính – xã hội có quan hệ đến quyền lực, quyền lợi. Nhưng người cộng sản không bao giờ được rời xa mục tiêu, lý tưởng cao đẹp của mình. c. “Nhiệm vụ của Đảng cầm quyền” khó khăn hơn, to lớn hơn, phức tạp hơn. Đảng phải làm rất nhiều việc, phải chăm lo đầy đủ đến moi mặt của đời sống nhân dân, từ việc nhỏ đến việc lớn. Trong Di chúc, Người nhắc nhở: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. 6. Thường xuyên xây dựng Đảng và chỉnh đốn Đảng “Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo”. Trong Di chúc (bản bổ sung tháng 5- 1968), Người chủ trương rằng: “Việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mục đích của xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng là nhằm làm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh; bảo đảm nhằm làm cho Đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc; là tổ chức tiên phong chiến đấu chứ không phải là tổ chức làm quan, phát tài; Đảng phải tẩy bỏ những phần tử hủ hóa ra ngoài, làm cho đội ngũ đảng viên của Đảng luôn luôn giữ vững đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, luôn làm “kiểu mẫu” để lôi cuốn quần chúng. Người gắn việc chỉnh đốn Đảng với yêu cầu nhiệm vụ chung : “Chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân”. Bao gồm những nội dung chính sau: • Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Phải nâng cao trình độ nhận thức, trí tuệ mà trước hết là trình độ chủ nghĩa Mác- Lênin cho cán bộ, đảng viên. • Tuân thủ và vận dụng những nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của một đảng Mác- Lênin. • Nguyên tắc tập trung dân chủ • Tự phê bình và phê bình • Kỷ luật nghiêm minh và tự giác • Đoàn kết thống nhất trong Đảng • Củng cố quan hệ máu thịt giữa Đảng và dân • Vấn đề đảng viên, cán bộ • Về phẩm chất, tiêu chuẩn cán bộ. [...]...Chương II Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới và chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay 1 Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh dưới ánh sáng tư tuởng Hồ Chí M inh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Đảng có vững cách mạng mới thành công” Suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, nhất là trước mỗi bước ngoặt lịch sử, Người luôn nêu bật nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng Hiện nay, cách mạng nước... - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân ta nhất định sẽ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Để lãnh đạo nhân dân thực hiện thành công nhiệm vụ vẻ vang nhưng muôn vàn khó khăn đó Việc quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, ngang tầm với yêu cầu mới của cách mạng là nhiệm vụ then chốt, quyết định 2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí minh về đổi mới và chỉnh đốn Đảng Đảng Cộng... và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cho đến nay, ngay cả sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới thành công, chúng ta càng thấm thía rằng, chỉ có nắm vững và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta mới có thể xây dựng Đảng ta trong sạch vững mạnh Đây là yếu tố quyết định thắng lợicủa cách mạng nước ta Cùng với cuộc vận động xây dựng , chỉnh đốn Đảng thì cuộc vận động... tình hình mới là đòi hỏi có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta 2.1 Nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của Đảng trong điều kiện mới Kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu đôc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh trong hoạt động của Đảng Thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển... của Đảng, tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn đường lối, chính sách của Đảng trong thời kỳ mới Đổi mới công tác giáo duc lý luận chính trị, tư tưởng trong Đảng, trước hết cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt các cấp, đổi mới nội dung, phương pháp hoc tập và giảng dạy trong hệ thống trường chính... đã chuyển sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo đúng nguyện ước của Bác Hồ Vì vậy, càng đòi hỏi chúng ta phải thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh đốn, xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, đáp... Toàn Đảng và mỗi đảng viên phải kiên định mục tiêu chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân, luôn đặt lợi ích của dân tộc, của giai cấp lên trên hết, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng là phải giáo dục đảng viên, cán bộ nêu cao đạo đức “cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư , làm cho Đảng thật sự trong. .. thường xuyên quan tâm đặc biệt tới việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng Đảng phải là đội tiên phong của giai cấp và dân tộc, phải hoàn thiện mình để lãnh đạo đất nước Mỗi khi cách mạng chuyển giai đoạn chiến lược, Người đều nhắc nhở phải chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng xứng đáng với yêu cầu nhiệm vụ mới Người đã nhạy bén thấy trước những hiện tư ng cần phảichỉnh đốn Đảng ngay sau khi kháng chiến chống Mỹ thắng lợi,... dựng Đảng thời gian qua 3.1 Thành tựu Đảng đã đề ra và từng bước bổ sung, hoàn thiện dần đường lối đổi mới một cách đúng đắn, sáng tạo, hình thành ngày càng rõ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Khẳng định chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng Ở những bước ngoặt của cách mạng, trước những diễn biến phức tạp của tình hình, Đảng. .. tạp của tình hình, Đảng kịp thời có định hướng tư tưởng chính trị đúng đắn, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, chống những luận điệu thù địch, tạo cơ sở cho sự thống nhất tư tưởng trong đảng và trong nhân dân Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách Có tiến bộ về thực hiện dân chủ trong Đảng và lãnh đạo thực hiện dân chủ trong xã hội, phát huy trí tuệ tập thể, sức mạnh . tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, ngang tầm với yêu cầu mới của cách mạng là nhiệm vụ then chốt, quyết định. 2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí minh về đổi mới và chỉnh đốn. của Đảng và nhà nước ta. Kết cấu tiểu luận: ngoài lời nói đầu và kết luận gồm hai chương: Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới. nhất trong Đảng • Củng cố quan hệ máu thịt giữa Đảng và dân • Vấn đề đảng viên, cán bộ • Về phẩm chất, tiêu chuẩn cán bộ. Chương II Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới và chỉnh đốn Đảng trong