1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số câu hỏi ôn tập cho kiểm tra 45ph- HK2- Lịch sủ 10 - Ban cơ bản

4 2,8K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 49 KB

Nội dung

a Tình hình nông nghiệp: - Từ cuối thế kỉ XV đến nữa đầu thế kỉ XVI, ruộng đất ngày càng tập trung vào tay địa chủ quan lại, nhà nước không quan tâm đến sản xuất, nông nghiệp sa sút, mất

Trang 1

Một số câu hỏi ôn tập cho Kiểm tra 45 phút

Lớp 10 – Học kỳ II – Năm học 2009-2010

Giáo viên giảng dạy: NGUYỄN VĂN HÀO

Trường PT NGUYỄN VĂN LINH –

Pleiku- Gia Lai

Câu 1 Vì sao triều Lê sơ sụp đổ? Sau khi được thành lập, triều Mạc đã có chính sách đối nội đối ngoại như thế nào? Hậu quả của chính sách đối ngoại đó như thế nào?

a) Nguyên nhân sụp đổ của triều Lê sơ

Đầu thế kỷ XVI nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng suy yếu vì:

+ Sau khi vua Lê Hiển Tông chết, các vua Lê Uy Mục và Lê Tương Dực chỉ lo ăn chơi xa đoạ, không quan tâm đến triều chính

+ Quan lại địa chủ ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột nhân dân Vì vậy phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ ở nhiều nơi

+ Các thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền hành, nổi trội hơn cả là thế lực của Mạc Đăng Dung

b) Chính sách đối nội và đối ngoại của triều Mạc:

Năm 1527 Mạc Đăng Dung đã bắt vua Lê nhương ngôi và thành lập triều Mạc Triều Mạc đã có chính sách đối nội và đối ngoại như sau:

- Đối nội:

+ Xây dựng chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê

+ Tổ chức thi cử đều đặn để tuyển lựa quan lại

+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân

+ Xây dựng quân đội mạnh để đối phó với mọi tình hình có thể xảy ra

- Đối ngoại:

- Do sự chống đối của cựu thần nhà Lê, Đại Việt lâm vào tình trạng không ổn định Biết được điều đó, vua Minh cho quân tiến xuống phao tin xâm chiếm nước ta Nhà Mạc phải cắt đất chịu thuần phục nhà Minh

c) Hậu quả: Nhà Mạc không còn được sự tin tưởng của nhân dân.

Câu 2 Bộ máy nhà nước phong kiến Đàng ngoài thời Lê – Trịnh được tổ chức như thế nào? Em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước đó?

a) Bộ máy nhà nước thời Lê – Trịnh: được tổ chức như sau

- Chính quyền trung ương: gồm Triều đình vua Lê và Phủ chúa Trịnh Triều đình vua Lê

được tổ chức như cũ Phủ chúa Trịnh gồm có quan văn quan võ cao cấp bàn bạc, quyết định các chủ trương chính sách lớn và trực tiếp chỉ đạo thực hiện Về sau, chúa Trịnh (Trịnh Giang) đặt thêm 6 phiên để chỉ đạo hoạt động của các bộ

- Chính quyền địa phương: cả Đàng Ngoài được chia thành 12 trấn Dưới trấn là phủ,

huyện, châu, xã như cũ

b) Nhận xét: Bộ máy nhà nước thời Lê – Trịnh khá hoàn chỉnh Tuy nhiên, chúa Trịnh đã

Trang 2

Câu 3 Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI -XVIII ở Đàng Ngoài và Đàng Trong như thế nào? Hãy cho biết các điểm tích cực và hạn chế của chính sách nông nghiệp đó?

a) Tình hình nông nghiệp:

- Từ cuối thế kỉ XV đến nữa đầu thế kỉ XVI, ruộng đất ngày càng tập trung vào tay địa chủ quan lại, nhà nước không quan tâm đến sản xuất, nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên

- Từ nửa sau thế kỉ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển

+ Ruộng đất ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài mở rộng, nhất là ở Đàng Trong

+ Thuỷ lợi được cũng cố như bồi đắp đê đập, nạo vét mương máng

+ Giống cây trồng ngày càng phong phú

+ Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết

b) Các điểm tích cực và hạn chế của chính sách nông nghiệp:

- Tích cực: Ở Đàng Ngoài, vùng đất này có từ lâu đời được khai thác triệt đề Ở Đàng

Trong, lãnh thổ ngày càng được mở rộng vào Nam, ít dân cư nên có điều kiện phát triển nông nghiệp rất thuận lợi

- Hạn chế: Sau một thời gian mở rộng diện tích canh tác, ở cả hai Đàng, chế độ tư hữu

ruộng đất phát triển, ruộng đất ngày càng tập trung trong tay giai cấp địa chủ phong kiến

Câu 4 Sự phát triển của thương nghiệp trong các thế kỷ XVI-XVII như thế nào?

a) Nội thương: ở các thế kỉ XVI- XVIII buôn bán trong nước ngày càng phát triển

- Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc

- Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn và trung tâm buôn bán của vùng

- Buôn bán giữa miền xuôi và miền ngược tăng lên

- Ở Đàng Trong, nhiều nhà buôn mang thóc lúa từ Gia Định ra bán ở các dinh miền Trung

b) Ngoại thương: Thế kỉ XVI-XVIII ngoại thương phát triển mạnh

- Thuyền buôn của một nước châu Á ( Trung Hoa, Nhật Bản Xiêm … ) và một số nước châu Âu ( Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh ) đến Việt Nam buôn bán ngày càng tấp nập

- Hàng hoá trao đồi bao gồm nhiều mặt hàng thủ công nghiệp và hàng nông thổ sản

- Thương nhân nhiều nước (Nhật Bản, Trung Hoa, Hà Lan, Anh, Pháp) đã xin lập phố

xá, cửa hàng để buôn bán lâu dài

c) Nguyên nhân phát triển :

- Do hàng hóa sản xuất trong nước ngày càng nhiều, đẹp, có chất lượng tốt.

- Do chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh-Nguyễn

- Do phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông-Tây thuận lợi

Giữa thế kỉ XVIII ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khoá của Nhà nước ngày càng phức tạp, quan lại khám xét phiền phức

Trang 3

Câu 5 Kháng chiến chống quân Thanh (1789) đã diễn ra như thế nào? Hãy cho biết đặc điểm của cuộc kháng chiến chống quân Thanh.

a) Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789)

- Vua Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh Vua Thanh cho 29 vạn quân kéo sang nước ta

- Lực lượng Tây Sơn tạm rút về Ninh Bình, Thanh Hóa Quân Thanh kéo vào Thăng Long

- Ngày 21.12.1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung và sau

đó chỉ huy nghĩa quân tiến ra Bắc

- Đúng vào đêm 30 Tết (25.1 1789) vua Quang Trung phát lệnh tiến công Quân Tây Sơn chia làm 3 mũi tiến đánh quân Thanh Đến mùng 5 Tết Kỷ Dậu, nghĩa quân Tây Sơn giành chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi - Đống Đa, đánh bại quân xâm lược, tiến vào Thăng Long Số tàn quân Thanh hoảng loạn tháo chạy về nước

b) Đặc điểm của cuộc kháng chiến chống quân Thanh.

- Cuộc kháng chiến diễn ra nhanh chóng, bất ngờ, táo bạo và chắc thắng

- Cuộc kháng chiến vừa bảo vệ vững chắc độc lập của tổ quốc và giải phóng dân tộc, vừa góp phần vào sự nghiệp thống nhất đất nước

Câu 6 Trình bày khái quát tình hình tôn giáo ở nước ta từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII

Trong các thế kỷ XVI-XVIII, tình hình tôn giáo ở nước ta có những nét khái quát sau đây:

- Nho giáo: mất dần địa vị độc tôn, trật tự phong kiến không còn được tôn trọng như

trước

- Phật giáo: có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ

Lý-Trần Nhiều chùa chiền được sửa sang

- Thiên Chúa giáo: nhiều giáo sĩ theo thuyền buôn nước ngoài vào Việt Nam và được

truyền bá ngày càng rộng rãi Nhà thờ mọc lên ở nhiều nơi nhưng sau một thời gian, hoạt động truyền giáo của các giáo sĩ bị nhà nước phong kiến cấm đoán

- Tín ngưỡng truyền thống: được phát huy như thờ cúng tổ tiên, anh hùng hào kiệt, nhất

là những người có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc Nhiều đền thờ, lăng miếu được xây dựng ở nhiều nơi

Câu 7 Hãy đánh giá chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn Cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng có ý nghĩa gì?

a) Đánh giá chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn:

- Tích cực: Mặc dù triều đình nhà Nguyễn chịu phục tùng nhà Thanh và bắt Lào và Chân

Lạp phải thần phục, quan hệ thân thiện với các nước láng giềng vẫn được duy trì

- Hạn chế: Với chủ trương “ bế quan toả cảng” ( đóng cửa, không giao thiệp với phướng

Tây) vì sợ các nước này nhòm ngó nên đã không chấp nhận đặt quan hệ ngoại giao với

họ Chính sách này làm cản trở việc giao lưu với những nước có nền khoa học và công

Trang 4

nghệ phát triển lúc bấy giờ, không có điều kiện tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật đương thời và làm cho nước ta tiếp tục trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu

b) Cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng có ý nghĩa:

- Sự phân chia tỉnh thời Minh Mạng được dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp về mặt địa

lý, dân cư, phong tục tập quán địa phương và phù hợp với phạm vi quản lý của một tỉnh

- Thống nhất đơn vị hành chính trong cả nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý từ trung ương xuống địa phương

- Cuộc cải cách hành chính còn làm cơ sở để phân chia các tỉnh, huyện ngày nay

Vì vậy cải cách thời Minh Mạng đựơc đánh giá rất cao Tuy nhiên, nhà nước phong kiến

triều Nguyễn vẫn là một nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

Câu 8 Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn

a) Nông nghiệp :

- Nông nghiệp vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, ruộng đất hoang hoá nhiều Nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền song do diện tích đất công ít (20% tổng diện tích đất) đối tượng được hưởng nhiều, vì vậy tác dụng không lớn

- Nhà nước khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức (cho dân tự động tổ chức, góp vốn ban đầu cho dân mở thêm nhiều đồn điền) nhưng ruộng đất tăng thêm không nhiều

- Nhà nước còn bỏ tiền huy động nhân dân sửa đắp đê điều nhưng không khắc phục được

lũ lụt

- Người nông dân không có ruộng hoặc ít ruộng, chịu bóc lột nặng nề

Nhận xét: Nhà Nguyễn đã có những biện pháp phát triển nông nghiệp , song đó chỉ là

biện pháp truyền thống , lúc này không có hiệu quả cao.: Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, rất lạc hậu

b) Thủ công nghiệp :

- Thủ công nghiệp nhà nước : đựơc tổ chức với quy mô lớn và có nhiều ngành nghề như tiền, vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói Thợ quan xưởng đã đóng tàu thuỷ- đựơc tiếp cận với kỹ thuật chạy bằng máy hơi nước

- Thủ công nghiệp nhân dân: Nghề thủ công cổ truyền đựơc duy trì nhưng không phát triển như trứơc Một nghề mới xuất hiện là in tranh dân gian

c) Thương nghiệp

- Nội thương: phát triển chậm chạp do chính sách thuế khoá phức tạp của Nhà nước

- Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền ngoại thương Thuyền buôn các nước chỉ được vào một số cảng ở Gia Định và Đà Nẵng

- Ngoại trừ Thăng Long, những đô thị khác tàn lụi dần

Ngày đăng: 09/07/2014, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w