3.2.2.1 Những công việc cụ thểđã thực hiện tại sở thực tập
a. Công việc thứ nhất: Cùng tham gia việc xây dựng kế hoạch năm, các Chương trình MTQG dự án xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững với các đồng chí trong phòng nông nghiệp và PTNT huyện Bắc Hà.
- Sau buổi làm việc bản thân đã học hỏi được nhiều kinh nghiêm như:
với cán bộ của phòng và địa phương, cách chỉ đạo người dân thực hiện công việc, các tiêu chí đểđánh giá chất lượng của công trình.
- Thông qua những lần làm việc tại đây em đã rút được rất nhiều bài học cho bản thân như: Cách chỉ đạo thực hiện một công việc cụ thể như một
người cán bộ thực thụ, cách đánh giá năng lực làm việc của phòng nông nghiệp và PTNT.
b. Công việc thứ hai: Được tham mưu và đi cùng với cán bộ phòng nông nghiệp và PTNT đi xuống các xã kiểm tra về việc phủ trách phát triển cây rau
trên đị bàn; Xây dựng, thậm định các dự án, phương án phát triển nông nghiệp, chăn nuôi trên địa bàn: Công tác phòng chống dịch bệnh cây trồng và vật nuôi, Công tác đối ngoại.
- Thông qua công việc được tham gia em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân như: cách lập và thực hiện một kế hoạch cụ thể, cách tổ
chức một cuộc họp dân để bắt được nguyện vọng của họ, học hỏi được kỹ năng giao tiếp với người dân.
c. Công việc thứ ba: Cùng tham dự các cuộc họp, hội nghị với đồng chí Nguyễn Xuân Nghĩa cán bộ phòng nông nghiệp và PTNT.
- Cùng tham gia hội nghị tập huấn điều tra năng suất, sản lượng lúa vụ
mùa, tình hình chăm nuôi và kinh doanh cá thể năm 2018 tại 2 xã Nậm Mòn, Bản Phố huyện Bắc Hà. Trong buổi họp cán bộ của phòng nông nghiệp huyện
đã triển khai các nội dung sau: Hưỡng dẫn cách điều tra năng suất, sản lượng lúa, cách thu thập và xử lý số liệu, cách đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ
kinh doanh cá thể. Trong buổi hội nghị bản thân em đã chú ý lắng nghe và ghi chép các nội dung công việc được triển khai, cố gắng nắm bắt được nội dung của cuộc họp, quan sát cách chỉ đạo và triển khai cuộc họp của một cán bộ
cấp cao.
- Sau khi đi dự buổi hội nghị về bản thân em đã rút ra được bài học kinh nghiệm cũng như các kỹ năng cho bản thân như: Học hỏi được kỹnăng
chỉđạo và triển khai cuộc họp, thông qua buổi tập huấn đã học hỏi được cách
điều tra năng suất lúa, năng suất ngành chăm nuôi cũng như hiệu quả kinh tế
của các hộ kinh doanh cá thể.
d. Công việc thứ tư: Được tham gia và đi cùng cán bộ phòng nông nghiệp và PTNT đi rà soát các hộgia đình trồng chè tại xã Lầu Thí Ngài, Bản Liền, Tả Củ Tỷ, TảVăn Chư huyện Bắc Hà.
e. Công việc thứ năm:Được tham mưu cùng các bộ phòng nông nghiệp phục trách lĩnh vực trồng trọt, sản xuất rau trên địa bàn huyện. Xây dựng kế
hoạch năm của phòng, theo dõi đánh giá năng suất sản lượng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
g. Nội dung thứ sáu: Ngoài thời gian đi thực hiện những công việc nêu trên thì bản thân em được sắp xếp cùng các bộ phòng đi kiểm tra rà soat các xã thị trấn của huyện Bắc Hà.
Thông qua nhưng công việc được giao bản thân em đã cố gắng để hoàn thành tốt cũng như tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.
3.2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn liên quan tới đến nội dung thực tập
a. Thuận lợi
- Được sự quan tâm tạo điều kiện của Phòng nông nghiệp và PTNT và sự
chỉ bảo ân cần, sự giúp đỡ tận tình của đồng chí Nguyễn Xuân Nghĩa và các
đồng chí trong phòng nông nghiệp.
- Do được trang bị những kiến thức nền tảng khi bước vào thực tế giảm bớt sự bỡ ngỡ, giúp em bắt nhịp được với công việc nhanh hơn.
- Được sự giúp đỡ ủng hộ nhiệt tình của đồng chí Nguyễn Xuân Nghĩa
trong mọi công việc. Mỗi khi gặp khó khăn thắc mắc ra được hướng giải quyết công việc sao cho đạt kết quả tốt nhất. đoàn thanh niên, công an, khối mặt trận tổ quốc trong công viêc.
- Do thực tập tại địa phương mình sinh sống và lớn lên nên phần nào hiểu được về tình hình kinh tế chính trị và con người nơi đây giúp cho quá
- Được trang bị những kiến thức cần thiết trong quá trình học tập tại nhà
trường nên luôn hoàn thành tốt công việc được giao.
- Mỗi khi về các xã làm việc đều được sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ xã cũng như người dân nơi đây.
b. Khó khăn
- Do không có kinh nghiệm nên vẫn còn bỡ ngỡ trong công viêc được
giao. Chưa hiểu sâu về tình hình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và con
người nơi đây nên việc đưa một chính sách vào địa phương đôi khi còn gặp nhiều khó khăn do thường gặp một sốngười dân chưa được tiếp cận nhiều với thông tin truyền thông và các chính sách của nhà nước nên giải thích cho họ
hiểu và làm theo các chính sách đã đưa ra rất khó và mất nhiều thời gian. - Một số cán bộ tại cơ sở còn thiếu ý thức trách nhiệm trong công việc nên việc lấy số liệu gặp nhiều khó khăn.
- Do chưa được tiếp súc nhiều với công việc thực tế nên em phải mất một khoảng thời gian để làm quen với công việc.
- Thời gian học trên giảng đường nhiều hơn thời gian đi thực tế. Vì vậy, việc tiếp súc và làm việc với bà con nông dân còn chưa có kinh nghiệm, chưa
biết cách ứng xử về chuyên môn.
- Chưa tinh tế trong việc tiếp cận lãnh đạo cấp trên và các cán bộ trên địa bàn.
- Vì người dân thiếu hiểu biết và bận rộn nên cũng gặp khó khăn.
3.2.4. Bài học kinh nghiệm
- Qua thời gian học tập tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và thời gian thực tập tại Phòng nông nghiệp và PTNT em rút ra được những bài học thực tế riêng cho bản thân như: Học hỏi được cách giao tiếp và làm việc với các xã và người dân, cách thu thập và xử lý số liệu sơ cấp, cách tổ chức một buổi họp dân để triển khai một công việc cụ thể hay để lấy ý kiến của
người dân, cách chỉđạo vá thực hiện công việc như một cán bộ thực thụ, cách hoạch định một chính sách để phát triển kinh tế các xã tại địa phương, cách
lập kế hoạch để phát triển kinh tế của các xã trong một khoảng thời gian như
một tháng, một quý, một năm, cách phân công công việc cho cán bộ công chức hay cán bộ bán chuyên trách trong nội bộ Phòng nông nghiệp và PTNT, học được cách chỉ đạo một cuộc họp quan trọng để triển khai công việc cụ
thể, học hỏi được cách giao tiếp với các cán bộ cấp cao hơn như cán bộ tỉnh, tìm hiểu được tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã, kỹ năng quản lý nhân sự, có kỹ năng quan sát và thực hiện kế hoạch các
chương trình quản lý, dự án, kỹnăng quan sát và thu thập thông tin, trang bị được những kỹ năng chuyên môn, kỹ năng làm việc với các cán bộ có kinh nghiệm và đặc biệt tiếp xúc trực tiếp với người dân để có những trải nghiệm thực tế cho bạn thanh.
Phải thường xuyên đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết các khó khăn, vướng mắc và yêu cầu chính đáng của nhân dân.
Có năng lực điều hành và xây dựng các hệ thống kế hoạch phù hợp với
trình độvà điều kiện phát triển kinh tế của các xã.
Tin dân, tôn trọng dân và có hình thức, biện pháp cụ thể, thích hợp để phát huy quyền làm chủ, nguyện vọng của nhân dân.
(1) Cấp giống chè vụ thu năm 2017
- Phát cây chè giống cho các hộ dân đã được nghiệm thu đất trồng chè năm 2017 theo đúng chủng loại và đảm bảo chất lượng cây giống, chủ động thông báo cho các hộ dân đến nhận cây chè giống đúng thời gian và địa điểm. Vận chuyển và cấp giống chè tại trung tâm các xã thị trấn huyện Bắc Hà
- Đôn đốc các hộ dân bảo quản, chăm sóc cây chè giống và trồng chè đúng thời vụ và quy trình kỹ thuật.
Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả rà soát phân loại diện tích, năng suất, sản lượng chè năm 2017 trên địa bàn huyện Bắc Hà –tỉnh Lào Cai
TT Tên Xã Tổng diện tích chè (ha) Diện tích chè kinh
doanh (ha) Diện tích chè KTCB
Năng suất chè búp tươi (Tạ/ha ) Sản lượng chè búp tươi (tấn) Sản lượng chè khô (tấn) DT chè đảm bảo đủ mật độ > 70% DT chè mất khoản g 50- 70% DT mất khoản g <50%, NS thấp, DT trồng năm thứ I DT trồ ng nă m thứ II DT trồng năm thứ III Tổng cộng 538,6 265,4 113,7 75,0 - - 30,0 137,5 1.455,4 3.731,6 I Xã Bản Liền 295,5 117,0 94,0 0,0 0,0 0,0 8,0 82,0 271,1 65,8 1,0 Thôn đội 1 41,0 15,0 21,0 1,8 9,0 30,1 7,5 2,0 Thôn đội 2 47,0 17,0 21,9 2,2 9,0 30,1 7,5 3,0 Thôn đội 3 48,0 24,0 19,0 1,2 9,5 30,3 7,6 4,0 Thôn đội 4 41,0 18,0 18,0 0,8 9,5 30,3 7,6 5,0 Thôn đội 5 45,2 19,0 20,0 2,0 9,5 30,3 7,6 6,0 Thôn KCT 1 12,0 6,3 2,0 9,0 30,0 7,0 7,0 Thôn KCT 2 13,0 4,5 1,0 8,5 30,0 7,0 8,0 Thôn Nậm Thảng 15,0 10,0 3,3 9,0 30,0 7,0 9,0 Thôn Xà Phìn 33,3 14,0 13,0 9,0 30,0 7,0 II Xã Lầu Thí Ngài 23,4 1,3 5,7 13,5 0,0 0,0 3,0 8,0 1,4 0,4 1,0 Thôn Lử Chồ 1 6,5 1,3 4,9 0,3 2,0 0,3 0,1 2,0 Thôn Lử Chồ 2 6,5 1,3 0,5 3,6 1,2 2,0 0,4 0,1 3,0 Thôn Dì Thào Ván 7,7 3,8 3,4 0,5 2,0 0,8 0,2
4,0 Thôn Pờ Chồ 1 0,3 0,3 5,0 Thôn Pờ Chồ 3 2,4 0,2 1,5 0,7 2,0 0,0 0,0 III Xã Tả Củ Tỷ 151,5 88,5 0,0 63,0 0,0 0,0 16,0 55,5 387,3 79,3 1,0 Sả Mào Phố 40,7 22,3 18,4 10,0 8,7 79,9 16,3 2,0 Sảng Mào Phố 25,2 10,6 14,6 0,5 9,2 69,9 14,2 3,0 Sông Lẫm 24,8 10,7 14,1 0,9 10,0 73,9 15,1 4,0 Tả Củ Tỷ 24,6 11,4 13,2 0,6 9,5 70,4 14,5 5,0 Ngải Thầu 15,9 15,2 0,7 2,3 8,7 40,8 7,9 6,0 Xín Chải 20,4 18,3 2,1 1,7 9,4 52,4 11,3 IV Tả Văn Chư 91,6 59,9 19,7 12,0 0,0 0,0 6,0 0,0 797 3586,5 1,0 Lả Dì Thàng 43,6 33,0 8,5 2,1 4,0 797 3.587 2,0 Sín Chải 39,9 23,8 9,5 6,7 3,0 Xà Ván 3,3 2,3 1,0 4,0 Sừ Mần Khang 2,7 0,5 2,2 5,0 Nhiều Cù Ván B 2,0 0,8 1,2 2,0 (Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Bắc Hà) 3.2.4. Tóm tắt kết quả thực tập
- Qua đợt thực tập này em đã được trải nghiệm thực tế và học hỏi được những kinh nghiệm mà cán bộ Phòng nông nghiệp và PTNT thực hiện đồng thời
được thử sức mình trong môi trường làm việc mới, được làm những công việc mới. Trong thời gian thực tập tại Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bắc Hà em nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn và tất cả các cán bộ tại
đây. Hiểu biết thêm những quy định và tác phong làm việc của các cán bộ,
- xã hội của huyện Bắc Hà, giúp em hoàn thành được nhiệm vụ về tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ NN huyện, được quan sát cách tổ
chức các cuộc họp, được chứng kiến các cán bộ giải quyết công việc ra sao, ngoài ra em còn được giao lưu và tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội do Phòng tổ chức, từ những hoạt động trên em đã học được nhiều kinh nghiệm cho bản thân, giúp em tự tin hơn trong xã hội và trưởng thành hơn.
3.2.5. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế
Sau khi kết thúc đợt thực tập hơn 4 tháng tại Phòng Nông nghiệp và
PTNT huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai em được làm quen, được tham gia các hoạt động tại Phòng cùng các lãnh đạo và các cán bộ em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ thực tế, quan sát cách mà cán bộ làm việc em đã hiểu được một số công việc cần phải làm hàng ngày và giải quyết công việc ra sao. Từ những cái học hỏi được em đã rútra được một số kinh nghiệm như sau:
Kinh nghiệm thứ nhất đó là em được học hỏi và hiểu thêm về kỹ năng sống. Trong cuộc sống nếu không cố gắng và luôn tích cực học tập, rèn luyện, trau dồi, tích lũy kiến thức thì sẽ không bao giờ tới đích mà mình đã đặt ra. Ngoài kiến thức về chuyên môn, cần có những kỹ năng mềm như: Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phỏng vấn xin việc hay kỹ năng quản lý thời gian, tư duy sáng tạo. Dù là kỹ năng mềm nào thì điều đầu tiên không thể thiếu đó là sự tự tin, tự tin về bản thân, tự tin về lời nói của mình. Không nên tỏ ra quá rụt rè, em ngại, thiếu tự tin điều đó không tốt cho côngviệc.
+ Về kỹ năng giao tiếp: Là một kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng, bởi nó giúp truyền đạt những suy nghĩ, ý tưởng của mình đến với đối tượng mà mình cần giao tiếp. Tuy nhiên, cũng cần lắng nghe, luôn tôn trọng và để thấu hiểu những ý kiến của người khác và cần chú ý những điểm như: Tùy từng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp mà mình có cách ứng xử linh hoạt, phù hợp. Và điều không thể thiếu được như đã nói ở trên đó là sự tự tin thì việc giao tiếp mới có hiệu quả.
+ Trong quá trình học tập hay làm việc thì kỹ năng quản lý thời gian và tư duy sáng tạo cũng rất quan trọng. Vì khi sắp xếp thời gian một cách khoa học, điều chỉnh hợp lý và luôn học hỏi, tìm tòi để sáng tạo ra những điều mới thì công việc sẽ có hiệu quả cao, thuyết phục hơn.
Thứ hai đó là kinh nghiệm về phong cách làm việc: Việc đầu tiên cần chú ý đó là nội quy làm việc, tuân thủ theo và chấp hành tốt các quy định của cơ quan như: Quy định về giờ giấc, tác phong làm việc cần nhanh nhẹn tránh lề mề. Cách ăn mặc, đi đứng lịch sự, sao cho phù hợp với môi trường là cơ quan hành chính nhà nước. Trong khi làm việc nhiệt tình với công việc, cố gắng làm hết sức có thể nhằm phát huy khả năng đồng thời biết được những hạn chế của bản thân mình. Và cũng cần chú ý đến cách xưng hô không chỉ với những người lớn tuổi hay chỉ các bác, các chú là lãnh đạo mà với tất cả mọi người cũng cần có thái độ lễ phép, nhã nhặn, biết lắng nghe trong các mối quan hệ để nhận được sự thiện cảm.
Kinh nghiệm thứ ba đó là tiếp xúc với cộng đồng là người dân tại địa bàn xóm. Khi xuống làm việc tại các xóm với phong thái là chia sẻ, cần có thái độ cởi mở, hòa đồng, thân thiện, gần gũi với dân. Bởi để làm được cán bộ là nhờ có dân, do dân bầu cử và tín nhiệm. Thế nên rất cần lắng nghe những ý kiến đóng góp, xây dựng, những kinh nghiệm của người dân. Từ đó cũng giúp mình hoàn thiện hơn cả về công việc cũng như cách sống.
3.2.6. Đề xuất giải pháp
3.2.6.1. Đối với phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bắc Hà
Thứ nhất: Để phát huy được vai trò, chức năng, nhiệm vụ cho cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng thời nhằm góp phần vào