a)Sản xuất nông nghiệp
- Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 31,558 tấn, bằng 105,4% tỉnh giao, bằng 102% huyện giao, tăng 1.618 tấn so với. Lương thực bình quân đầu người ước đạt 497kg/người/năm, đạt 100,4%, tăng 8kg/người/năm so với. Giá trị sản xuất trên đơn vị canh tác ước đạt 34,1 triệu /ha.
- Tổng diện tích ngô, lúa gieo trồng 8.119ha/8.100ha đạt 100,2%. Trong
đó.
+ Cây lúa gieo trồng 2.499ha/2.480ha đạt 100.8% tăng 1,7% so với; năng suất 44,91 tạ/ha; sản lượng 11.224 tấn đạt 110% tỉnh giao, bằng 102,2% huyện giao, tăng 12% so với.
+ Cây ngô gieo trồng 5.620ha/5.620ha đạt 100%; năng suất 36,18 tạ/ha,
đạt 102,6% tỉnh giao, bằng 102,3% huyện giao, tăng 18,3% so với, sản lượng 20.335 tấn, đạt 102,3% tỉnh giao, bằng 102,3% huyện giao, tăng 2,1% so với.
- Đậu tương diện tích giao trồng 682ha/680ha đạt 100,3% tăng 0,3% so với, năng suất đạt 11,23 tạ/ha đạt 101,2%; sản lượng 766 tấn, đạt 101,5%, tăng 2,3% so với. Cây lạc diện tích gieo trồng 259ha/259ha đạt 102,06, năng suất đạt 12,06 tạ/ha đạt 102,2%, tăng 3,7% so với; sản lượng 312 tấn, đạt
102,5%.
+ Đậu tương xuân 340 ha, năng suất 11,41 ta/ha, sản lượng đạt 388 tấn. + Đậu tương hè 342 ha, năng suất 11,05 tạ/ha, sản lượng đạt 378 tấn.
- Cây dược liệu:
+ Actiso. Đã trồng xong 12 ha đạt 100%, tỷ lệ sống đạt 80 - 85%. Cây
sinh trưởng và phát triển bình thường.
+ Cây Đương quy: tổng diện tích trồng 8,9 ha đạt 81%. Đối với diện tích gieo cấy từ năm 2016 là 3,5 ha, cây sinh trưởng phát triển bình thường, Diện tích còn lại (5,4ha) đã chỉ đạo nhân dân làm đất và gieo ươm đủ cây giống.
+ Cây Cát cánh và Đan Sâm: (Cát cánh 10ha và Đan Sâm 2,8ha) đã chỉ đạo rà soát, kiểm tra diện tích đất, gieo ươm cây giống. Đến nay đã trồng được 5,3 ha cây Cát cánh. Đan Sâm: Gieo ươm trên luống 1200m2 và đang đóng được 12 vạn bầu ( đảm bảo đủ cây giống); kế hoạch thực hiện trồng
trong tháng 01/2017.
+ Cây ớt: Kế hoạch năm 2016 (đã trồng 44,88ha/2 xã. do ảnh hưởng của mưa đá đã làm dập nát 7,27ha) cho thu hoạch được 9.345 kg quả tươi, Năm
2017 (51ha/5 xã) kết thúc gieo trồng được 34,5ha (do không đủ lượng cây giống) đạt 68%, thu hoạch 3,625kg.
+ Cây rau: Chăm sóc và thu hoạch diện tích rau vụ mùa 148ha/148ha,
chủ yếu là các loại đậu đỗ, rau cải, bí, susu, dưa chuột, cải mèo, cải ngọt… Cây sinh trưởng và phát triển tốt. Tiếp tục triển khai trồng rau vụ đông 39ha, ước thực hiện cả năm đạt 843ha, bằng 133%.
+ Cây chè: Thực hiện chăm sóc diện tích chè hiện có 655ha (chè kiến thiết cơ bản 80ha; chè kinh doanh 575ha) sản lượng chè búp tươi đạt 2.527 tấn bằng 97,2%, ước thực hiện cả năm đạt 2.610 tấn bằng 100,4%. Chế biến chè búp khô được 493,15 tấn.
b) Về chăn nuôi:
- Tình hình chăn nuôi trên địa bàn phát triển ổn định, không phát sinh dịch bệnh nguy hiểm. Trong 11 tháng đầu năm tổng đàn gia súc, gia cầm, thủy cầm toàn huyện đến nay đạt 295.769 con, đạt 88,3%, ước thực hiện cả năm đạt 335.845 con, bằng 100,5 tăng 3,7% so; Trong 11 tháng đầu năm kiểm soát giết mổ 7.423/7.300 con gia súc, ước thực hiện cả năm đạt 8.000 con, bằng đạt 109,6%; sản lượng thịt hơi đạt 3.300 tấn, bằng 114,4%; Trong 11
tháng đầu năm tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm được 89.450/93.300 liều đạt 95,9%, ước thực hiện cả năm đạt 100%.
c) Về thủy sản:
- Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện đạt 46ha/46ha (không tích diện tích lòng hồ thủy điện)đạt 100%, tăng 2% so; Đối với chương trình nuôi
cá lồng.
+ Xã Cốc Ly (184 lồng, trong đó năm 2016: 172 lồng, năm 2017: 12 lồng) đã thu hoạch xong, sản lượng cá là 120 tấn; hiện tiếp tục thả được 17.400 con (gồm: chép, cá lăng, cá nheo, trê phi, trắm, rô phi…) Kế hoạch năm 2017 đóng mới 25 lồng, đã triển khai cho các hộ dân đóng được 12 lồng.
+ Xã Nậm Khánh (10 lồng); chủng loại giống và cá trắm cỏ. Hiện các hộ đã chuyển cá lên ao nuôi ( do nước đục cá chậm lớn và chết rải rác), đã thu hoạch chọn một số cá to (1,7-1,9kg/con) được 430 kg.
+ Xã Hoàng Thu Phố đã thả 8 lồng (Tổng 2.240 con: Trắm cỏ 1.200 con, Diêu hồng 960 con, cá bống 640 con), hiện cá sinh trưởng và phát triển bình thường.
d) Về lâm nghiệp:
- Hoạt động sản xuất lâm nghiệp của huyện tập trung vào các lĩnh vực trồng rừng, chăm sóc, tu bổ rừng và khai thác chế biến lâm sản. Công tác
quản lý. bảo vệ và khôi phục phát triển rừng đã được các ngành các cấp quan tâm đúng mức.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện. Phối hợp với Sở ban ngành của tỉnh thậm định phương án chăm sóc, bảo vệ hàng cây ven đường Tỉnh lộ 153 giai đoạn 2016 – 2018
trình UBND tỉnh phê duyệt ( đến nay đã được UBND tỉnh phê duyệt). Tổ chức xây dựng phương án trồng rừng sản xuất năm 2016 thuộc phương án khắc phục hậu quả sau cháy đã được UBND tỉnh phê duyệt. Tổ chức các hội nghị tuyên truyền, tập huấn công tác bảo vệ rừng, PCCCR năm 2017 và Hội nghị giao ban công tác bảo vệ rừng khu vực giáp ranh 03 huyện Bắc Hà, Bảo Thắng, Mường Khương và chuận bị văn kiện, các điều kiện chuận bi diễn tập PCCCR cấp xã năm 2016. Xác nhận khai thác, vận chuyển tiêu thụ lâm sản cho 47 hộ gia đình xin khai thác gỗ từ rừng trồng với khối lượng 743,748 m3
gỗ từ nhóm IV-VIII. Trong tháng có 02 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng (phá rừng trái pháp luật: 01 vụ; khai thác rừng trái phép: tạm giữ 12,051
m3 gỗ (6,058 m3 gỗ Sa mộc, 5,993 m3 gỗ Mỡ tròn); lũy kế 19 vụ vi phạm, quyết định xử phạt VPHC 77,65 triệu đồng; tịch thu 25,249 m3gỗ các loại.
- Kế hoạch trồng rừng năm 2016: Diện tích rừng sản xuất 1.335,1ha rừng sản xuất đạt 121,4%; 24,2 ha rừng phòng hộ đạt 24,2%, ước thực hiện cả năm
trồng 1.600 ha, trong đó: rừng sản xuất 1.500ha, rừng phòng hộ 100ha. Đối với 200ha khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên bổ sung kế hoạch năm 2016, hiện đã xây dựng hồ sơ thiết kế và dự toán trình tỉnh phê duyệt.
e) Về hình thức tổ chức sản xuất trong ngành nông nghiệp
- Hình thức tổ chức sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu theo quy mô nhỏ, dựa trên nền tảng kinh tế hộ gia đình. Trong những năm qua thực hiện cơ chế khoán gọn đến người lao động, kinh tế hộ gia đình đã đóng góp tích cực vào kết quả xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng ngành nông nghiệp.
Chăn nuôi, thủy sản
Bảng 3.3 tình hình chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn huyện Bắc Hà
Tên loại Tổng đàn Sản lượng (tấn)
1. Chăn nuôi (con)
- Trâu 18.000 1440 -Bò 1.100 140 -Ngựa 3.650 450 -Lợn 42.000 3.640 - Gia cầm 275.000 350 -Dê 16.000 180 2. Thủy Sản (ha) - Thủy sản 190 233 (Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Bắc Hà)
Giải pháp về sản xuất lương thực
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu giống, cơ cấu thời vụ gieo trồng theo hướng sử dụng giống ngắn ngày, năng suất, chất lượng cao, thích ứng rộng và tiếp tục duy trì, mở rộng phát triển cây trồng.
Cơ cấu giống cây lương thực: Chuyển dịch cơ cấu giống lúa theo
hướng tăng sử dụng giống lúa lai, giống lúa thuần chất lượng cao để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm lúa gạo;
- Tăng diện tích lúa lai bình quân cả năm đạt 15% diện tích trở lên;
- Diện tích lúa thuần chất lượng bình quân cả năm đạt 14 % diện tích trở lên; + Cơ cấu giống lúa, giống ngô chủ yếu:
Giống lúa lai: SYN6, SL8H-GS9, HKT99, Thịnh dụ 11, VL20.
Giống lúa thuần: HT1, HT6, HT9, ĐS-1, J02, Hoa khôi 4, Hoa ưu 109, TBR 45, Bắc thơm số 7, Khang dân 18, Bao thai, nếp Vải, nếp Cái hoa vàng,
nếp Lang liêu, nếp 98.
Giống ngô: LVN4, LVN99, NK4300, NK66, NK6654, CP999, CP888,
DK8868, DK9955, B21, HN88.
Giải pháp đối với sản xuất cây rau màu
- Tăng diện tích gieo trồng cây rau màu trong năm: Sử dụng tối đa diện tích đất chuyên màu, mở rộng diện tích rau màu vụ Xuân trên đất một lúa, đất lúa chuyển đổi sang trồng cây rau màu có giá trị kinh tế cao hơn và chủ động mở rộng diện tích lúa Mùa sớm, mùa trung để bố trí đất trồng cây vụ Đông;
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ về giống, canh tác, áp dụng
quy trình VietGAP;
- Thực hiện sản xuất vụ Đông theo cánh đồng, theo khu vực nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa.
- Tăng cường tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn giống cây vụ đông có năng suất, chất lượng cao...
- Tiếp tục chỉ đạo mở rộng diện tích trồng các loại cây rau màu theo hướng an toàn, chú trọng mở rộng diện tích trồng cây khoai tây vụ đông (áp
dụng phương pháp trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu sẽ góp phần tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích và cải tạo được độ phì cho đất, hạn chế được sâu bệnh trên đất lúa).
- Tiếp tục thực hiện việc gắn kết giữa doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm và người sản xuất.
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ sản xuất khoai tây đông theo cơ chế hỗ trợ của tỉnh.
Giải pháp về công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ rừng và phát triển trồng rừng;
- Tiếp tục thực hiện dự án trồng rừng của tỉnh, hỗ trợ cây giống và phân
bón cho các hộ trồng rừng và đưa một số cây bản địa vào trồng trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Đặc biệt, mở rộng diện tích trồng Quế để chiết suất tinh dầu; phát triển dịch vụ chế biến lâm sản.
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác giao khoán và bảo vệ rừng.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan kiểm lâm, công an, quân đội và chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng và quản lý lâm sản;
- Thực hiện công tác cấp phép, kiểm tra, giám sát khai thác rừng theo đúng quy định. Tăng cường công tác pháp chế trong lĩnh vực lâm nghiệp, xử lý nghiêm các vụ vi phạm về bảo vệ rừng.
Giải pháp về mở rộng đầu tư và tiêu thụ sản phẩm
Ngoài việc tổ chức thực hiện sử dụng vốn có hiệu quả từ ngân sách nhà nước nêu trên, BCĐ sản xuất nông nghiệp và PTNT huyện tiếp tục xem xét giải quyết ưu tiên các nguồn vốn vay từ nguồn tín dụng ngân hàng để mở rộng sản xuất. Đồng thời tạo điều kiện khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh liên kết đầu tư gắn với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn, đặc biệt là các sản phẩm có thế mạnh.
Ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và PTNT huyện:
- Phân công cụ thể cho các thành viên trong Ban chỉ đạo huyện phụ trách địa bàn, hướng dẫn UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch cụ thể
- Thường xuyên kiểm tra, bám sát cơ sở nắm bắt tình hình và xử lý kịp thời các khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất Nông lâm nghiệp năm 2016.
Phòng Nông nghiệp và PTNT (Cơ quan thường trực BCĐ sản xuất
NN và PTNT huyện):
- Tham mưu cho Ban chỉ đạo sản xuất NN và PTNT huyện chỉ đạo đưa
các giống lúa lai, lúa thuần, giống ngô lai có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất; Thực hiện tốt công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện các Dự án, mô hình trong lĩnh vực nông lâm nghiệp.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các mô hình trình diễn về giống mới, mô hình thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả… theo hướng sản xuất hàng hoá và tăng thu nhập trên đơn vị diện tích để tuyên truyền, khuyến cáo và nhân ra diện rộng. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để tổ chức chỉ đạo, thực hiện trong những năm tiếp theo.
- Tham mưu, tổ chức, chỉ đạo thực hiện tốt cơ chế hỗ trợ sản xuất nông
lâm nghiệp trên địa bàn huyện theo qui định.
- Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về vật tư nông lâm nghiệp trên địa bàn.
Trạm Khuyến nông:
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật mới ứng dụng vào sản xuất, các kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi; Tổ chức xây dựng các mô hình chuyển giao khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất và nhân rộng các mô hình đã thực hiện hiệu quả trên địa bàn.
- Chỉ đạocán bộ phụ trách địa bàn để tham mưu, chỉ đạo, phối hợp với UBND các xã, thị trấn thực hiện công tác vận động, tuyên truyền, hướng dẫn nông dân để tổ chức thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất nông lâm nghiệp năm 2017, đặc biệt là đối với chỉ tiêu thực hiện chăn nuôi bò sinh sản,
mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng đồng bộ, tập trung, phát triển trồng khoai tây vụ đông có sự liên kết đầu tư và tiêu thụ sản phẩm…
- Tiếp tục triển khai, mở rộng vùng sản xuất lúa chất lượng cao có liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ. Chỉ đạo kỹ thuật, tư vấn, hướng dẫn và ký kết hợp đồng 3 bên giữa người dân - Nhà nước - Doanh nghiệp.
- Phối hợp, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, mô hình được giao; Định kỳ báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện các nội dung công việc được giao về Ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và PTNT huyện (qua cơ quan thường trực là phòng Nông nghiệp và PTNT).
Chi nhánh Vật tư nông nghiệp:
Mở rộng mạng lưới dịch vụ phục vụ đến các xã đảm bảo thực hiện tốt công tác dịch vụ, cung ứng đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng, số lượng,
chủng loại các loại vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất; Thực hiện công khai chính sách giá bán theo quyết định của UBND tỉnh ban hành về các mặt hàng trợ cước, trợ giá;
Các cơ quan ban, ngành liên quan, các tổ chức đoàn thể:
Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp cùng ngành Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoàn thành tốt các chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp năm 2017 theo nội dung đã nêu trong phương án.
UBND các xã, thị trấn:
Căn cứ vào quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp huyện Bắc
Hà đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và các chỉ tiêu kế hoạch được giao xây dựng kế hoạch triển khai đến các thôn, xóm, hộ nông dân thực hiện:
- Tập trung chỉ đạo đưa các giống lúa lai, lúa thuần có năng suất, chất lượng cao đã được khẳng định vào sản xuất trong khung thời vụ tốt nhất để kịp thời gieo cấy lúa mùa sớm, tạo điều kiện mở rộng diện tích trồng cây vụ đông. Chỉ đạo, thực hiện các mô hình sản xuất đồng bộ, tập trung có sự liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.
- Tổ chức kiểm tra việc kinh doanh các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và vật tư nông nghiệp trên địa bàn quản lý.
- Xây dựng phương án sản xuất lúa lai, ngô lai, lúa thuần chất lượng cao theo quy định của tỉnh trình huyện phê duyệt hỗ trợ và hoàn thiện các thủ tục thanh quyết toán theo quy định.
- Phối hợp chỉ đạo thực hiện công tác trồng mới, trồng thay thế những diện tích chè có năng suất chất lượng thấp bằng các giống có năng suất, chất lượng cao; Phối hợp triển khai, thực hiện các kế hoạch trồng mới,trồng lại chè đạt hiệu quả.
- Phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện tổ chức tập huấn hướng dẫn,