1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

sáng kiến kinh nghiêm hay 2010

24 360 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 313 KB

Nội dung

1 TRƯỜNG THCS QUANG THÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT HIỆN MỚI CHO CÁC BÀI DẠY ÔN TẬP TIẾNG VIỆT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS MÔN: NGỮ VĂN NHÓM TÁC GIẢ: NGUYỄN HỮU HẬU PHAN THỊ QUỲNH KHOA NĂM HỌC: 2009 – 2010 A. ĐẶT VẤN ĐỀ: I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Trong các bộ môn khoa học xã hội nói chung và bộ môn văn học nói riêng, thì mục tiêu lớn nhất quá trình dạy học là hướng đến việc “ dạy chữ” để “ dạy người” và phát triển kỹ năng sống cho học sinh. Điều này đã được thể hiện rất rõ qua tài liệu hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2009 – 2010 về giáo dục của Bộ GD & ĐT . Bởi vậy việc dạy học môn ngữ văn - bậc THCS – cũng không nằm ngoài mục tiêu ấy. Riêng với phân môn Tiếng Việt, thì việc rèn luyện cho học sinh phát triển toàn diện các kỹ năng nghe ; nói ; đọc; viết để vận dụng vào quá trình giao tiếp là vô cùng quan trọng , nhất là các bài dạy ôn tập. Bởi vậy, sẽ không có gì là ngạc nhiên khi số bài dạy có nội dung ôn tập Tiếng Việt chiếm mọt thời lượng rất lớn trong phân môn Tiếng Việt (25 tiết) . Đó là chưa tính đến một số lượng cực lớn các ngữ liệu minh hoạ , các phần luyện tập được lồng ghép trong nội dung của các bài học cụ thể. Bởi vậy , việc đổi mới phương pháp day học Tiếng Việt qua các tiết luyện tập là phù hợp với mục tiêu giáo dục và đáp ứng nguyện vọng phát triển giao tiêp cho học sinh 2. Cơ sở thực tiễn : Phân tích tình hình thực tế hiện nay, với tính chất khô khan và thuần tuý , thậm chí là đơn điệu, của các tiết ôn tập Tiếng Việt, thì việc giảng dạy hay và sinh động các nội dung của một tiết ôn tập là rất khó, nhất là trong việc rèn luyện và phát triển kỹ năng xử lý tình huống qua giao tiếp trực tiếp bằng ngôn ngữ nói. Các bài tập được giới thiệu trong SGK hoàn toàn chưa đáp ứng được yêu cầu này ( nói như thế không có nghĩa là không có ai có thể dạy hay các nội dung này, trên thực tế, có một số giáo viên, với sự sáng tạo đột phá của mình, đã tổ chức được những giờ dạy rất tốt . Tiếc rằng sự chia sẻ những kinh nghiệm ấy hoặc ít khi xảy ra , hoặc bị hạn chế trong phạm vi nhỏ hẹp ) Bởi vậy, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu , xây dựng thiết kế và tổ chức giảng dạy thực nghiệm để thấy được tính ưu việt nổi trội trước khi cho ra mắt công trình này. 2 II. PHẠM VI ĐỀ TÀI: Với quy mô và thời lượng khiêm tốn của một đề tài khoa học dừng lại ở mức vừa và nhỏ. Khuôn hẹp trong phạm vi 25 tiết rải đều cho 4 khối, và ở đây chúng tôi chỉ xin mạnh dạn đề xuất việc ứnh dụng giải pháp mới cho một số tiết dạy cụ thể bằng sự lựa chọn ngẫu nhiên để thấy được khả năng ứng dụng rộng rãi của các dạng bài tập luyện nói cho tất cả các bài dạy ôn tập Tiếng Việt trong chương trình Ngữ Văn THCS. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là: những thiết kế mà chúng tôi xây dựng đã thực sự hoàn hảo. Với quan điểm mở, bạn hoàn toàn có thể “ tuỳ cơ ứng biến” để vận dụng linh hoạt các dạng bài tập của chúng tôi vào việc xây dựng một mẫu thiết kế cho riêng mình, phù hợp với sở trường, điều kiện và phương tiện tổ chức giờ dạy mà không sợ bị quá tải hoặc tách rời ra khỏi tiến trình và nội dung bài dạy . Bởi vậy, những thiết kế mẫu mà chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn đều mang tính định hướng hơn là tính khuôn mẫu nên phạm vi ứng dụng tương đối rộng rãi. • Lưu ý: Để thiết kế có tính hệ thống và bạn đọc dễ hình dung quy trình bài dạy, có một số phần mặc dù không ứng dụng giải pháp mới nhưng chúng tôi vẫn đưa vào dưới dạng mục treo trong mỗi tiết dạy cụ thể. III . CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG: 1. Các phương pháp nghiên cứu : - Phương pháp tự nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn. - Phương pháp thực nghiệm và đối chứng. - Phương pháp thống kê tổng hợp. 2. Các phương pháp ứng dụng : - Phương pháp dạy học theo định hướng giao tiếp. - Phương pháp rèn luyện theo mẫu. - Phương pháp phân tích ngôn ngữ. IV. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC : - Sử dụng máy chiếu - ứng dụng công nghệ thông tin. - Sử dụng bảng phụ làm phương tiện hỗ trợ. - Tổ chức các hình thức giải đoán ô chữ ; hái hoa dân chủ. - Tổ chức luyện nói : hội thoại theo cặp, theo nhóm , thi hùng biện. - Sử dụng sơ đồ hệ thống, tổng hợp, khái quát. - Lồng ghép, phối hợp các hình thức tổ chức trên. 3 B. PHẦN NỘI DUNG: PHẦN THỨ NHẤT : THỜI LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH I. CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 6: 1. Tiết 130 - 131: Ôn tập về dấu câu. 2. Tiết 137 : Tổng kết phần Tiếng Việt. II. CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 7 : 1. Tiết 65: Luyện tập sử dụng từ. 2. Tiết 70 - 71: Ôn tập Tiếng Việt. 3. Tiết 123: Ôn tập Tiếng Việt. 4. Tiết 129 – 130: Ôn tập Tiếng Việt ( tiếp ). III. CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 8 : 1. Tiết 59 : Ôn luyện về dấu câu . 2. Tiết 63 : Ôn tập Tiếng Việt. 3. Tiết 119 : Luyện tập lựa chọn trật tự từ trong câu 4. Tiết 126 : Ôn tập phần Tiếng Việt học kì II. IV . CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 9 : 1. Tiết 43 : Tổng kết về từ vựng ( từ đơn, từ phức…) 2. Tiết 44 : Tổng kết về từ vựng (từ đồng âm…trường từ vựng) 3. Tiết 49 : Tổng kết về từ vựng ( sự phát triển của từ vựng … Trau dồi vốn từ) . 4. Tiết 53 : Tổng kết về từ vựng (từ tượng thanh , tượng hình, một số phép tu từ từ vựng) . 5. Tiết 59 : Tổng kết về từ vựng (luyện tập tỏng hợp) . 6. Tiết 73 +73A : Ôn tập Tiếng Việt . 7. Tiết 138 – 139 : Ôn tập Tiếng Việt lớp 9 . 8. Tiết 147 – 148 : Tổng kết về ngữ pháp. 9. Tiết 154 : Tổng kết về ngữ pháp ( tiếp) . 4 PHẦN HAI : ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP MỚI VÀO VIỆC THIẾT KẾ CÁC BÀI DẠY MẪU. CHƯƠNG I : LỚP 6 TIẾT 137 : TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Củng cố và hệ thống hoá các kiến thức về: + Các từ loại đã học. + Các phép tu từ về từ. + Các kiểu cấu tạo câu. + Các dấu câu đã học. 2. Kỹ năng : - Nhận diện các kiến thức tương ứng qua các ngữ liệu và ngữ cảnh. - Thông hiểu và biết cách vận dụng các kiến thức vào việc rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết một cách thông thạo và có nghệ thuật. 3. Phương pháp tổ chức: - Xây dựng tình huống có vấn đề. Sau đó tổ chức trò chơi cho HS tham gia Theo mô hình “Đối mặt” . - Đánh giá, cho điểm hoặc khen thưởng cho HS theo kiến thức phân tầng. - Những nội dung khác: Thực hiện theo quy trình bài dạy . B. Tiến trình bài dạy : I. CÁC TỪ LOẠI ĐÃ HỌC: 1. Sơ đồ hệ thống hoá ( Thực hiện theo quy trình). 5 2. Các bài tập luyện nói: ( Phần lồng ghép để giới thiệu giải pháp mới). a. Phương pháp tổ chức: - GV sử dụng các bộ câu hỏi để tạo ra các tình huống có vấn đề ( với mỗi từ loại khác nhau thì sử dụng các câu hỏi tương ứng khác nhau) theo phương pháp tương tự như ở trò chơi “Đối mặt”. - Các tổ (hoặc bàn) cử đại diện để tham gia thi đấu với đại diện của các tổ ( bàn ) khác. - GV nêu câu hỏi và lần lượt chỉ định các HS trả lời; HS trả lời sai hoặc trùng đáp án coi như bị loại. b. Cách thức đánh giá: - Đánh giá- cho điểm các cá nhân HS hoặc cho cả tổ (nhóm) theo phân tầng kết quả vừa thu được lần lượt theo thứ tự nhất, nhì, ba, và các giải khuyến khích. c. Các bộ câu hỏi tương ứng: • Danh từ: - Câu hỏi 1 : Hãy kể tên các danh từ chung chỉ đồ dùng học tập mà em biết? Ví dụ: sách; vở; bút; com pa; thước kẻ; cặp sách; bảng học sinh; phấn; thước đo độ; ê ke; que tính; máy tính; hộp bút; lọ mực; vv - Câu hỏi 2: Kể tên các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên đứng trước danh từ chung chỉ người hoặc sự vật? Ví dụ: Chỉ người (ông; vị; cô; gã; tên; lão; viên; đứa; thằng; bọn; lũ; đám…) . Chỉ vật ( con; cái; bức; tấm; chiếc; nắm; mớ; bó; đôi; cặp ; chục; tá; mái (nhà, tóc) mũi ( dao, tên) quyển ( sách , vở)……). - Câu hỏi 3 : Tìm các danh từ có trong bài thơ “ Lượm” của Tố Hữu? Ví dụ : Ngày; Huế; Hà Nội; máu ; chú; cháu; Hàng Bè; cái; xắc; chân; đầu; ca lô; mồm; con; chim chích; đường vàng; đồn; Mang Cá; nhà; mí; má; bồ quân; đồng chí; tháng; hôm; thư; bao; mặt trận; đạn; đồng quê; lúa; đòng đòng; chớp; dòng máu; tay; bông; sữa; hồn; Lượm; … • Động từ: -Câu hỏi 1: Tìm các động từ chỉ: a. Hoạt động của đầu.( húc; cụng; đội; gật; lắc; nghiêng; ngả…) b. Hoạt động của chân.( đá; đạp; dẫm; xéo; đi; chạy ; nhảy; co; duỗi…) c. Hoạt động của tay. ( cầm; nắm; xé; ôm; vịn; níu; kéo ) 6 d. Với mỗi câu hỏi trên, em sẽ đánh cược là sẽ trả lời được bao nhiêu đáp án (HS đặt cược nhiều đáp án hơn sẽ dành được quyền trả lời theo số lượng đã cược; nếu không đủ sẽ bị thua…) - Câu hỏi 2 : Kể tên các động từ chỉ trạng thái? ( ví dụ: ốm ; đau, vỡ ; lành; yêu; ghét; nhớ ; thương…) • Tính từ : Câu hỏi 1 : Hãy kể tên các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: - Do một tiếng cấu tạo thành. Ví dụ : xanh; đỏ ; tím ; vàng; đen trắng; sáng ; tối; hồng; đậm ; nhạt…. - Do hai tiếng cấu tạo thành. Ví dụ: xanh lè; đỏ ối; đen kịt; tối mò; sáng choang; vàng khè; tím ngắt;… Câu hỏi 2: Cho các tính từ sau : dài ; ngắn ; to ; nhỏ ; cạn; sâu; cao; thấp ; nặng ; nhẹ ; già; trẻ; xấu; xanh; đỏ; tím; vàng; trắng ; đen; thơm béo; sáng ; tối… - Tìm các từ ngữ thích hợp; điền vào sau các tính từ trên để tạo thành các tính từ có đặc điểm tuyệt đối (GV lần lượt nêu từng tính từ; HS suy nghĩ và tìm các từ thích hợp) Ví dụ: dài thườn thượt; ngắn củn cỡn; to đùng; nhỏ xíu; cạn hều; sâu hoắm; cao vút; thấp lè tè; nặng trịch; nhẹ tênh; già tom; trẻ măng; xấu đui; xanh lè; đỏ rực; tím ngắt; vàng khè; trắng tinh; đen thui; thơm phức ; béo ngậy; sáng choang; tối mò….vv • Các từ loại khác (số từ; lượng từ; chỉ từ; phó từ) Với các từ loại này, bạn có thể vận dụng bất kỳ các loại hình bài tập trên để thực hiện các bài nói tương ứng. Còn ở đây , chúng tôi xin phép được lược bớt để tránh sự trùng lặp đơn điệu về cách thức tổ chức nhằm tạo ra sự khác lạ về nội dung và phương pháp tổ chức . ( Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể vận dụng tất cả các cách tổ chức mà chúng tôi đã nêu và sẽ nêu, cho cùng một tiết dạy bất kỳ nào đó trong chương trình ôn tập Tiếng việt ) 3. Các bài tập đặt câu. 4. Các bài tập dựng đoạn. 5. Củng cố lí thuyết tương ứng. II. CÁC PHÉP TU TỪ VỀ TỪ: 1. Sơ đồ hệ thống. 2. Bài tập luyện nói: 7 2.1) Cho các cách diễn đạt sau đây: - Gió thổi vi vu. - Suối chảy róc rách. - Hoa nở rực rỡ. - Chim hót líu lo. - Con gà trống. - Mặt trăng. ……….vv…… Hãy thay thế các cách diễn đạt trên bằng cách diễn đạt khác có sử dụng phép nhân hoá? ( GV lần lượt nêu từng tình huống một đồng thời chỉ định từng HS xử lí theo nhiều cách diễn đạt khác nhau rồi rút ra kết luận về tính phổ biến và hiệu quả diễn đạt của phếp tu từ nhân hoá). 2.2) Tìm vế B ( vật dùng để so sánh) cho các phép so sánh sau: - Cô giáo như… - Ba sẽ là… Cho con bay thật xa. Mẹ sẽ là …. Cho con cài lên ngực. - Lí Thông còn ác hơn … - Tuổi tôi ít hơn…nhưng tôi lại học nhiều hơn…một lớp. • Yêu cầu: GV nêu lần lượt các tình huống; HS nêu ra những đáp án không giống nhau đẻ tạo cơ sở cho kết luạn về phạm vi hoạt động rộng rãi của các phép so sánh. 2.3) Theo em, những sự vật hiện tượng nào dùng để tượng trưng cho: - Tuổi học trò. - Thiếu niên, nhi đồng. - Dân tộc Việt Nam. - Bác Hồ. - Tình yêu. ….vv… Trong các sự vật vừa tìm được: - Sự vật nào là hình ảnh ẩn dụ? - Sự vật nào là hình ảnh hoán dụ ? 3. Bài tập đặt câu. 4. Bài tập dựng đoạn. 5. Củng cố lý thuyết. III. CÁC KIỂU CẤU TẠO CÂU ĐÃ HỌC: 8 1. Sơ đồ hệ thống hoá về các kiểủ cấu tạo câu. 2. Luyện nói về các kiểu câu trần thuật đơn: • Hình thức tổ chức: hát đối đáp. • Nội dung: - Những khúc hát có nhièu câu trần thuật đơn và câu trần thuật đơn có từ “ Là”. - Nhận xét về những ý nghĩa mà lời hát mang lại. • Ví dụ: a. Ba sẽ là cánh chim. Cho con bay thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa. Cho con cài lên ngực. Ba mẹ là lá chắn. Che chở suốt đời con. Khi con là con ba. Con của ba rất ngoan. Khi con là con mẹ. Con của mẹ rất hiền. b. Ba là cây nến vàng. Mẹ là cây nến xanh. Con là cây nến hồng. Ba ngọn nến lung linh. Thắp sáng một gia đình. …… vv…….  Trong các văn bản nghệ thuật, câu trần thuật đơn và câu trần thuật đơn có từ “Là” thường mang lại những sắc thái biểu cảm nhẹ nhàng nhưng sinh động bằng các hình ảnh giàu tính nhạc và thơ. 9 CHƯƠNG II : LỚP 7 TIẾT 70; 71 : ÔN TẬP TIẾNG VIỆT A. Định hướng mục tiêu: 1. Nội dung ôn tập: Từ ghép; từ láy; đại từ; quan hệ từ; từ Hán Việt và các yếu tố Hán Việt. 2. Phạm vi áp dụng giải pháp mới: - Đại từ. - Quan hệ từ. 3. Giải pháp cụ thể: - GV xây dựng các tình huống có vấn đề và tổ chức hoạt động cho HS. - Xây dựng các tình huống minh hoạ có tính chất giả định.  Mục đích: Chú trọng việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp trực tiếp ; phát triển kỹ năng xử lí tình huống để vận dụng tốt các kiến thức Tiếng Việt một cách tự nhiên , hiệu quả vào lời ăn tiếng nói hàng ngày. B. Tiến trình ôn tập 1. Từ ghép và từ láy. 2. Ôn tập về đại từ. (ứng dụng giải pháp mới): Cách thức tổ chức: Xây dựng tình huống giả định : • Tình huống 1: Hội thoại GV- HS ( thực hiện ngẫu nhiên – không chuẩn bị trước) : GV: - Ai trong các em đã chuẩn bị bài ở nhà? HS : - Thưa cô , em ạ ! GV ( gọi một HS) : - Em đã làm được bao nhiêu bài tập ? HS: - Em thưa cô ! Tất cả là 6 bài tập ạ ! GV: - Em làm bài tập đó như thế nào ? HS : - Mỗi loại em nêu một ví dụ ạ! GV: - Theo em , làm như thế đã đủ chưa? Vì sao? HS: - Thưa cô đủ rồi , vì SGK yêu cầu gì thì em làm nấy ạ ! GV nêu yêu cầu bài tập : - Thứ nhất, trong cuộc hội thoại vừa rồi, cô trò đã sử dụng những đại từ nào? Các đại từ ấy là đại từ gì? 10 [...]... tiếp hàng ngày 23 PHẦN BA: KẾT LUẬN Bản sáng kiến kinh nghiệm trên đã cho thấy: Cách tổ chức giờ dạy ôn tập Tiếng Việt nhằm hướng đến rèn luyện kỹ năng nói là một giải pháp hoàn toàn có tính khả thi và thực sự đã mang lại hiệu quả hơn rất nhiều qua các giờ dạy thực nghiệm và giờ dạy đối chứng của chúng tôi Những tình huống mà chúng tôi xây dựng trong bản sáng kiến này sẽ là một sự gợi ý tích cực giúp... thiêu một giờ + Nghiêng đồng đổ nước ra sông Vắt đất ra nước , thay trời làm mưa + Nghĩ nát óc + Đau đứt ruột + Nhớ đến cháy lòng + Sợ mửa ra mật xanh mật vàng + Chạy như ma đuổi ……vv……… II 1 2 3 4 Ngữ pháp: Trợ từ thán từ Tình thái từ Câu ghép 17 Tiết 126: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT HỌC KÌ II A Định hướng mục tiêu: 1 Kiến thức: a Ôn tập và củng cố kiến thức về: + Các kiểu câu chia theo mục đích nói: câu nghi... thường, em thấy cách diễn đạt nào hay hơn, thú vị hơn? Từ đó hãy nhận xét về tác dụng của phép chơi chữ? => Chơi chữ là lợi dụng những nét đặc sắc về âm; về nghĩa để tạo ra những cách hiểu bất ngờ, thú vị TIẾT 138, 139 : ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 9 A Mục tiêu bài dạy: 1 Kiến thức: - Thông qua nguồn ngữ liệu có sẵn và các tình huống giao tiếp minh hoạ, hệ thống hoá các kiến thức về: + Khởi ngữ và các thành... Nó là món quà sinh nhật lần thứ mười của em  vì nếu lược bỏ , có thể khiến người đọc hiểu theo nhiều cách khác nhau - Trong trường hợp này, có thể thay từ “ bằng” bằng từ “ của” được không? -> Không thay thế được , vì không thể hiện được quan hệ sở hữu hay phương tiện 12 - Từ đó, hãy nêu nhận xét về việc sử dụng quan hệ từ ?  Dùng quan hệ từ: - Có trường hợp bắt buộc - Có trường hợp không bắt buộc... liền và thống nhất biện chứng với nội dung bài dạy Hoàn toàn không có hiện tượng làm chệch hướng tư duy hoặc gây quá tải cho quá trình tiếp nhận và vận dụng kiến thức từ phía học sinh Xin lưu ý: Những giải pháp mà chúng tôi đề xuất trong bản sáng kiến này hoàn toàn không phải là những thiết kế bài dạy hoàn chỉnh mà là những gợi ý hữu hiệu giúp các đồng chí có thêm một cách nhìn nhận mới, một cách tổ... như các bài tập tình huống ở các lớp 6, 7 , 8, 9 và chỉ cần thay thế nguồn ngữ liệu cho thích hợp) 2 Điệp ngữ: 3 Chơi chữ: • Tình huống 1: Hãy tìm trong cuộc sống, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày những tình huống có sử dụng các lối chơi chữ mà em biết? Ví dụ: - Nhỏ mọn / nhọn mỏ -> chơi chữ nói lái - Mẹo vặt / mặt vẹo -> chơi chữ nói lái - Sáng sủa / tối sủa -> chơi chữ trái nghĩa + đồng âm - Chiều... VIỆT A Định hướng mục tiêu 1 Kiến thức: a Từ vựng: - Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ - Trường từ vựng - Từ tượng thanh, từ tượng hình - từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Nói quá, nói giảm nói tránh b Ngữ pháp: - Trợ từ; thán từ; tình thái từ - Câu ghép c Phạm vi áp dụng giải pháp: Phép tu từ từ vựng nói giảm nói tránh 2 Kỹ năng: 15 - Rèn luyện kỹ năng vận dụng các kiến thức Tiếng Việt vào nói... các bài tập luyện nói, đặt câu, dựng đoạn để hình thành cho HS các kỹ năng và ý thức vận dụng các kiến thức Tiếng Việt đã học quá trình giao tiếp, nhất là giao tiếp trực tiếp bằng ngôn ngữ nói B Tiến trình tổ chức giờ dạy: I Khởi ngữ và các thành phần biệt lập: 1 Phân tích ví dụ minh hoạ + hệ thống hoá kiến thức 2 Các bài tập rèn luyện kỹ năng: • Tình huống 1: Tổ chức hội thoại theo cặp: GV-HS; HS-... Nó đây này! ( Trong đó , các đại từ đã được sử dụng là: bạn , mình, nó ) - GV: Em có thể thay thế các đại từ ấy bằng các từ ngữ xưng hô khác không? - Theo em, trong các cách xưng hô ấy , em sẽ lựa chọn cách nào cho phù hợp? Vì sao? - Từ đó, em rút ra bài học gì trong việc lựa chọn các đại từ nhân xưng? HS nêu ý kiến: ( có 3 tình huống có thể xảy ra ): - Bạn – mình ( hoặc xưng tên) : lịch sự, tế nhị... hành động nói Ôn tập về lựa chọn trật tự từ trong câu CHƯƠNG IV: LỚP 9 TIẾT 53 : TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG ( TỪ TƯỢNG THANH; TỪ TƯỢNG HÌNH; MỘT SỐ PHÉP TU TỪ TỪ VỰNG) A Định hướng mục tiêu: 1 Kiến thức: - Nắm vững các kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về: + Từ tượng thanh và tượng hình + Một số phép tu từ từ vựng : so sánh; ẩn dụ ; nhân hoá; ẩn dụ ; hoán dụ; nói quá; nói giảm nói tránh; điệp ngữ; chơi . THÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT HIỆN MỚI CHO CÁC BÀI DẠY ÔN TẬP TIẾNG VIỆT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS MÔN: NGỮ VĂN NHÓM TÁC GIẢ: NGUYỄN HỮU HẬU PHAN THỊ QUỲNH KHOA NĂM HỌC: 2009 – 2010 A có ai có thể dạy hay các nội dung này, trên thực tế, có một số giáo viên, với sự sáng tạo đột phá của mình, đã tổ chức được những giờ dạy rất tốt . Tiếc rằng sự chia sẻ những kinh nghiệm ấy hoặc. đạt: 1. Kiến thức: - Củng cố và hệ thống hoá các kiến thức về: + Các từ loại đã học. + Các phép tu từ về từ. + Các kiểu cấu tạo câu. + Các dấu câu đã học. 2. Kỹ năng : - Nhận diện các kiến thức

Ngày đăng: 09/07/2014, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w