Ở hoạt động này không chỉ giúp trẻ biết thực hiện các động tác hô hấp, các động tác phát triển cơ tay, chân, lưng, bụng tạo điều kiện cho sự phát triển cứng rắn về cơ bắp cho cơ thể phát
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC TAM ĐƯỜNG
TỔ NGHIỆP VỤ MẦM NON
Cụm II:
Chuyên đề 3:
Phương pháp tổ chức môn phát triển vận động (Chương trình nhà trẻ 25- 36 tháng chỉnh lý)
Người thực hiện lí thuyết: Trần Thị Lịch.
Đơn vị: Trường mầm non Nùng Nàng.
Ngày thực hiện: Ngày 28 tháng 3 năm 2010.
Địa điểm thực hiện: Trường mầm non Bản Giang.
I Lý do chọn đề tài:
Giáo dục thể chất nói chung và môn học phát triển vận động cho trẻ nhà trẻ nói riêng, vận động giữ một vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ ở trường mầm non Với trẻ nhà trẻ bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý hàng ngày, việc khuyến khích trẻ vận động cũng cần được cô giáo và các bậc phụ huynh quan tâm Vì vận động là một trong các hoạt động tích cực có tác động nhiều tới sức khoẻ của trẻ tạo nên sự nhanh nhẹn, hoạt bát trong cuộc sống hàng ngày
Hoạt động phát triển vận động cho trẻ 25- 36 tháng nằm trong chương trình CSGD trẻ nhà trẻ từ 3- 36 tháng tuổi Ở hoạt động này không chỉ giúp trẻ biết thực hiện các động tác hô hấp, các động tác phát triển cơ tay, chân, lưng, bụng tạo điều kiện cho sự phát triển cứng rắn về cơ bắp cho cơ thể phát triển cân đối hài hoà mà còn tạo ra niềm vui trong các hoạt động vận động Chính những hoạt động cơ bản đó sẽ giúp trẻ bước đầu biết sử dụng một số đồ dùng tối thiểu cần thiết trong sinh hoạt và làm được một số công việc tự phục vụ đơn giản như: xúc cơm, rửa tay, đi dép, xếp ghế… tạo tiền đề cho việc phát triển một số kỹ năng vận động trong các môn học sau này: tạo hình, tập tô, tập viết…
Thực tế khi dạy trẻ 25- 36 tháng phát triển vận động hầu hết giáo viên chưa nắm chắc được phương pháp, nội dung các bài tập và cách sắp xếp số lần tập sao cho phù hợp với lứa tuổi và khả năng nhận thức của trẻ tại nhóm/lớp Mặt khác do các cháu
Trang 2còn nhỏ nên thường có phản ứng chậm chạp hoặc rất khó khăn để thực hiện những yêu cầu của cô giáo Đa số các cháu tập theo cô chỉ là phản xạ tự nhiên
Từ thực tế trên cho thấy để tăng cường thể lực và khả năng vận động cho trẻ
25-36 tháng giáo viên cần nắm chắc hơn phương pháp và cách lựa chọn nội dung, hình thức tập luyện các bài tập cho phù hợp với trẻ ở nhóm/ lớp Chính vì vậy tổ nghiệp vụ
mầm non đã lựa chọn chuyên đề: “Phương pháp tổ chức môn phát triển vận động cho trẻ nhà trẻ 25- 36 tháng” (chương trình chỉnh lý)
II Nội dung:
1 Thực trạng:
1.1 Đối với giáo viên:
* Ưu điểm:
- Đa số giáo viên đã cung cấp đủ kiến thức cần thiết trong các bài tập để trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ cho tiết dạy
- Một số giáo viên đã có hình thức chuyển tiếp lôgic giữa các phần trong hoạt động như một trò chơi
* Hạn chế:
- Thực tế một số giáo viên chưa nắm chắc được qui trình soạn giảng cụ thể của từng lần dạy (loại tiết) cũng như cách tổ chức thực hiện các bài tập
- Chưa nghiên cứu kĩ thuật của một số vận động cơ bản nên trong quá trình dạy trẻ giáo viên truyền đạt chưa chính xác về nội dung của bài dạy
- Khi dạy trẻ vận động hầu hết giáo viên chưa linh hoạt trong cách bố trí sơ đồ vận động và cách xử lý các tình huống trong các bài tập phức tạp VD: Bò, trườn…
- Cách hướng dẫn trẻ thực hiện chưa khuyến khích được trẻ hứng thú tham gia tập luyện
* Nguyên nhân:
- Giáo viên đứng lớp hầu hết là giáo viên mẫu giáo không qua lớp đào tạo chuyên môn về cách nuôi dưỡng, giáo dục trẻ nhà trẻ nên chưa nắm được hình thức cũng như cách tổ chức các hoạt động nằm trong chương trình CSGD trẻ nhà trẻ
- Hình thức sửa sai về kỹ thuật động tác trong các bài tập chưa triệt để, còn rời rạc và chưa phát huy được sự hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động
1.2 Đối với học sinh:
* Ưu điểm:
- Trẻ thích thú vận động, trải nghiệm cùng cô
Trang 3- Đa số trẻ thực hiện được yêu cầu của các bài tập.
- Yêu cầu của chương trình phù hợp với khả năng của trẻ
* Hạn chế:
- Một số trẻ còn nhỏ khả năng giữ thăng bằng của cơ thể chưa ổn định nên khi tham gia vào các bài tập, việc đánh giá kỹ thuật của động tác cơ bản không chính xác
- Tình trạng sức khoẻ của trẻ không đồng đều: có trẻ yếu, trẻ khoẻ nên với những bài tập đòi hỏi tính kỷ luật cao thì tỷ lệ trẻ thực hiện được yêu cầu của bài tập chưa cao
* Nguyên nhân thực trạng:
- Do lứa tuổi của trẻ còn nhỏ, các cơ bắp đang dần ổn định nên việc tập luyện vận động với trẻ chỉ mang hình thức là một giờ chơi nên hiệu quả của hoạt động chưa cao
- Đồ dùng phục vụ cho tiết dạy chưa đảm bảo tính đồng loạt về chủng loại, màu sắc
2 Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức.
2.1 Nội dung, hình thức tổ chức các bài tập:
- Mỗi tuần sắp xếp cho trẻ học 2 tiết trong giờ hoạt động có chủ đích
- Một hoạt động phát triển vận động cơ bản gồm 3 phần: Khởi động- trọng động- hồi tĩnh
- Trong phần bài tập phát triển chung ( trọng động) thường được sắp xếp 3- 4 động tác theo các trình tự:
1 Động tác 1: Thở, phát triển cơ tay
2 Động tác 2: Bả vai, phát triển cơ bụng
3 Động tác 3: Lườn, phát triển cơ chân
- Để trẻ hứng thú, thực hiện chính xác các động tác khi cho trẻ tập cô nên bắt chước động tác của các con vật, mô tả hiện tượng thiên nhiên như gió, mưa… và sử dụng các đồ dùng, dụng cụ thể dục( gậy, vòng, trống lắc…)
- Phần trò chơi vận động để củng cố các vận động mà trẻ đã tập trong giờ tập luyện có chủ đích và phát triển các tố chất vận động Khi chọn trò chơi vận động nên chọn trò chơi mà trẻ đã thuộc cách chơi, số lần chơi tuỳ thuộc vào mức độ hứng thú của trẻ (2- 3 lần)
2.2 Nơi tập:
Trang 4- Đối tượng trẻ nhỏ thường bố trí tập luyện trong phòng nhóm, với những ngày đẹp trời, thời tiết thuận lợi có thể bố trí cho trẻ tập ở ngoài trời tạo điều kiện rèn luyện cho trẻ thích nghi với điều kiện của thiên nhiên
2.3 Thời gian tập:
- Kéo dài hơn so với các môn học khác 2 phút( 15- 17 phút)
- Bố trí vào tiết đầu tiên sau giờ thể dục sáng
3 Biện pháp tiến hành:
(Quy trình soạn giảng: Sử dụng cho một tiết học cụ thể.)
I Mục đích - yêu cầu:
1 Kiến thức:
- Phát triển các vận động cơ bản (đi, chạy, nhảy, bò, leo, trèo, tung, ném…)
2 Kỹ năng:
- Phát triển các cơ bắp, thần kinh vững vàng, rèn luyện sự khéo léo, phát triển các giác quan và sự phối hợp của các giác quan
3 Giáo dục:
- Ý thức tổ chức, kỷ luật và tinh thần đoàn kết trong khi tập
- Trẻ thích thú vận động
II Chuẩn bị:
* Địa điểm:
- Chỗ tập bằng phẳng, sạch sẽ, rộng rãi
* Đồ dùng:
- Đồ dùng đủ cho cô và trẻ, số lượng, kích thước, màu sắc đảm bảo an toàn cho trẻ
* Trang phục:
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng, sạch sẽ để không ảnh hưởng đến vận động của trẻ
- Lưu ý: Mùa hè nên cho trẻ mặc quần đùi, áo may ô
III Tổ chức hoạt động
1. Khởi động: ( 2- 3 phút)
Trang 5- Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi- chạy sau đó cho trẻ đứng lại thành vòng tròn hoặc vòng cung để chuẩn bị tập bài tập phát triển chung Mỗi kiểu đi đảm bảo từ 2- 5m
2 Trọng động ( 8- 10 phút)
2.1 Bài tập phát triển chung:
- Giới thiệu hoặc dùng thủ thuật gợi hỏi trẻ trả lời tên gọi của đồ dùng (với tiết
có sử dụng dụng cụ thể dục)
VD: Tập với quả- Hỏi trẻ về tên gọi, màu sắc của quả trẻ đang cầm trên tay
- Cho trẻ tập 3- 4 động tác, mỗi lần 2 nhịp
( Loại tiết lần 1: Cô làm mẫu từng động tác, từ loại tiết lần 2 cô giới thiệu tên động tác rồi tập cùng trẻ)
- Hỏi lại trẻ tên bài tập?
- Khen và nhận xét giáo dục trẻ
2.2 Vận động cơ bản: ( Hình thức dạy lần 1)
* Giới thiệu tên vận động:
- Dùng thủ thuật trực tiếp hoặc gián tiếp để giới thiệu tên vận động
* Vận động mẫu: 1- 2 lần ( Với bài khó có thể tăng lên 3 lần)
- Lần 1: Tập trọn vẹn động tác
- Lần 2: Kết hợp phân tích động tác ( phân tích chi tiết các tư thế, hiệu lệnh rõ ràng)
- Lần 3: Thực hiện nhanh
(Từ loại tiết 2 trở đi phần vận động mẫu giảm đi theo khả năng tiếp thu của trẻ).
VD: Loại tiết 2- Vận động mẫu 2 lần:
Lần 1- tập trọn vẹn động tác
Lần 2- kết hợp phân tích
Loại tiết 3- Vận động mẫu 2 lần:
Lần 1- trẻ lên tập 1 lần
Lần 2- Tập lại một lần, nhắc lại cách tập
* Trẻ vận động:
Trang 6- Có thể tổ chức theo các hình thức cả lớp- tốp nhỏ- cá nhân- nối tiếp tuỳ theo nội dung và yêu cầu của bài tập, số lần tập cũng tăng dần theo từng loại tiết
VD: Vận động cơ bản là bò(loại tiết 1) có thể cho cá nhân trẻ tập 2 lần sau đó cho cả lớp bò nối tiếp nhau 1 lần Các loại tiết tiếp theo tăng dần lên
- Kết thúc, nhận xét vận động
* Lưu ý:
- Hình thức sửa sai cho trẻ: Nếu số lượng trẻ vận động sai ít thì cô có thể nhắc lại cách vận động 1 lần, còn nếu số trẻ vận động sai nhiều thì cô có thể vận động lại cho trẻ xem 1 lần( kết hợp phân tích) hoặc cho 1 trẻ thực hiện tốt vận động lại 1 lần ( bò, trườn)
- Với vận động bò, ném, trườn tuyệt đối không cho trẻ vỗ tay gây mất vệ sinh cho trẻ( bụi, đất, cát)
- Thời gian giữa các phần thực hiện có thể thay đổi tuỳ thuộc vào sự thích thú của trẻ và khả năng thu hút trẻ hứng thú vào bài tập của cô nhưng vẫn phải đảm bảo thời gian qui định
2.3 Trò chơi:
- Giới thiệu tên trò chơi
- Nói lại cách chơi, luật chơi
- Có thể làm mẫu cho trẻ xem trước 1- 2 lần ( Từ tiết 2 trở đi không cần làm mẫu)
- Cô cùng trẻ chơi 2- 3 lần
- Nhận xét trò chơi
3 Hồi tĩnh: (1- 2 phút)
Cho trẻ đi nhẹ nhàng trên sân tập hoặc chơi một trò chơi tĩnh để đưa trẻ về trạng thái ban đầu
IV.Phương tiện:
- Bài giảng, phấn vẽ hoặc giấy đề can để vẽ hoặc dán sơ đồ tập
- Phòng tập, sắc xô, đồ dùng, dụng cụ thể dục phục vụ cho tiết dạy
V Kết quả mong muốn:
5 1 Đối với giáo viên:
Trang 7- Giúp CBQL, GV nắm chắc phương pháp của môn phát triển vận động cho trẻ nhà trẻ 25- 36 tháng chương trình chỉnh lý
- Thống nhất phương pháp của môn học cũng như nội dung, số lần tập để để áp dụng với thực tế vùng miền cho phù hợp
5 2 Đối với học sinh:
- Giúp trẻ vui chơi cùng các bạn qua đó phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội
- Biết thực hiện các vận động cơ bản đúng kỹ thuật của động tác
- Tạo cho trẻ niềm yêu thích vận động, hào hứng tích cực tham gia vào các hoạt động thể lực theo các hình thức: cá nhân, tập thể
- Có khả năng thực hiện được các vận động tinh tế khéo léo của bàn tay, biết phối hợp giác quan với vận động
- Trẻ cuối độ tuổi có thể làm được một số công việc đơn giản tự phục vụ
VI Bài giảng thực hành:
Môn dạy: Phát triển vận động.
Lần dạy: 1- Chương trình chỉnh lý.
BTPTC: Tập với vòng.
VĐCB: Bò trong đường hẹp.
TCVĐ: Một đoàn tàu.
Đối tượng: Trẻ nhà trẻ 25- 36 tháng.
Thời gian: 15- 17 phút.
Ngày dạy: 28/3/2010.
Người dạy: Đỗ Thị Nga.
Đơn vị: Trường Mầm non Bản Giang.