1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Cộng đồng các dân tộc ở vùng miền núi Việt Nam (Chương 2)

40 686 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 303 KB

Nội dung

Đây là trung tâm thu hút các dân tộc sinh tụ và phát triển, do vậytỉnh Thái Nguyên là địa bàn cư trú lâu đời của nhiều dân tộc như Kinh, Tày, Nùng,Mông, Dao và một số dân tộc khác.. Phân

Trang 1

Chương 2 Cộng đồng các dân tộc và nguồn tài nguyên

đất, rừng của tỉnh thái nguyên 2.1 KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1.1 Khái quát về vị trí địa lí tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi có giới hạn vĩ tuyến từ 20020'B đến

kinh tuyến 22003'B và 105028'Đ đến 106014'Đ Phía Bắc giáp Bắc Kạn, phíaNam giáp Thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp các tỉnh : Lạng Sơn, Bắc Giang,phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Vĩnh Phúc Theo Nghị quyết của Chínhphủ số 20/2006/NQ-CP ngày 29/8/2006, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là354.150,15 ha (3541,5 km2), chiếm 1,13% diện tích so với cả nước

Theo sách Đại Nam nhất thống chí (tập IV, Quyển XX), vào năm MinhMạng thứ 12 (1831) trấn Thái Nguyên chính thức đổi thành tỉnh TháiNguyên Ngày 19/3/1884 sau khi bình định xong Bắc Kỳ thực dân Phápđánh chiếm Thái Nguyên, kể từ đó thị xã Thái Nguyên bắt đầu phát triển vàtrở thành tỉnh lỵ của Tỉnh Thái Nguyên Ngày 21/4/1965 Thái Nguyêncùng với Bắc Kạn hợp nhất thành tỉnh Bắc Thái Ngày 6/11/1996 Quốc hộikhoá IX, kỳ họp thứ X đã phê chuẩn việc tách tỉnh Bắc Thái thành 2 tỉnhBắc Kạn và Thái Nguyên Thái Nguyên hiện nay có 9 đơn vị hành chínhbao gồm : 1 thành phố là Thái Nguyên, một thị xã là Sông Công, 7 huyện là: Định hoá, Phú Lương, Võ Nhai, Đại từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình.Toàn tỉnh có 180 đơn vị xã, phường và thị trấn

Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội với các tỉnhđồng bằng Bắc Bộ và Thủ Đô Hà Nội Sự giao lưu đó được thể hiện bằng

hệ thống đường bộ, đường sắt hình rẻ quạt và các mối quan hệ kinh tế - xãhội truyền thống

Trang 2

Bản đồ

Trang 3

Đường quốc lộ số 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng chạy qua thành phố TháiNguyên, các quốc lộ 37, 1B, 279 cùng với hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ là nhữngmạch máu quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh Tuyến đường sắt HàNội - Quán Triều là đường giao lưu quan trọng nối vùng đồng bằng với khu côngnghiệp Sông Công và thành phố Thái Nguyên.

Tỉnh Thái nguyên hầu như nằm ở vị trí trung tâm vùng Trung du miền núi phía Bắc,một vùng lãnh thổ phía bắc đất nước, là cửa ngõ giao lưu giữa vùng đồng bằng sôngHồng và nam Trung Quốc, đồng thời còn giáp với thượng Lào ở phía tây và giáp biển

ở phía đông, do đó vùng sớm trở thành nơi sinh tụ, gặp gỡ, tiếp xúc giữa các bộ tộcthuộc nhiều thành phần nhân chủng, ngôn ngữ và văn hoá khác nhau Hiện nay, khuvực miền núi phía bắc là nơi tập trung 31/54 dân tộc thuộc 7 trong 8 ngôn ngữ 2 trong

3 ngữ hệ trong cả nước, trong đó đông nhất là các dân tộc thuộc nhóm Việt - Mường,Tày -Thái và Mông - Dao

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), tỉnh Thái Nguyên làthủ phủ kháng chiến của đất nước, cho đến nay tỉnh vẫn luôn là một trong những trungtâm chính trị, kinh tế và văn hoá của vùng Đông Bắc nói riêng và của vùng Trung dumiền núi Bắc Bộ nói chung Với vị trí địa lý này, Thái Nguyên là nơi hội tụ các nềnvăn hoá dân tộc, đầu mối của các hoạt động văn hoá, giáo dục của khu vực miền núiphía bắc rộng lớn Đây là trung tâm thu hút các dân tộc sinh tụ và phát triển, do vậytỉnh Thái Nguyên là địa bàn cư trú lâu đời của nhiều dân tộc như Kinh, Tày, Nùng,Mông, Dao và một số dân tộc khác

2.1.2 Đặc điểm dân cư tỉnh Thái Nguyên

2.1.2.1 Dân số

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi có dân số tương đối đông Dân số trung bình năm

1991 là 934.700 người, đến năm 2005 là 1.108.775 người Như vậy sau 14 năm dân sốtăng thêm 174.075 người, trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng 12,5 nghìn người.Tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm ở mức khoảng 1,5%, trong đó tỷ suất sinh thô

là 18,5 ‰và tỉ suất tử thô là 3,8‰ Trong những năm gần đây, nhờ thực hiện công tác

kế hoạch hoá gia đình nên tỷ suất sinh đã có chiều hướng giảm xuống, mỗi năm giảmkhoảng 0,3 ‰ Nhìn chung xu hướng giảm sinh tập trung chủ yếu ở người Kinh; trong

Trang 4

khi đại bộ phận đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn có mức sinh tương đối cao, nhất là

ở những địa bàn vùng núi, vùng sâu vùng xa Theo số liệu điều tra thực tế, số phụ nữ

là dân tộc thiểu số sinh con thứ 3 còn khá phổ biến, trung bình mỗi gia đình có khoảng

3 đến 4 con Trong đó, nhiều hộ gia đình người dân tộc Mông, Dao có tới 5 đến 6 con.Theo số liệu thống kê năm 2005, nam giới chiếm 50,05% (554.963 người), số nữchiếm 49,95% (552.812 người) tổng số dân Nhìn chung, Thái Nguyên là một tỉnh cókết cấu dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào Nhóm tuổi từ 0-14 chiếm 38,5%, nhómtuổi từ 15-59 là 54,6% và nhóm trên 60 tuổi là 6,9%

Hiện nay, số người trong độ tuổi lao động là 733.227 người, trong đó số người cóviệc làm chiếm 81,73%, số người trong độ tuổi lao động không hoạt động kinh tế (nộitrợ, đang đi học, lý do khác) chiếm 17,03% Đội ngũ cán bộ có trình độ đại học trở lênđang làm việc trong các cơ quan, đơn vị trong tỉnh tính đến ngày 1/6/2005 là 16.732người với : 15468 người có trình độ đại học, 1095 người có trình độ thạc sỹ và 170người có trình độ tiến sĩ

So với các tỉnh khu vực Đông Bắc, trình độ của lực lao động của tỉnh Thái Nguyênđạt ở mức khá Tuy nhiên số lao động có trình độ tập trung phần lớn ở khu vực thànhphố, thị xã, và trung tâm các huyện Nếu tính riêng những người có trình độ đại họctrở lên thì đông nhất là ở thành phố Thái Nguyên (58,01%) và ít nhất là huyện ĐịnhHoá (3,14%) Phần lớn lực lượng lao động ở khu vực miền núi, ở các xã vùng cao,vùng sâu, vùng xa đều có trình độ văn hoá thấp, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vựcnông nghiệp, ít có điều kiện tiếp cận với khoa học và kỹ thuật tiên tiến

2.1.2.2 Phân bố dân cư và dân tộc

Theo số liệu thống kê năm 2005, mật độ dân số trung bình của tỉnh là 313,08 người/

km2 nhưng phân bố không đều giữa vùng núi và đồng bằng, giữa thành thị và nôngthôn, giữa các huyện trong tỉnh Vùng núi dân cư thưa thớt, trong khi đó ở vùng thànhthị và vùng hạ huyện phía Nam dân cư lại tập trung đông Mật độ dân cư ở thành phốThái Nguyên là 1330,44 người/km2, còn ở vùng cao như huyện Võ Nhai chỉ có 74,73người/km2

Trang 5

Thái Nguyên có 76,6% dân số sống ở nông thôn, 23,4% dân số sống ở thành thị(năm 2005) Điều này chứng tỏ trình quá trình đô thị hoá ở Thái Nguyên chưa cao, tỷ

lệ dân thành thị thấp hơn mức trung bình của cả nước (tương ứng:74% và 26%) Dân

số đô thị tập trung đông nhất ở thành phố Thái Nguyên (331.000 người), thị xã SôngCông (40.200 người), còn lại ở các thị trấn, thị tứ với dân số đô thị ở mức dưới 20nghìn người

Bảng 2.1 Quy mô dân số đô thị tỉnh Thái Nguyên năm 2005 (đơn vị:người)

Nguồn : Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Thái Nguyên năm 2010.

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vùng miền núi dân tộc bao gồm 126 xã và thị trấn,trong đó có 16 xã vùng cao, 108 xã và thị trấn miền núi, với tổng diện tích đất tựnhiên là 3082,6 km2, chiếm 87,26% diện tích toàn tỉnh [145] Số dân trong vùng là662.147 người chiếm 63,2% dân số toàn tỉnh Phạm vi vùng bao gồm 5 huyện là :Định Hoá, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, Võ Nhai, các xã miền núi thuộc huyện PhúBình, các xã và thị trấn miền núi thuộc huyện Phổ Yên, các xã miền núi thuộc thànhphố Thái Nguyên

Trang 6

Kinh

S¸n D×u S¸n Chay D©n téc kh¸c

Trang 7

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên dân tộc Kinh chiếm 76% dân số, các dân tộc thiểu

số chiếm 24% trong đó Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Dìu, Sán Chay là các dân tộcchiếm số đông Người Tày là dân tộc có số dân đứng hàng thứ hai trong các dân tộccủa tỉnh (chiếm 10,15%) Tập trung đông nhất là ở huyện Định Hoá (41,1%), tiếp đến

là ở các huyện Phú Lương (18,6%), Đại Từ (12,7%), Võ Nhai (12,5%) Người Nùng

có dân số đông thứ 3 ở tỉnh Thái Nguyên, chiếm 5,22%, cư trú ở hầu hết các huyện,thị xã và thành phố trong tỉnh, nhưng đông nhất là ở huyện Đồng Hỷ chiếm 70% dânsố; tại đây có những xã người Nùng chiếm ưu thế về số dân, điển hình là xã Hoà Bình.Dân tộc Sán Chay có 29.229 và cư trú đông nhất ở các huyện Phú Lương : 35,8%;Định Hoá: 27,1%; Đại Từ : 19,7% Dân tộc Sán Dìu tập trung đông nhất tại các huyệnĐồng Hỷ (40,08%), Phổ Yên (21,84%), Phú Lương (12,2%) Dân tộc Dao có 21818người, cư trú đông nhất ở 2 huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ Trong đó xã Liên Minh (VõNhai) : 1524 người, xã Vũ Chấn (Võ Nhai) : 1060 người, xã Hợp Tiến (Đồng Hỷ) :

3272 người, xã Cây Thị (Đồng Hỷ) : 761 người Dân tộc Mông có 4831 người, tậptrung chủ yếu ở các xã vùng cao của huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ

Dựa vào đặc điểm cư trú ta có thể phân biệt được khu vực cư trú của các dân tộctrong tỉnh Người Kinh thường cư trú ở thành thị, ở những khu vực có điều kiện thuậnlợi để phát triển kinh tế như các trung tâm thương mại, các trục giao thông, các khu dulịch, khu công nghiệp Người Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay thường tụ cư ở các vùngthấp trong các cánh đồng, thung lũng chân núi Người Mông và Dao thường cư trú ởnhững vùng núi cao

2.1.3 Đặc điểm cấu trúc cộng đồng và bản sắc văn hoá của các dân tộc tỉnh Thái Nguyên

2.1.3.1 Dân tộc Kinh (Việt)

Người Kinh là bộ phận dân cư đông đảo nhất trong cộng đồng các dân tộc tỉnh TháiNguyên (75,24%), và họ là một trong số các dân tộc có mặt ở Thái Nguyên từ rất sớm.Hiện nay, đây là bộ phận dân cư tập trung đông đảo ở các thành phố, thị xã, thị trấn,chủ yếu ở phần lãnh thổ phía nam của tỉnh này

Hình thái cư trú của người Kinh là thôn, xóm, làng, xã, phố phường, xếp đặt theomột trật tự thống nhất về truyền thống nhưng đa dạng theo từng địa phương Người

Trang 8

Kinh theo tín ngưỡng đa thần : “thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề”, ở hầu khắpcác địa bàn có người Kinh cư trú đều lập đình làng thờ cúng thành hoàng Người Kinhchịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo, một số nơi người Kinhtheo đạo Thiên Chúa giáo Người Kinh có nhiều dòng họ, mỗi họ thường có nhà thờ tổriêng Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng quan trọng nhất của họ Bàn thờ được đặt ở nơitrang trọng nhất trong nhà, được cúng vào các giỗ, tết và các dịp tuần tiết…Tục thờthổ công, táo quân, thổ địa phổ biến cũng rất phổ biến Trong quan hệ gia đình củangười Kinh, hầu hết là những gia đình nhỏ gồm 2 thế hệ.

Những đặc điểm văn hoá của họ được thể hiện qua đời sống tâm linh, tôn giáo, tínngưỡng, các sinh hoạt văn hoá cộng đồng, lễ hội, các hoạt động văn hoá - nghệ thuật,

hệ thống truyền thuyết lịch sử, truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ, dân ca…

Cộng đồng người Kinh luôn có vai trò quan trọng trong phát triển KT - XH; điềunày chẳng những biểu hiện ở khía cạnh kinh tế, văn hoá, xã hội mà còn đậm nét hơntrong an ninh, quốc phòng… và cho đến nay người Kinh vẫn là lực lượng lao độngđông đảo trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, khoa học kỹ thuật củatỉnh Thái Nguyên So với người Kinh ở khu vực miền xuôi, người Kinh ở TháiNguyên vẫn bảo lưu, giữ gìn và phát huy được các giá trị văn hoá của dân tộc mình.Bên cạnh đó, bản sắc văn hoá của họ còn được bổ sung phong phú thêm qua giao tiếpvới các cộng đồng láng giềng và những thích ứng với sinh thái, môi trường của vùngmiền núi

Đại đa số những địa bàn người Kinh sinh sống đều có điều kiện thuận lợi để pháttriển kinh tế Tuy nhiên tại các xã vùng giữa và vùng cao người Kinh sống xen kẽ vớicác dân tộc thiểu số khác thì ít có điều kiện phát triển hơn Hơn nữa do sống trongcùng một môi trường tự nhiên và xã hội chậm phát triển nên đời sống của người Kinh

ở vùng giữa và vùng cao cũng rất khó khăn

2.1.3.2 Dân tộc Tày

Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, khoảng cuối thiên niên kỷ thứ nhất trướccông nguyên [63] Họ định cư ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng,Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang Nhìn chung, cư dân người Tày tỉnh

Trang 9

Thái Nguyên có cùng lịch sử hình thành và khai phá lãnh thổ với người Tày của cảnước

Về nhà ở : Cho đến nay phần lớn người Tày Thái Nguyên vẫn ở nhà sàn Tập quán ởnhà sàn như là một thích ứng với môi trường Nhà sàn là loại nhà tổng hợp, từ sàn gác,mặt sàn đến gầm sàn đều được sử dụng khá hợp lý trong sinh hoạt và trong sản xuất.Trong nhà có chỗ ngủ, bàn thờ tổ tiên, chỗ tiếp khách, chỗ nấu ăn Trên gác thường đểthóc, ngô và dụng cụ gia đình Gầm sàn là chuồng gia súc và chỗ để nông cụ Hiệnnay với sự tiến bộ trong lối sống và nếp nghĩ của đồng bào, cách sử dụng các vị trítrong nhà có thay đổi Chuồng gia súc được xây tách biệt khỏi nhà, gầm sàn chỉ đểnông cụ (củi đuốc, cối giã, máy tuốt lúa Phần lớn nhà sàn của dân tộc Tày tỉnh TháiNguyên được lợp bằng ngói âm dương, thưng gỗ, sàn nhà được dải bằng cây mai bổdập, đây là một trong những nét khác với nhà sàn của các dân tộc khác

Về tôn giáo, tín ngưỡng : Tiêu biểu nhất trong tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bàoTày là tục thờ cúng tổ tiên Việc thờ cúng tổ tiên vừa nhắc nhở con cháu phải giữ gìntruyền thống, vừa khẳng định và củng cố nền tư hữu tức quyền thừa kế tài sản Bànthờ được đồng bào đặt ở trên cao, vị trí trang trọng nhất trong nhà và được tranghoàng đẹp Thờ cúng tổ tiên là nhiệm vụ của gia trưởng, tuy nhiên đồng bào Tàykhông có phong tục thờ cúng, thắp hương vào mồng một và ngày rằm hàng tháng màchỉ thờ cúng vào các dịp lễ tết, giỗ chạp Ảnh hưởng của Phật Giáo không lớn

Làng bản : Đối với dân tộc Tày tỉnh Thái Nguyên, làng bản thường ở chân núi(dựa lưng vào sống núi) cạnh các cánh đồng hay ven suối, thung lũng, trục đường giaothông (Võ Nhai là huyện chạy dọc quốc lộ 1B, ven trục đường giao thông đều thấysan sát các làng bản của đồng bào dân tộc Tày) Ở hầu hết các huyện trong tỉnh, làngbản, thôn, xóm của đồng bào đều ở vị trí thuận lợi Nơi tiện nhất cho đồng bào xâydựng nhà cửa là những nơi gần nước, gần ruộng, gần các rừng cây cao ráo Đồng bào

ở thành từng xóm, trung bình có 25 - 30 nóc nhà (Huyện Đại Từ, Phú Lương), lớn thì

có 60 - 70 nóc nhà (Huyện Định Hoá) Nhà cửa trong thôn, xóm được dựng theo thếđất, đằng sau dựa vào núi, đằng trước nhìn ra cánh đồng hoặc đường giao thông.Những thôn lớn được chia thành nhiều xóm như làng ở đồng bằng Cho đến nay, tính

Trang 10

cộng đồng của bản làng xưa kia vẫn còn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống và

đã để lại nhiều tập tục tốt đẹp

2.1.3.3 Dân tộc Nùng

Người Nùng ở Thái Nguyên chủ yếu di cư từ Cao Bằng, Lạng Sơn xuống Trên địabàn tỉnh Thái Nguyên có 5 nhóm Nùng (nhóm địa phương) : Nùng Giang, Nùng Inh,Nùng Phàn Slình, Nùng An, Nùng Cháo Nhóm Nùng Cháo cư trú lâu đời nhất, tiếngnói của họ gần giống như người Tày, cư trú chủ yếu ở huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại

Từ Nhóm Nùng Phàn Slình có nguồn gốc từ Bình Gia, Văn Quan, Cao Lộc (LạngSơn) cư trú ở Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ Nhóm Nùng An, Nùng Inh, Nùng Giang cónguồn gốc từ Cao Bằng cư trú chủ yếu ở Phú Lương, Võ Nhai Cho đến nay trên thực

tế họ chỉ có một tên gọi duy nhất là “người Nùng”, rất ít nơi đồng bào còn có sự phânchia theo các nhóm địa phương

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, người Nùng thường cư trú trong các thung lũng,chân núi, ven sông, ven suối Mỗi bản có khoảng 30 - 40 nóc nhà quần tụ với nhau

Do nguồn gốc lịch sử, phong tục tập quán giữa người Tày và người Nùng có nhiều néttương đồng nên ở phạm vi cấp xã, người Tày và Nùng tuy sống đan xen với nhau,nhưng vẫn cư trú theo từng bản

Tương tự như người Tày, người Nùng cũng ở nhà sàn, tuy nhiên nhà của hai dântộc có khác nhau về hình thức và cách sắp xếp bố trí trong nhà Nhà sàn của ngườiNùng có thể mở cửa chính ở đầu hồi hoặc đằng trước, cửa này thông ra sàn phơi Nhàđược ngăn ra làm hai phần rõ rệt, vách ngăn nằm ở ngay hàng cột chống lên tận nóc,chỉ để một lối thông giữa hai phần: phần trong có thể để bếp nấu, chỗ ăn uống vàbuồng ngủ cho phụ nữ; phần ngoàì có bàn thờ tổ tiên, chỗ tiếp khách và chỗ ngủ chođàn ông, sau nhà có cầu thang phụ

Trong quan hệ họ hàng, đối với người Nùng cứ ai nhìn thấy mặt trời trước thì đượclàm anh làm chị, khi đặt tên con phải đặt theo hệ thống tên đệm của dòng họ và bà conthường gọi tên của người lớn theo tên của đứa con đầu hoặc cháu đầu Trong gia đình,quan hệ giữa bố chồng, anh chồng với nàng dâu có sự cách biệt nghiêm ngặt Ý thức

về gia đình, dòng họ được củng cố thông qua việc thờ phụng tổ tiên Mỗi gia đình đều

có một bàn thờ tổ tiên rất lớn đặt ở vị trí trang trọng nhất

Trang 11

Về tín ngưỡng tôn giáo, dân tộc Nùng đều hướng niềm tin của con người tới bảnmệnh, trời đất, tổ tiên Hiện nay họ vẫn còn phong tục thờ ma cửa, ma sàn, cô thầnđầu ngõ, thổ công thổ địa Người đứng ra làm công việc này là thầy tào, thầy mo Vìvậy đã có nhiều người lợi dụng để hành nghề cúng bái trong các thôn bản của đồngbào dân tộc Nùng.

2.1.3.4 Dân tộc Sán Chay

Cộng đồng dân tộc Sán Chay tỉnh Thái Nguyên gồm hai nhóm địa phương : CaoLan và Sán Chí Người Cao Lan có nhiều tên tự gọi khác nhau : Cao Lan, Hờn Bán,Sán Chấy…Trong đó tên tự gọi là Sán Chấy là phổ biến hơn cả Người Sán Chí tựnhận là Sán Chay, Sán Chấy, Sán Chới Vì thế, tại nhiều nơi Cao Lan/Sán Chí khôngphân biệt một cách thực sự rõ ràng, rành mạch Có khi họ tự nhận là Cao Lan, nhưngkhi khác lại nhận là Sán Chí Ví dụ : Ông Nịnh Văn Tài người Sán Chí ở xã Phấn Mễ(huyện Phú Lương) lại có chú ruột là người Cao Lan cư trú tại huyện Võ Nhai

Nhà ở của người Sán Chay hiện nay bao gồm hai loại hình : ở những nơi vùng sâuvùng xa người dân vẫn ở nhà sàn, còn ở những nơi có điều kiện thuận lợi, gần đườnggiao thông thì đa phần họ đã chuyển sang ở nhà đất Tuy nhiên khi làm nhà, có mộtđiểm đặc đáng chú ý là người Sán Chay thường chọn hướng nhà kiêng kỵ theo dòng

họ Ví dụ như : các họ Trần, La, Lý, Nịnh kiêng mở cửa chính ra hướng chính Bắc;các họ Lâm, Lăng, Vi kiêng mở cửa chính ra hướng chính Nam Trong ngôi nhà, phầnvách hậu đối diện với cửa chính là nơi đặt bàn thờ tổ tiên Bàn thờ bà mụ đặt trongbuồng ngủ của người mẹ hoặc người phụ nữ đã có con

Người Sán Chay thường cư trú thành từng bản riêng, điểm tụ cư của họ đều được

họ chọn trên cơ sở thuận lợi cho việc canh tác lúa nước Ranh giới giữa các bảnthường ước lệ bởi các dòng suối, ngọn núi hoặc các vật có sẵn trong thiên nhiên khác.Theo truyền thống, khu vực cư trú của người Sán Chay hình thành trên cơ sở dòng họ

Mỗi dòng họ có một khu vực riêng Trong bản của họ thường có một ông khán, người

đứng đầu do dân bầu ra, có nhiệm vụ điều hành, đôn đốc mọi công việc của bản như :sản xuất, sinh hoạt cộng đồng, tiến hành nghi lễ chung…Trong các bản đều có nhữngnơi thờ cúng chung

Trang 12

Trong quan hệ gia đình và dòng họ người Sán Chay không phân biệt ngành trưởng,ngành thứ Họ quan niệm, ai sinh ra trước làm anh, làm chị, ai sinh ra sau làm em.Trước đây, nhóm Sán Chí có quy định cách đặt tên đệm riêng cho những thành viên

cùng thế hệ trong dòng họ Ví dụ : Trước đây trong dòng họ Trương của người SánChay có quy định các thế hệ đặt tên đệm theo thứ tự : Công, Đức, Văn… nhưng chođến nay tập quán này đã bị mai một

Về tôn giáo, tín ngưỡng : Ngoài thờ cúng tổ tiên, lễ cúng đình, cúng miếu, hàng

năm các bản Sán Chay thường tổ chức một số nghi lễ nông nghiệp như : lễ sát choong vào mồng hai tháng 3 âm lịch (Lễ diệt sâu bọ), lễ cầu đảo tiến hành vào những năm hạn hán kéo dài (cầu mưa), tết cơm mới tổ chức vào tháng chín âm lịch hàng năm.

2.1.3.5 Dân tộc Sán Dìu

Dân tộc Sán Dìu là một trong những dân tộc thiểu số có dân số ít ở nước ta Từ lâungười Sán Dìu có tên tự nhận là San Déo Nhín, theo âm Hán - Việt là Sơn Dao Nhân.Nhưng các dân tộc ở xung quanh lại gọi dân tộc này với nhiều tên gọi khác nhau là :Trại Đất, Mán Đất, Sơn Man Cho tới tháng 3 năm 1960, Tổng cục thống kê mớikhẳng định tộc danh là Sán Dìu Từ đó đến nay, dây tộc Sán Dìu đã được ghi trongvăn bản nhà nước như một tên gọi chính thức của dân tộc này

Hoạt động sản xuất chính của họ là canh tác ruộng khô với các loại cây trồng là lúa,ngô, khoai, sắn và cây có củ Người Sán Dìu thường tuyển chọn và sử dụng bộ giốngcây dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, chịu hạn tốt

Các bản của người Sán Dìu cũng có ranh giới tự nhiên : dòng suối hay ngọn núi.Đất đai của bản được phân chia thành khu vực cư trú, khu vực sản xuất Theo tập quán

họ thường lấy khu vực cư trú làm trung tâm từ đó phát triển khu vực trồng trọt, chănnuôi, sinh hoạt cộng đồng

Về tôn giáo tín ngưỡng, người Sán Dìu lấy việc thờ cúng tổ tiên là chính Bàn thờ tổtiên là nơi trang nghiêm nhất trong nhà mà gia đình nào cũng phải có để thờ cúng vàonhững dịp tuần tiết, lễ tiết và những khi cần thiết Đối với dân tộc này, tuỳ theo từngdòng họ mà ma tổ tiên được thờ cúng từ sáu đời cho đến mười hai đời Nhưng khicúng bái cầu khấn sự linh ứng thì người ta chỉ tính đến đời thứ tư Còn ma thế hệ thứ

tư trở đi đã coi như ma gia trạch, chỉ được cúng vào dịp lễ tết Ngoài việc thờ cúng tổ

Trang 13

tiên, đồng bào còn thờ một số vị thần trong vận thần miếu của Phật Giáo, Lão Giáo vàKhổng Giáo Ngoài những hình thức tín ngưỡng, nghi lễ cúng bái trên, người Sán Dìucòn có nhiều tục lệ và kiêng cữ trong sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần của họ.

Ví dụ như : cấy lúa cũng phải chọn ngày Nếu được ngày mà chưa chuẩn bị ruộngxong cũng phải cấy một vài khóm mạ Sau khi đã gặt xong, vào khoảng tháng 8 âmlịch, nếu nhà nào chưa làm lễ cúng cơm mới thì không được ăn gạo mới Trong lễcơm mới, người ta không được chan canh vào gạo mới, sợ mưa trôi hết thóc và làmthóc mọc mầm

Trong quan hệ gia đình, dòng họ : Nếu như ở một số dân tộc người tộc trưởng cóvai trò rất lớn trong dòng họ thì tộc trưởng không có vai trò gì quan trọng với ngườiSán Dìu Trong gia đình, người cha hoặc người chồng có quyền định đoạt mọi việc.Nếu như có việc gì hệ trọng, các thành viên khác trong nhà cũng có quyền bàn bạcnhưng ý kiến của họ không có giá trị quyết định Địa vị con gái trong gia đình rất thấpkém, họ không có quyền hưởng tài sản của cha mẹ, trừ những trường hợp gia đìnhkhông có con trai Người con gái lấy chồng ở rể mới được hưởng tài sản của cha mẹ

và người con rể phải làm nhiệm vụ của người con trai là phụng dưỡng cha mẹ

Người Sán Dìu có phong tục làm nhà mới cũng khá độc đáo Sau khi đã chọn đượcđất, được hướng người ta phải chọn được năm dựng nhà Sau đó người ta chuẩn bịnguyên liệu Gỗ để làm nhà thường được lấy vào mùa thu, đầu mùa đông hoặc vàonhững ngày không có trăng để gỗ khỏi mọt Chặt cây làm cột phải lấy cây thẳngkhông có dây leo cuốn quanh thân Người ta bắt đầu dựng nhà vào lúc nửa đêm hoặc

gà gáy, nhưng khi dựng nhà, người ta kỵ nhất những ngày đầu tháng riêng ? âm lịch,

vì sợ sấm sét chiếm mất ngày tốt

2.1.3.6 Dân tộc Dao

Có ba nhóm Dao chính : Dao Đỏ, Dao Lô Gang, Dao Quần Chẹt cư trú ở tỉnh Thái

Nguyên, tuy thuộc 3 nhóm khác nhau nhưng họ đều tự gọi là Dao Đại Bản (Tầm Mả

Miền), cùng nói phương ngữ Kiềm Miền (hoặc Miền Vả) vì thế sự thống nhất trong

văn hoá cổ truyền của họ rất lớn, các khác biệt mang tính địa phương tương đối ít.Quá trình người Dao chuyển cư vào tỉnh Thái Nguyên chủ yếu bằng con đườngmòn (thường gọi là tiểu ngạch), từ vùng núi này sang vùng núi khác theo nhiều

Trang 14

hướng từ các tỉnh Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, TuyênQuang Đại bộ phận người Dao cư trú phân tán trên một diện rộng thuộc các huyệnmiền núi Địa bàn cư trú của họ thường ở lưng trừng núi có độ cao từ 300 - 600m;cuộc sống tạo cho họ có tâm lý phóng khoáng, chân chất, gắn bó với cộng đồng.

Cho đến nay, đồng bào Dao ở Thái Nguyên vẫn tồn tại 2 loại hình tạo lập thôn bản

là : cư trú tập trung và cư trú phân tán Cư trú tập trung là những người Dao địnhcanh, còn cư trú phân tán thường là những người Dao sống du canh du cư Tuy nhiênhiện nay hiện tượng du canh du cư chỉ còn xảy ra với quy mô nhỏ

Điều kiện đầu tiên để dựng bản là phải có nguồn nước để sản xuất, sinh hoạt, có đấtđai để làm ruộng, làm nương và chăn nuôi Nhà ở trong bản thường bố trí thấp hơnnguồn nước để tiện việc dẫn nước sinh hoạt Bản người Dao thường tách biệt với cácbản của các dân tộc khác Nếu cư trú xen kẽ trong cùng bản thì họ ở riêng một xóm.Trong mỗi bản thường có một nhóm người Dao cư trú, rất ít trường hợp cư trú xen kẽgiữa các nhóm Dao, chẳng hạn xóm Cộng Hoà (xã Động Đạt huyện Phú Lương) chỉ

có Dao Đỏ, xóm Sự Thật (xã Quy Kỳ huyện Định Hoá) chỉ có Dao Lô Gang, xómVang (xã Quân Chu huyện Đại Từ) có Dao Quần Chẹt…

Mỗi bản có một lãnh thổ riêng, ranh giới thường là dòng suối, đỉnh núi, mỏm đá.Hiện nay trên cơ sở giao đất giao rừng nên ranh giới bản được xác định tương đối rõràng Dân cư trong mỗi bản thường là một vài dòng họ, trong đó có một dòng họ lớngiữ vai trò chủ đạo Các bản thường có miếu (mỉu) thờ thổ thần

Làng bản của người Dao thường nhỏ và tách biệt nhau Hiện nay nền văn hoá có đãảnh hưởng khá nhiều từ các dân tộc khác, tuy nhiên những quan hệ theo truyền thốngvẫn còn được coi trọng Trong các xóm bản tồn tại chủ yếu các quan hệ xóm giềng vàquan hệ dòng họ Ngưòi Dao ở Thái Nguyên có họ phổ biến nhất là họ Bàn, Triệu,

Lý Mỗi dòng họ, chi họ đều có gia phả riêng và có hệ thống tên đệm để phân biệtgiữa những người thuộc các thế hệ khác nhau Mỗi bản đều cử ra một người có uy tín,

có tiếng nói với dân làng, có kinh nghiệm và sự hiểu biết làm trưởng bản

Nhà của người Dao chủ yếu là nhà sàn, nguyên vật liệu làm nhà được chuẩn bị từtrước và đều lấy từ trên rừng như : gỗ, nứa, tre, mai, giang, cọ Một số hộ làm nhànửa sàn nửa đất, họ đã chặt và sử dụng nhiều gỗ rừng loại to và chắc hơn để làm sàn

Trang 15

nhà, cầu thang và sân phơi Mái nhà đại đa số được lợp bằng lá gồi, là cọ, thậm chí cónhà lợp bằng nứa (bổ ra thành từng lớp rồi ốp lên liên tiếp nhau) Cột nhà vẫn là cộttrần, được sử dụng luôn khi chặt từ rừng về và không qua xẻ.

Các nghi lễ trong mỗi gia đình thường không tách khỏi mối quan hệ với cộng đồngnhư lễ cúng nương, lễ cúng hồn lúa, lễ cúng cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng bộithu, tiễu trừ sâu bệnh Những nghi lễ này thể hiện khát vọng của cộng đồng dân tộcmuốn vươn lên có cuộc sống no đủ

Người Dao quan niệm mọi vật đều có linh hồn, điều này được thể hiện rất rõ trongnghi thức cấp sắc, lễ thôi miên Hiện nay trong một số bản thuần dân tộc Dao vẫncòn có nghi lễ cấp sắc, đây là điểm mốc đánh dấu sự chuyển tiếp từ trẻ con sang ngườilớn Họ quan niệm, nếu ai được “cấp sắc” thì sẽ trở thành người lớn và mới có đủ tưcách để bàn các công việc hệ trọng của gia đình cũng như của xóm làng Tuy nhiênhiện nay, các nghi lễ tôn giáo và việc thờ cúng đã đơn giản hơn nhiều, phù hợp với sựphát triển chung của xã hội, ít tốn kém nhưng vẫn gìn giữ được bản sắc văn hoátruyền thống của dân tộc

2.1.3.7 Dân tộc Mông

Đại bộ phận dân tộc Mông ở Thái Nguyên mới di cư đến từ những năm 1977 –

1979, nhiều nhất là năm 1979 vì xảy ra chiến tranh biên giới, chủ yếu là từ các tỉnhCao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang về sống ở các vùng rừng nguyên sinh, rừng đầunguồn, chủ yếu ở các huyện Định Hoá, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Lương

Nhà ở của người Mông là nhà đất rất đơn giản và cheo leo nơi sườn núi Họ ở quần

tụ thành từng bản, mỗi bản có vài chục nóc nhà Phổ biến là nhà bưng ván hay váchnứa mái tranh Những vật liệu này đều được lấy từ rừng Một số nhà còn dựng thêmmột nhà kho ở bên cạnh để chứa ngô và các lương thực khác Chuồng nuôi gia súcđược làm ở gần nhà và dựng bằng ván gỗ xẻ, cây mai, cây vầu

Quy mô một gia đình người Mông ở Thái Nguyên trung bình là 5 đến 6 người.Thông qua đời sống gia đình, mỗi thành viên đều phải tự học nề nếp ứng xử với cha

mẹ và anh em làng xóm Bố mẹ thường dạy cho con cái của mình những phong tụctruyền thống của dân tộc mình như : con gái phải biết hát ru, thêu thùa, con trai phảibiết thổi sáo thổi khèn

Trang 16

Ngưòi Mông có nhiều họ, mỗi họ lại có các chi khác nhau Người Mông ở TháiNguyên đại đa số là di cư từ Cao Bằng xuống nên chủ yếu là họ Ngô, Hoàng, Dương,Trương, Sùng chứ không mang những họ phổ biến như họ Giàng, Vừ, Thào, Lầu nhưnhững nơi khác Trong quan hệ đối xử, những người có chung họ hàng với nhauthường thân thích hơn Nếu cùng dòng họ mỗi khi đến nhà nhau đều được coi nhưngười nhà, có thể sinh đẻ và chết trong nhà của nhau mà không bị tổ tiên trách cứ Đặctrưng của dòng họ là sự thống nhất về phong tục tập quán tín ngưỡng và những kiêng

kị lễ nghi Ở phạm vi hẹp dòng họ là một tập thể con cháu 3 đời bao gồm một vài chụcgia đình có chung một ông tổ có quan hệ huyết thống theo cha, thành viên của cácdòng họ là những người nam giới cùng với vợ con của họ Trên địa bàn huyện VõNhai hiện nay, cư trú đan xen giữa các dòng họ đã trở nên phổ biến, nhất là bản MỏChì xã Cúc Đường đồng bào mới di cư từ nơi khác đến đây từ những năm 1990

Tổ chức cộng đồng làng của người Mông vẫn giữ gìn được những quy định truyềnthống, ví dụ dù mới đến định cư hay đã định cư từ lâu thì trong làng, bản họ vẫn cử ramột người đại diện, nay là trưởng bản - người có uy tín nhất trong làng Mỗi làng đều

có khu vực cư trú riêng, các thành viên trong làng có ý thức cộng đồng cao Bản ngườiMông mang tính chất khép kín, cư trú biệt lập ở vùng cao Những đặc điểm này đãảnh hưởng và chi phối đến đời sống văn hoá tinh thần của người Mông

Trang 17

- Nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến với số dân nhỏ, gồm : 2 người Hà Nhì, 13 - Phù Lá,

01 người Cống, 03 - Si La

- Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường : 696 - Mường ; 32 - Thổ

- Các dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me, Malayô - Pôlinêdiêng

Nhìn chung người Kinh thường cư trú trên những địa bàn có điều kiện phát triểnnhiều lĩnh vực kinh tế Trong nông nghiệp, do có điều kiện đất đai và nguồn nước tướithuận lợi cho canh tác nên từ lâu họ đã có truyền thống thâm canh, đắp đê, làm thuỷlợi để canh tác lúa nước và hoa màu Ngoài những kinh nghiệm thâm canh lúa nước, ởnhững vùng đồi và những vùng núi có độ dốc không lớn lắm họ còn có những tậpquán sử dụng đất đai hợp lý Các thành phần cây lấy gỗ, cây ăn quả và cây nôngnghiệp được sắp xếp hợp lý trong không gian hoặc kế tiếp nhau theo thời vụ với các

hệ canh tác : nông lâm kết hợp, các mô hình : VAC, RVAC

Nhờ tập quán sản xuất nông lâm nghiệp thâm canh và sự nhạy bén với nền kinh tếthị trường phần lớn địa bàn cư trú của ngưòi Kinh trở thành vùng sản xuất hàng hoá;

đó là vùng chuyên canh chè rộng lớn tại các xã phía tây nam thành phố Thái Nguyên,vùng chè Quân Chu (Đại Từ), Định Hoá, Phú Lương, các xã phía nam huyện Đồng

Hỷ và một số xã dọc theo quốc lộ 1B huyện Võ Nhai Thương hiệu chè Tân Cươngđang chiếm thị phần đáng kể trong nước và xuất khẩu Trong thời gian gần đây, nhiều

hộ gia đình người Kinh phát triển kinh tế trang trại, kết hợp cả trồng trọt và chăn nuôi,đặc biệt là trồng các loại cây lấy gỗ, cây ăn quả và chăn nuôi bò, dê, gia cầm

Trang 18

Trong quá trình định cư, cư dân Tày, Nùng, Sán Dìu và Sán Chay thường lựa chọncho mình những địa bàn thuận lợi để sinh sống và sản xuất

Cư trú trên những cánh đồng khá màu mỡ ở các thung lũng miền núi của tỉnh,người Tày đã tạo lập được một nền nông nghiệp cổ truyền khá phát triển Trong các

xã người Tày sinh sống (Khe Mo, Quang Sơn, Hoà Bình, Văn Hán, Tràng Xá, PhúThượng…) có hầu hết các loại cây trồng thích hợp với khí hậu miền Bắc nước ta.Lúa, ngô có nhiều loại, cùng lúa là cây lương thực chính đồng bào còn trồng các loạicây hoa màu như khoai lang, khoai sọ, củ từ, rau đậu… mùa nào thức ấy Tính đadạng của sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc vàokinh nghiệm sản xuất của đồng bào Kỹ thuật làm đất gắn liền với tính đa dạng củacông cụ Cơ cấu mùa vụ khá đa dạng, trên những chân ruộng nước đồng bào thườngtrồng hai vụ lúa mùa và đông xuân, ở chân ruộng cạn trồng ngô, khoai lang, rau đậu,

đỗ trắng…

Trên địa bàn các huyện tỉnh Thái Nguyên, người Nùng ít có điều kiện trồng lúanước hơn người Tày Rất quan trọng đối với họ là nương và rẫy Nhờ tích luỹ đượckinh nghiệm, người Nùng khá thành thạo trong việc làm nương rãy Để tăng độ ẩmcho đất và tăng năng suất cây trồng ngoài cách bón phân, đồng bào còn trồng xen cácloại cây khác như ngô xen cây đậu nho nhe Một bộ phận dân tộc Nùng sống ở vùngthấp thì hạt động sản suất chính là làm ruộng nước; người Nùng cũng canh tác ruộngnước giống như các dân tộc lân cận

Đối với dân tộc Sán Chay, trồng trọt vẫn là hoạt động sinh kế chủ đạo; họ đã tuyểnchọn và sử dụng bộ giống cây trồng tương đối phong phú Đối với họ, giải pháp kỹthuật truyền thống của việc trồng trọt là gắn chặt với điều kiện nước tưới Vì thế nơikhai phá ruộng phải là những địa điểm gần nguồn nước, có thể dẫn nước vào đượcbằng máng hoặc mương rãnh Còn người Sán Dìu canh tác trên các loại ruộng nước

trên những cánh đồng tương đối bằng phẳng, ruộng cạn trên các nương đồi, ruộng bậcthang ở trên những độ cao khác nhau bao quan lấy các ven đồi, ven núi Trên các loạiruộng này, bà con đã trồng lúa, ngô, khoai sắn, các loại cây hoa màu và rau củ quả.Trong gia đình người Sán Dìu có sự phân công khá rõ nét giữa các thành viên

Bảng 2.3 Phân công lao động trong một gia đình của người Sán Dìu

Trang 19

Các công việc Phụ nữ Nam giới Trẻ em

Vào rừng lấy gỗ, tre nứa

Vào rừng hái măng, rau

Nuôi dạy con cái

Bế em, trông nhà

Chăn lợn, cho gà ăn

Chăn trâu, kiếm củi

+ + +

+ +

+ +

+

+ + + +

Nguồn : Xử lý từ kết quả điều tra điền giã của chúng tôi, năm 2005Trong chăn nuôi, các dân tộc này đều nuôi gia súc (trâu, bò, lợn, ngựa), gia cầm(gà, vịt, chim), nuôi ong cũng khá phát triển ở các xã gần rừng (Khe Mo, Đoàn Kết -Đồng Hỷ, Đại Từ); nhiều nơi đã thu được lượng mật tốt Chăn nuôi chủ yếu lấy phânbón, sức kéo, thịt… Nhiều gia đình ở vùng thấp còn có ao thả cá, diện tích vài chụcđến vài trăm m2 Một số nơi họ còn thả cá ruộng vừa làm sạch ruộng vừa cải thiện bữa

ăn (các xã Ôn Lương, Hợp Thành huyện Phú Lương; xã Hoá Thượng huyện ĐồngHỷ)

Các nghề thủ công tuy là nghề phụ nhưng cũng khá phát triển trong làng bản cácdân tộc Đối với dân tộc Tày và Nùng, nổi bật nhất là nghề trồng bông, chàm, kéo sợi,dệt vải, nhuộm chàm Ngoài ra còn đan lát, nghề mộc, rèn, làm gạch ngói, nung vôi.Tuy nhiên, các nghề thủ công này đều mang tính chất mùa vụ, chủ yếu vào thời giannông nhàn

Ngoài hoạt động kinh tế truyền thống thì săn bắt, hái lượm với tư cách là một hìnhthái kinh tế tồn tại ít nhiều ở các vùng và các nhóm địa phương, nhưng ở mức độ đậmnhạt khác nhau, tuỳ theo sản vật tự nhiên còn nhiều hay đã bị cạn kiệt Sản phẩm háilượm là rau (rau bồ khai, rau ngót rừng, lá mác mật…), củ, quả, nấm, mọc nhĩ Sảnphẩm săn bắn là thú rừng : sóc, dũi, chim…

Với các dân tộc Mông và Dao, xét về mặt phân hoá không gian theo đai cao, thì đây

là hai dân tộc cư trú ở độ cao cao nhất so với các dân tộc khác, đó cũng là khu vựchiện còn diện tích rừng và đất rừng lớn Về phong tục tập quán, hai dân tộc này có tậpquán du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy Hiện nay, về cơ bản đại bộ phận người

Trang 20

Mông, Dao đã ổn đinh cuộc sống định canh, song hoạt động sản xuất chủ yếu vẫn theophương thức cổ truyền là canh tác nương rẫy và chăn nuôi đại gia súc

Dân tộc Dao phần lớn là làm nương, canh tác trên những sườn núi và thổ canh hốc

đá Một số xóm như : Khe Rạc, Khe Rịa, Khe Nọi, Khe Cái huyện Đồng Hỷ ngườidân làm canh tác trên ruộng bậc thang và làm nương Cây lương thực chính là lúa,ngô, các loại rau mầu như: bầu, bí, khoai lang, su hào, cải làn, chăn nuôi chủ yếu làtrâu, bò, ngựa, lợn, gà Các giống cây trồng, vật nuôi lấy từ nguồn gốc địa phương vàhình thức chăn thả tự nhiên Một số hộ dân còn có nghề trồng bông, dệt vải, có lò rèn

để sửa chữa nông cụ Ngoài ra họ còn có nghề cổ truyền là nghề thợ bạc, chủ yếu làmnhững đồ trang sức như vòng cổ, vòng chân, vòng tay, khuyên tai

Những năm gần đây một số xã có đồng bào dân tộc Dao và các dân tộc khác trênđịa bàn của huyện đã được tham gia vào chương trình phát triển lâm nghiệp theo sựchỉ đạo của huyện Nhìn chung khi triển khai các chương trình trồng và bảo vệ rừng,

chỉ có số ít hộ gia đình ? áp dụng và tiến hành theo đúng quy trình đã được phổ biến,kết hợp với việc chăn nuôi và trồng thêm một số cây ăn quả, bước đầu hình thành môhình sản xuất khá phù hợp với môi trường vùng cao; một phần lớn hộ gia đình Daochưa quen với phương thức làm ăn mới này

Nguồn sống chính của dân tộc Mông là làm nương định canh và nương du canhtrồng ngô, lúa mạch Ngoài những cây lương thực, họ trồng xen canh trên nương một

số loại cây như : rau, lạc, vừng, đậu, khoai Cây trồng gần gũi nhất mang lại nguồnsống chính cho họ vẫn là cây ngô Mỗi khi đến vụ trồng ngô, họ thường ngủ ở nhànương, lúc nào trồng hết mới về Một số người phải có nhiệm vụ coi sóc, không đểsóc ăn mất hạt ngô Trong các chuyến đi nghiên cứu thực tế tại một số bản ngườiMông thuộc các xã vùng cao, vùng sâu Võ Nhai , chúng tôi nhận thấy tập quán sảnxuất của đồng bào ít có sự thay đổi, mặc dù họ muốn làm một ngành nghề nào đó,trồng một cây, nuôi một con gì đó phù hợp để thay đổi cuộc sống quá nghèo khổ hiệnnay, nhưng lực bất tòng tâm, họ không có đủ khả năng; môi trường sống của đồng bào

đầy khó khăn trở ngại

Những năm gần đây, một số hộ đồng bào Mông (chiếm tỉ lệ rất ít) sống ở các xãgần trung tâm các huyện và cư trú xen kẽ với người Tày và Nùng đã biết trồng thêm

Ngày đăng: 09/07/2014, 13:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.4.  Đặc điểm phân bố và tập quán canh tác của các dân tộc - Cộng đồng các dân tộc ở vùng miền núi Việt Nam (Chương 2)
Bảng 2.4. Đặc điểm phân bố và tập quán canh tác của các dân tộc (Trang 21)
Bảng 2.5.  Phân loại đất  nương rẫy đang canh tác của dân tộc Tày - Cộng đồng các dân tộc ở vùng miền núi Việt Nam (Chương 2)
Bảng 2.5. Phân loại đất nương rẫy đang canh tác của dân tộc Tày (Trang 33)
Bảng 2.8. Lịch thời vụ của người Nùng tỉnh Thái Nguyên (âm lịch) - Cộng đồng các dân tộc ở vùng miền núi Việt Nam (Chương 2)
Bảng 2.8. Lịch thời vụ của người Nùng tỉnh Thái Nguyên (âm lịch) (Trang 35)
Bảng 2.9. Một số kinh nghiệm về khai thác, chế biến và sử dụng lâm sản ngoài gỗ - Cộng đồng các dân tộc ở vùng miền núi Việt Nam (Chương 2)
Bảng 2.9. Một số kinh nghiệm về khai thác, chế biến và sử dụng lâm sản ngoài gỗ (Trang 39)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w