1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tinh huong xu ly hic sinh

6 526 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 71,5 KB

Nội dung

Khi học sinh đề nghị đổi thầy giáo Ngày cập nhật: 01-07-2009 Lớp 10A2 là một lớp rất ngoan, đa phần học sinh khá, giỏi. Đến giữa học kỳ I, trong một tiết sinh hoạt lớp, em lớp trưởng đứng lên thay mặt cả lớp đề nghị với thầy chủ nhiệm xin đổi thầy giáo dạy môn vật lý. Với lý do thầy dạy khó hiểu, hay có những lời mạt sát, xúc phạm đến các em. Bạn xử lý như thế nào ? 1. Bạn gạt phắt ngay đề nghị của các em và còn nói: sao các anh, chị không đề nghị đổi luôn tôi đi ? Là một giáo viên chủ nhiệm nên hiểu rằng, lời phàn nàn của học sinh lớp mình chủ nhiệm không phải là vô cớ. Vậy mà bạn nỡ gạt ngay lời đề nghị của các em! Thái độ đó là sự biểu hiện tự ái cá nhân, nóng vội và rất có thể bị các em đánh giá “bao che” cho đồng nghiệp. Vả lại, bị từ chối kiên quyết như vậy các em chắc chắn sẽ cảm thấy bất bình, mất lòng tin vào vai trò của giáo viên chủ nhiệm, mất đi chỗ dựa tinh thần. Biết đâu bức xúc quá, các em sẽ dẫn nhau lên Ban giám hiệu đề nghị đổi luôn giáo viên chủ nhiệm thì sao? Không ổn chút nào. 2. Tiếp thu ý kiến và hứa sẽ làm đề nghị lên Ban giám hiệu và còn “bồi thêm” những câu không tốt về đồng nghiệp trước mặt học sinh. Trong trường hợp này sự cảm thông của bạn cùng với lời hứa giúp các em đề đạt ngay với Ban giám hiệu, khiến học sinh nghĩ rằng, bạn đồng tình với việc làm của học sinh là đúng. Cách này có thể lấy lòng học sinh, làm cho các em hiểu lúc nào thầy cũng có tâm huyết vì học sinh, có trách nhiệm rất lo lắng cho kết quả học tập của các em. Nhưng bạn sẽ đối mặt với đồng nghiệp ra sao? 3. Tổ chức họp lớp, tìm hiểu thêm ý kiến, nguyện vọng của các em, nhưng vẫn giữ nguyên ý kiến không đổi giáo viên. Thuyết phục các em thông cảm cho thầy dạy lý, nhắc nhở các em cần chủ động suy nghĩ, không nên quá ỷ lại vào thầy giáo. Bạn cần có thái độ tôn trọng những nguyện vọng chính đáng của các em, vì nó liên quan đến quyền lợi của các em. Bạn nên lắng nghe một cách cẩn thận và phải có phương án thẩm định lại độ chính xác của lời phàn nàn đó, tìm hiểu cặn kẽ, có bằng chứng cụ thể việc “mạt sát” của thầy bộ môn là có thật hay không. Bạn giải thích cho các em hiểu và có cách chủ động trong học tập, bạn có thể so sánh với các lớp khác mà thầy dạy môn vật lý cũng có kết quả tốt. Bằng lời lẽ khéo léo thuyết phục các em hiểu và yên tâm học tập, hứa sẽ tìm nguyên nhân, nếu có thể sẽ làm đề nghị trình lên Ban giám hiệu xem xét giải quyết. Bạn luôn nhớ phải giữ mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và học sinh thân yêu của mình. CẨM TÚ (Trường MG Xà Phiên 1) Khi học sinh vi phạm quy chế thi Ngày cập nhật: 29-07-2009 Trong một buổi thi môn toán học kỳ II, tại phòng thi, bạn bắt quả tang một học sinh đang quay sang cóp bài của bạn kế bên, bị bạn nhắc nhở lại còn có lời lẽ thiếu tế nhị. Là giám thị coi thi, bạn xử lý ra sao ? 1. Bỏ qua, quay đi chỗ khác coi như không biết, nghĩ đây là việc làm để giúp đỡ học sinh đủ điều kiện lên lớp. Trong mối quan hệ xã hội chồng chéo phức tạp như hiện nay, thì tình huống của người giáo viên này không phải là hiếm gặp. Nhưng nếu bạn chọn phương án 1 rút lui an toàn, xem như không có việc gì xảy ra, bạn nghĩ đây là việc làm giúp đỡ hoặc tạo điều kiện cho học sinh đủ điều kiện lên lớp, mai mốt gặp mình nó sẽ cám ơn, không mất lòng với nó, nhất là phụ huynh không có việc gì để trách cứ bạn. Nhưng bạn có tính đến trường hợp học sinh đó đã nhìn thấy bạn và biết rằng, bạn đã cố tình làm ngơ? Đôi khi lãng tránh để khỏi phiền hà cho bản thân, nhưng không ổn rồi, liệu chúng có còn kính trọng bạn không, chỉ vì lợi ích cá nhân mà bạn đã sẵn sàng bỏ qua cho học sinh phạm lỗi. Bạn luôn nhắc nhở học sinh về sự công bằng, nghiêm khắc, nhưng chính hành động của bạn phản tác dụng mất rồi! Và chắc chắn sự bao che ấy cũng không có lợi gì cho học sinh đã vi phạm kỷ luật, vì sẽ tạo cho chúng tâm lý “đã có người che chở rồi, muốn làm gì thì làm”. Bạn cũng đã vi phạm quy chế thi, thậm chí vi phạm đạo đức nhà giáo, chưa làm hết vai trò trách nhiệm của một giáo viên. 2. Lập biên bản tại chỗ, kiên quyết đình chỉ không cho em đó tiếp tục dự thi, đuổi ra khỏi lớp. Đây không phải là cách xử lý hay, bạn luôn nhớ trong mọi trường hợp, cách giải quyết tốt nhất là bạn luôn luôn giữ vững sự nghiêm khắc và công tâm của mình. Nếu bạn nóng nảy tuyên bố cho cả lớp và cho em học sinh đó biết rằng, em đã vi phạm vào nội quy của trường, nên cô không thể bỏ qua, trước sự chứng kiến của đông đảo mọi người thì không nên. Bạn phải xem xét sự việc rồi mới quyết định, không nên nóng vội, nếu lần đầu bạn nên nhắc nhở, hoặc lập biên bản ghi nhớ nếu tái phạm tiếp tục thì sẽ lập biên bản hủy kết quả ban đầu, trường hợp có hành vi phản kháng, bất chấp nội quy thì bạn phải báo lại với chủ tịch hội đồng coi thi xem xét, cũng có thể lập biên bản và quyết định đình chỉ thi. 3. Xử lý theo đúng quy chế thi, giải thích cho em học sinh đó biết mức độ vi phạm của mình để có hướng khắc phục và không nên quá căng thẳng làm ảnh hưởng những học sinh xung quanh. Đồng thời khuyên em đó cố gắng tự lực làm bài cho tốt. Vậy bạn phải xử lý thật khéo léo để không phá vỡ nguyên tắc trong việc giáo dục học sinh, nhưng cũng không làm tổn hại đến mối quan hệ của mình. Bạn nhẹ nhàng giải thích cho em học sinh đó biết rằng, em đã vi phạm vào nội quy thi, nên cô không thể xin các thầy cô giám thị trong phòng thi tuyên bố “trắng án” trước sự chứng kiến của đông đảo mọi người được. Bạn có thể nói: Em yên tâm, em mới vi phạm lần đầu thì các thầy cô chỉ lập biên bản ghi nhớ, để nhắc nhở em thôi chứ không có gì nặng nề cả. Nếu em thực sự nhận thấy lỗi của mình và có ý thức sửa chữa sai lầm, tự túc làm bài thì thầy cô sẽ sẵn sàng giúp đỡ em. Với những lời lẽ chí tình ấy của bạn, chắc chắn rằng, dù không nhận được “sự bào chữa hiệu quả” của bạn, nhưng học sinh đó cũng không giữ tâm lý bất bình, tức giận với bạn. CẨM TÚ Trò nói chuyện riêng trong giờ học Ngày cập nhật: 22-07-2009 Bạn đang giảng bài, bỗng có một số học sinh “nói chuyện riêng” gây xôn xao dưới lớp làm ảnh hưởng tới sự tập trung chú ý của lớp. Bạn sẽ giải quyết ra sao trong trường hợp này ? Giải quyết tình huống: Thứ 1, tiến hành tiết dạy bình thường vì trong lớp vẫn còn một số HS chú ý đến bài giảng, sự mất tập trung của lớp chỉ là nhất thời do các HS kia gây ra. Việc này sẽ trôi qua nên không cần phải dừng bài dạy lại để nhắc nhở các em, không nên làm ảnh hưởng đến thời gian học tập của cả lớp. Cách giải quyết này chưa ổn lắm, bởi như thế sẽ không có tác dụng giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật cho các em. Thứ 2, dừng ngay bài giảng và hỏi: “Những em nào vừa nói chuyện riêng gây xôn xao dưới lớp, đứng lên xem nào”? Bạn nhắc nhở HS của mình: trong giờ học ta phải nghiêm túc, có nghiêm túc ta mới tiếp thu tốt bài học. Nghiêm túc còn là thái độ tôn trọng lẫn nhau, ta tôn trọng bạn thì bạn mới tôn trọng ta. Lớp học, cần phải có trật tự: thầy nói thì trò lắng nghe, trò nói thì thầy lắng nghe; không nên để thầy nói thầy nghe, trò nói trò nghe như vậy được. Hơn nữa, lớp học có phải là cái sân khấu đâu các em ạ, mà thầy cũng không phải là diễn viên đang diễn, em nào thích thì nghe, thích thì chăm chú, không thích thì cười cợt, nói chuyện riêng làm mất trật tự như vậy Theo cách này, chưa chắc đã đem lại hiệu quả giáo dục, thậm chí kết quả còn xấu hơn. Bởi, lời phê bình của bạn gay gắt quá, bạn đã tạo nên một bầu không khí căng thẳng trong lớp học, khoảng cách mối quan hệ giữa bạn và lớp học sẽ trở nên “xa hơn”. HS có thể im lặng, bị bạn khuất phục tại thời điểm đó nhưng diễn biến tiết học tiếp theo có thể không đạt hiệu quả như mong muốn. Thứ 3, trước thực tế đó, bạn có thể nhìn xuống lớp với vẻ mặt nghiêm trang và nói: Các em có vấn đề gì chưa rõ à, có vấn đề gì cần trao đổi phải không, các em cứ đưa lên đây thầy trò chúng ta cùng nhau trao đổi. Các em đừng ngại thầy trả lời không được, vấn đề nào thầy biết thì thầy trả lời ngay, điều gì chưa rõ thì thầy trò chúng ta cùng nhau trao đổi, nghiên cứu để tìm ra lời giải đáp. Các em không nên làm việc riêng như vậy, sẽ gây ồn ào làm ảnh hưởng không tốt đến lớp học Có lẽ sự khéo léo này sẽ làm cho bạn với HS xích lại gần nhau hơn, từ một tình huống sẽ căng thẳng nhưng bạn biến nó trở nên thân mật, không khí lớp học trở nên sinh động hơn, nghiêm túc hơn, HS sẽ chú ý vào bài học hơn sau khi nghe bạn nói như thế. Nếu các em có nói chuyện riêng gây mất trật tự trong lớp thì các em biết rằng thầy đang nhắc nhở mình chú ý vào bài học đấy. Còn thực sự nếu có vấn đề gì cần trao đổi thì HS nêu ra, lúc này không khí lớp học lại sinh động lên có sự tác động từ trò đến thầy và sự phản hồi từ thầy đến trò. NGUYỄN PHÚ CƯỜNG (GV Trường THPT Vị Thủy, huyện Vị Thủy, Hậu Giang) Khi học sinh xé bài kiểm tra tại lớp Ngày cập nhật: 08-07-2009 Trong tiết trả bài kiểm tra lớp 11A2 mới vừa xong, bạn quay lên bục giảng để bắt đầu bài mới thì bỗng nghe tiếng xé bài “xoạt, xoạt” ở phía dưới của lớp. Bạn quay lại thấy Mỹ Linh đang xé và vò giấy bài kiểm tra 1 điểm của mình trước sự ngơ ngác của tập thể lớp. Khi giáo viên hỏi tại sao em xé bài? Mỹ Linh trả lời rất tự nhiên “bài của em thì em có quyền xé”. Là giáo viên bộ môn, trước sự việc đó bạn xử lý như thế nào ? 1. Bạn không nói gì, quay trở lên bục giảng để bắt đầu thực hiện bài mới.Quá trình đứng lớp, bạn thường phải đối mặt với những học sinh yếu kém, lại ngang ngạnh, nhiều khi tỏ ra xem thường kỷ luật, thiếu tôn trọng giáo viên. Nếu không nghiêm khắc thì sẽ bị học sinh xem thường và tiếp tục có những hành động không đúng mực. Trước hành động của học sinh như thế, chắc chắn làm thầy, cô ai cũng tức giận, mặc dù học sinh có “biện minh” là bài điểm kém hay bài của mình, muốn làm gì thì làm, thế nào đi nữa thì không nên xử sự như thế, vì đây là lớp học, cô giáo đang trên lớp, bài vừa được cô giáo trả lại, nếu hành động như thế, thì thiếu tôn trọng. Nếu bỏ qua, các học sinh khác sẽ nghĩ gì khi chứng kiến hành động vô lễ đó mà cô giáo không dám làm gì ? 2. Bắt học sinh đó đứng lên, phê bình gay gắt trước tập thể lớp và ghi vào sổ đầu bài, học sinh thiếu tôn trọng giáo viên. Bạn phê bình gay gắt học sinh đó trước tập thể lớp, thái độ nghiêm khắc là cần thiết, nhưng phải giữ “hòa khí”. Bạn nên tìm cách nhẹ nhàng để khuyên bảo và cần thiết nhất là nên để sau buổi học mời em đó nói riêng, rút kinh nghiệm không nên để trường hợp đó lặp lại. Cho nên cách này cũng không được. 3. Bạn tạm thời bỏ qua, để thực hiện bài giảng, sau đó gọi riêng em đó giải thích đúng, sai trong hành động của mình để giúp em nhận ra khuyết điểm. Sau đó động viên em lần sau cố gắng. Tạm thời bỏ qua, nhưng bạn nên dành vài phút xuống chỗ em học sinh đó để phân tích hành động vừa rồi của em là không đúng. Giả sử, nếu em là một giáo viên như cô, có một học sinh làm việc đó ngay trước mặt em, thì em nghĩ sao? Nhưng thôi, dù sao em cũng đã trót làm, lần đầu tiên cô thông cảm, cô không trách em, nhưng tránh để không có lần sau. Cô tin em sẽ làm được. Đồng thời, hẹn học sinh đó hết tiết học này gặp cô để trao đổi tiếp. Bạn luôn nhớ rằng, phải khéo léo nhắc nhở, giải thích cho em đó hiểu chỗ sai bài của mình. Khuyên em phải cố gắng học thật tốt, cô hy vọng bài kiểm tra lần sau chắc được như mong muốn. BÍCH CHUYỀN Bài kiểm tra xuất sắc “đột xuất” Ngày cập nhật: 24-06-2009 Trong khi chấm bài kiểm tra một tiết của lớp 10A1, phát hiện có một bài của học sinh xuất sắc “đột xuất”, xứng đáng được hưởng điểm tuyệt đối, trong khi mức học bình thường được xếp loại trung bình yếu. Giờ trả bài kiểm tra, bạn xử lý như thế nào ? 1. Cho điểm bình thường đúng với kiến thức thể hiện trong bài và khen em đó trước tập thể lớp. Trước tiên, bạn vẫn cho điểm vào bài làm của em đó bình thường, công bằng, thậm chí thưởng thêm điểm nếu xét thấy cách giải của em đó thật sự hay, có sáng kiến, có cố gắng. Đừng quan niệm rằng, học sinh giỏi thì bài nào viết cũng tốt, còn học sinh yếu thì muôn đời cũng thế mà thôi. Nếu như thế thì không cải thiện được sức học tập của các em. Bạn nên nhớ rằng, những lời động viên của bạn sẽ có tác dụng rất lớn và làm thay đổi hẳn một con người đấy. Trường hợp này bạn nên xem xét cẩn thận, nếu xử lý theo cách 1 thì quá chủ quan. Khen ngợi, động viên học sinh, nhất là học sinh tiến bộ thì nên làm, nhưng phải đúng lúc, thích hợp thì mới có tác dụng. Nếu là một “bản sao” thì lời khen của bạn, làm em đó xấu hổ, ngược lại cũng có thể khuyến khích em đó lần sau tiếp tục chép bài của bạn. Không ổn đâu. 2. Tỏ thái độ nghi ngờ, cho rằng em chép bài của bạn, không cho điểm. Nếu chọn cách thứ 2, thì tai hại vô cùng, làm cho học sinh bực tức khi bị cô giáo mỉa mai, phê bình trước tập thể lớp, khiến cho mối quan hệ thầy trò xấu đi. Thực ra, bạn đâu có “chứng cớ” gì. Làm ảnh hưởng uy tín của bạn trong giờ kiểm tra, thiếu trách nhiệm để học sinh cóp bài của nhau. Giả sử, bài đó thật sự là kết quả của em đó thì tai hại vô cùng, em đó cảm thấy mình bị xúc phạm, bạn đã mắc một sai lầm lớn. Bạn đừng bao giờ để học sinh của mình rơi vào tâm trạng đó. Không ổn nữa rồi. 3. Cho điểm tuyệt đối, khen trước tập thể, mời em đó lên trình bày lại trước tập thể lớp, sau đó gặp riêng nếu khả nghi. Chọn cách 3 thôi, nhưng phải kiểm tra thật kỹ xem bài em đó tự làm hay cóp bài của bạn. Khen vì có cách giải hay, sáng kiến, gọi tên em đó lên bảng để chữa cho các bạn khác cùng học tập. Cũng là cơ hội để em đó chứng minh sự tiến bộ của em đó trước lớp, đồng thời làm sáng tỏ vấn đề mình băn khoăn. Nếu trình bày trơn tru, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của mình thì không còn điều gì bàn cãi nữa. Nếu em đó tỏ ra lúng túng, không làm chủ được kiến thức, thì rõ ràng bài đó không phải của em đó làm, nhưng dù sao không nên phê phán trước lớp, phải thật sự tế nhị, gặp riêng em đó nhắc nhở, cho em nợ điểm và kiểm tra bổ sung lần sau. TRẦN THỊ BÍCH CHUYỀN (Trường Mẫu giáo Thuận Hưng) Khi trò đặt tên cho thầy Ngày cập nhật: 03-06-2009 Trường tôi có hai giáo viên cùng tên là An (tôi và một giáo viên khác). Trong đó, tôi do bị cận thị nên có giáo viên gọi tôi là “An cận”. Học sinh cũng thế, một hôm tôi vừa đến cầu thang lớp 12D3 thì bỗng nghe: “Vô lớp lẹ lên bây ơi, An cận lên rồi. An cận lên rồi ”. Nếu là bạn, bạn sẽ xử lý ra sao trong trường hợp này ? Giải quyết tình huống: 1. Vẫn tiến hành tiết dạy bình thường, xem như mình chưa hay biết chuyện gì đã xảy ra. 2. Quát tháo la mắng các em, điều tra xem học sinh nào vừa nói câu trên và buộc phải viết tự kiểm, kiểm điểm trước lớp, ghi tên vào sổ đầu bài, đánh giá tiết dạy là D vì có học sinh phát biểu như vậy là vi phạm đạo đức, xúc phạm đến danh dự của thầy cô giáo. 3. Vẫn tiến hành tiết dạy bình thường, xem như mình chưa hay biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng chủ yếu là sự dẫn dắt khéo léo để đi đến giải quyết “câu chuyện” vừa xảy ra nhằm giúp các em có hành vi ứng xử tốt hơn. Nếu bạn “bỏ qua” như ở trường hợp 1 thì không được. Vì tất cả học sinh lớp 12D3 đều biết bạn đã nghe câu nói đó. Bỏ qua thì chẳng khác nào bạn đã “nối giáo cho giặc”, thầy cũng đồng ý, chấp nhận câu nói của các em. Phạt vạ các em như trường hợp thứ 2 thì cũng không xong. Lứa tuổi các em thường hay đùa tinh nghịch, bản thân các em đôi khi chỉ nói câu nói đó trong sự tinh nghịch của lứa tuổi học trò chứ chưa chắc đã có ý gì xấu cho thầy (An). Nếu bạn “làm căng” thì hoàn toàn phản tác dụng giáo dục. Bạn cần phải giúp học sinh biết việc giao tiếp là nhu cầu của mỗi người trong cuộc sống, nhưng phải giới hạn trong một phạm vi nào đó. Từng nơi, từng thời điểm khác nhau mà ta nên có thái độ, hành vi, lời nói, nội dung nói khác nhau. Ta có thể cười nói thoải mái ở nơi này, nhưng không thể cư xử như vậy ở nơi khác, ta có thể cười nói một cách suồng sã với người này, nhưng với người khác thì không nên cư xử như vậy. Các em cùng trang lứa nhau nên có thể đùa với nhau vài câu cho vui, các em vẫn có thể nói: “Sang lùn”, Lan còi”, “Toàn mập” nhưng không thể đùa như vậy với thầy cô của mình được. Bởi môi trường giao tiếp không cho phép các em hành xử như vậy. Ngược lại, trước tập thể lớp thầy cũng không được gọi các em bằng: “Sang lùn”, Lan còi”, “Toàn mập” Bởi đó là sự tôn trọng lẫn nhau. Nếu thầy gọi các em như vậy thì có còn gì là tôn trọng các em đâu? Người khác sẽ nghĩ sao về các em, về thầy khi các em có lời lẽ cợt nhả như thế? Chắc hẳn họ sẽ có ý nghĩ không tốt hoặc chí ít là không thiện cảm. Các em có muốn thầy của mình bị người khác hiểu nhầm đáng tiếc như vậy không? Qua chuyện không vui này, thầy mong các em tự vấn lại mình để có được thái độ ứng xử tốt hơn trong tương lai. NGUYỄN PHÚ CƯỜNG (Trường THPT Vị Thủy) Khi chuông điện thoại reo Ngày cập nhật: 27-05-2009 Giáo viên đang giảng bài, bỗng ở cuối lớp có tiếng chuông điện thoại reo lên, cả lớp cùng reo lên “của ai vậy?”. Giáo viên nhìn về phía cuối lớp và dừng lại ở bạn A. Tiếng chuông điện thoại và sự ồn ào của lớp làm giáo viên phải cắt ngang bài giảng. Là giáo viên của lớp đó, bạn giải quyết ra sao ? 1. Quát lớn, tịch thu điện thoại và đuổi bạn A ra khỏi lớp. Đối với trường hợp này, chúng ta không nên tỏ thái độ giận dữ quát tháo học sinh, vì sẽ làm ảnh hưởng đến những học sinh khác và sẽ làm mất hình tượng của một nhà giáo. Điều này sẽ làm cho học sinh A xấu hổ, mất mặt với những học sinh khác và sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ thầy trò trong thời gian sắp tới vì thái độ mắng mỏ, gay gắt của giáo viên. 2. Tịch thu điện thoại và yêu cầu bạn A vừa đứng vừa học. Yêu cầu học sinh A vừa đứng vừa học ư! Điều này không thể, sẽ khó khăn vô cùng cho một lớp khi cả lớp ngồi học, có một bạn phải đứng học. Điều này cũng làm cho bạn A mất mặt vô cùng vì thỉnh thoảng có một vài cặp mắt liếc qua, và nếu có ai khác nữa đi ngang qua lớp học thì sao! 3. Tạm thời tịch thu điện thoại của bạn A, yêu cầu bạn A tập trung vào bài giảng, hết tiết học dành ra vài phút để xử lý sau. Chỉ cần tạm thời tịch thu điện thoại mà thôi, giáo viên nhanh chóng ổn định lớp và nhẹ nhàng yêu cầu bạn A tập trung vào bài giảng. Mặc dù việc sử dụng điện thoại trong giờ học là sai với quy định, nội quy nhà trường, nhưng giáo viên phải tế nhị vì các em đã lớn. Là tuổi vị thành niên nên các em cần được tôn trọng, giáo viên cần phải nhẹ nhàng, vì “kỷ cương, tình thương” của nhà mô phạm tránh làm tổn thương các em bởi những lời lẽ gay gắt. Hết giờ học nên dành ít phút để phân tích sai trái của bạn A về tinh thần tự giác thực hiện kỷ luật của lớp, nội quy của nhà trường. Qua đó, cần nhắc nhở các học sinh khác rút kinh nghiệm và hạn chế tối đa việc sử dụng điện thoại khi đến trường vì sẽ làm mất thời gian, ảnh hưởng đến việc học cũng như những trường hợp khác. Nếu cần, giáo viên có thể trực tiếp trả lại điện thoại cho học sinh, hoặc gặp gỡ phụ huynh để báo cáo sự việc cũng như nhắc nhở phụ huynh quan tâm hơn nữa sinh hoạt của con em mình trong mọi lúc. Cũng nên nhớ rằng, sự nhẹ nhàng, tế nhị của giáo viên sẽ giúp các em nhanh chóng nhận ra lỗi lầm để rút kinh nghiệm không tái phạm nữa và sẽ không làm mất đi sự thân thiện giữa thầy và trò bởi lẽ đó là tình thương, là trách nhiệm của chúng ta. HOÀNG DIỆU (Trường THPT Chuyên Vị Thanh Dạy thay đồng nghiệp bị ốm Ngày cập nhật: 10-06-2009 Một hôm, đồng nghiệp bị ốm, tôi được tổ trưởng phân công dạy thay giờ văn lớp 11A1. Sau khi kết thúc bài giảng, tôi hỏi các em: Cô dạy như thế các em có hiểu bài không? Học sinh trả lời: Cô dạy hay lắm ạ! Thầy A dạy chúng em chẳng hiểu gì cả. Cô ơi, hay là cô dạy lớp em luôn nhé? Bạn trả lời ra sao? Giải quyết tình huống 1. Bạn nghĩ mỉm cười, im lặng ra khỏi lớp, các em hiểu sao thì hiểu là phương pháp tối ưu rồi phải không? Với câu nói “vô hại” này bạn cũng có thể mỉm cười và cám ơn các em, đã nhận xét tốt về cách dạy của cô. Nghề dạy học, còn gì sung sướng và hạnh phúc hơn khi nghe học sinh của mình có nhận xét như vậy. Không tốt đẹp như bạn nghĩ vậy đâu. Cũng có thể là câu trả lời rất hồn nhiên của học sinh, cũng có thể là một lời “xã giao”. Nhưng cũng có thể là một lời nói thật thì sao? Bạn mỉm cười ư? Thế thì đồng tình với học sinh phê phán đồng nghiệp mình trước lớp, điều đó thì thật là tệ hại vô cùng, mối quan hệ đồng nghiệp có thể bị ảnh hưởng khi được nghe các em kể lại. 2. Bạn có thể giải thích cho các em biết: mỗi thầy, cô giáo đều có một phương pháp dạy riêng, nhưng đều có chung một mục đích là muốn truyền thụ tất cả những kiến thức hay mà thầy, cô có được, giúp cho các em hiểu tốt bài, nắm vững kiến thức đã học. Có lẽ mới nhận lớp, thầy của các em chưa hiểu hết mức độ nhận thức của các em đấy thôi. Không nên so sánh như thế. Mọi sự so sánh đều khập khiễng. Thầy các em sẽ buồn và sẽ mang đến những điều bất lợi cho tập thể lớp, khi nghe được lời nhận xét đó. Nếu thật sự thầy dạy các em thấy khó hiểu, có thể cử đại diện trao đổi cụ thể với thầy, để thầy có phương pháp phù hợp hơn. Cô tin rằng, một giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao như thầy A, sẽ sẵn sàng điều chỉnh phương pháp mới, để cho các em dễ hiểu hơn. Cô khuyên các em nên chăm chú nghe giảng, tự điều chỉnh cách học của mình thì sẽ có kết quả như ý muốn. Các em may mắn được thầy A dạy đó, vì thầy A là giáo viên lâu năm, có nhiều kinh nghiệm, đào tạo rất nhiều học sinh giỏi cho trường. Thế thì mới tôn trọng học sinh và đồng nghiệp chứ. 3. Cũng có thể phê bình các em tại lớp. Cách này bạn thấy có quá vô duyên không? Rõ ràng, bạn hỏi để biết được nhận xét của các em về phương pháp giảng của mình. Các em hoàn toàn có quyền nhận xét về cách dạy của mỗi giáo viên, có quyền phát biểu những ý kiến chính đáng của mình một cách bình đẳng, dân chủ. Đã đến lúc các bạn phải thay đổi quan điểm cho rằng, chỉ có giáo viên mới được phép phê bình học sinh, còn học sinh thì phải răm rắp nghe theo, chứ không được đưa ra ý kiến của mình. Lối tư duy đó sẽ tạo cho học sinh tâm lý ỉ lại, thiếu chủ động, sáng tạo và bạn cũng sẽ không bao giờ biết được kết quả thực sự về cách dạy của mình. Vậy chọn cách 2 nhé. CẨM TU (GV Trường MG Xà Phiên 1) H67R8-4HCH4-WGVKX-GV888-8D79B J4M92-42VH8-M9JWJ-BR7H6-KTFP6 76RJX-HDXWD-8BYQJ-GRPPQ-8PP92 P3P9R-3DH3Q-KGD38-DWRR4-RF7BC C2236-JBPWG-TGWVG-GC2WV-D6V6Q 4HVJQ-4YW7M-QWKFX-Q3FM2-WMMHP YH6QF-4R473-TDKKR-KD9CB-MQ6VQ 6VP2W-C8BCH-FBTQT-6CMHK-Y7QBG WYRTJ-8KGKQ-3FDMW-2PQRX-MDYDB MFBG6-2JM2T-VQQ6M-K86FT-P9WCW TRV9M-9DQH8-DQVJF-DFJFQ-PV2JT BB3K3-MMTHM-WFWJK-PCC8G-3DRGQ J6QGR-6CFJQ-C4HKH-RJPVP-7V83X TC48D-Y44RV-34R62-VQRK8-64VYG . muốn. BÍCH CHUYỀN Bài kiểm tra xu t sắc “đột xu t” Ngày cập nhật: 24-06-2009 Trong khi chấm bài kiểm tra một tiết của lớp 10A1, phát hiện có một bài của học sinh xu t sắc “đột xu t”, xứng đáng được hưởng. giận dữ quát tháo học sinh, vì sẽ làm ảnh hưởng đến những học sinh khác và sẽ làm mất hình tượng của một nhà giáo. Điều này sẽ làm cho học sinh A xấu hổ, mất mặt với những học sinh khác và sẽ làm. qua cho học sinh phạm lỗi. Bạn luôn nhắc nhở học sinh về sự công bằng, nghiêm khắc, nhưng chính hành động của bạn phản tác dụng mất rồi! Và chắc chắn sự bao che ấy cũng không có lợi gì cho học sinh

Ngày đăng: 09/07/2014, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w