Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
1,13 MB
Nội dung
@ Tỳ Hưu là linh vật theo một tích xưa của Trung Quốc, là con vật chỉ ăn vào, không ra hút kim khí vàng bạc cho gia chủ. @ Tỳ Hưu được chế tác trên nhiều chất liệu như vàng, bạc, đồng, ngọc, mã não, thạch anh, đá. @ Tỳ Hưu có thể đánh làm đồ trang sức như nhẫn, mặt dây, hoặc kết thành lắc. @ Tỳ Hưu còn được đặt trong két để hút tiền và giữ của cho gia chủ . @ Tỳ Hưu cũng có thể là vật để phóng sinh xuống các ao hồ sông suối để hút vàng bạc cho gia chủ dưới đáy sông hồ TỲ HƯU - CON VẬT LINH THIÊNG Tỳ Hưu hai sừng thời xưa : Gần đây giới sành chơi thường sắm cho mình một con Tỳ Hưu để mang trên người hoặc đặt trong nhà. Tỳ Hưu có thể được làm nhẫn đeo tay, mặt dây hoặc để trong người với mong muốn mang lại may mắn và lợi lộc. Hoặc đặt trong nhà để tránh tà khí và sinh lợi. Thế nhưng Tỳ Hưu là gì? Và tác dụng của nó ra sao thì chắc ít người biết được. Nguồn gốc của Tỳ Hưu : Truyền thuyết về Tỳ Hưu được xuất phát từ chin loại con của Rồng. Rồng sinh ra chín con, là chín loài thần thú nhưng không phải là rồng. Chín loài ấy, có 2 thuyết khác nhau, với thứ tự cũng khác nhau: Thuyết 1: Tỳ hưu - Nhai xế - Trào phong - Bồ lao - Toan nghê - Bí hí - Bệ ngạn - Phụ hí - Si vẫn. Thuyết 2: Bí hí - Si vẫn - Bồ lao - Bệ ngạn - Thao thiết - Công phúc - Nhai xế - Toan nghê - Tiêu đồ Đặc điểm của các loài này được cho là như sau : 1. Tỳ Hưu (Tu Lỳ): Tỳ Hưu đầu như Kỳ Lân, có một sừng, thân của gấu, có cánh trên lưng. Tỳ Hưu một sừng là giống cực kỳ hung dữ, chuyên cắn hút tinh huyết của các loài yêu quái, ma quỷ nên còn gọi là con Tịch Tà. Loại Tỳ Hưu hai sừng là loài chuyên hút vàng bạc, châu báu trong trời đất nên được cho là con vật giữ tài lộc hay còn gọi là Thiên Lộc. Khi đó Tỳ Hưu có đặc điểm miệng to, ngực to, mông to nhưng không có hậu môn (chỉ để hút vào mà không làm mất đi cái gì). Nếu thỉnh một cặp Tỳ Hưu thì con cái là Tỳ, con đực là Hưu. Tu Lỳ là kiện tác của Tỳ Hưu, với tư thế cuộn tròn, lưỡi cong, răng sắc đón lộc và giữ của. Khi mua Tỳ Hưu rất dễ bị nhầm thành Chó Trời , không hề có tác dụng tốt cho gia chủ. Tỳ Hưu cũng có đặc điểm là thích âm nhạc, có tài thẩm âm. Vì thế nên Tỳ Hưu thường được khắc trên đầu cây đàn hồ cầm, nguyệt cầm, tì bà. 2. Nhai Xế (Nhai tí): loài mình rồng, đầu chó sói, cương liệt hung dữ, khát máu hiếu sát, thích chém giết chiến trận. Vì thế Nhai Xế được khắc ở thân vũ khí: ngậm lưỡi phủ, lưỡi gươm đao, trên vỏ gươm, chuôi cầm khí giới để thêm phần sát khí. 3. Trào Phong: có thân phượng, có thể hóa thành chim, đặc điểm thích sự nguy hiểm, nhìn ra vọng rộng. Do đó Trào Phong được tạc ngồi trên nóc nhà, đầu mái nhà nhìn về phía xa. 4. Bồ Lao: thích tiếng động lớn, âm thanh vang dội, vì thế quai chuông khắc hình Bồ Lao hai đầu quay ra hai bên ôm chặt quả chuông. 5. Toan Nghê: hình thù giống sư tử, thích khói lửa, mùi thơm, nuốt khói phun sương. Do đó Toan Nghê được khắc trên các lư hương, đỉnh trầm, ngồi trầm mặc trên đỉnh hay bám hai bên. 6. Bí Hí còn gọi là Quy Phu: giống con rùa, thích mang nặng, có thể cõng được tam sơn ngũ nhạc không bao giờ mỏi. Vì thế Bí Hí cõng bia, trụ đá, nhiều người nhầm với rùa. 7. Bệ Ngạn (Bệ hãn) còn gọi là Hiến chương: như con hổ, thích nghe phán xử, phân định; vì thế Bệ Ngạn được tạc ở công đường, nhà ngục, trên các tấm biển công đường. 8. Phụ Hí: mình dài giống rồng, thích văn chương thanh nhã, lời văn hay chữ tốt. Vì thế Phụ hí tạc trên đỉnh hoặc hai bên thân bia đá. 9. Si Vẫn (Li vẫn, Si vĩ): miệng trơn họng to, rất thích nuốt các vật lớn, lại có thể phun nước làm mưa. Vì thế Si Vẫn được tạc trên nóc nhà để phòng hỏa hoạn, khác với Trào Phong là đầu quay vào trong, nuốt lấy xà nhà hoặc bờ nóc. 10. Thao Thiết: thích ăn uống, càng nhiều đồ ăn càng tốt. Vì thế được khắc trên các vạc lớn, lại tượng trưng cho việc thu lấy tài lộc giống Tì Hưu. 11. Công Phúc (Bát phúc, Bát hạ): thích nước, nên được khắc tạc ở chân cầu, đê đập, cống nước để canh giữ. 12. Tiêu Đồ (Thúc đồ, Phô thủ): đầu giống sư tử, thích sự kín đáo yên tĩnh. Vì thế được tạc ngoài cửa, ngụ ý giữ yên cho ngôi nhà. Đầu Phô Thủ ngậm thêm cái vòng để khách đến dùng nó mà gõ. Tương Truyền về Tỳ Hưu Tương truyền, thời vua Minh Thái Tổ khi lập nghiệp gặp lúc ngân khố cạn kiệt, vua rất lo lắng. Trong giấc mơ vàng, vua thấy có con vật đầu lân mình to, chân to lại có sừng trên đầu xuất hiện ở khu vực phía trước cung điện nuốt nhanh những thỏi vàng ròng sáng chói mang vào trong cung vua. Theo thầy phong thủy tính toán, khu vực xuất hiện con vật ấy là cung tài và đất ấy là đất linh, như vậy, theo đó giấc mơ đã ứng với việc trời đất muốn giúp nhà vua lập nghiệp lớn. Sau đó vua Minh Thái Tổ cho xây một cổng thành to trên trục Bắc Nam, đường dẫn vào Tử Cấm thành, ngay tại cung tài ấy. Con linh vật ấy có mặt giống con lân đực nhưng lại có râu, mình to, mông to như mông bò, đuôi dài, có chùm lông đuôi rậm. Con vật này không ăn thức ăn bình thường mà chỉ ăn vàng, bạc, đặc biệt nó không có hậu môn, do vậy vàng bạc nó ăn vào không bị thoát đi đâu, cho dù no căng bụng. Sau khi có linh vật ấy, ngân khố nhà Minh ngày càng đầy.Sau đó, vua cho tạc tượng con linh vật trên bằng ngọc phỉ thúy và đặt trên lầu cao của khu “Tài môn”. Từ đấy, nhà Minh ngày càng mở rộng địa giới và trở thành triều đại giàu có. Khi nhà Mãn Thanh lên ngôi vua, họ vẫn rất tin vào sự mầu nhiệm của con vật linh kia và đặt tên cho nó là con Kỳ Hưu hay cũng gọi là Tỳ Hưu. Nhà Thanh cho tạc nhiều tượng con Tỳ Hưu đặt tại cung vua và hoàng hậu. Các cung công chúa, hoàng tử đều không được đặt con Tỳ Hưu. Các quan càng không được dùng cho nhà mình, bởi quan không được giàu hơn vua. Thời ấy, ai dùng thứ gì giống vua dùng là phạm thượng. Nhưng với sự linh nghiệm của con vật này khiến các quan lại lén lút tạc tượng con Tỳ Hưu đặt trong phòng kín, ngay cung tài nhà mình để “dẫn tiền vào nhà”. Muốn tạc tượng phải gọi thợ điêu khắc và thế là thợ điêu khắc cũng tự tạc cho mình một con để trong buồng kín, cầu tài. Cứ thế, các đời sau, con, cháu thợ khắc ngọc cũng biết sự linh nghiệm ấy mà tạc tượng Tỳ Hưu để trong nhà, cầu may. Tại sao Tỳ Hưu tạc bằng các loại đá quý tự nhiên thì mới linh? Người Trung Quốc quan niệm rằng chữ Vương có một dấu chấm (.) thành chữ Ngọc, nghĩa là ai dùng ngọc là người vương giả, giàu sang. Do vậy phải tạc bằng ngọc quý thì mới linh nghiệm mà ngọc tự nhiên thì mới quý. TS. Phạm Văn Long Sưu tầm Cách chọn màu sắc của đá theo mạng : 1. Mạng Kim - Màu Trắng 2. Mạng thủy - Màu đen, xanh da trời 3. Mạng mộc - Màu xanh lá cây 4. Mạng hỏa - Màu tím, phấn hồng, đỏ 5. Mạng thổ - Màu vàng Tương sinh, nên chọn : 1. Thổ sinh Kim => Trắng + Vàng; 2. Kim sinh Thuỷ => Trắng + Đen + Xanh biển xẫm; 3. Thuỷ sinh Mộc => Xanh lục + Vàng; 4. Mộc sinh Hoả => Xanh + Đỏ + Tím + Hồng; 5. Hoả sinh Thổ => Vàng + Đỏ + Tím + Hồng; Tương khắc, nên tránh : 1. Hoả khắc Kim 2. Kim khắc Mộc 3. Mộc khắc Thổ 4. Thổ khắc Thuỷ 5. Thuỷ khắc Hoả Mệnh của mình theo các tuổi : 1948, 1949, 2008, 2009: Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét) 1950, 1951, 2010, 2011: Tùng bách mộc (Cây tùng bách) 1952, 1953, 2012, 2013: Trường lưu thủy (Dòng nước lớn) 1954, 1955, 2014, 2015: Sa trung kim (Vàng trong cát) 1956, 1957, 2016, 2017: Sơn hạ hỏa (Lửa dưới chân núi) 1958, 1959, 2018, 2019: Bình địa mộc (Cây ở đồng bằng) 1960, 1961, 2020, 2021: Bích thượng thổ (Đất trên vách) 1962, 1963, 2022, 2023: Kim bạch kim (Vàng pha bạch kim) 1964, 1965, 2024, 2025: Hú đăng hỏa (Lửa ngọn đèn) 1966, 1967, 2026, 2027: Thiên hà thủy (Nước trên trời) 1968, 1969, 2028, 2029: Đại dịch thổ (Đất thuộc 1 khu lớn) 1970, 1971, 2030, 2031: Thoa xuyến kim (Vàng trang sức) 1972, 1973, 2032, 2033: Tang đố mộc (Gỗ cây dâu) 1974, 1975, 2034, 2035: Đại khê thủy (Nước dưới khe lớn) 1976, 1977, 2036, 2037: Sa trung thổ (Đất lẫn trong cát) 1978, 1979, 2038, 2039: Thiên thượng hỏa (Lửa trên trời) 1980, 1981, 2040, 2041: Thạch lựu mộc (Cây thạch lựu) 1982, 1983, 2042, 2043: Đại hải thủy (Nước đại dương) 1984, 1985, 2044, 2045: Hải trung kim (Vàng dưới biển) 1986, 1987, 2046, 2047: Lộ trung hỏa (Lửa trong lò) 1988, 1989, 2048, 2049: Đại lâm mộc (Cây trong rừng lớn) 1990, 1991, 2050, 2051, 1930, 1931: Lộ bàng thổ (Đất giữa đường) 1992, 1993, 2052, 2053, 1932, 1933: Kiếm phong kim (Vàng đầu mũi kiếm) 1994, 1995, 2054, 2055, 1934, 1935: Sơn đầu hỏa (Lửa trên núi) 1996, 1997, 2056, 2057, 1936, 1937: Giản hạ thủy (Nước dưới khe) 1998, 1999, 2058, 2059, 1938, 1939: Thành đầu thổ (Đất trên thành) 2000, 2001, 2060, 2061, 1940, 1941: Bạch lạp kim (Vàng trong nến rắn) 2002, 2003, 2062, 2063, 1942, 1943: Dương liễu mộc (Cây dương liễu) 2004, 2005, 2064, 2065, 1944, 1945: Tuyền trung thủy (Dưới giữa dòng suối) 2006, 2007, 2066, 2067, 1947, 1948: Ốc thượng thổ (Đất trên nóc nhà) Vàng Hoàng Tín sưu tầm Hình 5 : Các mẫu Tỳ Hưu mới về 19.5.2009 Hình 6 : Tỳ Hưu đen bằng đá mắt hổ ở góc phải, hơi nhỏ ạ Hình 7 : chuỗi Ngọc dành cho Quý Bà, Quý Cô Hình 8 : Đôi Kỳ Hưu bằng Ngọc bày ở nhà, dài khoảng 26cm, rộng 8cm, có kệ trưng bày. Giá 9 triệu/đôi Hình 9 : Đôi Kỳ Hưu nhìn gần hơn [...]... trọng Hình 12: Mẫu Kỳ Hưu đánh vàng tây, giá từ 500K đến 1500K/ Tỳ Hưu Rất rẻ và đẹp Hình 13: một số mẫu vòng Ngọc đã và chưa bịt vàng để các bạn tham khảo tặng cho người thân Hình 14 : Các mẫu Tỳ Hưu của VÀNG HOÀNG TÍN đã được chế tác thành trang sức Hình 20 : Vàng Hoàng Tín có rất nhiều mẫu Tỳ Hưu ngọc giúp bạn lựa chọn nhanh hơn, đẹp hơn với giá cả hấp dẫn hơn Hình 21 : Các mẫu mới Được Forummayman . thạch anh, đá. @ Tỳ Hưu có thể đánh làm đồ trang sức như nhẫn, mặt dây, hoặc kết thành lắc. @ Tỳ Hưu còn được đặt trong két để hút tiền và giữ của cho gia chủ . @ Tỳ Hưu cũng có thể là vật. các loài này được cho là như sau : 1. Tỳ Hưu (Tu Lỳ): Tỳ Hưu đầu như Kỳ Lân, có một sừng, thân của gấu, có cánh trên lưng. Tỳ Hưu một sừng là giống cực kỳ hung dữ, chuyên cắn hút tinh huyết của. tên cho nó là con Kỳ Hưu hay cũng gọi là Tỳ Hưu. Nhà Thanh cho tạc nhiều tượng con Tỳ Hưu đặt tại cung vua và hoàng hậu. Các cung công chúa, hoàng tử đều không được đặt con Tỳ Hưu. Các quan càng