Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
164 KB
Nội dung
1. Lý do chọn đề tài Một trong những tư tưởng đổi mới GD& ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ GD&ĐT. Luật giáo dục 2005 đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân…" (Điều 23-Luật giáo dục). Đạo đức có vị trí hàng đầu trong toàn bộ công tác giáo dục ở nhà trường XHCN nhằm hình thành và bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa. Như Bác Hồ đã nói “Đạo đức là cái gốc của con người cách mạng”. Đạo đức cũng là cái gốc để con người phát triển toàn diện mà nhà trường phổ thông có trách nhiệm đào tạo. Do đó công tác giáo dục tư tưởng, chính trị và đạo đức phải giữ vị trí then chốt trong nhà trường. Đối với nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay thì hoạt động giáo dục đạo đức học sinh có ý nghĩa rất đúng, như Bác Hồ đã nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng ” Đặc biệt trong thời kỳ hiện nay xã hội có nhiều tác động đến việc giáo dục đạo đức học sinh nếu người thầy giáo không xác định rõ ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức học sinh thì sẽ có những định hướng sai lệch về mục tiêu đào tạo con người mới đòi hỏi phải đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ và cân đối hài hoà cả 5 yếu tố nhân cách: Đức, trí, thể, mỹ, nghề, trong đó coi trọng việc xây dựng phẩm chất trí tuệ và năng lực nhận thức, đồng thời phải coi trọng việc bồi dưỡng tình cảm. Từ những vấn đề về lý luận và thực tiễn trên, là một người cán bộ quản lý từ nhiều năm nay tôi luôn trăn trở và chọn đề tài này với mong muốn để tìm ra những biện pháp sao có hiệu quả nhất để giáo dục đạo đức cho học sinh. Hội nhập kinh tế, ngoài mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tế quốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, reo rắc lối sống tự do tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay một số bộ phận 1 thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu. Trong nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng, số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo động. Một số CBQL, giáo viên chưa thật sự là tấm gương tự học và sáng tạo cho học sinh, chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri thức khoa học, thờ ơ không chú ý đến giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh. Công tác giáo dục đạo đức ở trường THCS cũng như các hoạt động khác cũng tuân theo những quy luật tâm lý, sinh lý của người học sinh phải quán triệt mục đích giáo dục, phải có chương trình hoá, có nội dung, yêu cầu giáo dục đạo đức. Công tác giáo dục đạo đức có tính đa dạng và tính phức tạp do đó đòi hỏi GVCN và hiệu trưởng phải công phu có kế hoạch giáo dục đạo đức tỉ mỷ, nhất là đối với những học sinh chậm tiến. Mặt khác lực lượng và môi trường giáo dục đạo đức học sinh rất rộng rãi so với các hoạt động giáo dục khác. Vì đây là vấn đề rất quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giáo dục nói chung. đặc biệt trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh THCS nói riêng. Trên cơ sở thực trạng đạo đức học sinh trường THCS Hua Păng trong những năm gần đây bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng tiêu cực của xã hội, tệ nạn xã hội ngày càng có chiều hướng gia tăng, len lỏi xâm nhập vào các trường học, một số ít phụ huynh học sinh còn chưa nhận thức đúng vai trò của công tác giáo dục đào tạo do đó,chưa thật sự quan tâm đến con em mình, còn giao khoán cho nhà trường nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục đạo đức nói riêng. Đó cũng là một trong những lý do để tôi nghiên cứu đề tài "Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS ". 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề. 2.1.1. Khái niệm về đạo đức Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực xã hội mà dựa vào nó con người tự giác điều chỉnh hành vi hoạt động của mình sao cho phù hợp 2 với lợi ích, hạnh phúc, và tiến bộ chung của toàn xã hội, trong mối quan hệ con người với con người, giữa cá nhân với xã hội. Đạo đức là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ giữa con người với con người; con người với cộng đồng xã hội: với tự nhiên và với bản thân mình. 2.1.2. Khái niệm về quản lý công tác giáo dục đạo đức Quản lý công tác giáo dục đạo đức là hệ thống những tác động của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng việc thực hiện những quy tắc, nguyên tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi hoạt động của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc và tiến bộ chung của xã hội. 2.1.3. Vai trò của công tác giáo dục đạo đức Đạo đức của thế hệ trẻ không chỉ là vấn đề của một đất nước mà là vấn đề mang tính toàn cầu của thời đại, là điều kiện quan trọng để bảo vệ sự sống còn và tương lai của loài người. Giáo dục đạo đức có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nhân cách thế hệ trẻ (cụ thể về mặt đạo đức) tạo cở sở để họ ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ của các nhân với bản thân, với người khác (gia đình, bạn bè, thầy giáo, người lớn tuổi và ít tuổi) với xã hội làm cho họ nắm được (thể hiện trong nhận thức và hành động) các mối quan hệ đạo đức mới là các mối quan hệ thể hiện sự hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích của xã hội. Giáo dục đạo đức giúp học sinh có được phẩm chất đạo đức tốt đẹp và bền vững, có được bản lĩnh đạo đức để ứng xử đúng trong các mối quan hệ đạo đức. Giáo dục đạo đức là một quá trình tác động có mục đích có kế hoạch của nhà giáo dục đến học sinh nhằm hình thành và bồi dưỡng cho các em thế giới quan khoa học nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa, hành vi và thói quen đạo đức, những nét tính cách của con người mới phù hợp với mục tiêu giáo dục. Giáo dục đạo đức là cơ sở hình thành con người luôn luôn tôn trọng người khác, luôn luôn phấn đấu, bảo vệ, xây dựng một nền văn hoá giàu tính con người, một xã hội và một đất nước dân chủ giàu mạnh hạnh phúc và và bình đẳng. 3 Đạo đức là cái gốc của con người mới, là mặt giáo dục rất quan trọng trong nội dung giáo dục toàn diện, là cơ sở để nâng cao các mặt giáo dục khác. Giáo dục đạo đức giữ vai trò là yếu tố hàng đầu trong toàn bộ hoạt động giáo dục trong nhà trường. Vì vậy giáo dục đạo đức cho học sinh là việc làm không thể thiếu được trong quá trình giáo dục. 2.1.4. Nội dung của giáo dục đạo đức Giáo dục đạo đức là một bộ phận cực kỳ quan trọng của quá trình sư phạm. Đặc biệt ở bậc THCS, giáo dục đạo đức tiếp tục hình thành các chuẩn mực hành vi, các nét phẩm chất đạo đức vững chắc, giúp học sinh có ý thức về chuẩn mực hành vi, về công việc mình làm, có thái độ đứng đắn và có hành vi thói quen đạo đức tương ứng. Muốn vậy giáo dục đạo đức ở trường THCS phải đảm bảo các nội dung sau: 2.1.4.1 Giáo dục ý thức đạo đức Giáo dục ý thức đạo đức nhằm cung cấp cho học sinh những chi thức đạo đức cơ bản về các chuấn mực hành vi trên cơ sở đó hình thành niềm tin đạo đức. Các chuẩn mực hành vi này được xác định từ các phẩm chất đạo đức, lòng yêu nước, lòng nhân ái, thái độ đối với lao động, tinh thần tập thể, tính kỷ luật. Chúng phản ánh các mối quan hệ hàng ngày của các em. Đó là: Quan hệ cá nhân với xã hội tôn kính quốc kỳ, quốc ca, kính yêu Bác Hồ, tự hào về đất nước và con người Việt Nam, biết ơn những thương binh liệt sỹ, các chiến sỹ quân đội, công an, yêu quê hương làng xóm, phố phường của mình, yêu mến và tự hào về trường lớp, giữ gìn môi trường xung quanh, bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá do ông cha để lại. Quan hệ cá nhân với công việc, lao động: Trước hết là chăm chỉ, kiên trì vượt khó trong học tập, học tập có phương pháp tốt, tích cực tham gia các công việc lao động khác nhau (Lao động tự phục vụ, lao động sản xuất, lao động lợi ích xã hội ) Quan hệ cá nhân với những người xung quanh: Đầu tiên là lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, quan tâm giúp đỡ anh chị em trong gia đình, kính trọng và biết ơn thầy cô 4 giáo tôn trọng, giúp đỡ đoàn kết với bạn bè, tôn trọng và giúp đỡ hàng xóm, láng giềng, phụ nữ, cụ già, em nhỏ, người tàn tật theo khả năng của mình. Quan hệ cá nhân với tài sản xã hội, tài sản của người khác, tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà trường (trường lớp, bàn ghế, dụng cụ lao động, đồ thí nghiệm ) của nhà nước (nhà cửa, máy móc, hàng hoá ) các di tích lịch sử, văn hoá, những nơi công cộng, của người khác (thư từ, đồ đạc ) Quan hệ cá nhân với bản thân: Khiêm tốn, thật thà, bạo dạn. Đối với từng chuẩn mực hành vi đạo đức cần giúp học sinh hiểu yêu cầu của chuẩn mực (Chuẩn mực yêu cầu học sinh phải thực hiện điều gì, làm gì?) Ý nghĩa tác dụng của việc thực hiện chuẩn mực hành vi đạo đức (việc thực hiện chuẩn mực mang lại lợi ích, tác dụng gì? nêu không thực hiện mà làm trái thì có tác hại gì?) Cách thực hiện chuẩn mực đó (Để thực hiện chuẩn mực cần làm những công việc gì, thực hiện như thế nào?) Những tri thức đạo đức này giúp các em phân biệt được cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác Từ đó các em sẽ làm theo cái đúng, ủng hộ cái tốt, tán thành cải thiện và đấu tranh phê phán, tránh cái sai, cái xấu, cái ác. Ý thức đạo đức đúng đắn có tác dụng định hướng cho thái độ, tính cảm hành vi đạo đức. 2.1.4.2 Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức Đời sống tinh thần của con người nói chung hay trẻ em nói riêng sẽ trở nên khô cứng, trống rỗng nếu không biết yêu, biết ghét không có cảm xúc mà ngược lại thờ ơ với những người xung quanh, với công việc, với thiên nhiên trái lại ở những người có tình cảm đạo đức chân chính họ rất dễ hoà đồng với những người xung quanh, đời sống, tinh thần trở nên phong phú, cuộc sống vui tươi hơn, công việc có hiệu quả hơn vì vậy , giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng cũng như rất khó khăn tinh tế bởi vì phải tác động đến thế giói nội tâm thế giới của những cảm xúc của trẻ em. 5 Giáo dục thái độ tình cảm đạo đức cho học sinh là thức tỉnh những rung động, những cảm xúc đối với hiện thực xung quanh ( những người xung quanh, công việc, tập thể ) làm cho chúng biết yêu biết ghét rõ ràng, có thái độ đứng đắn đối với các hiện tượng phức tạp trong đời sống xã hội và tập thể thái độ thờ ơ, lãnh đạm là “sản phẩm” xấu không mong muốn của giáo dục tình cảm. Những thái độ tình cảm cần giáo dục cho học sinh THCS là: Kính yêu biết ơn ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em, kính trọng lễ phép biết ơn thầy cô giáo, tôn trọng và yêu mến bạn bè. Kính yêu Bác Hồ, biết ơn thương binh, liệt sỹ, yêu trường mến lớp, yêu quê hương làng xóm Chăm học, chăm làm, yêu lao động. Yêu thiên nhiên và có thái độ giữ gìn vẻ đẹp môi trường xung quanh. Có lòng tự trọng, khiêm tốn học hỏi, trung thực.Có thái độ ủng hộ, đồng tình, tán thành với những tấm gương, việc làm tốt, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, ngược lại có thái độ lên án phê phán những ai có hành động sai trái có hại cho người khác, xã hội, cộng đồng. Tình cảm tích cực được hình thành dựa vào ý thức đúng đắn và được củng cố khẳng định qua hành vi, ngược lại nó có tác dụng thúc đẩy, tạo động cơ cho việc nhận thức chuẩn mực thực hiện hành vi đạo đức. 2.1.4.3 Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức là tổ choc cho học sinh lặp đi lặp lại nhiều lần những thao tác hành động đạo đức trong học tập, sinh hoạt, cuộc sống nhằm có được hành vi đạo đức đúng đắn và từ đó có thói quen đạo đức bền vững. Các hành vi thói quen đạo đức cần hình thành cho học sinh là: Giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. Lễ phép với người lớn (ông bà, cha mẹ, anh chị em, thầy cô giáo ) Có những việc làm giúp đỡ thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm láng giềng, cụ già, em nhỏ, người tàn tật. 6 Có những việc làm nhân đạo đối với các gia đình thương binh, liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ người gặp thiên tai, khó khăn. Có những hành động, việc làm bảo vệ trường lớp, tài sản công cộng, thiên nhiên, đồ đạc người khác. Cần giáo dục hành vi văn hoá cho học sinh tức là hành vi không những “đúng” về mặt đạo đức mà còn đẹp về thẩm mỹ. Ba nội dung giáo dục đạo đức trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cần được thể hiện đồng bộ. Cũng được thể hiện thông qua dạy học các môn học, việc tổ chức các hoạt động ngoài giừo lên lớp, việc tổ chức thực hiện các nội quy, quy chế, điều lệ tấm gương của giáo viên, phối hợp các lực lượng giáo dục. 2.1.5. Biện pháp giáo dục đạo đức 2.1.5.1 Nâng cao nhận thức Làm cho các lực lượng giáo dục nắm vứng những yêu cầu, nội dung, chỉ tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh cho từng học kỳ của năm học. Những yêu cầu, nội dung chỉ tiêu được đưa vào nghị quyết của hội đồng nhân dân, hội đồng giáo dục, được thể hiện và được đưa ra bàn bạc tại hội nghị phụ huynh, tổ chủ nhiệm. Trên cơ sở căn cứ vào thực trạng chất lượng đạo đức năm học trước thông dục đạo đức, phân cấp và phạm vi trách nhiệm cho từng lực lược giáo dục nhất là giáo viên chủ nhiệm ở trường và cấp uỷ chính quyền địa phương nơi trường đóng. 2.1.5.2 Điều tra cơ bản tình hình học sinh và điều kiện giáo dục * Nội dung điều tra Điều tra tình hình tư tưởng, đạo đức học sinh. Điều tra hoàn cảnh sống: gia đình cha mẹ, kinh tế, môi trường giáo dục của học sinh. Trao đổi tìm hiểu với giáo viên chủ nhiệm năm trước để bổ sung thêm. * Hình thức phương pháp điều tra Cho học sinh viết sơ yếu lí lịch. 7 Xem báo cáo chất lượng năm trước. Thăm gia đình học sinh để thực tế tình hình. Nắm thêm ở giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn cũ. Điều tra thường được tiến hành đầu năm học và phải được bổ xung kịp thời trong năm. Điều tra thực chất là thu thập thông tin, thông tin được phản ánh thông qua chủ quan của người điều tra (giáo viên chủ nhiệm). 2.1.5.3 Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức Nội dung kế hoạch gồm: Hoàn cảch, đặc điểm của công tác trong năm học mới: Những nét cơ bản về tình hình và kết quả giáo dục đạo đức trong năm học trước cũng như năm học mới, những thuận lợi, khó khăn chủ yếu. Những yêu cầu và trọng tâm của công tác chung cho toàn trường, riêng cho từng lớp. Những đặc điểm cần chú ý thên như: Học sinh cá biệt, học sinh nữ, học sinh dân tộc. Những biện pháp: Cụ thể hoá các biện pháp chung như: Với các lực lượng giáo dục, với các hoạt động theo chủ đề. Những ngày kỷ nịêm lớn, thi đua lớn. Những cuộc vận động lớn về giáo dục. Tất cả các biện pháp trên phải được cụ thể hoá về thời gian về lực lượng tham gia, về tình hình tiến hành. 2.1.5.4 Giáo dục đạo đức qua việc giáo dục các môn học và các hoạt động trong nhà trường. Mỗi môn học mỗi hoạt động giáo dục đề chứa đựng khả năng giáo dục đạo đức riêng vì vậy đỏi hỏi người quản lý phải chỉ đạo chặt chẽ các tổ chuyên môn quá triệt yêu cầu giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục. Trong các tiết học cần giáo dục cho các em ý thức nghiêm túc nghe giảng, xây dựng bài và ghi chép bài thực hiện tốt nội quy của giờ học để đạt kết quả tốt. Tức là giáo dục cho các em ý thức làm việc của người lao động mới. 8 Cung cấp cho học sinh những tri thức đạo đức (hiểu biết về đạo đức, về thái độ phải có, về nhiệm vụ bổn phận phải làm) là cần thiết là một khâu quan trọng trong giáo dục đạo đức trong nhà trường thông qua các giờ học giáo dục công dân, học sinh sẽ được trang bị những tri thức về đạo đức một cách khái quát và hệ thống. Vốn tri thức này giúp học sinh có cơ sở đúng đắn để nhận ra và phân biệt giữa hiện tượng đạo đức và hiện tượng phi đạo đức biểu hiện muôn hình vạn trạng xung quanh mình hàng ngày, và từ đó giúp các em tăng thêm tính tự giác trong hành vi đạo đức của mình. Thông qua môn Văn, Sử khơi dậy lòng tự hào dân tộc Việt Nam, làm cho học sinh hiểu được truyền thống, ý chí tự lực, tự cường của dân tộc, khắc vào trí nhớ của học sinh những tình cảm cách mạng và những thành tựu huy hoàng hùng tráng của dân tộc ta trong sản xuất, chiến đấu, trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Dạy các môn khoa học tự nhiên, là giáo dục cho học sinh tính chính xác về thời gian và không gian, đi đôi với phương pháp suy nghĩ biện chứng, lô gích tránh lối suy luận máy móc, thoát ly thực tế. Như bác Phạm Văn Đồng đã nói “ Chúng ta đừng có tách giữa đạo đức và trí dục đến trình độ nào đó, trí thức với tư tưởng đạo đức với trí dục là một Trí thức phải đi đến đức dục là kết quả tất yếu của sự hiểu biết” (Phạm Văn Đồng - Nghiên cứu giáo dục số 4 - 11 - 1969) Thông qua việc thực hiện tốt yêu cầu về tính giáo dục đạo đức trong các môn học, đặc biệt là các môn khoa học xã hội. Chúng sẽ góp phần quan trọng trong hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan xã hội chủ nghĩa cho học sinh, làm cơ sở rộng rãi vững chắc cho đạo đức XHCN ở các em. Đảm bảo yêu cầu giáo dục đạo đức là một yêu cầu cơ bản tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy đánh giá hoạt động và đánh giá giáo viên. Chủ động kiểm tra và dựa vào các lực lượng (nhất là tổ trưởng tổ chuyên môn) để kiểm tra và chỉ đạo kịp thời. Với giáo viên mới vào nghề đây là yêu cầu cao và khó khi thực hiện, đòi hỏi người quản lý phải giúp đỡ để họ kịp thời nắm bắt tình hình và thực hiện yêu cầu của đơn vị mới. 2.1.5.5 Cộng tác với giáo viên chủ nhiệm 9 Cộng tác trong việc điều tra, xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động theo chủ điểm, dạy theo chuyên đề. Trao đổi kinh nghiệm giáo dục đạo đức trong nhóm giáo viên chủ nhiệm. Cùng giáo viên chủ nhiệm xem xét hạnh kiểm và ký duyệt học bạ tay đôi. Thường xuyên nắm bắt thông tin về học sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt từ các giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp kịp thời uốn nắn những sai lệch. 2.1.5.6 Cộng tác với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường Cộng tác với đoàn thanh niên, chi hội chữ thập đỏ nhà trường, hội cha mẹ học sinh cùng giáo dục đạo đức học sinh. Nhanh chòng kiện toàn các tổ chức đoàn, đội sinh hoạt đều đặn theo chủ đề đẩy mạnh các hoạt động tập thể giáo dục và rèn luyện học sinh. Tăng cường các biện pháp giáo dục học sinh cá biệt. Tổ chức ký cam kết trách nhiệm tay ba. Uốn nắn kịp thời những biểu hiện xấu về đạo đức, thường xuyên nêu gương người tốt việc tốt. Coi trọng công tác giáo dục học sinh cá biệt trên tinh thần động viên, thuyết phục. Trong việc đánh giá học sinh phải được kết hợp ba môi trường giáo dục đặc biệt là chính quyền địa phương ở các bản. Tổ chức tham quan di tích lịch sử, nói chuyện truyền thồng đấu tranh cách mạng của địa phương, của đất nước. Thành lập ban chỉ đạo phòng chống ma tuý học đường. Phối kết hợp các cơ quan chức năng làm tốt công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn ma tuý xâm phập vào nhà trường. Giảng dạy tốt luật lệ giao thông và giáo dục giới tính. 2.1.5.7 Theo dõi diễn biến tình hình tư tưởng đạo đức học sinh Đó là diễn biến tình hình tư tưởng của tập thể, cá nhân từng học sinh. Trong quá trình theo dõi cần có những đánh giá chính xác dựa vào ý kiến đánh giá của giáo viên bộ môn và tập thể học sinh. Trong quá trình đánh giá, xếp loại học sinh phải giúp học sinh tiến bộ và tự giác chấp hành những quy định của nhà trường, việc theo dõi việc tiến hành thường xuyên và được ghi chép cẩn thận. 2.1.5.8 Xây dựng môi trường giáo dục đạo đức. 10