1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

5 thách thức lớn trong phòng chống lao potx

5 248 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 132,34 KB

Nội dung

5 thách thức lớn trong phòng chống lao Việt Nam là một trong 7 quốc gia châu Á và là một trong 22 quốc gia có tình hình lao nghiêm trọng nhất thế giới. Tuy nhiên, đến cuối năm 2003, Việt Nam lại là nước duy nhất trên thế giới đã đạt được mục tiêu phát hiện hơn 70% số lao phổi AFB (+) mới theo ước tính, và điều trị lành hơn 85% số bệnh nhân lao. Đây là mục tiêu tiến đến việc kiểm soát bệnh lao trên toàn thế giới vào năm 2005 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khởi xướng từ năm 1999. Theo Bác sĩ Đỗ Châu Giang - Phòng Chỉ đạo Chương trình chống Lao - Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Việt Nam đang đứng trước 5 thách thức lớn trong công tác phòng chống lao hiện nay. * Đại dịch HIV, gây ra sự quá tải cho việc chăm sóc sức khỏe người bệnh nói chung, lao nói riêng, gia tăng tỷ lệ tử vong trong số những người bệnh lao, gây khó khăn hơn nữa trong việc chẩn đoán xác định lao, làm tăng nguy cơ chuyển từ nhiễm lao sang mắc lao gấp 6 lần. * Lao kháng thuốc, do tình trạng thuốc lao lưu hành tràn lan trên thị trường với nhiều xuất xứ, nhà nước không kiểm soát được giá cả và chất lượng thuốc, sự thực hiện điều trị DOTS (hóa trị liệu lao ngắn ngày có kiểm soát) lỏng lẻo và không đến nơi đến chốn ở một số địa phương. * Hiện nay, còn khoảng 0,5 - 1% dân số sống tại các khu vực khó khăn (miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu-xa) vẫn chưa được điều trị lao theo phương thức DOTS, các tù nhân trong các trại giam, học viên trong các trại cai nghiện, người già - trẻ em trong các nhà nuôi dưỡng, bệnh nhân tâm thần trong các trung tâm điều dưỡng… là những đối tượng phục vụ mới của chương trình chống lao quốc gia. * Thiếu phối hợp y tế công - tư trong hoạt động chống lao: Hệ thống y tế tư nhân ở các thành phố lớn, nhất là các tỉnh phía Nam, phát triển rất mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Tiếc thay, đến nay các chương trình chăm sóc sức khỏe, trong đó có chương trình chống lao vẫn chưa có sự phối hợp đồng bộ với hệ thống này. * Thiếu cán bộ chống lao: Đội ngũ cán bộ chống lao các cấp hiện nay là 15.772 người và cũng thường biến động theo hướng giảm dần. “Tiến tới một thế giới không còn bệnh lao” là chủ đề hành động của năm 2006: Để đạt mục tiêu này, Ủy ban Quốc gia phòng Chống lao / HIV Thống Nhất: - Phối hợp mạng lưới chống lao / AIDS làm một. - Đồng bộ hóa các biện pháp can thiệp (hóa dự phòng, phát hiện chủ động, liệu pháp kháng virus phối hợp trên bệnh nhân lao / HIV…). - Phối hợp y tế công - tư chặt chẽ, hạn chế kháng thuốc. - Mở rộng mạng lưới chống lao khu vực trường - trại, tăng cường trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật, kiểm tra giám sát của các trung tâm y tế quận, huyện đối với khu vực này. - Đưa công tác giáo dục tuyên truyền đi vào chiều sâu, giữ vững cam kết chính trị, vận động cam kết cộng đồng, xã hội hóa hoạt động chống lao. - Phát hiện sớm, điều trị kịp thời - có kiểm soát, cung cấp thuốc chất lượng - miễn phí - tiện lợi cho mọi người dân. Công tác chống lao là một chương trình quốc gia, người dân được điều trị miễn phí, bà con nếu phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ (ho khạc kéo dài, sốt hâm hấp về chiều…), hãy đến ngay Tổ chống Lao tại địa phương để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có kiểm soát. . 5 thách thức lớn trong phòng chống lao Việt Nam là một trong 7 quốc gia châu Á và là một trong 22 quốc gia có tình hình lao nghiêm trọng nhất thế giới Theo Bác sĩ Đỗ Châu Giang - Phòng Chỉ đạo Chương trình chống Lao - Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Việt Nam đang đứng trước 5 thách thức lớn trong công tác phòng chống lao hiện nay. * Đại dịch HIV,. sóc sức khỏe, trong đó có chương trình chống lao vẫn chưa có sự phối hợp đồng bộ với hệ thống này. * Thiếu cán bộ chống lao: Đội ngũ cán bộ chống lao các cấp hiện nay là 15. 772 người và cũng

Ngày đăng: 08/07/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w