Hòa hợp văn hóa - Thách thức lớn trong hoạt động M&A “Thách thức lớn nhất có thể cản trở tham vọng mua bán sáp nhập (M&A) của doanh nghiệp là các yếu tố: xung đột, văn hoá không tương thích và đặc biệt là sự thay đổi bất ngờ của chính sách điều hành kinh tế vĩ mô ở các nước”. Đó là nhận định chung của các tổng giám đốc trong một cuộc điều tra gần đây do Hãng PricewaterhouseCoopers’ tiến hành về hoạt động M&A trong năm 2007. Hoạt động M&A đã đạt được cấp độ chưa từng thấy trong suốt thời gian qua. M&A hiện đang là chiến lược tăng trưởng doanh nghiệp được các nhà lãnh đạo tin dùng. Hoạt động M&A giúp các doanh nghiệp tối đa hóa giá trị và tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững. Theo kết quả điều tra do Hãng PricewaterhouseCoopers’, có tới 45% các doanh nghiệp đang có ý định tiến hành các thương vụ mua bán sáp nhập xuyên quốc gia trong năm 2007 này để tiếp tục tăng trưởng và mở rộng hoạt động kinh doanh. Kết quả điều tra cũng cho thấy, hầu hết lãnh đạo doanh nghiệp lớn trên thế giới đều cho rằng các thương vụ mua bán sáp nhập xuyên quốc gia là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để tiếp tục tăng trưởng và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình trong năm 2007. Đặc biệt, trong năm 2007, khu vực châu Á - Thái Bình Dương được nhiều tổng giám đốc lựa chọn nhất để tính chuyện tiến hành các thương vụ mua bán sáp nhập xuyên quốc gia. Các hoạt động liên kết sáp nhập ở châu Á sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. 59% số người được hỏi cho biết trong tương lai gần họ thích đầu tư vào châu Á hơn các khu vực khác, còn 44% rất lạc quan về hoạt động liên kết sáp nhập ở châu Á trong hai năm tới. Tây Âu, Đông Âu và Mỹ Latin là những khu vực được lựa chọn tiếp theo của các thương vụ mua bán sáp nhập. Thêm nữa, một điều thú vị của kết quả khảo sát năm nay là đa số lãnh đạo doanh nghiệp muốn tiến hành các thương vụ mua bán sáp nhập xuyên quốc gia ngay trong khu vực của mình hơn là vươn ra các châu lục khác. Nhưng mặt khác, hoạt động M&A cũng luôn tiềm ẩn những thách thức to lớn, bởi khi hai doanh nghiệp “kết hôn” cùng về sống dưới một mái nhà chung thì ngoài những giá trị cộng hưởng to lớn mà doanh nghiệp có thể có được thì những bất đồng, xung đột mới thực sự bắt đầu nảy sinh và trong nhiều trường hợp thì đây lại là lý do chính dẫn tới sự thất bại của rất nhiều thương vụ M&A. Hầu hết lãnh đạo doanh nghiệp lớn trên thế giới đều cho rằng, thách thức lớn nhất có thể cản trở tham vọng mua bán sáp nhập của họ là các yếu tố: xung đột, văn hoá không tương thích và đặc biệt là sự thay đổi bất ngờ của chính sách điều hành kinh tế vĩ mô ở các nước. Khi hai doanh nghiệp ở hai môi trường, vùng lãnh thổ hay quốc gia có những nét văn hóa, thói quen hành xử, sự giao tiếp khác nhau về cùng sống dưới một mái nhà, phải nói cùng một thứ ngôn ngữ, hướng tới cùng một giá trị là điều rất phức tạp và cần thời gian cho sự hòa hợp này. Theo ngôn ngữ dân gian, việc sáp nhập hay liên kết giữa hai doanh nghiệp cũng giống như việc kết hôn vậy. Cở sở hình thành hôn nhân phải là tình yêu và/hoặc những giá trị kỳ vọng tốt đẹp của cả hai bên. Những vì quá lạc quan hoặc vì hoàn cảnh nhất thời mà cả hai bên đều quyết tâm nhanh chóng tiến hành hôn nhân mà không thẳng thắn nhìn vào bản chất của cuộc hôn nhân để nhận biết những khó khăn, xung đột văn hóa tiềm ẩn, từ đó có biện pháp phòng ngừa và khắc phục nhằm xây dựng, bảo vệ, cũng như phát triển hôn nhân và để rồi nhanh chóng dẫn tới đổ vỡ một cách đáng tiếc. Theo Hewitt Associates (Hewitt), một công ty tư vấn nguồn nhân lực toàn cầu cho biết: “Khả năng lãnh đạo, sự hoà hợp về văn hoá và mối quan hệ giữa nhân viên là những thách thức lớn nhất đối với thành công của các thương vụ liên kết và sáp nhập (M&A)”. Thông báo này là kết quả của một cuộc nghiên cứu kéo dài hai tháng về hoạt động M&A do Hewitt tiến hành gần đây. Cuộc nghiên cứu này đánh giá mối liên hệ giữa yếu tố nguồn nhân lực với thành công lâu dài của các thương vụ liên kết sáp nhập trong khu vực. Hewitt đã bắt đầu tiến hành chương trình nghiên cứu hoạt động M&A giữa 73 công ty quy mô lớn của 11 nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ tháng 3 đến tháng 4, giống như chương trình mà Hewitt đã tiến hành ở Liên minh châu Âu cách đây 3 năm. Theo kết quả cuộc nghiên cứu này, thì 34% số người được phỏng vấn tin rằng yếu tố nguồn nhân lực chưa đáp ứng đúng yêu cầu là một trong những cản trở lớn trong các thương vụ liên kết sáp nhập. Sự hoà hợp văn hoá gần đây đã trở thành yếu tố nguồn nhân lực phức tạp và quan trọng nhất trong một thương vụ liên kết sáp nhập. Nhưng 52% số người được hỏi cho biết họ không tin là sự hội nhập văn hoá sẽ mất hơn 6 tháng, và chỉ có 13% cho biết họ dành cho quá trình này một thời gian thích hợp. Việc tránh xung đột về văn hóa là một trong những quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, đặc biệt là các giám đốc nhân sự trong các thương vụ M&A toàn cầu ngày nay. Do đó, trước khi tiến hành các thương vụ M&A, việc nghiên cứu kỹ lưỡng về văn hóa của doanh nghiệp mà mình định thôn tính hay sáp nhập là một điều vô cùng quan trọng mà cần thiết nếu không muốn có một cuộc “đỗ vỡ hôn nhân doanh nghiệp” khi thời gian kết hôn chưa được là bao. . Hòa hợp văn hóa - Thách thức lớn trong hoạt động M&A Thách thức lớn nhất có thể cản trở tham vọng mua bán sáp nhập (M&A) của doanh nghiệp là các yếu tố: xung đột, văn hoá. tổng giám đốc trong một cuộc điều tra gần đây do Hãng PricewaterhouseCoopers’ tiến hành về hoạt động M&A trong năm 2007. Hoạt động M&A đã đạt được cấp độ chưa từng thấy trong suốt thời. sáp nhập xuyên quốc gia ngay trong khu vực của mình hơn là vươn ra các châu lục khác. Nhưng mặt khác, hoạt động M&A cũng luôn tiềm ẩn những thách thức to lớn, bởi khi hai doanh nghiệp