NGƯỜI GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH CỦA CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI PGS.TS NGUYỄN ĐỨC VŨ Trường ĐHSP-ĐH Huế 1. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và những tác động đến giáo dục Sau cuộc Cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỷ XVIII, cuộc Cách mạng khoa học và kỹ thuật vào nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, nhân loại đang tiến hành cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại vào cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI. Đặc trưng của cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là làm xuất hiện và phát triển bùng nổ công nghệ cao (với bốn trụ cột là công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin). Đây là các công nghệ dựa vào những thành tựu khoa học mới nhất với hàm lượng tri thức và hàm lượng khoa học, sáng tạo cao nhất. Các công nghệ này đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển kinh tế – xã hội. Cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ tác động ngày càng sâu sắc làm cho nền kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang một loại hình kinh tế mới dựa trên chất xám và kỹ thuật, công nghệ cao, được gọi là kinh tế tri thức. Với sự thống trị của các ngành kinh tế tri thức (các ngành dựa trên hàm lượng chất xám cao), trong nền kinh tế tri thức, vai trò của giáo dục cực kì to lớn. Một số tính toán cho thấy rằng, trong nền kinh tế tri thức, đầu tư cho giáo dục chiếm từ 6 – 8% GDP, trình độ văn hoá trung bình của mọi công dân phải tốt nghiệp trung học phổ thông, công nhân tri thức là thành phần chủ yếu trong cơ cấu xã hội. Đồng thời, cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã giảm dần ý nghĩa của khoảng cách không gian, thúc đẩy sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng, phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư trên phạm vi toàn cầu. Từ đó, dẫn tới sự hình thành nền kinh tế toàn cầu hoá, với những biểu hiện rõ nét: thương mại quốc tế phát triển mạnh; đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh; thị trường tài chính quốc tế mở rộng; các công ty xuyên quốc gia với chi nhánh ở nhiều quốc gia khác nhau, nắm trong tay những của cải vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng. Toàn cầu hoá kinh tế đã thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học – công nghệ, tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước. Tuy nhiên, toàn cầu hoá kinh tế còn có những mặt tiêu cực, đặc biệt làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo. Giáo dục đứng trước các thách thức ngày càng lớn do các mâu thuẫn tạo ra như: mâu thuẫn giữa toàn cầu và cục bộ, giữa chiến lược dài hạn và ngắn hạn, giữa cạnh tranh và bình đẳng về cơ hội, giữa truyền thống và hiện đại, giữa sự phát triển nhanh của tri thức và khả năng tiếp thu có hạn của con người, giữa tinh thần và vật chất…. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và nền kinh tế tri thức, sự tác động của công nghệ đã làm cho thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc và thường xuyên. Cùng với mạng viễn thông toàn cầu cho phép trao đổi thông tin một cách nhanh chóng,việc tiếp cận của mỗi người với tri thức nhân loại rất tiện lợi và với khối lượng lớn. Để thích ứng với điều đó, giáo dục phải chuyển từ việc coi trọng truyền thụ tri thức sang việc giáo dục cho mọi người khả năng tự học, tự giải quyết vấn đề, hợp tác với nhau. Làm được điều đó, giáo dục mới cung cấp cho xã hội hiện đại những người lao động mới phù hợp. 2. Những kỹ năng cần có của giáo viên để thích ứng với nền giáo dục trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại a) Người giáo viên cần có kĩ năng tự học, tự nghiên cứu Thế giới đang ở trong quá trình của cuộc Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại với những tác động sâu sắc đến toàn bộ các mặt kinh tế và đời sống xã hội. Khối lượng tri thức nhân loại như một dòng thác khổng lồ đang cuồn cuộn chảy trên xa lộ thông tin. Những kiến thức nhà trường chuyển giao cho sinh viên sư phạm chỉ những cơ sở ban đầu cho một quá trình tự học, tự bồi dưỡng. Ngay người vừa được công nhận học vị tiến sĩ cũng chỉ là người bắt đầu bước vào công tác nghiên cứu độc lập. Học là công việc suốt cả đời của bất kỳ ai. Đối với người đi dạy, điều đó lại càng quan trọng hơn. Ngày mai, với sự phát triển nhanh chóng của máy vi tính và công nghệ thông tin, cơ hội tiếp cận tri thức của mỗi người đều bình đẳng với nhau. Điểm khác nhau cơ bản là khả năng tiếp cận, phát hiện và giải quyết vấn đề. Những kỹ năng đó một phần được bồi dưỡng tiếp tục nhờ vào quá trình tự học sau khi ra trường. Tự học cần được xem là một phẩm chất quan trọng của giáo viên (Trong thư của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gửi các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh, sinh viên nhân dịp khai giảng năm học 2006-2007 có viết: “Mỗi thầy cô giáo hãy thực sự là một tấm gương sáng về đạo đức và tự học”) Trong tương lai, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc học có thể được phân tán theo từng cá nhân ở các địa điểm khác nhau. Không nhất thiết người học phải giáp mặt thầy trực tiếp. Nội dung dạy học có thể được chuyển tải trên tất cả các phương tiện công nghệ thông tin. Người học có thể tiếp cận thông tin ở bất kỳ mọi nơi, mọi lúc. Lúc ấy, kĩ năng tự học càng hết sức quan trọng. Ai dạy những kĩ năng đó cho người học? Nhà trường, trước hết là các thầy cô giáo. Do vậy, giáo viên trước hết phải là người biết tự học. b) Giáo viên cần có kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin. Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc học của học sinh cũng đã có nhiều thay đổi. Thói quen học thuộc một cách thụ động nhường chỗ cho việc tự tìm tòi, khám phá. Những băn khoăn học sinh gặp phải khi các em tiếp xâúc với các nguồn thông tin khác nhau khiến cho các em tìm cách giải đáp. Việc học và chơi ngày càng được gắn với máy vi tính nhiều hơn, thu hút các em nhiều hơn vào sự tìm tòi, khám phá. Giáo viên không thể bằng lòng với những thông tin có sẵn trên các trang sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. Internet là nguồn thông tin không thể thiếu được của những người làm nghề dạy học. Khai thác thông tin từ Internet phải trở thành thói quen không thể từ bỏ được của mỗi giáo viên. Rõ ràng, kỹ năng làm việc với máy tính trở thành kỹ năng tối thiểu của tất cả mọi người, trong đó có cả giáo viên. Máy vi tính và việc sử dụng nó trong tự học và dạy học trở thành nhu cầu thiết yếu, thói quen văn hoá đối với mỗi giáo viên. c) Giáo viên cần có kĩ năng hợp tác trong dạy học Một trong 4 trụ cột của giáo dục thế kỉ 21 do UNESCO đề xướng là “học để sống cùng nhau”. Trên tầm vĩ mô, thế giới ngày càng thu hẹp khoảng cách không gian nhờ vào công nghệ thông tin; nhiều giá trị nhân bản phổ biến đã trở thành nét chung của nhiều dân tộc. Thế giới đòi hỏi sự liên kết toàn cầu trong nhiều lĩnh vực. Khó có thể chấp nhận một quốc gia hay một cá nhân nào trong thời đại ngày nay đứng ngoài quỹ đạo của việc bảo vệ môi trường, chống khủng bố… Trong phạm vi cụ thể, sự hợp tác tạo nên nhiều thành tựu quan trọng đối với mỗi cá nhân. Kĩ năng hợp tác cần được rèn luyện ở mỗi giáo viên. Đến lượt mình, các thầy cô giáo lại dạy cho học sinh của mình cách hợp tác trong học tập và cuộc sống. d) Giáo viên cần luôn tự bồi dưỡng kĩ năng giải quyết vấn đề Cuộc sống của con người, suy đến cùng, là một chuỗi liên tục giải quyết vấn đề. Càng giải quyết tốt các vấn đề bao nhiêu, chất lượng cuộc sống của con người càng có nhiều cơ hội được nâng cao bấy nhiêu. Không nên xem nhà trường như một “ốc đảo”, mà nên xem nhà trường chính là cuộc sống. Các vấn đề thực tế cuộc sống được phản ánh vào nhà trường dưới một lăng kính đủ để cho người học tiếp cận theo cách phù hợp với lứa tuổi của mình. Giải quyết các vấn đề trong các bài học ở nhà trường cũng nên xem như giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Nhờ vậy, các em khỏi bỡ ngỡ khi bước vào đời sống thực tế phong phú. Đồng thời, ở một góc độ nào đó, người học khi ra trường khỏi phải mất công đào tạo tiếp từ thực tế cuộc sống và công việc. Để làm được điều đó, giáo viên cần phải luôn tự rèn luyện và bồi dưỡng kĩ năng giải quyết vấn đề. 3. Tổ chức các nhóm tự bồi dưỡng giáo viên theo mô hình liên môn và liên trường là một trong những con đường tự bồi dưỡng thiết thực và hiệu quả Từ 1995 đến nay, đội ngũ giáo viên phổ thông đã trải qua 3 chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên. Bên cạnh đó, việc bồi dưỡng thay sách, bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng nâng cao năng lực gần như diễn ra liên tục hàng năm. Kết quả là trình độ chuyên môn và nghiệp vụ ngày càng được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ giáo dục trước nhiều yêu cầu mới của chương trình, sách giáo khoa nói riêng và việc đổi mới giáo dục nói chung. Việc tự bồi dưỡng được xem là một nhu cầu tự thân của mỗi giáo viên, được diễn ra thường xuyên liên tục trong suốt cả quá trình công tác của mỗi người. Ngoài các đợt bồi dưỡng được thực hiện theo kiểu “từ trên xuống”, việc bồi dưỡng phải được tiến hành mọi nơi, mọi lúc theo kiểu “từ dưới lên”. Giúp nhau trong tự bồi dưỡng là một trong những con đường có hiệu quả trong tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Ngoài việc bồi dưỡng theo tổ chuyên môn, hình thức bồi dưỡng theo mô hình “liên tổ” trong mỗi trường có tác dụng thiết thực theo từng nội dung tự bồi dưỡng. Chẳng hạn, để nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, các giáo viên bộ môn Tin học có nhiều ưu thế hơn trong trường. Một tổ tự nguyện giúp đỡ nhau về công nghệ thông tin được thành lập với hạt nhân là giáo viên bộ môn Tin học sẽ có ý nghĩa rất thiết thực, đặc biệt đối với nhiều giáo viên đang còn hạn chế về sử dụng máy tính trong dạy học. Hình thức bồi dưỡng “liên trường” hoặc theo “cụm trường” có tác dụng rất lớn trong việc giúp đỡ nâng cao năng lực chuyên môn giáo viên giữa các trường. Hàng tháng, hàng quý, các tổ “liên trường” hoặc “cụm trường” cùng tiến hành dự giờ, trao đổi về một chủ đề chuyên môn,… Trong năm, thường xuyên trao đổi tài liệu, thông tin chuyên môn,… Những việc làm ấy rất có ích đối với mỗi giáo viên. Các giáo viên giỏi có điều kiện để trau dồi chuyên môn và giúp đỡ đồng nghiệp; các giáo viên khác có điều kiện học hỏi thêm, hoặc được giải đáp bằng ý kiến thống nhất của tập thể về những điều còn băn khoăn,… Tự bồi dưỡng là công việc thiết yếu của từng giáo viên. Thành lập các tổ tự bồi dưỡng liên môn, liên trường cần nhiều đến vai trò của các tổ trưởng chuyên môn. Xây dựng các tổ bồi dưỡng “cụm trường” cần nhiều đến vai trò của hiệu trưởng. Định hướng các chủ đề tự bồi dưỡng, hoặc sinh hoạt chuyên môn cần đến các phòng chức năng của Sở Giáo dục và Đào tạo. Sự phối hợp có hiệu quả giữa các thành phần trên sẽ làm cho việc tự bồi dưỡng của giáo viên ngày càng có hiệu quả hơn. __________________ Nước vô tình ngàn năm trôi mãi Trăng vô tình, trăng ở mãi tít xa Mây vô tình, mây đùa trước gió Người vô tình, người có hiểu lòng ta! ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT GIÁO VIÊN GIỎI Nếu bạn là một giáo viên mới bước vào nghề thì hy vọng những lời khuyên sau đây của thầy giáo Bryce Withrow – giáo viên cấp 1-2 ở Kansas (Mỹ), người đã từng có hơn 35 năm kinh nghiệm giảng dạy ở các nước Mỹ, Đức, Anh – sẽ là những gợi ý giúp bạn đạt được hiệu quả cao hơn trong công tác giảng dạy chuyên môn cũng như cách tiếp cận học trò. 1. Khép vào kỷ luật, tách riêng và chinh phục. Tôi đã hiểu được rằng, nếu đối diện với một học sinh trong lớp, trong khi có các bạn cùng lớp ở xung quanh, thì học sinh đó sẽ trả lời một cách và khi có một mình chúng thì sẽ trả lời hoàn toàn khác. Nếu khi tôi cần hiểu đúng về một học sinh, tôi đề nghị em đó ở lại sau buổi học, sau đó tôi nói với cậu (cô) ta. Thường thì chúng bày tỏ sự kính trọng và chấp thuận những yêu cầu tôi vừa nói. Nếu tôi làm việc này trước cả lớp, đặc biệt là với các học sinh nam, thì tôi thật khó mà thu được kết quả tương tự. 2. Sự hài hước. Hài hước có thể là cách truyền đạt cho học sinh những điều mà đôi khi những cách khác không thể đạt được. Tôi đã luôn vui đùa với các học trò của mình. Khi thầy và trò đã hiểu nhau thì việc vui đùa, trêu chọc lẫn nhau là có thể chấp nhận được. Chỉ vui đùa chứ tuyệt đối không bao giờ được giễu cợt hay tỏ ra châm chọc bọn trẻ. Vì thế, hãy luôn mỉm cười với chúng. Một nụ cười thân thiện với các học trò, thậm chí có thể là nụ cười với chính bạn, cũng đủ giúp bạn tạo được thiện cảm với các học trò của mình. 3. Hãy làm những gì mà bạn nói là sẽ làm. Giáo viên hoặc cha mẹ thường nói với bọn trẻ rằng nếu làm được việc này, việc kia, thì đổi lại, các em (hoặc con) sẽ nhận được một thứ gì đó. Nhưng khi chúng đã làm điều đó, giáo viên hay cha mẹ lại không làm đúng như những gì mình đã hứa trước đó. Đây chính là vấn đề mà các bạn nên chú ý. Nếu bạn không thể làm điều gì đó thì đừng nói đến nó, hoặc nếu bạn đã nói thì hãy gắng thực hiện. 4. Thái độ vui tươi. Tại sao lại phải cố gắng làm điều này và nếu bạn thực sự không thích thì bạn phải làm gì? Nhiều giáo viên đáng lẽ ra nên nghỉ việc ngay khi họ bắt đầu cảm thấy sợ phải đến trường. Bọn trẻ có thể hiểu được thái độ này dù giáo viên có thú nhận hay không. Tôi đã ở gần một số giáo viên – họ thực sự không yêu thích học trò của mình. Vậy tại sao họ lại có mặt ở giảng đường? Hãy để cho bọn trẻ hiểu rằng bạn đến trường là vì chúng. 5. Đối xử với bọn trẻ như với một con người. Trẻ con cũng là người, chỉ khác là chúng nhỏ hơn chúng ta. Tôi chưa bao giờ lên giọng với những học trò của mình, những từ ngữ mà tôi dùng để nói với chúng cũng giống như với người khác và các học trò nhỏ của tôi đều hiểu được điều đó. Thêm nữa, bạn nên biết cách lắng nghe chúng, hãy dành cho chúng thời gian để nói về điều mà chúng muốn bày tỏ. Đừng cắt ngang lời chúng bằng những việc của người lớn. Hãy dành riêng cho chúng thời gian để làm việc này. 6. Nhận lỗi. Đây là việc làm rất khó đối với người lớn. Nhưng nếu bạn cần phải nhận lỗi thì hãy làm điều này ngay, càng nhanh càng tốt. Chẳng hạn, khi tôi đang vui đùa với các học trò của mình và tôi nhận thấy mình đã khiến một cô hay cậu nhỏ nào đó ngượng ngùng hay cảm thấy bị tổn thương, tôi sẽ dừng lại ngay và xin lỗi chúng. 7. Trung thực và cởi mở. Bởi vì nếu bạn không trung thực, trước sau gì bọn trẻ cũng biết. Nếu một điều gì đó được nêu lên và bạn không biết câu trả lời, hãy thừa nhận là bạn không biết và cố gắng tìm lời giải, hãy làm điều này cùng với các học trò của mình nếu có thể. Bạn hãy là một người kiên nhẫn để làm mẫu cho bọn trẻ và nếu bạn rơi vào tình huống không thoải mái thì đừng cố nói dối hay quanh co lảng tránh điều đó. 8. Không so sánh một cách thiếu cơ sở. Chẳng hạn, bạn đừng nghĩ rằng cậu em cũng sẽ ngỗ ngược chỉ vì anh trai của nó cũng đã từng làm những chuyện như thế. Hãy nghĩ rằng bọn trẻ cũng sẽ lớn lên và chúng cũng sẽ thay đổi, chúng sẽ hiểu những việc làm của chúng ta và tại sao chúng ta lại phải nghiêm khắc với chúng. Bích Lan (Theo GD&TĐ CN, từ Education ) __________________ 20 ĐIỀU THẦY CÔ CẦN GHI NHỚ 1. Hãy vui cùng những thành tích nhỏ bé của học trò và hãy chia sẻ những thất bại của chúng. 2. Bạn là người rất gần gũi với học trò, hãy cố gắng để chúng luôn cởi mở với bạn. Hãy vừa là bạn vừa là thày của chúng. 3. Đừng ngại thừa nhận với học trò là mình không biết về một vấn đề nào đó. Hãy cùng chúng tìm câu trả lời. 4. Hãy cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh. Khi đó chúng sẽ đạt tới nhiều đỉnh cao trong học tập. 5. Đừng đòi hỏi một “kỷ luật lý tưởng” trong giờ học. Bạn đừng độc đoán quá, hãy nhớ rằng giờ học là một phần cuộc sống của đứa trẻ, vì vậy đừng làm cho giờ học gò bó quá, cứng nhắc quá. Qua mỗi giờ học đứa trẻ cần trở thành một nhân cách cởi mở, say mê, sáng tạo và phát triển toàn diện. 6. Hãy cố gắng để giờ giảng của bạn không khuôn mẫu quá, chuẩn mực quá. Tuyệt vời nhất là trong mỗi giờ học đều có những “phát minh” nho nhỏ được diễn ra, những chân lí nho nhỏ được phát hiện, những đỉnh cao tri thức được chinh phục và những cuộc tìm kiếm bắt đầu. 7. Các cuộc gặp gỡ với phụ huynh học sinh cần thiết thực và hiệu quả. Mỗi buổi họp phụ huynh là dịp để bạn cung cấp thêm cho họ những kiến thức về tâm lí, sư phạm, về quá trình học tập. 8. Hãy bước vào lớp với nụ cười. Khi học trò chào, hãy nhìn vào mắt từng em để hiểu được tâm trạng cúa chúng, vui thì chia vui, buồn thì động viên. 9. Hãy luôn ghi nhớ: Học trò không phải là một chiếc bình cần đổ đầy kiến thức, các em là những ngọn đuốc cần được thắp lên. 10. Điểm kém ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành nhân cách của học trò. Bạn hãy cố gắng chùng nào có thể để tránh cho các em điểm kém. Hãy tìm cách khác để khắc phục tình trạng này. 11. Mỗi bài giảng của bạn phải là một bước tiến, dù là rất nhỏ, về phía trước trong việc khám phá tri thức. Học sinh cần phải vượt qua những khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và bạn hãy tính toán sao cho mức độ của những khó khăn đó thật phù hợp. 12. Đừng tìm những con đường dễ dàng nhất trong việc giảng dạy. Như thế học trò sẽ lười suy nghĩ, bạn cần làm cho chúng thấy việc học là lao động thực sự. Điều quan trọng nhất là bạn phải luôn khích lệ, luôn ở bên chúng khi khó khăn. 13. Nếu phải cân nhắc giữa hai điểm số khi cho điểm học sinh thì bạn hãy chọn điểm cao hơn. Hãy chắp cho đứa trẻ đôi cánh, hãy tin ở em, cho em hy vọng. 14. Không cần che giấu tình cảm của mình với các em, nhưng cần tuyệt đối tránh sự ưu ái đặc biệt với một vài em nào đó. Hãy cố nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em. Có thể chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm đó. Bạn hãy giúp chúng nhận ra, phát triển chúng thêm. 15. Hãy nhớ rằng trên lớp học sinh cần phải cảm thấy hấp dẫn và thú vị. Chỉ có sự hấp dẫn mới làm các em tập trung chú ý được. 16. Khi tiếp xúc với phụ huynh học sinh, bận cần nhớ rằng đối với họ đứa con là quí giá nhất trên đời. Vì thế, bạn hãy hết sức tế nhị, tránh đừng để phụ huynh bị tổn thương. 17. Đừng sợ xin lỗi học trò nếu thấy mình sai.Xin lỗi chỉ làm tăng uy tín của bạn trong mắt các em mà thôi. Khi các em mắc lỗi, bạn cũng đừng nóng nảy quá. 18. Hãy cố gắng sống hết mình với các em. Vui cùng vui, buồn cùng buồn. Đùa nghịch và dạy dỗ. Hãy kiềm chế khi các em nói dối. Công bằng, kiên trì và trung thực là khẩu hiệu của bạn. 19. Đừng dạy học sinh quá tự tin- sau này chúng sẽ bị xa lánh; quá rụt rè- chúng sẽ bị coi thường; quá lắm lời- chúng sẽ không được ai tính đến; quá cứng nhắc- chúng sẽ bị khước từ. 20. Một lần nữa xin nhắc lại: Hãy kiềm chế, bình tĩnh, kiền trì và mềm mỏng. Nguồn: Dayhocintel.org 20 điều chắc chắn làm hỏng sự nghiệp của bạn Để có một sự nghiệp triển vọng và gặt hái nhiều thành công, bạn cần nhận biết được những gì nên và không nên làm. Dưới đây là 20 điều tiêu cực bạn cần tránh: 1. Luôn đứng ngoài đám đông. Từ chối tham gia các cuộc thảo luận, các khóa tập huấn hay các hoạt động của công ty. 2. Tin là bạn có quyền để thành công và có một công việc bảo đảm, nhưng lại không biết học hỏi và cải thiện cho nó tiến bộ hơn. 3. Không có một kế hoạch và mục tiêu nào cho công việc. 4. Không bao giờ tình nguyện nhận thêm nhiều công việc khác và những công việc lớn lao hơn. 5. Luôn chống lại sự thay đổi và những ý tưởng mới. Nhất định tìm ra những sai sót trong các ý tưởng mới đó mà không nhận thấy những mặt tích cực của nó. Và biện hộ rằng “Trước đây chúng tôi đã thử nghiệm điều đó rồi và nó đã không đem lại hiệu quả gì tốt cho công việc”. 6. Không tôn trọng những người có địa vị. Luôn lầm tưởng rằng bạn xứng đáng có được vị trí ấy bởi vì bạn vượt trội hơn và tài giỏi hơn họ. 7. Làm trái ý người chỉ huy trực tiếp của bạn. Phê phán những người cộng tác với bạn, đặc biệt là cấp trên. Luôn phàn nàn về công việc và người trực tiếp quản lý bạn. Hoặc kể với mọi người về những vấn đề riêng tư của bạn. 8. Nhiều chuyện. Lan truyền những tin đồn. Đặc biệt là những tin không được tốt đẹp cho mấy. 9. Phung phí thời gian vào những câu chuyện vớ vẩn. 10. Không cập nhật những thông tin, kiến thức và những kỹ năng mới. Duy trì công việc theo phương cách vốn đã có từ trước khi bạn đảm nhiệm nó. 11. Làm việc một mình. Tin rằng bạn không cần đến sự hỗ trợ và sự che chở của người khác. Không chịu xây dựng và duy trì mối quan hệ. Không chịu tìm kiếm cho mình một người thầy – người cố vấn để cho bạn những lời khuyên bổ ích. 12. Luôn khăng khăng cho là mình đúng. 13. Cự tuyệt những lời góp ý tốt của mọi người. Chất chứa lòng đố kỵ. 14. Luôn nghĩ hầu hết mọi người đều chống đối bạn. 15. Không bao giờ chia sẻ những thành công của người khác với những mục tiêu mà họ đã đạt được. 16. Đi làm trễ nhưng lại về sớm. Không bao giờ chịu đi làm ngày thứ 7. 17. Không bao giờ chịu mạo hiểm cho những ý tưởng mới và những cơ hội mới. 18. Cố làm hài lòng mọi người bằng cách giành nhiều chiến tích. 19. Đi đầu trong việc đưa ra những ý nghĩ "thụt lùi". Khi công việc không làm theo đúng kế hoạch, thì bạn lại tuyên bố “Tôi đã nói như vậy mà”. 20. Không bao giờ có sự lựa chọn trong trường hợp nếu bạn đánh mất công việc của mình. Chỉ có một lựa chọn duy nhất là bạn sẽ ra đi, bởi bạn là một nhân viên không có năng lực. Theo HRVietnam . gió Người vô tình, người có hiểu lòng ta! ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT GIÁO VIÊN GIỎI Nếu bạn là một giáo viên mới bước vào nghề thì hy vọng những lời khuyên sau đây của thầy giáo Bryce Withrow – giáo viên. chuyên môn,… Những việc làm ấy rất có ích đối với mỗi giáo viên. Các giáo viên giỏi có điều kiện để trau dồi chuyên môn và giúp đỡ đồng nghiệp; các giáo viên khác có điều kiện học hỏi thêm, hoặc. trọng. Ai dạy những kĩ năng đó cho người học? Nhà trường, trước hết là các thầy cô giáo. Do vậy, giáo viên trước hết phải là người biết tự học. b) Giáo viên cần có kĩ năng sử dụng công nghệ thông