Dự án tin rằng những người công tác trong ngành giáo dục, từ các cán bộ trong Bộ GD-ĐT, cho tới các cán bộ công tác tại các Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT và những ai tiến hành các hoạt động nghi
Trang 28-2009
Trang 3NHỮNG NGƯỜI BIÊN SOẠN
Nhóm biên soạn: Trần Văn Kim
Vũ Trung Thành
Lê Minh Đức ThS Võ Anh Tuấn ThS Phạm Đình Chinh Chủ trì biên soạn và hiệu đính: ThS Nguyễn Thị Thái
Trang 4MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 18
Giới thiệu quyển 3 21
Chương I CÁCH SỬ DỤNG TÀI LIỆU VÀ CÁC THUẬT NGỮ 22
Cách sử dụng tài liệu 22
Các thuật ngữ 23
Các ký hiệu sử dụng trong sơ đồ quy trình 34
Các từ viết tắt sử dụng trong tài liệu 37
Chương II CÁC NGHIỆP VỤ THEO THỜI GIAN 38
A Nghiệp vụ thường xuyên 38
1 Cả năm 38
2 Hàng quý 38
3 Hàng tháng 38
4 Hàng tuần 39
B Nghiệp vụ đặc thù theo tháng 39
C Nghiệp vụ đột xuất 41
Chương III 42
CHI TIẾT CÁC NGHIỆP VỤ THEO TÍNH CHẤT CÔNG VIỆC 42
A QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH 42
a.1 Hành chính quản trị 42
a.1.1 Phát hành văn bản 42
a.1.2 Quản lý văn bản đến 44
a.1.3 Tiếp nhận và lưu trữ hồ sơ học sinh 46
a.1.4 Trả hồ sơ học sinh 47
a.1.5 Cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình 48
a.1.6 Phát bằng tốt nghiệp 50
a.1.7 Lập sổ đăng bộ 51
a.1.8 Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục 54
a.1.9 Xây dựng kế hoạch năm học 57
a.1.10 Xây dựng kế hoạch chuyên đề 59
a.1.11 Xây dựng kế hoạch học kỳ, tháng, tuần 61
Trang 5a.1.12 Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch 62
a.1.13 Lập báo cáo thống kê định kỳ 63
a.1.14 Lập báo cáo sơ kết học kỳ, tổng kết năm học 64
a.1.15 Lập báo cáo chuyên đề, đột xuất 65
a.1.16 Tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục 67
a.1.17 Quản lý hồ sơ sổ sách 70
a.1.18 Ban hành các quyết định 72
a.2 Nhân sự 74
a.2.1 Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức 74
a.2.2 Tuyển dụng giáo viên, nhân viên 75
a.2.3 Quản lý giáo viên, nhân viên thử việc 82
a.2.4 Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, nhân viên 85
a.2.5 Giải quyết thuyên chuyển, thôi việc 86
a.2.6 Bổ nhiệm cán bộ 88
a.2.7 Đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên 91
a.2.8 Xét thi đua khen thưởng 92
a.2.9 Kỷ luật giáo viên, nhân viên 96
a.2.10 Tổ chức bộ máy nhà trường 99
a.2.11 Quản lý lao động 101
a.2.12 Duyệt tiền lương dạy thêm giờ 103
a.2.13 Duyệt xét nâng bậc lương 105
a.2.14 Nghỉ theo chế độ 108
a.2.15 Làm sổ bảo hiểm xã hội 110
a.2.16 Kiểm tra nội bộ 113
a.2.17 Xây dựng tiêu chuẩn, quy định kiểm tra nội bộ 117
a.2.18 Tiếp công dân 119
a.2.19 Xử lý đơn 121
a.2.20 Giải quyết khiếu nại lần đầu 122
a.2.21 Giải quyết khiếu nại lần hai 125
a.2.22 Giải quyết tố cáo 127
a.2.23 Kê khai tài sản, thu nhập 129
a.3 Tài chính 130
a.3.1 Lập dự toán thu chi 133
Trang 6a.3.2 Thực hiện thu chi 134
a.3.3 Lập báo cáo tài chính, quyết toán 136
a.3.4 Công khai tài chính 137
a.3.5 Kiểm tra tài chính 139
a.4 Tài sản 140
a.4.1 Đăng ký tài sản 141
a.4.2 Kiểm kê tài sản 142
a.4.3 Thanh lý tài sản 143
a.4.4 Mua sắm tài sản 144
a.4.5 Đấu thầu mua sắm hàng hóa 146
a.4.6 Sửa chữa tài sản và xây dựng mới 149
a.4.7 Công khai sử dụng tài sản 149
a.4.8 Kiểm tra cơ sở vật chất 150
a.5 Thư viện thiết bị 151
a.5.1 Xây dựng thư viện theo chuẩn 151
a.5.2 Quản lý thư viện điện tử 151
a.5.3 Xây dựng phòng bộ môn theo chuẩn 152
a.6 Công tác quản trị 152
a.6.1 Tổ chức lớp bán trú 152
a.6.2 Tổ chức và quản lý nội trú 153
B QUẢN LÝ DẠY VÀ HỌC 154
b.1 Hoạt động của giáo viên 154
b.1.1 Phân công chủ nhiệm và giảng dạy 154
b.1.2 Xếp và quản lý thời khóa biểu 156
b.1.3 Tổ chức hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi 158
b.1.4 Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn 159
b.1.5 Hội thảo chuyên đề chuyên môn 160
b.1.6 Sinh hoạt tổ chuyên môn 161
b.1.7 Quản lý nghiên cứu khoa học 162
b.1.8 Quản lý việc dạy thêm, học thêm 164
b.1.9 Đánh giá xếp loại chuẩn nghề nghiệp 164
b.1.10 Theo dõi thực hiện quy chế, nhiệm vụ chuyên môn 165
b.1.11 Theo dõi công tác kiêm nhiệm 166
Trang 7b.1.12 Kiểm tra hoạt động sư phạm của tổ/khối chuyên môn 167
b.1.13 Theo dõi giáo viên nghỉ, bố trí dạy thay 169
b.1.14 Theo dõi nghỉ dạy học toàn trường 170
b.1.15 Công tác tự kiểm tra toàn diện nhà trường 171
b.1.16 Theo dõi công tác nhân viên hành chính .172
b.1.17 Xây dựng kế hoạch chuyên môn 173
b.1.18 Dự giờ hoạt động sư phạm của giáo viên 175
b.2 Hoạt động của học sinh 177
b.2.1 Lập hồ sơ học sinh 177
b.2.2 Chuyển giao hồ sơ học sinh cuối cấp 178
b.2.3 Cấp giấy xác nhận 178
b.2.4 Tuyển sinh đầu cấp 178
b.2.5 Học sinh chuyển đến, chuyển đi (hoặc chết) 179
b.2.6 Học sinh không được lên lớp 181
b.2.7 Học sinh bỏ học, thôi học 181
b.2.8 Giải quết học sinh học lại 182
b.2.9 Chuyển lớp 182
b.2.10 Kỷ luật học sinh 183
b.2.11 Đăng ký môn, chủ đề tự chọn 184
b.2.12 Xếp lớp, phân ban 184
b.2.13 Theo dõi chuyên cần 185
b.2.14 Đánh giá, xếp loại học sinh trung học 185
b.2.15 Quản lý học nghề 186
b.2.16 Phụ đạo học sinh yếu, kém 187
b.2.17 Bồi dưỡng học sinh giỏi 188
b.2.18 Tổ chức kiểm tra định kỳ 188
b.2.19 Xét công nhận tốt nghiệp/Hoàn thành chương trình 189
b.2.20 Xét kết quả học tập, xếp loại thể lực học sinh cuối năm 190
b.2.21 Theo dõi thi đua, khen thưởng học sinh 191
b.2.22 Tổ chức rèn luyện trong hè 191
b.2.23 Kiểm tra lại môn học 191
b.2.24 Quản lý học sinh năng khiếu 192
b.2.25 Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp 192
Trang 8b.2.26 Giáo dục học sinh cá biệt 197
b.2.27 Quản lý học sinh diện chính sách 198
b.2.28 Theo dõi sức khỏe của trẻ mầm non 198
C HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KHÁC 198
c.1 Khai giảng năm học 198
c.2 Tổng kết năm học 200
c.3 Hội thao, Hội khỏe Phù Đổng 202
c.4 Hội diễn/ Hội thi văn nghệ/ Hội thi của trẻ 203
c.5 Tổ chức tham quan ngoại khóa 204
c.6 Công tác xã hội hóa giáo dục 205
c.7 Hiệu trưởng phối hợp với các lực lượng giáo dục 209
c.8 Phổ biến giáo dục pháp luật 213
c.9 Giáo dục bảo vệ môi trường 215
c.10 Giáo dục an toàn giao thông 216
c.11 Giáo dục phòng, chống ma túy 217
c.12 Giáo dục quốc phòng – an ninh 218
c.13 Giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật 219
c.14 Giáo dục thể chất 219
c.15 Công tác phổ cập giáo dục, chống mù chữ 220
c.16 Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia 220
c.17 Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực 223
c.18 Tổ chức hoạt động các ngày lễ lớn 224
c.19 Giao lưu kết nghĩa 224
c.20 Học tập kinh nghiệm 225
c.21 Công tác xã hội-từ thiện 225
c.22 Công tác giáo dục hướng nghiệp (THPT) 225
c.23 Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học 230
c.24 Giáo dục địa phương (THCS, THPT) 232
c.25 Thực hiện “3 công khai” 233
c.26 Quản lý bếp ăn 234
c.27 Tổ chức hội nghị cán bộ công chức 235
c.28 Tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm học 243
Phụ lục 248
Trang 9VĂN BẢN THAM KHẢO 248
A GIÁO DỤC 248
1 Luật Giáo dục 248
2 Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về giáo dục 248
3 Xử phạt vi phạm hành chính trong giáo dục 250
4 Phân cấp quản lý 251
B CƠ SỞ GIÁO DỤC 252
1 Mục tiêu và kế hoạch đào tạo 252
2 Điều lệ, quy chế 252
a) Mầm non 252
b) Tiểu học 252
c) Trung học 252
d) Trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp 253
đ) Trung tâm giáo dục thường xuyên 253
e) Trung tâm học tập cộng đồng 253
g) Trung tâm ngoại ngữ-tin học 253
3 Trường chuyên biệt 253
4 Trường đạt chuẩn 254
5 Trường ngoài công lập 254
6 Chuẩn cơ sở vật chất 255
a) Chuẩn chung 255
b) Thiết bị dạy học tối thiểu giáo dụcmầm non 255
c) Thiết bị dạy học tối thiểu giáo dục tiểu học 255
d) Thiết bị dạy học tối thiểu giáo dục trung học cơ sở 255
đ) Thiết bị dạy học tối thiểu giáo dục trung học phổ thông 255
e) Thiết bị dạy học tối thiểu môn giáo dục quốc phòng 256
g) Hướng dẫn mua sắm, nghiệm thu, sử dụng và bảo quản 256
7 Mức chất lượng tối thiểu 256
8 Xếp hạng đơn vị sự nghiệp 256
9 Đánh giá chất lượng 257
10 Chương trình giáo dục-đào tạo 257
a) Chương trình chung 257
b) Chương trình tiếng dân tộc 258
Trang 10c) Chươngtrình bồi dưỡng nghiệp vụ 259
d) Hướng dẫn chuyên môn 260
d.1 Quy định chung 260
d.2 Mầm non 260
d.3 Tiểu học 260
d.4 Trung học 261
d.5 Giáo dục thường xuyên 262
d.6 Giáo dục quốc phòng 262
11 Phân ban trung học phổ thông 263
12 Chuyển đổi loại hình 263
13 Kế hoạch thời gian, nhiệm vụ năm học 263
a) Kế hoạch thời gian 263
b) Nhiệm vụ năm học 263
C CÔNG TÁC GIÁO DỤC KHÁC 264
1 Phổ cập giáo dục 264
a) PCGD Tiểu học 264
b) PCGD Trung học cơ sở 265
c) PCGD Trung học phổ thông 265
2 Giáo dục pháp luật 265
3 Giáo dục quốc phòng-an ninh 266
a) Công an nhân dân 268
b) Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 268
c) Sĩ quan dự bị 269
d) Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ 270
4 Phòng, chống HIV/AIDS 271
5 Phòng, chống ma túy 271
6 Phòng, chống thuốc lá 272
7 Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 273
8 Phòng, chống tham nhũng 273
9 Phòng cháy, chữa cháy 274
10 Phòng, chống lụt, bão 275
11 An toàn thực phẩm 275
12 An toàn giao thông 276
Trang 11a) Đường bộ 276
b) Đường thủy 277
c) Đường sắt 278
d) Đường hàng không 278
13 An toàn trường học 278
14 Y tế trường học 279
15 Vệ sinh trường học 280
16 Thể dục, thể thao 280
17 Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em 281
18 Bảo vệ môi trường 283
19 Bảo vệ rừng 283
20 Các phong trào, vận động 284
a) Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 284
b) Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích 284
c) Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực 285
d) Hội thi, hội diễn 285
21 Phối hợp giáo dục 285
22 Hướng nghiệp 286
23 Phòng chống bệnh truyền nhiễm 289
D QUẢN LÝ NHÂN SỰ 289
1 Hồ sơ cán bộ công chức 290
2 Quản lý cán bộ công chức 290
3 Tuyển dụng 290
a) Hợp đồng 291
b) Tuyển dụng 291
b1 Đơn vị sự nghiệp 291
b2 Cơ quan nhà nước 291
c) Dự bị 292
d) Thi tuyển, nâng ngạch, bổ nhiệm 292
đ) Lao động người nước ngoài 293
4 Tiêu chuẩn nghiệp vụ 293
a) Danh mục ngạch 293
b) Tiêu chuẩn nghiệp vụ 293
Trang 12b1 Giáo dục 293
b2 Công chức 294
b3 Viên chức 294
5 Định mức biên chế 294
6 Tinh giản biên chế 295
7 Chế độ công tác 295
8 Chế độ chính sách 295
9 Đánh giá xếp loại cán bộ công chức 296
10 Tiền lương-phụ cấp 296
a) Tiền lương 296
b) Phụ cấp, trợ cấp 296
c) Nâng bậc lương 298
d) Chuyển xếp lương 298
11 Đào tạo bồi dưỡng 298
12 Kỷ luật cán bộ công chức 300
13 Thi đua khen thưởng 300
14 Các tổ chức chính trị-xã hội 302
a) Công đoàn 302
b) Hội khuyến học Việt Nam 303
c) Hội cựu giáo chức Việt Nam 303
d) Ban đại diện cha mẹ học sinh 303
đ) Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 304
e) Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam 304
g) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 304
15 Quy hoach cán bộ 304
Đ HỌC SINH 304
1 Tuyển sinh 304
2 Thi, xét tốt nghiệp 304
3 Đánh giá xếp loại học sinh 305
4 Thi chọn học sinh giỏi 305
5 Khen thưởng, kỷ luật 306
E QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH 306
1 Văn bản 306
Trang 13a) Ban hành văn bản 306
b) Văn thư-Lưu trữ 307
c) Quản lý con dấu 307
d) Bảo mật 307
đ) Cấp bản sao 308
2 Văn bằng chứng chỉ 308
3 Thanh tra 309
a) Thanh tra thi 310
b) Thanh tra tài chính 310
c) Giải quyết khiếu nại – Xử lý tố cáo 310
d) Tiếp công dân 311
đ) Ban Thanh tra nhân dân 311
4 Tài chính 311
a) Ngân sách nhà nước 311
b) Mục lục ngân sách 312
c) Kế toán cơ sở công lập 313
d) Kế toán cơ sở ngoài công lập 313
đ) Kiểm toán 313
e) Tiết kiệm và tiêu chuẩn, định mức sử dụng 314
g) Công khai tài chính 315
h) Tự chủ biên chế tài chính 316
i) Thuế thu nhập cá nhân 316
k) Chế độ chính sách tài chính 317
k1 Thôi việc 317
k2 Công tác phí - Hội nghị - Tiếp khách 317
k3 Làm thêm giờ 318
k4 Ra đề thi 318
k5 Dự án-Đề án 318
k6 Hợp đồng 319
k7 Trợ cấp khó khăn, hỗ trợ kinh phí 319
k8 Bảo hiểm xã hội 319
k9 Bảo hiểm y tế 320
k10 Công nghệ thông tin 321
Trang 14k11 Thanh tra viên 321
k12 Đào tạo bồi dưỡng 321
k13 Thể dục-Thể thao 321
k14 Chương trình mục tiêu 322
k15 Chính sách vùng đăc biệt khó khăn 322
k16 Đề tài khoa học 323
k17 Xây dựng 323
l) Chế độ chính sách đối với học sinh 324
l1 Khen thưởng học sinh giỏi 324
l2 Học phí 324
l3 Lệ phí tuyển sinh 325
l4 Ưu đãi người có công với cách mạng 325
l5 Học bổng và trợ cấp xã hội 326
l6 Tín dụng học tập 328
l7 Hộ nghèo 328
l8 Hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục 329
m) Thuế thu nhập doanh nghiệp 329
5 Tài sản 329
a) Quản lý tài sản 329
b) Kiểm kê tài sản 331
c) Đấu giá tài sản 331
d) Xử lý trách nhiệm vật chất 332
đ) Bàn giao tài sản 332
e) Mua sắm tài sản 332
g) Khấu hao tài sản 333
h) Hao mòn tài sản 333
i) Thư viện 333
k) Thiết bị trường học 333
6 Xây dựng kế hoạch, quy hoạch 333
7 Đấu thầu 334
8 Xây dựng 335
a) Quản lý xây dựng 335
b) Tiêu chuẩn xây dựng 337
Trang 159 Công nghệ thông tin 338
a) Internet 340
b) Chữ ký số 341
c) Phần mềm mã nguồn mở 342
10 Bưu chính, viễn thông 342
a) Bưu chính 342
b) Viễn thông 343
11 Báo chí 344
12 Thống kê 345
a) Hệ thống thông tin thống kê 345
b) Điều tra thống kê 346
13 Xã hội hóa giáo dục 346
14 An ninh trật tự công cộng 347
15 Giấy phép lái xe 348
16 Đưa vào cơ sở giáo dục 348
17 Cải cách hành chính 349
a) Cơ chế một cửa 349
b) Hiện đại hóa công sở 349
c) Đơn giản hóa thủ tục hành chính 350
18 Quy chế dân chủ 352
19 Dân số 353
20 Bình đẳng giới 353
21 Công tác xã hội, từ thiện 354
22 Vùng đặc biệt khó khăn-bãi ngang 354
a) Vùng đặc biệt khó khăn 354
b) Vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo 355
23 Miền núi, vùng cao 355
24 Vùng dân tộc 356
25 Xóa đói giảm nghèo 357
26 Dân sự 357
27 Hình sự 358
28 Lao động 359
a) Thời gian làm việc 359
Trang 16b) Hợp đồng lao động 360
c) An toàn lao động 360
d) Khiếu nại-tố cáo 361
đ) Kỷ luật lao động 361
e) Lao động nữ 361
g) Lao động là người tàn tật 361
h) Thỏa ước lao động tập thể 362
i) Tiền lương lao động 362
k) Tranh chấp lao động 363
29 Người tàn tật 363
30 Quản lý thuế 364
31 Thuế giá trị gia tăng 365
32 Thuế tiêu thụ đặc biệt 366
33 Quốc tịch 366
34 Hộ tịch 366
35 Cư trú 367
36 Chứng minh nhân dân 367
37 Công chứng 367
38 Dự án ODA 368
39 Công tác dân tộc 369
40 Ghi nhãn hàng hóa 369
41 Sở hữu trí tuệ 370
42 Nghĩa vụ quân sự 370
43 Xuất nhập cảnh 371
44 Phí-Lệ phí 372
45 Hệ thống hành chính Nhà nước 373
a) Quốc hội 373
b) Chính phủ 373
c) Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 374
c1 Tổ chức 374
c2 Ban hành văn bản 374
c3 Quy chế làm việc 374
46 Công báo 375
Trang 17QUY ƯỚC ĐÁNH BOOKMARK CHO TÀI LIỆU SỐ HÓA 376THỐNG KÊ SỐ VĂN BẢN ĐÃ TRÍCH DẪN 377
Trang 18LỜI NÓI ĐẦU
Dự án Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (Suport to the Renovation of Education Management-viết tắt là SREM) do Cộng đồng Châu Âu tài trợ Dự án có nhiệm vụ hỗ trợ Bộ thực hiện đổi mới quản lý giáo dục thông qua việc tăng cường khung pháp lý cho phân cấp quản lý và thực hiện Luật Giáo dục 2005, đồng thời xây dựng Hệ thống thông tin quản lý giáo dục, thực hiện đổi mới phương thức quản lý trên phạm vi toàn ngành
Với mục tiêu hỗ trợ hiệu trưởng tăng cường nhận thức về tiến trình đổi mới
và nâng cao năng lực quản lý trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn, đồng thời thúc đẩy văn hóa tự học và học suốt đời của cán bộ quản lý giáo dục, Dự án SREM biên soạn Bộ Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học Bộ Tài liệu cung cấp nhiều kiến thức chung về những lĩnh vực khác nhau của quản lý giáo dục và những nhiệm vụ riêng trong quản lý trường học, từ cơ bản đến nâng cao Ngoài ra còn giới thiệu quá trình phát triển giáo dục ở Việt Nam và một số nước trên thế giới, tạo điều kiện cho mỗi hiệu trưởng rút ra bài học kinh nghiệm cho riêng mình, vận dụng các kiến thức này trong hoàn cảnh thực tế của từng trường
Khi biên soạn, Dự án SREM cố gắng để Bộ Tài liệu đáp ứng được tình hình giáo dục Việt Nam hiện tại, đồng thời từng bước hòa nhập với các chuẩn giáo dục quốc tế Dự án đã tham khảo các tài liệu quản lý giáo dục trong và ngoài nước và hệ thống hóa lại các vấn đề cần thiết đối với hiệu trưởng, dựa trên cơ sở năng lực cần có của hiệu trưởng để đáp ứng những yêu cầu quản lý mới Bộ Tài liệu còn là sự tổng hợp những kiến thức, kinh nghiệm và thực tiễn quản lý giáo dục mà Dự án thu thập được thông qua các hội thảo và thực tiễn giúp hiệu trưởng
có cái nhìn rộng hơn về xu thế giáo dục hiện nay của nhiều nước trên thế giới
Bộ Tài liệu gồm 6 cuốn:
1 Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới;
2.Quản lý nhà nước về giáo dục;
3 Quản lý điều hành các hoạt động trong trường học;
4 Giám sát, đánh giá trong trường phổ thông;
5 Công nghệ thông tin trong quản lý trường học
6 Quản trị hiệu quả trường học
Bộ Tài liệu được biên soạn cho hiệu trưởng các trường phổ thông (kể cả các trường ngoài công lập) và cũng sẽ rất bổ ích đối với các phó hiệu trưởng, tổ trưởng bộ môn, những người giúp hiệu trưởng thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường Một số độc giả khác như giáo viên cốt cán, với hy vọng một ngày nào đó
họ sẽ trở thành hiệu trưởng cũng có thể tham khảo tài liệu này Trong lúc chưa
Trang 19trở thành cán bộ quản lý, việc am tường các nhiệm vụ của hiệu trưởng cũng giúp
họ có khả năng giám sát hoặc hỗ trợ hiệu trưởng tốt hơn trong quá trình quản lý đang ngày càng được yêu cầu theo hướng công khai, minh bạch
Dự án hy vọng các cơ sở đào tạo về quản lý giáo dục, thậm chí cả các trường sư phạm cũng tìm thấy sự hữu dụng trong bộ tài liệu này khi thực hiện các khóa đào tạo sinh viên sư phạm
Dự án tin rằng những người công tác trong ngành giáo dục, từ các cán bộ trong Bộ GD-ĐT, cho tới các cán bộ công tác tại các Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT
và những ai tiến hành các hoạt động nghiên cứu về việc nâng cao hiệu quả hoạt động của trường học cũng sẽ tìm thấy những nội dung bổ ích trong Bộ Tài liệu này
Bộ Tài liệu này sẽ hỗ trợ các hiệu trưởng nói riêng và các nhà quản lý giáo dục nói chung phát triển năng lực quản lý của mình Tuy nhiên, do điều kiện địa
lý, kinh tế và giáo dục tại các vùng miền của nước ta rất khác nhau, tài liệu không thể bao quát hết và đáp ứng đầy đủ nhu cầu thực tiễn quản lý cho từng địa phương Điều này đòi hỏi sự sáng tạo của mỗi cán bộ quản lý trong việc áp dụng linh hoạt vào thực tiễn địa phương mình, phù hợp với đặc thù nhà trường và đặc thù giáo dục của vùng miền
Phương pháp sử dụng tài liệu
Do mỗi người có một xuất phát điểm khác nhau về trình độ và kinh nghiệm chuyên môn nên nhu cầu học tập của mỗi người là rất khác nhau Cách sử dụng phù hợp nhất là tự học theo những định hướng phát triển của bản thân (còn gọi là học tập theo lối mở) Có nghĩa là, người đọc tự chọn thời gian và nội dung muốn học theo thứ tự ưu tiên của chính mình Nếu tự học, người đọc cần suy ngẫm về những điều vừa đọc được, so sánh, vận dụng vào thực tế đang diễn ra Có thể làm điều này bất cứ lúc nào, khi ở trường, ở nhà, thậm chí trên đường đi công tác Theo cách này, người học sẽ không phải chịu áp lực từ bên ngoài mà lại có thể tự tìm ra những gì phù hợp nhất để áp dụng cho bản thân và đơn vị của mình Tựu chung lại, người đọc có thể đọc từng cuốn trong Bộ Tài liệu theo bất cứ trình tự nào
Để có thể áp dụng vào thực tiễn trường học của mình, mỗi hiệu trưởng phải
tư duy và thực hành các công việc qua các chủ đề Cách thực hành này có thể gồm những hoạt động như lập ra các bảng danh mục hoạt động cần kiểm tra, trả lời các câu hỏi, tập hợp dữ liệu và thảo luận với các đồng nghiệp, có thể là giáo viên trong trường hoặc các hiệu trưởng khác nhằm sưu tầm thêm các tài liệu về lịch sử và quá trình phát triển ngành giáo dục ở địa phương mình hoặc các kinh nghiệm giáo dục để cụ thể hóa các nội dung và tình huống quản lý ở trường minh, tiếp thêm sức sống cho Bộ Tài liệu và làm giàu lý luận về quản lý giáo dục
ở Việt Nam
Quản lý giáo dục là một lĩnh vực khó, liên quan đến sự phát triển toàn diện của nhà trường cũng như của từng cá nhân, đòi hỏi kiến thức sâu rộng, tích hợp nhiều kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn của mỗi cán bộ quản lý, các nội dung
Trang 20được biên soạn trong tài liệu sẽ là những gợi ý hữu ích cho những người làm công tác quản lý Phần các văn bản qui phạm pháp luật liên quan tới giáo dục được cập nhật tới thời điểm phát hành đĩa CD kèm theo Bộ Tài liệu này
Dự án SREM chân thành cảm ơn sự cộng tác của hàng trăm hiệu trưởng, cán bộ quản lý các cấp và các chuyên gia tư vấn quốc tế đã tham gia vào quá trình xây dựng Bộ tài liệu này
Dự án đặc biệt cảm ơn vị Lãnh đạo cao nhất của ngành, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã gợi ý Dự án xây dựng Bộ Tài liệu này
Dự án mong rằng Bộ Tài liệu sẽ góp phần đẩy nhanh tiến trình đổi mới quản
lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Hiệu quả của Bộ Tài liệu này với việc nâng cao chất lượng trường học sẽ chỉ được nhận thấy sau một thời gian, nhưng chắc chắn Bộ Tài liệu sẽ có tác động ngay tới các Hiệu trưởng vì tính cụ thể và thực tiễn của nó
GIÁM ĐỐC DỰ ÁN GS.TS Phạm Vũ Luận THỨ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trang 21Giới thiệu quyển 3
Quản lý, điều hành các hoạt động trong trường học
Hoạt động quản lý nói chung và điều hành hoạt động trường học nói riêng của chúng ta hiện nay còn mang tính kinh nghiệm và “linh hoạt” theo phương pháp quản lý của người đứng đầu Những hiện tượng người lãnh đạo sau hủy bỏ kế hoạch của người lãnh đạo trước cũng đã xảy ra Đó là bởi vì chúng ta chưa có một kế hoạch chiến lược và thiếu các chuẩn trong quản
lý Trong công việc, mọi người thường có xu hướng “bắt tay ngay vào việc” và thường dành (hoặc có) rất ít thời gian cho sự chuẩn bị Cách làm này đưa tới hậu quả làm chúng ta tốn nhiều thời gian vào việc khắc phục sự cố hoặc sửa sai, có lúc phải làm đi làm lại một việc tưởng chừng rất đơn giản
Cuốn “Quản lý, điều hành các hoạt động trong trường học” được xây dựng dựa vào ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp Hội đồng chỉ đạo dự
án SREM tháng 10 năm 2006 về việc cần xây dựng các qui trình công việc trong từng cấp quản lý và giữa các cấp quản lý để thực hiện cải cách hành chính và đổi mới phương thức quản
lý trước khi thực hiện tin học hóa hệ thống Phương pháp quản lý theo qui trình sẽ giúp minh bạch hóa công tác quản lý Lợi ích mà phương thức này mang lại chính là sự tường minh đối với mỗi cán bộ quản lý về thủ tục trình tự thực hiện và kết quả cần đạt của một công việc, giúp tiết kiệm thời gian của mỗi người bởi họ có thể làm đúng ngay từ đầu Vấn đề quan trọng của việc xây dựng các qui trình tổ chức công việc trong một tổ chức là những qui trình này phải được từng cá nhân trong tổ chức (và những người liên quan ngoài tổ chức) biết rõ, thực hiện chúng một cách hiệu quả và được cập nhật nếu có sự thay đổi trong tổ chức Việc thực hiện theo qui trình không những có tác dụng thúc đẩy và cải thiện cách thức tiến hành công việc mà còn là một sự chuẩn bị tốt cho công việc kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý cấp trên Việc áp dụng các qui trình này, trong thực tế, có thể gặp sự không đồng tình của một số
cá nhân trong tổ chức với lập luận cho rằng cách làm này có thể tạo ra nhiều thủ tục cứng nhắc, tốn thời gian Điều này có thể cảm nhận được trong thời gian đầu thực hiện Nhưng sau này, cán bộ sẽ nhìn thấy những lợi ích của tập thể nói chung và cá nhân nói riêng của việc tổ chức công việc theo các qui trình Bằng việc sơ đồ hóa công việc theo các trình tự rõ ràng, tất cả mọi
cá nhân trong tổ chức sẽ giảm bớt thời gian tự mầy mò, tự tìm hiểu công việc và tránh được các sai lầm, thiếu sót trong quá trình thực hiện Cán bộ mới vào nghề có thể coi đây là cuốn sách chỉ dẫn có giá trị và yên tâm rằng mình đang đi đúng hướng.
Mặc dù các qui trình được sơ đồ hóa trong cuốn 2 này được xây dựng dựa trên các văn bản pháp qui đã ban hành và có sự tham vấn của nhiều cán bộ quản lý giáo dục các cấp thông qua các hội thảo (trong đó có nhiều hiệu trưởng), nhưng các qui trình này vẫn cần được xem xét như các qui trình mở, có thể cập nhật và điều chỉnh cho phù hợp với các qui định của địa phương Chúng tôi mong rằng các trường sẽ áp dụng các qui trình cơ bản để điều hành công việc trong trường mình bởi chắc chắn cách làm này sẽ giảm bớt khối lượng công việc giám sát đánh giá của Hiệu trưởng và làm tăng hiệu quả công việc của toàn thể đội ngũ cán bộ giáo viên trong toàn trường
Rất mong cuốn sách này sẽ giúp ích cho nhiều hiệu trưởng, đặc biệt là các hiệu trưởng mới được bổ nhiệm
Vì thời gian có hạn, nên cuốn sách không khỏi còn nhiều thiếu sót, chúng tôi rất mong được sự lượng thứ và thông cảm của bạn đọc.
Thay mặt nhóm soạn thảo ThS Nguyễn Thị Thái Phó Vụ trưởng, Phó GĐ dự án
Trang 22Chương I CÁCH SỬ DỤNG TÀI LIỆU VÀ CÁC THUẬT NGỮ Cách sử dụng tài liệu
Đọc kỹ mục lục để nắm rõ các nội dung trong tài liệu này
Nhớ ý nghĩa các ký hiệu để hiểu sơ đồ quy trình
Có từ nào khó hiểu, tra phần Thuật ngữ, ở đó có giải thích chi tiết
Chương 3 là minh họa của Chương 2 theo thời gian, giữa 2 phần là tương đồng Cán bộ quản lý có thể tra cứu nhanh theo thời gian ở Chương 2 Nếu có quy trình nghiệp vụ cần tìm, tiếp tục tham khảo quy trình nghiệp vụ chi tiết tại Chương 3
Khi sử dụng tài liệu dạng word:
Tìm kiếm: bấm Ctrl+F
Tìm tiếp: bấm Shift+F4
Di chuyển nhanh: bấm F5, nhập vào số trang cần di chuyển tới
Di chuyển giữa các liên kết: Bấm CTRL+nút mouse trái tại liên kết trên mục lục để được dẫn tới phần tham khảo kế tiếp Muốn tham khảo văn bản nào, bấm CTRL+nút mouse trái tại số thứ tự văn bản tham khảo đã chỉ ra sẽ được chuyển tới phần trích dẫn văn bản Tiếp tục thao tác tại trích dẫn văn bản để mở
Để bổ sung văn bản tham khảo, thực hiện các bước sau:
- Tạo dòng trích yếu mới, số thứ tự tự động tăng
- Tạo bookmark mới theo quy ước
- Tạo liên kết từ trích yếu văn bản này đến văn bản hiện có trong thư mục thích hợp trên ổ dĩa cứng
Trang 23Các thuật ngữ
GIÁO DỤC
Nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm: trường mẫu giáo, trường
mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây: a) Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên;
b) Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động; c) Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước
Cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Nhóm trẻ, nhà trẻ; các lớp độc lập gồm lớp mẫu giáo, lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dành cho trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn không được đi học ở nhà trường, lớp dành cho trẻ tàn tật, khuyết tật, lớp dạy nghề và lớp trung cấp chuyên nghiệp được tổ chức tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; b) Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng;
c) Viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ.
Cơ sở giáo dục công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và nhà
nước trực tiếp đầu tư, tổ chức, quản lý
Cơ sở giáo dục dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động không vì mục đích lợi nhuận Cộng đồng dân cư cấp cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, bản, ấp, xã, phường, thị trấn.
Đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có
c) Đơn vị sự nghiệp được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn
bộ chi phí hoạt động thường xuyên.
Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng
tuổi đến sáu tuổi.
Trang 24Giáo dục phổ thông bao gồm:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là mười lăm tuổi.
Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện chủ sở hữu của nhà trường Hội đồng
trường đối với trường công lập, Hội đồng quản trị đối với trường dân lập, trường tư thục được gọi chung là Hội đồng trường.
Mức chất lượng tối thiểu là yêu cầu tối thiểu về phẩm chất, năng lực, tri thức, kỹ năng và
sức khoẻ mà người học phải đạt được khi tốt nghiệp các cấp học, bậc học, được xác định bởi các tiêu chí: tổ chức và quản lý trường học; đội ngũ giáo viên; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
và học; thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục; chất lượng giáo dục và các hoạt động giáo dục.
Đánh giá chất lượng giáo dục là đánh giá sự phù hợp của những người học sau quá trình đào
tạo so với mục tiêu giáo dục đã được đặt ra cho chương trình đào tạo mà họ tham gia
Nếu người học được đánh giá là của một cơ sở giáo dục, thì đó là việc đánh giá chất lượng giáo dục của một cơ sở đào tạo.
Nếu người học được đánh giá là của toàn bộ người học của một cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, thì đó là đánh giá chất lượng giáo dục của cấp học (tiểu học, trung học cơ
sở, trung học phổ thông) hay bậc học (mầm non, trung cấp, đại học)
Vì chất lượng giáo dục phụ thuộc trực tiếp vào các yếu tố sau:
1 Phẩm chất, năng lực của người vào học
2 Phẩm chất, năng lực của đội ngũ giáo viên, phương pháp giảng dạy
3 Chương trình đào tạo
4 Giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy
5 Cơ sở vật chất của việc đào tạo (nhà cửa, thiết bị đào tạo, thư viện, Internet )
6 Nguồn tài chính của cơ sở đào tạo
7 Chính sách quản lý giảng viên (lương, đánh giá giảng viên, yêu cầu công việc, quyền tự do )
8 Sự tham gia các tổ chức, cá nhân ngoài nhà trường vào quá trình đào tạo (các doanh nghiệp, đại diện đa phương, các cựu sinh viên, các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, nhà khoa học )
Trang 259 Sự quản lý của nhà trường (cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động, sự điều hành, chuẩn mực quan hệ trong nhà trường ) Nếu các yếu tố này không thoả mãn các yêu cầu nhất định tương ứng thì chất lượng giáo dục của cơ sở đào tạo không thể được đảm bảo Vì vậy, khi đánh giá chất lượng giáo dục của một trường, bên cạnh việc tìm cách đánh giá phẩm chất, khả năng, tri thức, kỹ nẵng và sức khoẻ ca những người tốt nghiệp, người đã
ta còn đánh giá các yếu tố đầu vào nói trên của quá trình đào tạo Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài nhà trường như truyền thống văn hoá của dân tộc (ham học, coi trọng bằng cấp), chính sách của nhà nước về giáo dục (đầu tư, lương, tôn vinh nhà giáo ), sự quản lý nhà nước về giáo dục (kiểm định chất lượng, công bố chuẩn giáo viên, quy chế nhà trường, tiêu chuẩn thành lập trường, ), sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các xu hướng phát triển quốc tế, cơ hội và thách thức với người tốt nghiệp cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ người học, người dạy, người quản lý trong nhà trường.
Kiểm định chất lượng giáo dục là sự đánh giá chất lượng giáo dục của trường bởi một tổ chức
đánh giá độc lập, có thẩm quyền, nhằm làm rõ mức độ đáp ứng của trường đối với các yêu cầu sau:
+ Trường có mục tiêu đào tạo rõ ràng + Trường có đủ nguồn lực cần thiết để thực hiện việc đào tạo + Trường đã thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, sự đáp ứng của người tốt nghiệp so với mục tiêu đào tạo
+ Trường có kế hoạch phát triển bảo đảm trong tương lai có thể tiếp tục đào tạo theo mục tiêu đã nêu ra.
Việc kiểm định chất lượng một chương trình đào tạo cũng có yêu cầu tương tự
Đánh giá ngoài là việc đánh giá chất lượng giáo dục một trường do một tổ chức bên
ngoài nhà trường thực hiện
Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức để mọi công dân đều được học tập và đạt tới
một trình độ học vấn tối thiểu theo quy định của Nhà nước + Phổ cập mẫu giáo 5 tuổi: Tất cả trẻ em 5 tuổi đều được đi học mẫu giáo trước khi vào học lớp 1.
+ Phổ cập giáo dục tiểu học: Tất cả người dân đều được đi học tiểu học và tốt nghiệp tiểu học.
+ Phổ cập giáo dục trung học cơ sở: Tất cả người dân đều được đi học trung học cơ sở và tốt nghịêp trung học cơ sở.
Phổ cập giáo dục đúng độ tuổi là đảm bảo hầu hết người dân trong độ tuổi nhất định đều được
đi học ở một trình độ quy định, phản ảnh sự bình đẳng xã hội trong học tập đến một trình độ nhất định.
+ Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi: Tất cả trẻ em trong
độ tuổi từ 6-11 tuổi đều được đi học tiểu học và tốt nghiệp tiểu học.
Trang 26+ Phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi: Tất cả trẻ
em trong độ tuổi từ 11-15 đều được đi học trung học cơ sở và tốt nghiệp trung học cơ sở
Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để
giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của
cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.
Phân luồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hướng
nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục học ở cấp học hoặc trình
độ cao hơn, học trung cấp, học nghề hoặc lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội; góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước
Liên thông trong giáo dục là biện pháp giúp người học có thể sử dụng kết quả học tập đã có để
học tiếp ở các cấp học, trình độ cao hơn cùng ngành nghề hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác phù hợp với yêu cầu nội dung tương ứng
Chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục là mức tối thiểu về kiến thức, kỹ
năng mà người học phải đạt được sau khi kết thúc một chương trình giáo dục; là căn cứ chủ yếu để biên soạn sách giáo khoa, giáo trình, đánh giá kết quả học tập của người học
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục là phân bố, sắp xếp các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân theo vị trí địa lý, vùng lãnh thổ, trên toàn quốc
và từng địa phương, cho từng thời kỳ để cụ thể hóa chiến lược phát triển giáo dục, làm căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục
Chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông là sự đáp ứng của cơ sở giáo dục phổ thông đối với các
yêu cầu về mục tiêu giáo dục phổ thông được quy định tại Luật Giáo dục.
Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông là hoạt động đánh giá cơ sở giáo dục phổ
thông về mức độ đáp ứng các Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đối với từng loại cơ sở giáo dục phổ thông
do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông là hoạt động tự xem xét, tự kiểm tra, đánh giá của
cơ sở giáo dục phổ thông căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng
và các biện pháp thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông là hoạt động đánh giá của đoàn đánh giá ngoài chất
lượng cơ sở giáo dục phổ thông nhằm xác định mức độ cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Thông tin trong báo cáo tự đánh giá là những tư liệu được sử dụng để hỗ trợ và minh hoạ cho
các phân tích, giải thích, nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá
Trang 27Minh chứng trong báo cáo tự đánh giá là những thông tin gắn với các tiêu chí để xác định từng
tiêu chí đạt hay không đạt Các minh chứng được sử dụng làm căn cứ để đưa ra các phân tích, giải thích, nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá.
NHÂN SỰ
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương,
ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Viên chức là công dân Việt Nam, trong biên chế, được tuyển dụng, bổ
nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Cơ quan sử dụng cán bộ, công chức, viên chức là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm
quyền quản lý, phân công, bố trí, kiểm tra việc thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức.
Cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm
quyền tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch, nâng lương, cho thôi việc, nghỉ hưu, giải quyết chế độ, chính sách và khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đơn vị sử dụng viên chức là đơn vị có thẩm quyền quản lý hành chính, chuyên môn nghiệp vụ
đối với viên chức.
Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công
chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ của công chức, viên chức.
Bậc là khái niệm chỉ thang giá trị trong mỗi ngạch, ứng với mỗi bậc
có một hệ số tiền lương.
Hệ số là chỉ số tiền lương trong ngạch.
Trang 28Nâng ngạch là nâng từ ngạch thấp lên ngạch cao trong cùng một ngành
chuyên môn nghiệp vụ.
Chuyển ngạch là chuyển từ ngạch viên chức này sang ngạch viên chức khác có
cùng cấp độ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Tuyển dụng là việc tuyển người theo hình thức hợp đồng làm việc trong biên
chế ở đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thông qua thi hoặc xét tuyển.
Hợp đồng làm việc là hình thức tuyển dụng người vào làm việc trong các đơn vị sự
nghiệp của Nhà nước bằng văn bản thỏa thuận giữa đơn vị được giao thẩm quyền tuyển dụng và người được tuyển dụng.
Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh
đạo, quản lý có thời hạn
Bổ nhiệm lại là việc cán bộ, công chức được tiếp tục giữ chức vụ đang đảm
nhiệm khi hết thời hạn bổ nhiệm.
Bổ nhiệm ngạch là việc quyết định bổ nhiệm người có đủ tiêu chuẩn vào một
ngạch viên chức nhất định.
Thử việc là quá trình người được tuyển dụng làm thử chức trách, nhiệm vụ
của ngạch sẽ được bổ nhiệm sau khi ký hợp đồng làm việc Thời gian thử việc đối với người tuyển dụng sau khi ký hợp đồng làm việc lần đầu được quy định như sau:
- Đối với viên chức loại A: thời gian thử việc là 12 tháng (riêng bác sĩ là 9 tháng);
- Đối với viên chức loại B: thời gian thử việc là 6 tháng;
- Đối với viên chức loại C: thời gian thử việc là 3 tháng Trong thời gian thử việc, được hưởng 85% hệ số luơng khởi điểm của ngạch được tuyển dụng và các quyền lợi khác như cán
bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị; người được tuyển dụng làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo hoặc trong các ngành độc hại được hưởng 100% hệ số lương khởi điểm; được cơ quan, đơn vị phân công một cán bộ, viên chức ở ngạch cao hơn hoặc cùng ngạch có kinh nghiệm hướng dẫn
Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi
chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm
Bãi nhiệm là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi
chưa hết nhiệm kỳ.
Giáng chức là việc công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ xuống
chức vụ thấp hơn
Cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục
giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
Điều động là việc cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm
quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.
Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ
nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời
Trang 29hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.
Biệt phái là việc cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị
này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ
Từ chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đề nghị được thôi giữ
chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
Tinh giản biên chế được thực hiện trên cơ sở sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức bộ máy,
bố trí lại lao động trong cơ quan, đơn vị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; chất lượng hoạt động, hiệu lực, hiệu quả của tổ chức bộ máy, làm tiền đề cho việc đổi mới căn bản hệ thống hành chính nhà nước trong thời gian tới.
Minh bạch tài sản, thu nhập là việc kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai và
khi cần thiết được xác minh, kết luận.
Nhũng nhiễu là hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà khi thực
hiện nhiệm vụ, công vụ.
Vụ lợi là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt
được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng.
TÀI CHÍNH
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Quỹ ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay, có trên
tài khoản của ngân sách nhà nước các cấp Quỹ ngân sách nhà nước được quản lý tại Kho bạc Nhà nước.
Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin
kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin
kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán.
Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế,
tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
Đơn vị kế toán là các đối tượng:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước;
b) Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước;
c) Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập
và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; d) Hợp tác xã;
Trang 30đ) Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác;
Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu
ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ
kế toán để lập báo cáo tài chính.
1 Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau:
a) Kỳ kế toán năm là mười hai tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch Đơn vị kế toán có đặc thù riêng về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là mười hai tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và thông báo cho cơ quan tài chính biết; b) Kỳ kế toán quý là ba tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý;
c) Kỳ kế toán tháng là một tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
2 Kỳ kế toán của đơn vị kế toán mới được thành lập được quy định như sau:
a) Kỳ kế toán đầu tiên của doanh nghiệp mới được thành lập tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Kỳ kế toán đầu tiên của đơn vị kế toán khác tính từ ngày
có hiệu lực ghi trên quyết định thành lập đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1.
3 Đơn vị kế toán khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc phá sản thì
kỳ kế toán cuối cùng tính từ đầu ngày kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này đến hết ngày trước ngày ghi trên quyết định chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc phá sản đơn vị kế toán có hiệu lực.
4 Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn chín mươi ngày thì được phép cộng (+) với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng (+) với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm Kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn mười lăm tháng.
Trường hợp cơ sở giáo dục - đào tạo chọn kỳ kế toán năm theo năm học khác với năm dương lịch thì kỳ kế toán năm phải là mười hai tháng tròn tính từ đầu ngày 01 tháng 7 năm này đến hết ngày 30 tháng 6 năm sau hoặc từ ngày 01 tháng 10 năm này đến hết ngày 30 tháng 9 năm sau Khi thực hiện phải thông báo cho
cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan thuế quản lý trực tiếp biết, cuối năm dương lịch vẫn phải lập báo cáo tài chính theo quy định.
Trang 31Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.
Tài liệu kế toán là chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế
toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và tài liệu khác có liên quan đến kế toán.
Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực
hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán uỷ quyền ban hành
Hình thức kế toán là các mẫu sổ kế toán, trình tự, phương pháp ghi sổ và mối liên
quan giữa các sổ kế toán.
Phương pháp kế toán là cách thức và thủ tục cụ thể để thực hiện từng nội dung công
việc kế toán
Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính theo nội dung kinh tế
Hệ thống tài khoản kế toán gồm các tài khoản kế toán cần sử dụng Mỗi đơn vị kế toán phải
sử dụng một hệ thống tài khoản kế toán
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ
kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.
Báo cáo tài chính là các báo cáo được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán
dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm:
a) Bảng cân đối tài khoản;
b) Báo cáo thu, chi;
c) Bản thuyết minh báo cáo tài chính;
d) Các báo cáo khác theo quy định của pháp luật.
Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán hành chính, sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được lập vào cuối
kỳ kế toán quý, năm.
Kế hoạch tài chính trung hạn là kế hoạch ngân sách cấp quốc gia hoặc cấp địa phương trong
thời gian trung hạn (từ 3 đến 5 năm), kể từ năm dự toán ngân sách tiếp theo, được lập hàng năm theo phương thức “cuốn chiếu” Trong đó trình bày dự báo về khả năng cân đối thu - chi ngân sách; các nguyên tắc cân đối đảm bảo tính bền vững của ngân sách trong trung hạn dựa trên cơ sở các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, những chính sách tài chính - ngân sách của Nhà nước hiện hành sẽ tiếp tục thực hiện và dự kiến sẽ thực hiện trong giai đoạn trung hạn Mặt khác kế hoạch tài chính trung hạn thể hiện thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn lực ngân sách trong trung hạn đối với từng ngành, lĩnh vực chi trong phạm vi cả nước hoặc từng địa phương Đồng thời
Trang 32trình bày một số giải pháp chủ yếu để cân đối giữa nhu cầu chi
và khả năng nguồn lực tài chính công, đưa ra các cảnh báo về nợ
dự phòng
Kế hoạch chi tiêu trung hạn là kế hoạch chi ngân sách của từng ngành, từng cơ quan đơn vị
trong thời gian trung hạn (từ 3 đến 5 năm), kể từ năm dự toán ngân sách tiếp theo, được lập hàng năm theo phương thức “cuốn chiếu” Trong đó trình bày mục tiêu, nhiệm vụ, hoạt động, chế
độ, chính sách cơ bản, chủ yếu của từng ngành, từng cơ quan đơn vị sẽ thực hiện trong trung hạn và dự báo các nguồn lực tài chính, trong đó dự báo cụ thể nguồn lực tài chính công để thực hiện Mặt khác kế hoạch chi tiêu trung hạn thể hiện cách thức xác định, sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách và dự kiến kinh phí cho từng nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách trong tổng mức trần chi tiêu được xác định trước Đồng thời trình bày một số giải pháp chủ yếu để cân đối giữa nhu cầu chi và khả năng nguồn lực tài chính công, đưa ra các cảnh báo về nợ dự phòng.
Chi tiêu cơ sở Thể hiện các khoản chi tiêu để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt
động, chế độ, chính sách hiện hành do ngân sách nhà nước đảm bảo, đã được cam kết về tài chính đang triển khai thực hiện sẽ phải tiếp tục thực hiện trong trung hạn; được lập trên cơ sở mức trần do cơ quan Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính thông báo.
Chi tiêu cho sáng kiến mới Thể hiện các khoản chi tiêu để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động,
chế độ, chính sách mới hoặc để nhân rộng các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách đã được triển khai từ trước và các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách chưa được cam kết về tài chính hoặc bị đình hoãn do thiếu nguồn nhưng cần tiếp tục thực hiện hoặc hoàn thành trong trung hạn; được lập trên cơ sở mức trần do cơ quan Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính thông báo.
Kiểm tra kế toán là xem xét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung
thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán.
Hình thức kế toán là các mẫu sổ kế toán, trình tự, phương pháp ghi sổ và mối liên
quan giữa các sổ kế toán.
Phương pháp kế toán là cách thức và thủ tục cụ thể để thực hiện từng nội dung công
việc kế toán
Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất
lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm
kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán.
Tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị là trang bị, thiết bị, máy móc, phương tiện, vật tư, nhà
xưởng, trụ sở làm việc, tiền, giấy tờ có giá hoặc các tài sản khác dưới dạng tiền tệ, tài chính, phần mềm, dữ liệu.
Tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập là những tài sản Nhà nước
giao cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập quản
lý, sử dụng gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất đai;
c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
Trang 33d) Phương tiện giao thông vận tải, máy móc, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác.
Tính hao mòn Tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sự nghiệp được tính hao
mòn theo chế độ quản lý, sử dụng và tính hao mòn tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp.
Trích khấu hao Tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ được
trích khấu hao tài sản cố định theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định theo quy định áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước Tài sản cố định được dùng góp vốn liên doanh, liên kết theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì thực hiện trích khấu hao theo quy định hiện hành.
Thiết bị giáo dục bao gồm thiết bị phục vụ giảng dạy và học tại lớp, thiết bị phòng
thí nghiệm, thiết bị thể dục thể thao, thiết bị nhạc, họa và các thiết bị khác trong xưởng trường, vườn trường, phòng truyền thống, nhằm đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau nhằm đạt
một hoặc một số mục tiêu cụ thể được thực hiện trong một thời hạn nhất định, dựa trên những nguồn lực xác định.
Văn kiện dự án là tài liệu chính thức thể hiện cam kết giữa đại diện của Bên Việt
Nam và đại diện của Bên tài trợ về một chương trình hoặc một
dự án cụ thể, trong đó xác định rõ: mục tiêu, các hoạt động, các kết quả cần đạt được, nguồn lực được sử dụng, thời hạn và kế hoạch thực hiện, nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của các bên
có liên quan.
Công khai là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị công bố, cung cấp thông tin
chính thức về văn bản, hoạt động hoặc về nội dung nhất định.
Trang 34Các ký hiệu sử dụng trong sơ đồ quy trình
Sơ đồ quy trình nghiệp vụ được vẽ từ phần mềm Business Process Visual ARCHITECT 2.0 Analyst Edition là công cụ phát triển ứng dụng theo chuẩn UML (Unified Modeling Language) UML là một ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất có phần chính bao gồm những ký hiệu hình học, được các phương pháp hướng đối tượng sử dụng để thể hiện và miêu tả các thiết kế của một hệ thống
Để lưu lại diễn biến quy trình, phần mềm này có bộ ký hiệu diễn đạt phong phú và phức tạp Tuy nhiên, để tránh khó khăn cho người đọc, tài liệu này đã hạn chế việc sử dụng các ký hiệu phức tạp, chỉ gồm các ký hiệu sau:
Khởi đầu của quy trìnhKhởi đầu của quy trình có thông điệpKhởi đầu của quy trình có điều kiệnKhởi đầu của quy trình có liên kếtKhởi đầu của quy trình có định thờiKết thúc quy trình
Kết thúc quy trình có lỗiHủy bỏ việc kết thúc quy trìnhKết thúc quy trình có bù trừKết thúc quy trình có liên kết
Sự kiện trung gian (với quy trình khác)
Sự kiện trung gian có quy định thời gian
Trang 35Sự kiện trung gian có chú thích
Sự kiện trung gian có liên quan tới lỗiKết thúc liên kết trung gian
Sự kiện trung gian có liên quan tới yêu cầu chuẩn mực
Sự kiện trung gian có liên kết tới sự kiện khác
Sự kiện trung gian có liên quan tới nhiều sư kiện khác
Tác vụ thực hiệnTác vụ phục vụTác vụ nhận thông tinTác vụ xuất thông tinTác vụ của người dùngTác vụ theo kịch bản (sắp đặt)Tác vụ thủ công
Tác vụ tham khảoLuồng liên kết tác vụLuồng có thông điệpGắn với quy trình nghiệp vụ conQuy trình nghiệp vụ con độc lập
Trang 36Đối tượng thực hiện
Đối tượng thực hiện có đối tượng con
Tổng quan sơ đồ
Dữ liệu tham gia vào quy trình
Rẽ nhánh tác vụ
Rẽ nhánh trường hợp hoặc (OR)
Rẽ nhánh tác vụ song song (AND)
Rẽ nhánh đa tác vụ
Trang 37Các từ viết tắt sử dụng trong tài liệu
TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA
ATTP an toàn thực phẩm
BCH Ban chấp hành
BGDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
ĐMPPDH đổi mới phương pháp dạy học
EMIS hệ thống thông tin quản lý giáo dục
FMIS hệ thống thông tin quản lý tài chính-tài sản
GDHN giáo dục hướng nghiệp
HT hiệu trưởng
IMIS hệ thống thông tin quản lý thanh tra
KTTH-HN kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp
Trang 38Chương II CÁC NGHIỆP VỤ THEO THỜI GIAN
A Nghiệp vụ thường xuyên
1 Cả năm
2 Chuẩn bị khai giảng và tổ chức lễ khai giảng Tháng 8,9
13 Khóa sổ kế toán và quyết toán tài chính năm Tháng 1,2
22 Duyệt kết quả cả năm (thi lại, rèn luyện trong hè, thi
tốt nghiệp, xét tốt nghiệp, lên lớp, lưu ban)
Tháng 5
23 Kiểm tra chuyên môn giáo viên định kỳ trong năm (1lần/1Học kỳ)
2 Hàng quý
1 Báo cáo tháng cho phòng/sở/UBND địa phương
2 Đánh giá công tác tháng, triển khai kế hoạch công tác tháng tới, phối hợp thực hiện công tác với các tổ chức đoàn thể trong/ ngoài nhà trường
Trang 393 Chi trả lương và giải quyết các chế độ chính sách.
4 Xem xét và duyệt dự trù kinh phí các hoạt động (chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo bồi dưỡng, mua sắm , sửa chữa, )
5 Duyệt chi / tạm ứng kinh phí cho các hoạt động
6 Kiểm tra việc bảo quản và sử dụng CSVC, trang thiết bị dạy học, hoạt động thư viện
7 Kiểm tra hoạt động dạy và học theo phân phối chương trình
8 Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp
9 Thanh tra, kiểm tra đánh giá
4 Hàng tuần
TT Công việc
1 Sinh hoạt đầu tuần
2 Lập lịch công tác tuần
3 Quản lý văn bản đi, đến
4 Dự giờ giáo viên
5 Chỉ đạo việc dự giờ của PHT, Tổ khối trưởng bộ môn
6 Sinh hoạt cuối tuần
B Nghiệp vụ đặc thù theo tháng
Tháng TT Công việc trọng tâm trong tháng
7 1 Tổ chức ôn tập văn hóa trong hè cho học sinh yếu, kém
2 Sửa chữa, mua sắm thiết bị phục vụ năm học mới
3 Tuyển sinh học sinh đầu cấp
8
1 Tổ chức ôn tập, thi lại cho học sinh chưa lên lớp thẳng và đánh giá hạnh kiểm rèn luyện trong hè cho học sinh có hạnh kiểm yếu / học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ (đối với tiểu học)
2 - Phân ban (THPT), xếp lớp HS mới tuyển
- Điều chỉnh biên chế các lớp trong toàn trường
3 - Bổ nhiệm các chức danh nhà trường theo Điều lệ
- Thành lập các tổ chuyên môn, các ban, hội đồng trong nhà trường ; phân công chuyên môn, kiêm nhiệm cho CB, GV
4 Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học
5 Xếp thời khoá biểu
6 Chuẩn bị cho khai giảng
7 Cung ứng văn phòng phẩm và lập hồ sơ, sổ sách, kế hoạch chuyên môn nghiệp vụ
8 Bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ, giáo viên
9 Bồi dưỡng chuyên môn trong hè
10 Tổ chức dạy và học trước khai giảng theo chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng
11 Khảo sát chất lượng học sinh đầu năm
2 Hoàn thành hồ sơ phổ cập giáo dục (Thời gian cụ thể theo sự chỉ
Trang 40Tháng TT Công việc trọng tâm trong tháng
đạo của địa phương)
3 Khám và lập sổ theo dõi sức khỏe học sinh
4 Tổ chức hội nghị cán bộ công chức và ký cam kết thi đua năm học
5 Hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm
12
1 Xét duyệt nâng lương đợt 2 trong năm
2 Sơ kết đợt thi đua 22/12
3 Tổ chức ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra chất lượng học kỳ 1
4 Tổ chức kiểm tra chất lượng học kỳ 1 , đánh giá xếp loại HL- HK học sinh
1
1 Đánh giá thi đua - khen thưởng giáo viên nhân viên, học sinh học
kỳ I
2 Sơ kết học kỳ 1, quán triệt phương hướng nhiệm vụ học kỳ 2
3 Nộp các báo cáo học kỳ 1 theo hướng dẫn, chỉ đạo, yêu cầu của cấp trên
4 Kê khai thừa giờ học kỳ 1
5 Tổ chức Hội nghị cha mẹ học sinh giữa năm
6 Điều chỉnh việc phân công giảng dạy, xếp thời khoá biểu học kỳ 2
7 Tuyên truyền nhân ngày Học sinh, sinh viên 9/1 Phát động phong trào thi đua mừng Đảng, mừng Xuân
8 Xét tốt nghiệp GDTX cấp THCS
2
1 Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2
2 Sơ kết phong trào thi đua mừng Đảng, mừng Xuân
3 Phát động thi đua, Hội học- Hội giảng chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3
4 Tổ chức cho giáo viên nhân viên, học sinh nghỉ Tết nguyên đán
4 1 Tổ chức ôn tập học kỳ 2 cho học sinh.
2 Kiểm tra hồ sơ học sinh lớp cuối cấp (5,9,12)