Tóm lược những giải pháp.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh khá giỏi phần “bài tập thực nghiệm” (Trang 39 - 40)

- Tổ chức nhóm theo chủ đề giao về nhà.

3.1.Tóm lược những giải pháp.

2. Trình tự thực hành:

3.1.Tóm lược những giải pháp.

Giải pháp 1: Xây dựng hệ thống bài tập theo từng phần và phân loại bài tập theo từng dạng giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu và dễ vận dụng.

Tôi đã xây dựng và phân loại các dạng bài tập theo từng chuyên đề và phân thành nhiều dạng bài tập nhỏ giúp học sinh nắm chắc kiến thức, đồng thời có cái nhìn khái quát về bài tập thực nghiệm và hình dung ra hướng giải của bài toán, biết cách vận dụng kiến thức để áp dụng vào thực tế và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.

Chuyên đề 1: Cơ học.

* Dạng 1: Xác định khối lượng, thể tích của vật. * Dạng 2: Xác định thể tích của vật.

* Dạng 3: Xác định khối lượng riêng, trọng lượng riêng của vật. * Dạng 4: Bài tập thực nghiệm có sử dụng máy cơ đơn giản * Dạng 5: Bài tập về bình thông nhau.

Chuyên đề 2: Nhiệt học.

Dạng 1: Xác định nhiệt dung riêng của một chất. Dạng 2: Xác định nhiệt nóng chảy của một chất: Dạng 3: Xác định nhiệt hóa hơi của một chất:

Chuyên đề 3: Điện học.

* Dạng 1: Xác định chiều dài, điện trở suất của dây dẫn có điện trở. * Dạng 2: Xác định điện trở của vật dẫn

* Dạng 3: Xác định điện trở của vôn kế, ampe kế khi vôn kế và ampe kế không lí tưởng.

* Dạng 4: Xác định hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch. * Dạng 5: Xác định công suất điện.

Chuyên đề 4: Quang học.

Dạng 1: Bài tập về gương Dạng 2: Bài tập về thấu kính

Giải pháp 2: Cho học sinh tìm tòi và kết hợp với giáo viên đưa ra các bước

chung nhất để giải bài toán.

GV cùng phối hợp với học sinh để đưa ra các bước giải chung nhất giúp cho học sinh không bị lúng túng khi gặp bài tập thực nghiệm và chủ động trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp có trong bài toán.

Giải pháp 3: Phát huy vai trò thảo luận nhóm trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực.

Trong tiết dạy bài tập thực nghiệm thay vào phương pháp cũ là truyền thụ kiến thức cho học sinh tôi đã tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để phát huy khả năng sáng tạo của học sinh và dạy theo định hướng phát triển năng lực.Đồng thời hướng dẫn các em tổ chức nhóm tự học: học ở nhà, học trên mạng, học qua các tài liệu tham khảo. Nhờ cách làm trên mà thu được hiệu quả rất cao.

Giải pháp 4: Tăng cường kiểm tra, chấm, chữa về dạng bài tập thực nghiệm,

lồng ghép bài tập thực nghiệm trong các bài kiểm tra.

GV: cho học sinh làm nhiều bài kiểm tra, chấm chữa thường xuyên và rút kinh nghiệm để giáo dục tính cẩn thận, trình bày khoa học, sáng tạo và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh khá giỏi phần “bài tập thực nghiệm” (Trang 39 - 40)