Các nhiệm vụ cụ thể bao gồm hỗ trợ Bộ đẩy nhanh tiến trình đổi mới quản lý và cải cáchhành chính thông qua các hoạt động tăng cường năng lực thể chế và quản lý ở các cấp QLGD;thực hiện v
Trang 1TÀI LIỆU TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ TRƯỜNG HỌC
QUYỂN 2 QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG
TRONG TRƯỜNG HỌC
(Dùng cho thảo luận nội bộ)
Hà Nội, tháng 7/2009
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 7
Lời giới thiệu: 10
Chương 1: CÁCH SỬ DỤNG TÀI LIỆU VÀ CÁC THUẬT NGỮ 11
Các thuật ngữ 12
Các ký hiệu sử dụng trong sơ đồ quy trình 23
Các từ viết tắt sử dụng trong tài liệu 26
Chương 2: CÁC NGHIỆP VỤ THEO THỜI GIAN 27
A Nghiệp vụ thường xuyên 27
1 Cả năm 27
2 Hàng quý 28
3 Hàng tháng 28
4 Hàng tuần 28
B Nghiệp vụ đặc thù theo tháng 29
C Nghiệp vụ đột xuất 30
Chương 3: CHI TIẾT CÁC NGHIỆP VỤ THEO TÍNH CHẤT CÔNG VIỆC .32
A QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH 32
a.1 Hành chính quản trị 32
a.1.1 Quản lý văn bản đi 32
a.1.2 Quản lý văn bản đến 33
a.1.3 Lưu trữ hồ sơ học sinh 35
a.1.4 Trả hồ sơ học sinh 36
a.1.5 Cấp giấy chứng nhận 37
a.1.6 Phát bằng tốt nghiệp 39
a.1.7 Lập sổ đăng bộ 40
a.1.8 Lập kế hoạch phát triển GD và dự toán thu-chi NS hàng năm 42
a.1.9 Lập kế hoạch năm học 44
a.1.10 Lập kế hoạch học kỳ, tháng, tuần 45
a.1.11 Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch 46
a.1.12 Lập kế hoạch chuyên đề* 47
a.1.13 Lập báo cáo thống kê định kỳ 48
a.1.14 Báo cáo sơ kết học kỳ, tổng kết năm học 49
Trang 3a.1.15 Báo cáo chuyên đề, đột xuất 51
a.1.16 Tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục 52
a.1.17 Quản lý hồ sơ sổ sách* 55
a.1.18 Ban hành các quyết định* 55
a.2 Nhân sự 56
a.2.1 Quản lý hồ sơ lý lịch 56
a.2.2 Tuyển dụng giáo viên, nhân viên (trong trường hợp Hiệu trưởng đã được phân quyền tuyển dụng cán bộ) 58
a.2.3 Quản lý giáo viên, nhân viên thử việc 60
a.2.4 Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, nhân viên 61
a.2.5 Giải quyết thuyên chuyển, nghỉ việc 63
a.2.6 Bổ nhiệm cán bộ 64
a.2.7 Đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên 66
a.2.8 Xét thi đua khen thưởng 67
a.2.9 Kỷ luật giáo viên, nhân viên 68
a.2.10 Tổ chức bộ máy nhà trường 70
a.2.11 Quản lý lao động 71
a.2.12 Duyệt thừa giờ 72
a.2.13 Duyệt xét nâng lương 73
a.2.14 Nghỉ theo chế độ 74
a.2.15 Làm sổ bảo hiểm xã hội 79
a.2.16 Kiểm tra nội bộ 81
a.2.17 Giải quyết khiếu nại 83
a.2.18 Xử lý tố cáo 85
a.2.19 Kê khai tài sản, thu nhập 86
a.3 Tài chính 88
a.3.1 Lập dự toán thu chi 88
a.3.2 Thực hiện thu chi 90
a.3.3 Lập báo cáo tài chính, quyết toán 92
a.3.4 Công khai tài chính 93
a.4 Tài sản 94
a.4.1 Đăng ký tài sản 94
a.4.2 Kiểm kê tài sản 95
Trang 4a.4.3 Thanh lý tài sản 97
a.4.4 Mua sắm tài sản 99
a.4.5 Đấu thầu mua sắm hàng hóa * 100
a.4.6 Sửa chữa tài sản và xây dựng mới * 101
a.4.7 Công khai sử dụng tài sản * 101
a.5 Thư viện thiết bị 102
a.5.1 Xây dựng thư viện theo chuẩn * 102
a.5.2 Quản lý thư viện điện tử * 102
a.5.3 Kiểm kê thư viện * 103
a.5.4 Xây dựng phòng bộ môn theo chuẩn * 103
a.5.5 Kiểm kê thiết bị 103
a.5.6 Mua sắm thiết bị * 105
a.6 Công tác quản trị* 106
a.6.1 Quản lý bán trú* 106
a.6.2 Quản lý nội trú * 107
B QUẢN LÝ DẠY VÀ HỌC 107
b.1 Giảng dạy của giáo viên 107
b.1.1 Phân công chủ nhiệm lớp* 107
b.1.2 Phân công giảng dạy 108
b.1.3 Tổ chức hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi 110
b.1.4 Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn 112
b.1.5 Hội thảo chuyên đề chuyên môn 112
b.1.6 Sinh hoạt chuyên môn* 114
b.1.7 Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm 114
b.1.8 Quản lý việc dạy thêm, học thêm* 116
b.1.9 Đánh giá xếp loại chuẩn nghề nghiệp* 117
b.1.10 Theo dõi thực hiện quy chế, nhiệm vụ chuyên môn 117
b.1.11 Theo dõi công tác kiêm nhiệm 119
b.1.12 Quản lý hoạt động của các tổ/khối chuyên môn 120
b.1.13 Theo dõi giáo viên nghỉ, bố trí dạy thay 121
b.1.14 Theo dõi nghỉ dạy học toàn trường 123
b.1.15 Công tác tự kiểm tra toàn diện nhà trường 124
b.1.16 Theo dõi công tác nhân viên hành chính 126
Trang 5b.2 Học tập của học sinh 127
b.2.1 Lập hồ sơ học sinh 127
b.2.2 Chuyển giao hồ sơ học sinh cuối cấp 128
b.2.3 Cấp giấy chứng nhận 128
b.2.4 Tuyển sinh đầu cấp 128
b.2.5 Học sinh chuyển đến, chuyển đi (hoặc chết) 129
b.2.6 Học sinh không được lên lớp* 130
b.2.7 Học sinh bỏ học, thôi học 131
b.2.8 Giải quết học sinh học lại 131
b.2.9 Chuyển lớp 132
b.2.10 Kỷ luật học sinh 133
b.2.11 Đăng ký môn, chủ đề tự chọn 134
b.2.12 Xếp lớp, phân ban 135
b.2.13 Theo dõi chuyên cần 136
b.2.14 Theo dõi hạnh kiểm và học lực 136
b.2.15 Quản lý học nghề 138
b.2.16 Phụ đạo học sinh yếu, kém 138
b.2.17 Bồi dưỡng học sinh giỏi 139
b.2.18 Tổ chức kiểm tra định kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ 139
b.2.19 Thi/Xét tốt nghiệp/Hoàn thành chương trình 140
b.2.20 Xét kết quả học tập, xếp loại Thể lực học sinh cuối năm 142
b.2.21 Theo dõi thi đua khen thưởng học sinh 142
b.2.22 Tổ chức rèn luyện trong hè 143
b.2.23 Kiểm tra lại môn học 143
b.2.24 Quản lý học sinh năng khiếu 144
b.2.25 Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp* 145
b.2.26 Giáo dục học sinh cá biệt* 145
b.2.27 Quản lý học sinh diện chính sách 146
b.2.28 Theo dõi sức khỏe của trẻ mầm non* 146
C HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KHÁC 146
c.1 Khai giảng năm học 146
c.2 Tổng kết năm học 148
c.3 Hội thao, Hội khỏe Phù Đổng 150
Trang 6c.4 Hội diễn/ Hội thi văn nghệ/ Hội thi của trẻ 152
c.5 Tổ chức tham quan ngoại khóa 154
c.6 Công tác xã hội hóa giáo dục 156
c.7 Hoạt động đoàn thể (Đội, Hội, Đoàn, Đảng, Công đoàn) 160
c.8 Phổ biến giáo dục pháp luật 162
c.9 Giáo dục bảo vệ môi trường 164
c.10 Giáo dục an toàn giao thông* 166
c.11 Giáo dục phòng, chống ma túy* 166
c.12 Giáo dục quốc phòng – an ninh* 167
c.13 Giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật* 168
c.14 Giáo dục thể chất* 168
c.15 Công tác phổ cập giáo dục, chống mù chữ.* 169
c.16 Xây dựng trường chuẩn quốc gia* 169
c.17 Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực* 170
c.18 Tổ chức hoạt động các ngày lễ lớn* 171
c.19 Giao lưu kết nghĩa* 172
c.20 Học tập kinh nghiệm* 172
c.21 Công tác xã hội-từ thiện* 172
c.22 Công tác giáo dục hướng nghiệp (THPT) 173
c.23 Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học 178
c.24 Giáo dục địa phương (THCS, THPT) 180
c.25 Thực hiện “3 công khai” và “4 kiểm tra” 182
c.26 Quản lý bếp ăn 183
c.27 Tổ chức hội nghị cán bộ công chức 185
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
Dự án Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (Suport to the Renovation of EducationManagement - viết tắt là SREM) do Cộng đồng Châu Âu tài trợ Mục tiêu lớn của Dự án là hỗtrợ Chính phủ thúc đẩy việc hoàn thành các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển giáo dụccủa Việt Nam giai đoạn đến 2010
Dự án có nhiệm vụ hỗ trợ Bộ GD-ĐT thực hiện đổi mới quản lý giáo dục thông qua việctăng cường khung pháp lý cho phân cấp quản lý và thực hiện Luật Giáo dục 2005 đồng thờixây dựng Hệ thống thông tin quản lý giáo dục, thực hiện đổi mới phương thức quản lý trênphạm vi toàn ngành
Dự án được ký kết chính thức vào ngày 01/9/2005, triển khai thực hiện từ tháng 4/2006,kết thúc vào năm 2010
Các nhiệm vụ cụ thể bao gồm hỗ trợ Bộ đẩy nhanh tiến trình đổi mới quản lý và cải cáchhành chính thông qua các hoạt động tăng cường năng lực thể chế và quản lý ở các cấp QLGD;thực hiện và hỗ trợ thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông; tăngcường năng lực lập kế hoạch chiến lược và năng lực tổ chức thực hiện ở các địa phương thôngqua việc hỗ trợ tài chính trực tiếp cho một số tỉnh trong diện khó khăn để triển khai các nỗ lựcđổi mới
Hoạt động lớn và có tính phức tạp nhất là hỗ trợ Bộ thực hiện tin học hóa công tác quản
lý nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động trường học thông qua việc nâng cấp và xâydựng mới các Hệ thống phần mềm quản lý thông tin giáo dục từ cấp cơ sở với các chức năngquản lý cán bộ, quản lý học sinh, quản lý tài chính, hành chính, thư viện, thiết bị, quản lý côngtác thanh tra, đánh giá và thống kê giáo dục
Với mục tiêu hỗ trợ Hiệu trưởng tăng cường nhận thức về tiến trình đổi mới và nâng caonăng lực quản lý trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn, đồng thời thúc đẩy văn hóa tự học
và học suốt đời của cán bộ quản lý giáo dục, Dự án SREM biên soạn Bộ Tài liệu tăng cườngnăng lực quản lý trường học Bộ Tài liệu cung cấp nhiều khái niệm, lý thuyết chung về nhữnglĩnh vực khác nhau của quản lý giáo dục và những nhiệm vụ riêng trong quản lý trường học, từ
cơ bản đến phức tạp Ngoài ra còn giới thiệu quá trình phát triển giáo dục ở Việt Nam và một
số nước trên thế giới Trên cơ sở các kiến thức này, mỗi Hiệu trưởng sẽ tự rút ra bài học kinhnghiệm cho riêng mình, vận dụng các kiến thức này trong hoàn cảnh thực tế và khả năng củatừng trường
Khi biên soạn, Dự án SREM cố gắng để Bộ Tài liệu đáp ứng được tình hình giáo dụcViệt Nam hiện tại, cũng như phải có những bứt phá cần thiết để hòa nhập với các chuẩn giáodục quốc tế Dự án đã tham khảo các tài liệu quản lý giáo dục trong và ngoài nước và hệ thốnghóa lại các vấn đề cần thiết đối với hiệu trưởng, dựa trên cơ sở năng lực cần có của Hiệutrưởng để đáp ứng những yêu cầu quản lý mới Bộ Tài liệu còn là sự tổng hợp những kiếnthức, kinh nghiệm và thực tiễn quản lý giáo dục mà Dự án thu thập được thông qua các hộithảo và thực tiễn nhằm giúp Hiệu trưởng có cái nhìn rộng hơn về xu thế giáo dục hiện nay củanhiều nước trên thế giới
Bộ Tài liệu gồm 6 cuốn:
1 Quản lý nhà nước về giáo dục;
2 Quản lý điều hành các hoạt động trong trường học;
3 Giám sát, đánh giá trong trường học;
4 Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới;
5 Công nghệ thông tin trong quản lý trường học
6 Quản trị hiệu quả trường học
Trang 8Bộ Tài liệu được biên soạn cho Hiệu trưởng các trường phổ thông (kể cả các trườngngoài công lập) và cũng sẽ rất bổ ích đối với các phó hiệu trưởng, tổ trưởng bộ môn, nhữngngười giúp Hiệu trưởng thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường Một số độc giả khác, có thể
là những giáo viên, với hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trở thành Hiệu trưởng cũng có thể thamkhảo tài liệu này Trong lúc chưa trở thành cán bộ quản lý, việc am tường các nhiệm vụ củaHiệu trưởng cũng giúp họ có khả năng giám sát hoặc hỗ trợ Hiệu trưởng tốt hơn trong quátrình quản lý đang ngày càng được yêu cầu theo hướng công khai, minh bạch
Dự án hy vọng các cơ sở đào tạo về quản lý giáo dục, thậm chí cả các trường sư phạmcũng tìm thấy sự hữu dụng trong bộ tài liệu này khi thực hiện các khóa đào tạo sinh viên sưphạm
Dự án tin rằng những người công tác trong ngành giáo dục, từ các cán bộ trong Bộ
GD-ĐT, cho tới các cán bộ công tác tại các Sở GD-GD-ĐT, Phòng GD-ĐT và những ai tiến hành cáchoạt động nghiên cứu về việc nâng cao hiệu quả hoạt động của trường học cũng sẽ tìm thấynhững nội dung bổ ích trong Bộ Tài liệu này
Bộ Tài liệu này sẽ hỗ trợ các Hiệu trưởng nói riêng và các nhà quản lý giáo dục nóichung phát triển năng lực quản lý của mình Tuy nhiên, do điều kiện địa lý, kinh tế và giáo dụctại các vùng miền của nước ta rất khác nhau, tài liệu có thể chưa bao quát và đáp ứng đầy đủnhu cầu thực tiễn quản lý cho từng địa phương Điều này đòi hỏi sự sáng tạo của mỗi cán bộquản lý trong việc áp dụng linh hoạt kiến thức quản lý giáo dục nói chung vào thực tiễn địaphương mình, phù hợp với đặc thù nhà trường và đặc thù giáo dục của vùng miền
Bộ tài liệu có thể được sử dụng cho nhiều mục đích: tự học, trao đổi thảo luận trong cácnhóm chuyên môn hoặc trong các hội thảo và cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cáckhóa đào tạo cán bộ quản lý ở các trường, hay các khoa sư phạm, trường sư phạm
Phương pháp sử dụng tài liệu
Do mỗi người có một xuất phát điểm khác nhau về trình độ và kinh nghiệm chuyên mônnên nhu cầu học tập của mỗi người là rất khác nhau Cách sử dụng phù hợp nhất là tự học theonhững định hướng phát triển của bản thân (còn gọi là học tập theo lối mở) Có nghĩa là, ngườiđọc tự chọn thời gian và nội dung muốn học theo thứ tự ưu tiên của chính mình Bằng cáchnày, Dự án hy vọng rằng mỗi người học sẽ tìm được những điều mới mẻ và phù hợp với nhucầu của riêng mình Nếu tự học, người đọc cần suy ngẫm về những điều vừa đọc được, sosánh, vận dụng vào thực tế đang diễn ra Có thể làm điều này bất cứ lúc nào, khi ở trường, ởnhà thậm chí trên đường đi công tác Theo cách này, người học sẽ không phải chịu áp lực từbên ngoài mà lại có thể tự tìm ra những gì phù hợp nhất để áp dụng cho bản thân và đơn vị củamình Tựu chung lại, người đọc có thể đọc từng cuốn trong Bộ Tài liệu theo bất cứ trình tựnào
Để có thể áp dụng vào thực tiến trường học của mình, mỗi Hiệu trưởng phải tư duy vàthực hành các công việc qua các chủ đề Các thực hành này có thể gồm những hoạt động nhưlập ra các bảng danh mục hoạt động cần kiểm tra, trả lời các câu hỏi, tập hợp dữ liệu và thảoluận với các đồng nghiệp, có thể là giáo viên trong trường hoặc các Hiệu trưởng khác
Khi nghiên cứu, học tập Bộ Tài liệu này, bạn đọc nên tham khảo thêm các tài liệu khác,
ví dụ các quy chế, qui định được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền hoặc các tài liệu tậphuấn của các cơ sở đào tạo tại trung ương hoặc địa phương để có vận dụng sát với thực tiễn.Phần các văn bản qui phạm pháp luật liên quan tới giáo dục được cập nhật tới thời điểm pháthành được cung cấp trong đĩa CD kèm theo Bộ Tài liệu này
Hiệu trưởng cũng nên trao đổi thảo luận giữa Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng và cáccán bộ cốt cán trong trường để sưu tầm thêm các tài liệu về lịch sử và quá trình phát triểnngành giáo dục ở địa phương mình hoặc các kinh nghiệm giáo dục để cụ thể hóa các nội dung
và tình huống quản lý ở trường minhg, tiếp thêm sức sống cho Bộ Tài liệu
Trang 9Các Hiệu trưởng cũng nên trao đổi cùng với Hiệu trưởng khác trong cùng xã, huyện(trong các đợt học tập do Phòng/Sở tổ chức) và các cán bộ quản lý tại các Phòng GD/SởGD&ĐT để làm giàu lý luận về quản lý giáo dục.
Có thể sử dụng Bộ Tài liệu này một cách chính qui hơn, ví dụ tại các hội thảo chuyên đềđổi mới phương pháp quản lý trường học hay dùng làm tài liệu bổ trợ cho các khóa đào tạo/bồidưỡng Hiệu trưởng hoặc những người chuẩn bị được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng do một cơ sởđào tạo về quản lý giáo dục tiến hành
Quản lý giáo dục là một lĩnh vực khó, liên quan đến sự phát triển toàn diện của nhàtrường cũng như của từng cá nhân, đòi hỏi kiến thức sâu rộng, tích hợp nhiều kỹ năng và kinhnghiệm thực tiễn của mỗi cán bộ quản lý, các nội dung được biên soạn trong tài liệu sẽ lànhững gợi ý hữu ích cho những người làm công tác quản lý
Dự án SREM chân thành cảm ơn sự cộng tác của hàng trăm Hiệu trưởng và cán bộ quản
lý các cấp và các chuyên gia tư vấn quốc tế đã tham gia vào quá trình xây dựng Bộ tài liệu nàythông qua các cuộc hội thảo và các đợt làm việc Danh sách các tác giả chính tham gia soạnthảo và biên tập Bộ Tài liệu có thể tìm thấy trong mỗi cuốn
Dự án đặc biệt cảm ơn vị Lãnh đạo cao nhất của ngành, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân
đã gợi ý Dự án xây dựng Bộ Tài liệu này
Dự án mong rằng Bộ Tài liệu sẽ đóng góp vào tiến trình đổi mới quản lý giáo dục nhằmtăng hiệu quả giáo dục Hiệu quả của Bộ Tài liệu này với việc nâng cao chất lượng trường học
sẽ chỉ được nhận thấy sau một thời gian, nhưng chắc chắn Bộ Tài liệu sẽ có tác động ngay tớicác Hiệu trưởng vì tính đầy đủ và thực tiễn của nó
GIÁM ĐỐC DỰ ÁN GS.TS Phạm Vũ Luận THỨ TRƯỞNG BỘ GD&ĐT
Trang 10Lời giới thiệu:
Quản lý, điều hành các hoạt động trong trường học
Hoạt động quản lý nói chung và điều hành hoạt động trường học nói riêng của chúng tahiện nay còn mang tính kinh nghiệm và “linh hoạt” theo phương pháp quản lý của người đứngđầu Những hiện tượng người lãnh đạo sau hủy bỏ kế hoạch của người lãnh đạo trước cũng đãxảy ra Đó là bởi vì chúng ta một kế hoạch chiến lược và thiếu các chuẩn trong quản lý Trongcông việc, mọi người thường có xu hướng “bắt tay ngay vào việc” và thường dành (hoặc có)rất ít thời gian cho sự chuẩn bị Cách làm này đưa tới hậu quả làm chúng ta tốn thời gian vàoviệc khắc phục sự cố hoặc sửa sai, có lúc phải làm đi làm lại một việc tưởng chừng rất đơngiản
Cuốn “Quản lý, điều hành các hoạt động trong trường học” được xây dựng dựa vào ýkiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp Hội đồng chỉ đạo dự
án SREM tháng 10 năm 2006 về việc cần xây dựng các qui trình công việc trong từng cấpquản lý và giữa các cấp quản lý để thực hiện cải cách hành chính và đổi mới phương thức quản
lý trước khi thực hiện tin học hóa hệ thống Phương pháp quản lý theo qui trình sẽ giúp minhbạch hóa công tác quản lý Lợi ích mà phương thức này mang lại chính là sự tường minh đốivới mỗi cán bộ trong tổ chức về thủ tục trình tự thực hiện và kết quả cần đạt của một côngviệc, giúp tiết kiệm thời gian của mỗi người bởi họ có thể làm đúng ngay từ đầu Vấn đề quantrọng của việc xây dựng các qui trình tổ chức công việc trong một tổ chức là những qui trìnhnày phải được từng cá nhân trong tổ chức (và những người liên quan ngoài tổ chức) biết rõ,thực hiện chúng một cách hiệu quả và được cập nhật nếu có sự thay đổi trong tổ chức Việcthực hiện theo qui trình không những có tác dụng thúc đẩy và cải thiện cách thức tiến hànhcông việc mà còn là một sự chuẩn bị tốt cho công việc kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản
lý cấp trên
Việc áp dụng các qui trình này, trong thực tế, có thể gặp sự không đồng tình của một số
cá nhân trong tổ chức với lập luận cho rằng cách làm này có thể tạo ra nhiều thủ tục cứng nhắc,tốn thời gian Điều này có thể cảm nhận được trong thời gian đầu thực hiện Nhưng sau này,cán bộ sẽ nhìn thấy những lợi ích của tập thể nói chung và cá nhân nói riêng của việc tổ chứccông việc theo các qui trình Bằng việc sơ đồ hóa công việc theo các trình tự rõ ràng, tất cả mọi
cá nhân trong tổ chức sẽ giảm bớt thời gian tự tìm hiểu để “sống sót” trong công việc và tránhđược các sai lầm, thiếu sót trong quá trình thực hiện Cán bộ mới vào nghề có thể coi đây làcuốn sách chỉ dẫn quí báu và yên tâm rằng mình đang đi đúng hướng
Mặc dù các qui trình được sơ đồ hóa trong cuốn 2 này được xây dựng dựa trên các vănbản pháp qui đã ban hành và có sự tham vấn của nhiều cán bộ quản lý giáo dục các cấp thôngqua các hội thảo (trong đó có nhiều hiệu trưởng), nhưng các qui trình này vẫn cần được xemxét để cập nhật và điều chỉnh cho phù hợp với các qui định của địa phương Chúng tôi mongrằng các trường sẽ áp dụng các qui trình cơ bản để điều hành công việc trong trường mình bởichắc chắn cách làm này sẽ giảm bớt khối lượng công việc giám sát đánh giá của Hiệu trưởng
và làm tăng hiệu quả công việc của toàn trường
Rất mong cuốn sách này sẽ giúp ích cho nhiều hiệu trưởng, đặc biệt là các Hiệu trưởngmới được bổ nhiệm
Vì thời gian có hạn, nên cuốn sách không khỏi còn nhiều thiếu sót, chúng tôi rất mongnhận được ý kiến góp ý của các nhà quản lý để điều chỉnh nội dung trước khi in chính thức
Thay mặt nhóm soạn thảo
ThS Nguyễn Thị Thái Phó Vụ trưởng, Phó GĐ dự án
Trang 11Chương 1: CÁCH SỬ DỤNG TÀI LIỆU VÀ CÁC THUẬT NGỮ
Cách sử dụng tài liệu
Đọc kỹ mục lục để nắm rõ các nội dung trong tài liệu này.
Nhớ ý nghĩa các ký hiệu để hiểu sơ đồ quy trình.
Có từ nào khó hiểu, tra phần Thuật ngữ, nơi có phần giải thích chi tiết.
Phần 1 là minh họa của Phần 2 theo thời gian, giữa 2 phần là tương đồng Cán bộ quản lý
có thể tra cứu nhanh theo thời gian ở Phần 1 Nếu có quy trình nghiệp vụ cần tìm, tiếp tục thamkhảo quy trình nghiệp vụ chi tiết tại Phần 2
Khi sử dụng tài liệu dạng word:
Tìm kiếm: bấm Ctrl+F
Tìm tiếp: bấm Shift+F4
Di chuyển nhanh: bấm F5, nhập vào số trang cần di chuyển tới
Di chuyển giữa các liên kết: Bấm CTRL+nút mouse trái tại liên kết trên mục lục đểđược dẫn tới phần tham khảo kế tiếp Muốn tham khảo văn bản nào, bấm CTRL+nútmouse trái tại số thứ tự văn bản tham khảo đã chỉ ra sẽ được chuyển tới phần tríchdẫn văn bản Tiếp tục thao tác tại trích dẫn văn bản để mở ra văn bản cần xem
Để thay đổi văn bản tham khảo hết hiệu lực được thay thế bởi văn bản mới khác,thực hiện các bước sau:
- Tạo dòng trích yếu mới thay thế tại dòng văn bản hết hiệu lực (giá trịbookmark vẫn còn – xem phần nói về quy ước tạo bookmark cho văn bản)
- Thay thế văn bản dạng word vào đúng vị trí văn bản hết hiệu lực đang lưu trữtrên đĩa
- Tạo lại liên kết (đánh dấu trích yếu mới, bấm CTRL+K, xác định vị trí vănbản trong giao diện)
Để bổ sung văn bản tham khảo, thực hiện các bước sau:
- Tạo dòng trích yếu mới, số thứ tự tự động tăng
- Tạo bookmark mới theo quy ước
- Chỉ định văn bản tham khảo đến bookmark vừa tạo
Trang 12Các thuật ngữ
GIÁO DỤC
Nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm: trường mẫu giáo, trường
mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trunghọc phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường trungcấp, trường cao đẳng, trường đại học Nhà trường trong hệ thốnggiáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây:a) Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xâydựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chithường xuyên;
b) Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập,đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động;c) Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xâydựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốnngoài ngân sách nhà nước
Cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Nhóm trẻ, nhà trẻ; các lớp độc lập gồm lớp mẫu giáo,lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dành cho trẻ em
vì hoàn cảnh khó khăn không được đi học ở nhà trường, lớpdành cho trẻ tàn tật, khuyết tật, lớp dạy nghề và lớp trung cấpchuyên nghiệp được tổ chức tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh,dịch vụ;
b) Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; trung tâmdạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tậpcộng đồng;
c) Viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình
độ tiến sĩ, phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ
Cơ sở giáo dục công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và nhà
nước trực tiếp đầu tư, tổ chức, quản lý
Cơ sở giáo dục dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động không vì mục đích lợinhuận Cộng đồng dân cư cấp cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tạithôn, bản, ấp, xã, phường, thị trấn
Đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có
c) Đơn vị sự nghiệp được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn
bộ chi phí hoạt động thường xuyên
Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng
tuổi đến sáu tuổi
Giáo dục phổ thông bao gồm:
Trang 13a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớpmột đến lớp năm Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi;b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn nămhọc, từ lớp sáu đến lớp chín Học sinh vào học lớp sáu phải hoànthành chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong banăm học, từ lớp mười đến lớp mười hai Học sinh vào học lớpmười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là mườilăm tuổi
Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện chủ sở hữu của nhà trường Hội đồng
trường đối với trường công lập, Hội đồng quản trị đối với trườngdân lập, trường tư thục được gọi chung là Hội đồng trường
Mức chất lượng tối thiểu là yêu cầu tối thiểu về phẩm chất, năng lực, tri thức, kỹ năng và
sức khoẻ mà người học phải đạt được khi tốt nghiệp các cấp học,bậc học, được xác định bởi các tiêu chí: tổ chức và quản lýtrường học; đội ngũ giáo viên; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
và học; thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục; chất lượnggiáo dục và các hoạt động giáo dục
Đánh giá chất lượng giáo dục là đánh giá sự phù hợp của những người học sau quá trình đào
tạo so với mục tiêu giáo dục đã được đặt ra cho chương trình đàotạo mà họ tham gia
Nếu người học được đánh giá là của một cơ sở giáo dục, thì đó làviệc đánh giá chất lượng giáo dục của một cơ sở đào tạo
Nếu người học được đánh giá là của toàn bộ người học của một cấphọc, bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, thì đó là đánh giáchất lượng giáo dục của cấp học (tiểu học, trung học cơ sở, trunghọc phổ thông) hay bậc học (mầm non, trung cấp, đại học)
Vì chất lượng giáo dục phụ thuộc trực tiếp vào các yếu tố sau:
1 Phẩm chất, năng lực của người vào học
2 Phẩm chất, năng lực của đội ngũ giáo viên, phương phápgiảng dạy
3 Chương trình đào tạo
4 Giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy
5 Cơ sở vật chất của việc đào tạo (nhà cửa, thiết bị đào tạo, thưviện, Internet )
6 Nguồn tài chính của cơ sở đào tạo
7 Chính sách quản lý giảng viên (lương, đánh giá giảng viên,yêu cầu công việc, quyền tự do )
8 Sự tham gia các tổ chức, cá nhân ngoài nhà trường vào quátrình đào tạo (các doanh nghiệp, đại diện đa phương, các cựusinh viên, các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, nhà khoa học )
9 Sự quản lý của nhà trường (cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động,
sự điều hành, chuẩn mực quan hệ trong nhà trường )Nếu các yếu tố này không thoả mãn các yêu cầu nhất định tươngứng thì chất lượng giáo dục của cơ sở đào tạo không thể đượcđảm bảo Vì vậy, khi đánh giá chất lượng giáo dục của một
Trang 14trường, bên cạnh việc tìm cách đánh giá phẩm chất, khả năng, trithức, kỹ nẵng và sức khoẻ ca những người tốt nghiệp, người đã
ta còn đánh giá các yếu tố đầu vào nói trên của quá trình đào tạo.Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài nhà trường như truyền thống vănhoá của dân tộc (ham học, coi trọng bằng cấp), chính sách củanhà nước về giáo dục (đầu tư, lương, tôn vinh nhà giáo ), sựquản lý nhà nước về giáo dục (kiểm định chất lượng, công bốchuẩn giáo viên, quy chế nhà trường, tiêu chuẩn thành lậptrường, ), sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các xuhướng phát triển quốc tế, cơ hội và thách thức với người tốtnghiệp cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ người học, ngườidạy, người quản lý trong nhà trường
Kiểm định chất lượng giáo dục là sự đánh giá chất lượng giáo dục của trường bởi một tổ chức
đánh giá độc lập, có thẩm quyền, nhằm làm rõ mức độ đáp ứngcủa trường đối với các yêu cầu sau:
+ Trường có mục tiêu đào tạo rõ ràng+ Trường có đủ nguồn lực cần thiết để thực hiện việc đào tạo+ Trường đã thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, sự đáp ứng củangười tốt nghiệp so với mục tiêu đào tạo
+ Trường có kế hoạch phát triển bảo đảm trong tương lai có thểtiếp tục đào tạo theo mục tiêu đã nêu ra
Việc kiểm định chất lượng một chương trình đào tạo cũng có yêucầu tương tự
Đánh giá ngoài là việc đánh giá chất lượng giáo dục một trường do một tổ chức bên
ngoài nhà trường thực hiện
Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức để mọi công dân đều được học tập và đạt tới
một trình độ học vấn tối thiểu theo quy định của Nhà nước.+ Phổ cập mẫu giáo 5 tuổi: Tất cả trẻ em 5 tuổi đều được đi họcmẫu giáo trước khi vào học lớp 1
+ Phổ cập giáo dục tiểu học: Tất cả người dân đều được đi họctiểu học và tốt nghiệp tiểu học
+ Phổ cập giáo dục trung học cơ sở: Tất cả người dân đều được
đi học trung học cơ sở và tốt nghịêp trung học cơ sở
Phổ cập giáo dục đúng độ tuổi là đảm bảo hầu hết người dân trong độ tuổi nhất định đều được
đi học ở một trình độ quy định, phản ảnh sự bình đẳng xã hộitrong học tập đến một trình độ nhất định
+ Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi: Tất cả trẻ em trong độtuổi từ 6-11 tuổi đều được đi học tiểu học và tốt nghiệp tiểu học.+ Phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi: Tất cả trẻ emtrong độ tuổi từ 11-15 đều được đi học trung học cơ sở và tốtnghiệp trung học cơ sở
Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để
giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựachọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của
cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội
Trang 15Phân luồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hướng
nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp trunghọc cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục học ở cấp học hoặc trình
độ cao hơn, học trung cấp, học nghề hoặc lao động phù hợp vớinăng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội; gópphần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợpvới nhu cầu phát triển của đất nước
Liên thông trong giáo dục là biện pháp giúp người học có thể sử dụng kết quả học tập đã có để
học tiếp ở các cấp học, trình độ cao hơn cùng ngành nghề hoặckhi chuyển sang ngành đào tạo, hình thức giáo dục và trình độđào tạo khác phù hợp với yêu cầu nội dung tương ứng
Chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục là mức tối thiểu về kiến thức, kỹ
năng mà người học phải đạt được sau khi kết thúc một chươngtrình giáo dục; là căn cứ chủ yếu để biên soạn sách giáo khoa, giáotrình, đánh giá kết quả học tập của người học
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục là phân bố, sắp xếp các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân theo vị trí địa lý, vùng lãnh thổ, trên toàn quốc
và từng địa phương, cho từng thời kỳ để cụ thể hóa chiến lượcphát triển giáo dục, làm căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển giáodục
Chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông là sự đáp ứng của cơ sở giáo dục phổ thông đối với các
yêu cầu về mục tiêu giáo dục phổ thông được quy định tại LuậtGiáo dục
Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông là hoạt động đánh giá cơ sở giáo dục phổ
thông về mức độ đáp ứng các Quy định về tiêu chuẩn đánh giáchất lượng giáo dục đối với từng loại cơ sở giáo dục phổ thông
do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông là hoạt động tự xem xét, tự kiểm tra, đánh giá của
cơ sở giáo dục phổ thông căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá chấtlượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để chỉ racác điểm mạnh, điểm yếu, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng
và các biện pháp thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chấtlượng giáo dục
Đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông là hoạt động đánh giá của đoàn đánh giá ngoài chất
lượng cơ sở giáo dục phổ thông nhằm xác định mức độ cơ sởgiáo dục phổ thông thực hiện các tiêu chuẩn đánh giá chất lượnggiáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Thông tin trong báo cáo tự đánh giá là những tư liệu được sử dụng để hỗ trợ và minh hoạ cho
các phân tích, giải thích, nhận định, kết luận trong báo cáo tựđánh giá
Minh chứng trong báo cáo tự đánh giá là những thông tin gắn với các tiêu chí để xác định từng
tiêu chí đạt hay không đạt Các minh chứng được sử dụng làmcăn cứ để đưa ra các phân tích, giải thích, nhận định, kết luậntrong báo cáo tự đánh giá
NHÂN SỰ
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộngsản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương,
ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là
Trang 16cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đâygọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngânsách nhà nước.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấphuyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà khôngphải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốcphòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà khôngphải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnhđạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sảnViệt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọichung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởnglương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máylãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương đượcbảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quyđịnh của pháp luật
Công chức dự bị là công dân Việt Nam, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà
nước, được tuyển dụng để bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức
Viên chức là công dân Việt Nam, trong biên chế, được tuyển dụng, bổ
nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụthường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
Cơ quan sử dụng cán bộ, công chức, viên chức là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm
quyền quản lý, phân công, bố trí, kiểm tra việc thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức
Cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm
quyền tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch, nâng lương, cho thôiviệc, nghỉ hưu, giải quyết chế độ, chính sách và khen thưởng, kỷluật đối với cán bộ, công chức, viên chức
Đơn vị sử dụng viên chức là đơn vị có thẩm quyền quản lý hành chính, chuyên môn nghiệp vụ
đối với viên chức
Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công
chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổchức, đơn vị
Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ của công chức, viên chức
Bậc là khái niệm chỉ thang giá trị trong mỗi ngạch, ứng với mỗi bậc
có một hệ số tiền lương
Hệ số là chỉ số tiền lương trong ngạch
Nâng ngạch là nâng từ ngạch thấp lên ngạch cao trong cùng một ngành
chuyên môn nghiệp vụ
Chuyển ngạch là chuyển từ ngạch viên chức này sang ngạch viên chức khác có
cùng cấp độ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Tuyển dụng là việc tuyển người theo hình thức hợp đồng làm việc trong biên
chế ở đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thông qua thi hoặc xéttuyển
Trang 17Hợp đồng làm việc là hình thức tuyển dụng người vào làm việc trong các đơn vị sự
nghiệp của Nhà nước bằng văn bản thỏa thuận giữa đơn vị đượcgiao thẩm quyền tuyển dụng và người được tuyển dụng
Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh
đạo, quản lý
Bổ nhiệm ngạch là việc quyết định bổ nhiệm người có đủ tiêu chuẩn vào một
ngạch viên chức nhất định
Thử việc là quá trình người được tuyển dụng làm thử chức trách, nhiệm vụ
của ngạch sẽ được bổ nhiệm sau khi ký hợp đồng làm việc
- Đối với công chức loại A, thời gian tập sự là 12 tháng(riêng bác sĩ là 9 tháng)
- Đối với công chức loại B, thời gian tập sự là 6 tháng
- Đối với công chức loại C, thời gian tập sự là 3 tháng
- Trong thời gian tập sự được hưởng 85% hệ số luơng khởiđiểm của ngạch được tuyển dụng và các quyền lợi khác như côngchức trong cơ quan Người được tuyển dụng làm việc ở vùngcao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo hoặc trong các ngành độc hại thìtrong thời gian tập sự được hưởng 100% hệ số lương khởi điểm.Người tập sự được cơ quan phân công một công chức có kinhnghiệm hướng dẫn, người hướng dẫn được hưởng hệ số phụ cấptrách nhiệm là 0,3 so với mức lương tối thiểu Trong thời giantập sự, nếu người tập sự vi phạm quy chế làm việc của cơ quan
và vi phạm pháp luật có thể bị hủy bỏ quyết định tuyển dụng
- Hết thời gian tập sự, nếu kết quả tập sự đạt yêu cầu củangạch thì được cơ quan đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định
bổ nhiệm chính thức vào ngạch; nếu không đạt yêu cầu thì sẽ bịhủy bỏ quyết định tuyển dụng Nếu người tập sự không được bổnhiệm vào ngạch thì được trợ cấp 1 tháng lương hiện hưởng vàtiền tàu xe về nơi thường trú
Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi
chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm
Bãi nhiệm là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi
chưa hết nhiệm kỳ
Giáng chức là việc công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ xuống
chức vụ thấp hơn
Cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục
giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưahết thời hạn bổ nhiệm
Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết
định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơquan, tổ chức, đơn vị khác
Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ
nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thờihạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyệntheo yêu cầu nhiệm vụ
Biệt phái là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm
việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ
Trang 18Từ chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đề nghị được thôi giữ
chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm
Tinh giản biên chế được tiến hành cùng với việc rà soát, xác định rõ chức năng,
nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy nhằm nâng cao chất lượng độingũ cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao chất lượng hoạtđộng, hiệu lực, hiệu quả của tổ chức bộ máy, làm tiền đề choviệc đổi mới căn bản hệ thống hành chính nhà nước trong thờigian tới
Minh bạch tài sản, thu nhập là việc kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai và
khi cần thiết được xác minh, kết luận
Nhũng nhiễu là hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà khi thực
hiện nhiệm vụ, công vụ
Vụ lợi là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt
được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng
TÀI CHÍNH
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm
để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
Quỹ ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay, có trên
tài khoản của ngân sách nhà nước các cấp Quỹ ngân sách nhànước được quản lý tại Kho bạc Nhà nước
Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh
tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động
Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin
kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhucầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán
Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế,
tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chínhtrong nội bộ đơn vị kế toán
Đơn vị kế toán là các đối tượng:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinhphí ngân sách nhà nước;
b) Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sáchnhà nước;
c) Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập vàhoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đạidiện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;d) Hợp tác xã;
đ) Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác;
Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu
ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ
kế toán để lập báo cáo tài chính
1 Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toántháng và được quy định như sau:
Trang 19a) Kỳ kế toán năm là mười hai tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng
01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch Đơn vị kế toán cóđặc thù riêng về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm làmười hai tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quýtrước năm sau và thông báo cho cơ quan tài chính biết;
b) Kỳ kế toán quý là ba tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quýđến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý;
c) Kỳ kế toán tháng là một tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hếtngày cuối cùng của tháng
2 Kỳ kế toán của đơn vị kế toán mới được thành lập được quy địnhnhư sau:
a) Kỳ kế toán đầu tiên của doanh nghiệp mới được thành lập tính
từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đến hếtngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toántháng theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Kỳ kế toán đầu tiên của đơn vị kế toán khác tính từ ngày có
hiệu lực ghi trên quyết định thành lập đến hết ngày cuối cùng của
kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy địnhtại khoản 1 Điều này
3 Đơn vị kế toán khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổihình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc phá sản thì
kỳ kế toán cuối cùng tính từ đầu ngày kỳ kế toán năm, kỳ kế toánquý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này đến hếtngày trước ngày ghi trên quyết định chia, tách, hợp nhất, sápnhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt độnghoặc phá sản đơn vị kế toán có hiệu lực
4 Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuốicùng có thời gian ngắn hơn chín mươi ngày thì được phép cộng (+)với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng (+) với kỳ kế toán nămtrước đó để tính thành một kỳ kế toán năm Kỳ kế toán năm đầutiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn mười lăm tháng.Trường hợp cơ sở giáo dục - đào tạo chọn kỳ kế toán năm theo nămhọc khác với năm dương lịch thì kỳ kế toán năm phải là mười haitháng tròn tính từ đầu ngày 01 tháng 7 năm này đến hết ngày 30tháng 6 năm sau hoặc từ ngày 01 tháng 10 năm này đến hết ngày 30tháng 9 năm sau Khi thực hiện phải thông báo cho cơ quan tàichính cùng cấp và cơ quan thuế quản lý trực tiếp biết, cuối nămdương lịch vẫn phải lập báo cáo tài chính theo quy định
Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán
Tài liệu kế toán là chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế
toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và tàiliệu khác có liên quan đến kế toán
Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực
hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kếtoán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán uỷquyền ban hành
Trang 20Hình thức kế toán là các mẫu sổ kế toán, trình tự, phương pháp ghi sổ và mối liên
quan giữa các sổ kế toán
Phương pháp kế toán là cách thức và thủ tục cụ thể để thực hiện từng nội dung công
việc kế toán
Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính theo nội dung kinh tế
Hệ thống tài khoản kế toán gồm các tài khoản kế toán cần sử dụng Mỗi đơn vị kế toán phải
sử dụng một hệ thống tài khoản kế toán
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ
kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán
Báo cáo tài chính là các báo cáo được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán
dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính củađơn vị kế toán
Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngânsách nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sửdụng kinh phí ngân sách nhà nước và đơn vị sự nghiệp, tổ chứckhông sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm:
a) Bảng cân đối tài khoản;
b) Báo cáo thu, chi;
c) Bản thuyết minh báo cáo tài chính;
d) Các báo cáo khác theo quy định của pháp luật
Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán hành chính, sự nghiệp, tổchức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được lập vào cuối
kỳ kế toán quý, năm
Kế hoạch tài chính trung hạn là kế hoạch ngân sách cấp quốc gia hoặc cấp địa phương trong
thời gian trung hạn (từ 3 đến 5 năm), kể từ năm dự toán ngânsách tiếp theo, được lập hàng năm theo phương thức "cuốnchiếu" Trong đó trình bày dự báo về khả năng cân đối thu - chingân sách; các nguyên tắc cân đối đảm bảo tính bền vững củangân sách trong trung hạn dựa trên cơ sở các mục tiêu phát triểnkinh tế - xã hội và dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, những chínhsách tài chính - ngân sách của Nhà nước hiện hành sẽ tiếp tụcthực hiện và dự kiến sẽ thực hiện trong giai đoạn trung hạn Mặtkhác kế hoạch tài chính trung hạn thể hiện thứ tự ưu tiên phân bổnguồn lực ngân sách trong trung hạn đối với từng ngành, lĩnhvực chi trong phạm vi cả nước hoặc từng địa phương Đồng thờitrình bày một số giải pháp chủ yếu để cân đối giữa nhu cầu chi
và khả năng nguồn lực tài chính công, đưa ra các cảnh báo về nợ
dự phòng
Kế hoạch chi tiêu trung hạn là kế hoạch chi ngân sách của từng ngành, từng cơ quan đơn vị
trong thời gian trung hạn (từ 3 đến 5 năm), kể từ năm dự toánngân sách tiếp theo, được lập hàng năm theo phương thức "cuốnchiếu" Trong đó trình bày mục tiêu, nhiệm vụ, hoạt động, chế
độ, chính sách cơ bản, chủ yếu của từng ngành, từng cơ quanđơn vị sẽ thực hiện trong trung hạn và dự báo các nguồn lực tàichính, trong đó dự báo cụ thể nguồn lực tài chính công để thựchiện Mặt khác kế hoạch chi tiêu trung hạn thể hiện cách thứcxác định, sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ, hoạtđộng, chế độ, chính sách và dự kiến kinh phí cho từng nhiệm vụ,
Trang 21hoạt động, chế độ, chính sách trong tổng mức trần chi tiêu đượcxác định trước Đồng thời trình bày một số giải pháp chủ yếu đểcân đối giữa nhu cầu chi và khả năng nguồn lực tài chính công,đưa ra các cảnh báo về nợ dự phòng.
Chi tiêu cơ sở Thể hiện các khoản chi tiêu để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt
động, chế độ, chính sách hiện hành do ngân sách nhà nước đảmbảo, đã được cam kết về tài chính đang triển khai thực hiện sẽphải tiếp tục thực hiện trong trung hạn; được lập trên cơ sở mứctrần do cơ quan Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính thông báo
Chi tiêu cho sáng kiến mới Thể hiện các khoản chi tiêu để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động,
chế độ, chính sách mới hoặc để nhân rộng các nhiệm vụ, hoạtđộng, chế độ, chính sách đã được triển khai từ trước và cácnhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách chưa được cam kết vềtài chính hoặc bị đình hoãn do thiếu nguồn nhưng cần tiếp tụcthực hiện hoặc hoàn thành trong trung hạn; được lập trên cơ sởmức trần do cơ quan Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính thông báo
Kiểm tra kế toán là xem xét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung
thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán
Hình thức kế toán là các mẫu sổ kế toán, trình tự, phương pháp ghi sổ và mối liên
quan giữa các sổ kế toán
Phương pháp kế toán là cách thức và thủ tục cụ thể để thực hiện từng nội dung công
việc kế toán
Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất
lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm
kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán
Tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị là trang bị, thiết bị, máy móc, phương tiện, vật tư, nhà
xưởng, trụ sở làm việc, tiền, giấy tờ có giá hoặc các tài sản khácdưới dạng tiền tệ, tài chính, phần mềm, dữ liệu
Tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập là những tài sản Nhà nước
giao cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập quản
lý, sử dụng gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất đai;
c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
d) Phương tiện giao thông vận tải, máy móc, trang thiết bị làmviệc và các tài sản khác
Tính hao mòn Tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sự nghiệp được tính hao
mòn theo chế độ quản lý, sử dụng và tính hao mòn tài sản cốđịnh trong đơn vị hành chính sự nghiệp
Trích khấu hao Tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ được
trích khấu hao tài sản cố định theo chế độ quản lý, sử dụng vàtrích khấu hao tài sản cố định theo quy định áp dụng cho cácdoanh nghiệp nhà nước Tài sản cố định được dùng góp vốn liêndoanh, liên kết theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩmquyền, thì thực hiện trích khấu hao theo quy định hiện hành
Thiết bị giáo dục bao gồm thiết bị phục vụ giảng dạy và học tại lớp, thiết bị phòng
thí nghiệm, thiết bị thể dục thể thao, thiết bị nhạc, họa và cácthiết bị khác trong xưởng trường, vườn trường, phòng truyền
Trang 22thống, nhằm đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng dạy và học,góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau nhằm đạt
một hoặc một số mục tiêu cụ thể được thực hiện trong một thờihạn nhất định, dựa trên những nguồn lực xác định
Văn kiện dự án là tài liệu chính thức thể hiện cam kết giữa đại diện của Bên Việt
Nam và đại diện của Bên tài trợ về một chương trình hoặc một
dự án cụ thể, trong đó xác định rõ: mục tiêu, các hoạt động, cáckết quả cần đạt được, nguồn lực được sử dụng, thời hạn và kếhoạch thực hiện, nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của các bên
có liên quan
Công khai là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị công bố, cung cấp thông tin
chính thức về văn bản, hoạt động hoặc về nội dung nhất định (còn tiếp)
Trang 23Các ký hiệu sử dụng trong sơ đồ quy trình
Sơ đồ quy trình nghiệp vụ được vẽ từ phần mềm Business Process Visual ARCHITECT2.0 Analyst Edition là công cụ phát triển ứng dụng theo chuẩn UML (Unified ModelingLanguage) UML là một ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất có phần chính bao gồm những kýhiệu hình học, được các phương pháp hướng đối tượng sử dụng để thể hiện và miêu tả các thiết
kế của một hệ thống
Để lưu lại diễn biến quy trình, phần mềm này có bộ ký hiệu diễn đạt phong phú và phứctạp Tuy nhiên, để tránh khó khăn cho người đọc, tài liệu này đã hạn chế việc sử dụng các kýhiệu phức tạp, chỉ gồm các ký hiệu sau:
Khởi đầu của quy trìnhKhởi đầu của quy trình có thông điệpKhởi đầu của quy trình có điều kiệnKhởi đầu của quy trình có liên kếtKhởi đầu của quy trình có định thờiKết thúc quy trình
Kết thúc quy trình có lỗiHủy bỏ việc kết thúc quy trìnhKết thúc quy trình có bù trừKết thúc quy trình có liên kết
Sự kiện trung gian (với quy trình khác)
Sự kiện trung gian có quy định thời gian
Sự kiện trung gian có chú thích
Trang 24Sự kiện trung gian có liên quan tới lỗi
Kết thúc liên kết trung gian
Sự kiện trung gian có liên quan tới yêu cầu chuẩn mực
Sự kiện trung gian có liên kết tới sự kiện khác
Sự kiện trung gian có liên quan tới nhiều sư kiện khác
Luồng có thông điệp
Gắn với quy trình nghiệp vụ con
Quy trình nghiệp vụ con độc lập
Đối tượng thực hiện
Trang 25Đối tượng thực hiện có đối tượng con
Đóng gói (các quy trình)
Tổng quan sơ đồ
Dữ liệu tham gia vào quy trình
Rẽ nhánh tác vụ
Rẽ nhánh trường hợp đơn/đa tác vụ (XOR)
Rẽ nhánh trường hợp hoặc (OR)
Rẽ nhánh tác vụ song song (AND)
Rẽ nhánh đa tác vụ phức tạp
Trang 26Các từ viết tắt sử dụng trong tài liệu
CBCNVC cán bộ công nhân viên chức
ĐMPPDH đổi mới phương pháp dạy học
EMIS chương trình hệ thống thông tin quản lý giáo dục
PMIS chương trình quản lý nhân sự
PEMIS bộ chương trình nhân sự-thống kê
VEMIS bộ chương trình quản lý giáo dục
SMIS chương trình quản lý trường học
FMIS chương trình quản lý tài chính-tài sản
IMIS chương trình quản lý thanh tra
TPS chương trình xếp thời khóa biểu
Trang 27Chương 2: CÁC NGHIỆP VỤ THEO THỜI GIAN
A Nghiệp vụ thường xuyên
1 Cả năm
2 Chuẩn bị khai giảng và tổ chức lễ khai giảng Tháng 8,9
13 Khóa sổ kế toán và quyết toán tài chính năm Tháng 1,2
Trang 2822 Duyệt kết quả cả năm (lên lớp, lưu ban, thi lại, rèn luyện trong
hè, thi tốt nghiệp, xét tốt nghiệp)
Tháng 5
23 Kiểm tra chuyên môn giáo viên định kỳ trong năm (1lần/1Học kỳ)
2 Hàng quý
3 Báo cáo công tác quý cho cấp Ủy và UBND địa phương Tháng 3,6,9,12
3 Hàng tháng
TT Công việc
1. Báo cáo tháng cho phòng/sở/UBND địa phương
2 Đánh giá công tác tháng, triển khai kế hoạch công tác tháng tới, phối hợp thực hiệncông tác với các tổ chức đoàn thể trong/ ngoài nhà trường
3 Chi trả lương và giải quyết các chế độ chính sách
4 Xem xét và duyệt dự trù kinh phí các hoạt động (chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo bồidưỡng, mua sắm , sửa chữa, )
5 Duyệt chi / tạm ứng kinh phí cho các hoạt động
6 Kiểm tra việc bảo quản và sử dụng CSVC, trang thiết bị dạy học, hoạt động thư viện
7 Kiểm tra hoạt động dạy và học theo phân phối chương trình
8 Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp
9 Thanh tra, kiểm tra đánh giá
4 Hàng tuần
TT Công việc
1. Sinh hoạt đầu tuần
2 Lập lịch công tác tuần
3 Quản lý văn bản đi, đến
4 Dự giờ giáo viên
5 Chỉ đạo việc dự giờ của PHT, Tổ khối trưởng bộ môn
6 Sinh hoạt cuối tuần
Trang 29B Nghiệp vụ đặc thù theo tháng
Tháng TT Công việc trọng tâm trong tháng
7
1 Tổ chức ôn tập văn hóa trong hè cho học sinh yếu, kém
2 Sửa chữa, mua sắm thiết bị phục vụ năm học mới
3 Tuyển sinh học sinh đầu cấp
8
1 Tổ chức ôn tập, thi lại cho học sinh chưa lên lớp thẳng và đánh giá hạnh kiểmrèn luyện trong hè cho học sinh có hạnh kiểm yếu / học sinh chưa hoàn thànhnhiệm vụ (đối với tiểu học)
2 - Phân ban (THPT), xếp lớp HS mới tuyển
- Điều chỉnh biên chế các lớp trong toàn trường
3 - Bổ nhiệm các chức danh nhà trường theo Điều lệ
- Thành lập các tổ chuyên môn, các ban, hội đồng trong nhà trường ; phâncông chuyên môn, kiêm nhiệm cho CB, GV
4 Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học
5 Xếp thời khoá biểu
6 Chuẩn bị cho khai giảng
7 Cung ứng văn phòng phẩm và lập hồ sơ, sổ sách, kế hoạch chuyên mônnghiệp vụ
8 Bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ, giáo viên
9 Bồi dưỡng chuyên môn trong hè
10 Tổ chức dạy và học trước khai giảng theo chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng
11 Khảo sát chất lượng học sinh đầu năm
9
1 Khai giảng năm học
2 Hoàn thành hồ sơ phổ cập giáo dục (Thời gian cụ thể theo sự chỉ đạo của địaphương)
3 Khám và lập sổ theo dõi sức khỏe học sinh
4 Tổ chức hội nghị CBCNVC và ký cam kết thi đua năm học
5 Hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm
12
1 Xét duyệt nâng lương đợt 2 trong năm
2 Sơ kết đợt thi đua 22/12
3 Tổ chức ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra chất lượng học kỳ 1
4 Tổ chức kiểm tra chất lượng học kỳ 1 , đánh giá xếp loại HL- HK học sinh
1 1 Đánh giá thi đua - khen thưởng giáo viên nhân viên, học sinh học kỳ I
2 Sơ kết học kỳ 1, quán triệt phương hướng nhiệm vụ học kỳ 2
3 Nộp các báo cáo học kỳ 1 theo hướng dẫn, chỉ đạo, yêu cầu của cấp trên
4 Tính thừa giờ học kỳ 1
Trang 30Tháng TT Công việc trọng tâm trong tháng
5 Tổ chức Hội nghị cha mẹ học sinh giữa năm
6 Điều chỉnh việc phân công giảng dạy, xếp thời khoá biểu học kỳ 2
7 Tuyên truyền nhân ngày Học sinh, sinh viên 9/1 Phát động phong trào thiđua mừng Đảng, mừng Xuân
8 Xét tốt nghiệp GDTX cấp THCS
2
1 Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2
2 Sơ kết phong trào thi đua mừng Đảng, mừng Xuân
3 Phát động thi đua, Hội học- Hội giảng chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
và ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3
4 Tổ chức cho giáo viên nhân viên, học sinh nghỉ Tết nguyên đán
3 Tổ chức Hội khỏe phù đổng cấp trường, tham gia HKPĐ các cấp (nếu có)
4 Tổ chức tư vấn tuyển sinh, hướng dẫn HS lớp 9 (phân luồng học sinh sau
THCS), lớp 12 làm hồ sơ tuyển sinh đại học, Cao đẳng, trung cấp, học nghề.
4 1. Tổ chức ôn tập học kỳ 2 cho học sinh.
2 Kiểm tra hồ sơ học sinh lớp cuối cấp (5,9,12)
5
1 Tổ chức xét duyệt nâng lương đợt 1 trong năm cho CB, GV
2 Đánh giá xếp loại học sinh học kỳ 2 và năm học
3 Tổ chức đánh giá thi đua - khen thưởng CBGV, HS học kỳ 2 và năm học
4 Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ, giáo viên
5 Tổng kết năm học
6 Xét tốt nghiệp THCS
7 Tính thừa giờ học kỳ 2
8 Báo cáo tổng kết năm học
9 Bàn giao học sinh về sinh hoạt hè tại địa phương
10 Hội nghị cha mẹ học sinh cuối năm
11 Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, hồ sơ, phương án tổ chức cho kỳthi/xét tốt nghiệp/thi Quốc gia Tập huấn cho CBGV, HS về quy chế, nghiệp
vụ liên quan Tham mưu với địa phương về tổ chức kỳ thi Tuyên truyền tớiphụ huynh học sinh, nhân dân về kỳ thi
12 Kiểm tra, duyệt học sinh lên lớp, ở lại lớp thi lại, ký học bạ
6
1 Tổ chức thi tốt nghiệp THPT
2 Làm hồ sơ cho học sinh dự thi / xét vào lớp đầu cấp mỗi bậc học
3 Cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho HS cuối cấp (THCS, THPT)
4 Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, hồ sơ, phương án tổ chức cho kỳ thi/ xét tuyển sinh lớp đầu cấp Tập huấn cho CBGV, HS về Quy chế, nghiệp vụliên quan Tham mưu với địa phương về tổ chức kỳ thi…vv Tuyên truyền tớiphụ huynh học sinh, nhân dân về kỳ thi/ xét tuyển sinh lớp đầu cấp
C Nghiệp vụ đột xuất
TT Công việc
Trang 311. Xếp thời khóa biểu (khi có sự thay đổi giáo viên).
2 Tiếp đoàn thanh tra
3 Giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo theo thẩm quyền
4 Khen thưởng, kỷ luật học sinh
5 Dự các hội nghị, tập huấn theo chỉ đạo, thư mời của các cấp
Trang 32Chương 3: CHI TIẾT CÁC NGHIỆP VỤ THEO TÍNH CHẤT CÔNG VIỆC
Công tác văn bản hồ sơ
a.1.1 Quản lý văn bản đi
1 Các bước thực hiện
- Cá nhân được giao soạn văn bản hoặc báo cáo thực hiện theo phân công (SMIS)
- Sau khi xong, trình cấp quản lý trực tiếp thẩm định, rà soát (SMIS)
- Nếu có sai sót, chỉnh sửa và chuyển lại cho cá nhân (SMIS)
- Cá nhân nhận văn bản đã được thẩm định (ký tắt, SMIS) để trình bày lần cuối
- Cá nhân chuyển văn bản hoàn chỉnh cho cấp quản lý trực tiếp trình Hiệu trưởng.(SMIS)
- Cấp quản lý trực tiếp trình Hiệu trưởng ký duyệt (trực tiếp hoặc qua SMIS)
- Văn bản đã ký được chuyển cho nhân viên văn thư lưu trữ, đánh số văn bản, vào sổ vàGửi (SMIS)
2 Sơ đồ quy trình:
Trang 33a.1.1.1.Soạn thảo văn bản/làm
báo cáo theo phân công
Văn bản do cá nhân thực hiện
a.1.1.2.Thẩm định, rà soát Cấp quản lý trực tiếp thực hiện
a.1.1.3.Chỉnh sửa Cấp quản lý trực tiếp chỉnh sửa lại nếu có sai sót
a.1.1.4.Trình bày lại Cá nhân trình bày lại văn bản
a.1.1.5.Trình Hiệu Trưởng Cấp quản lý trực tiếp trình Hiệu trưởng ký duyệt
a.1.1.6.Ký duyệt Hiệu trưởng ký duyệt
a.1.1.7.Đánh số văn bản, vào
sổ và gửi đi
Nhân viên văn thư đánh số văn bản, vào sổ và gửi văn bản đi
4 Trọng tâm cần chú ý
- Không để sót, thất lạc văn bản Gửi đúng nơi, đúng hạn
- Theo dõi việc phúc đáp văn bản nếu văn bản có yêu cầu
- Bản lưu trữ đầy đủ để tham khảo lại sau này
5 Văn bản quy phạm pháp luật tham khảo:
- Về công tác văn thư: 110/2004/NĐ-CP, 2500/QĐ-BGDĐT
- Các văn bản chỉ đạo báo cáo của cấp trên
a.1.2 Quản lý văn bản đến
Trang 341 Các bước thực hiện
- Nhân viên văn thư tiếp nhận văn bản đến Nếu thư từ, hồ sơ của cá nhân thì Gửi trựctiếp cho cá nhân
- Nhân viên văn thư vào sổ (SMIS)
- Nhân viên văn thư phân loại văn bản thuộc trường
- Nhân viên văn thư chuyển HT xem xét, cho ý kiến
- Nhân viên văn thư chuyển cho cá nhân, bộ phận có liên quan
- Cá nhân hoặc bộ phận có liên quan báo cáo trực tiếp cho HT kết quả giải quyết (nếu có)
2 Sơ đồ quy trình:
3 Giải thích sơ đồ
Trường Quy trình diễn ra trong đơn vị trường học
Văn thư Phần việc của nhân viên văn thư hoặc GV được phân công
làm công tác này.
Cá nhân, bộ phận liên quan Phần việc của thành viên trong trường
a.1.2.1.Tiếp nhận văn bản đến Do bưu điện chuyển đến hoăc nhận trực tiếp từ phòng/sở Phân loại Phân loại thư của cá nhân hay của trường
Thư từ/hồ sơ cá nhân Nếu là thư từ hoặc hồ sơ của cá nhân thì trả cá nhân
a.1.2.2.Vào sổ và phân loại Bằng chương trình SMIS hoặc vào sổ bằng tay, sau đó trình
Hiệu trưởng a.1.2.3.Xem xét, cho ý kiến Hiệu trưởng xem xét, cho ý kiến
a.1.2.4.Chuyển cá nhân, bộ
phận liên quan
Sau khi nhận được văn bản có ý kiến của Hiệu trưởng Văn thư chuyển cho cá nhân hoặc bộ phận liên quan
a.1.2.5.Báo cáo Hiệu trưởng kết
quả giải quyết
4 Trọng tâm cần chú ý
Trang 35Không để sót, mất văn bản và chú ý theo dõi tiến độ thực hiện văn bản.
5 Văn bản quy phạm pháp luật tham khảo: 110/2004/NĐ-CP, 2500/QĐ-BGDĐT
a.1.3 Lưu trữ hồ sơ học sinh
1 Các bước thực hiện
- Văn phòng tiếp nhận hồ sơ học sinh (bao gồm dữ liệu số) Nếu là học sinh mới, kết hợpvới GV chủ nhiệm lập hồ sơ
- Kiểm tra đối chiếu tính hợp lệ, đầy đủ
- Cập nhật thông tin và nhập liệu vào chương trình
- Lưu trữ hồ sơ (nếu là dữ liệu số, cập nhật vào cơ sở dữ liệu)
a.1.3.1.Tiếp nhận hồ sơ học sinh
Học sinh mới Có phải là học sinh mới hay không?
a.1.3.2.Kết hợp với GVCN lập hồ sơ Nếu là HS mới thì kết hợp với GV chủ nhiệm lập hồ sơ a.1.3.3.Kiểm tra, đối chiếu tính hợp
lệ, đầy đủ
a.1.3.4.Nhập số liệu vào SMIS
a.1.3.5.Lưu trữ hồ sơ
4 Trọng tâm cần chú ý
Trang 36- Nhập chính xác các thông tin của học sinh.
- Đối chiếu tính hợp lý, đầy đủ (làm sạch dữ liệu)
5 Văn bản quy phạm pháp luật tham khảo: theo Điều lệ trường của ngành học, cấp họctương ứng và tài liệu hướng dẫn nhập tin điện tử kèm theo chương trình SMIS
a.1.4 Trả hồ sơ học sinh
1 Các bước thực hiện
- Có yêu cầu rút hồ sơ của học sinh và được HT đồng ý (chuyển đi, thôi học)
- Bộ phận quản lý hồ sơ học sinh rút hồ sơ học sinh ra khỏi nơi lưu trữ
- Kiểm tra hồ sơ trước khi giao trả
- Vào sổ theo dõi và cho ký nhận (của học sinh hoặc người đại diện cho học sinh)
- Cập nhật trong SMIS (nếu có sử dụng)
Trang 37a.1.4.1.Yêu cầu rút hồ sơ Học sinh/Người đại diện làm đơn yêu cầu rút hồ sơ
a.1.4.2.Đồng ý Hiệu trưởng đồng ý cho rút hồ sơ
a.1.4.3.Rút hồ sơ ra khỏi
nơi lưu trữ
Bộ phận quản lý hồ sơ rút hồ sơ ra khỏi nơi lưu trú
a.1.4.4.Kiểm tra hồ sơ và
trả hồ sơ
Bộ phận quản lý hồ sơ rút hồ sơ ra khỏi nơi lưu trú
Hồ sơ học sinh Học sinh/Người đại diện nhận hồ sơ
a.1.4.5.Vào sổ theo dõi Bộ phận quản lý hồ sơ vào sổ theo quy định
a.1.4.6.Ký nhận Người nhận hồ sơ ký nhận vào sổ theo dõi.
a.1.4.7.Cập nhật vào SMIS Bộ phận quản lý hồ sơ cập nhật vào SMIS
4 Trọng tâm cần chú ý
- Hồ sơ hoàn trả phải đầy đủ, đúng đối tượng
- Không gây khó khăn cho học sinh hoặc người đại diện cho học sinh khi rút hồ sơ 5) Văn bản quy phạm pháp luật tham khảo: theo Điều lệ trường của ngành học, cấp họctương ứng và công văn hướng dẫn
a.1.5 Cấp giấy chứng nhận
1 Các bước thực hiện
Quy trình này chỉ áp dung cho trường trung học phổ thông
- Nhân viên phụ trách tiếp nhận đơn xin cấp giấy chứng nhận
- Nhân viên phụ trách đối chiếu thông tin trên đơn với sổ điểm lưu tại trường
- Nếu đủ điều kiện cấp:
Nhân viên phụ trách điền thông tin lên giấy chứng nhận đúng quy định
Trình Hiệu trưởng ký
Nhân viên phụ trách vào sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận, ghi số cấp phát lêngiấy chứng nhận Lưu đơn xin cấp
Cấp giấy chứng nhận cho người xin cấp, cho người xin cấp ký tên vào sổ cấp
- Nếu không đủ điều kiện cấp: hoàn trả đơn lại cho người xin cấp và nêu rõ lý do
2 Sơ đồ quy trình
Trang 383 Giải thích sơ đồ.
Nhân viên phụ trách Phần việc của nhân viên phụ trách cấp giấy chứng nhận
a.1.5.1 Đơn xin cấp Đơn xin cấp ghi rõ thông tin
a.1.5.3 Đối chiếu hồ sơ Kiểm tra có hội đủ điều kiện theo quy định
Điều kiện quy định Điều kiện theo QĐ 39/2008/QĐ-BGDĐT
Kết thúc Nếu không đủ điều kiện: trả đơn và trình bày rõ lý do. a.1.5.4 Lập giấy chứng nhận Nếu đủ điều kiện, lập giấy chứng nhận
a.1.5.5 Duyệt ký Trình Hiệu trưởng ký
a.1.5.6 Vào sổ, ghi số, lưu hồ sơ Vào sổ cấp, ghi số
a.1.5.7 Giao trả và thu lệ phí Giao trả
Nộp lệ phí và ký tên Người xin cấp ký tên vào sổ cấp khi nhận
4 Trọng tâm cần chú ý
Việc cấp giấy chứng nhận phải:
+ Được nhà trường công khai thủ tục: mẫu đơn, thời hạn, lệ phí (nếu có)
Trang 3912 từ trung bình trở lên, học lực ở lớp 12 không bị xếp loại kém và tổng số buổi nghỉ học trongnăm học lớp 12 không quá 45 buổi (nghỉ một lần hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại)
4 Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận Thực hiện chuyểnđổi vị trí công tác nếu thấy cần thiết
5 Văn bản quy phạm pháp luật tham khảo: 39/2008/QĐ-BGDĐT, BGDĐT
- Nhân viên phụ trách tiếp nhận bằng tốt nghiệp của học sinh từ lãnh đạo trường (HTnhận từ Phòng/Sở)
- Nhân viên phụ trách đối chiếu thông tin trên bằng tốt nghiệp với hồ sơ lưu tại trường
- Nếu không có sai lệch: Lập sổ phát bằng
- Nếu có sai lệch:
+ Lập danh sách và nội dung sai lệch
+ Trình HT ký xác nhận
+ Trình lãnh đạo Phòng GD&ĐT hoặc Sở GD&ĐT (tùy mức bằng TN)
+ Nhân viên phụ trách nhận lại bằng tốt nghiệp đã điều chỉnh
Nhân viên phụ trách tiến hành phát bằng tốt nghiệp cho học sinh:
+ Cho học sinh ký nhận vào sổ;
+ Phát bằng
2 Sơ đồ quy trình
Trang 403 Giải thích sơ đồ.
NV PHÁT BẰNG Phần việc của nhân viên quản lý phát bằng
a.1.6.1 Nhận bằng tốt nghiệp HT nhận bằng tốt nghiệp từ phòng/sở
a.1.6.2 Tiếp nhận NV phụ trách tiếp nhận bằng tốt nghiệp
Đối chiếu hồ sơ NV phụ trách đối chiếu hồ sơ của học sinh với bằng tốt
nghiệp a.1.6.3 Vào sổ phát bằng NV phụ trách vào sổ phát bằng đối với các trường hợp so
khớp a.1.6.4 Lập danh sách và nội
dung sai lệch
NV phụ trách lập hồ sơ những trường hợp có sai lệch giữa
hồ sơ và bằng a.1.6.5 Ký hồ sơ điều chỉnh HT ký hồ sơ đề nghị sở/phòng điều chỉnh
a.1.6.6 Nhận hồ sơ và điều chỉnh Sở/phòng nhận hồ sơ đề nghị điều chỉnh, sửa chữa sai sót
cấp phát lại a.1.6.7 Phát bằng NV phụ trách thực hiện phát bằng cho học sinh
a.1.6.8 Ký sổ và nhận bằng Học sinh ký và nhận bằng tốt nghiệp
HỌC SINH Phần việc của học sinh đỗ tốt nghiệp
4 Trọng tâm cần chú ý
- Việc phát bằng phải:
+ Được nhà trường thông báo thời gian
+ Rà soát đúng thông tin trong bằng về hộ tịch, kết quả, xếp loại tốt nghiệp
+ Ghi đầy đủ ngày cấp, có ký nhận vào sổ phát bằng tốt nghiệp đầy đủ của người nhận bằng
- Sổ phát bằng tốt nghiệp được lưu vĩnh viễn tại trường
- Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra việc phát bằng tốt nghiệp
5 Văn bản quy phạm pháp luật tham khảo: 33/2007/QĐ-BGDĐT, BGDĐT, 25/2008/QĐ-BGDĐT
17/2008/QĐ-a.1.7 Lập sổ đăng bộ
1 Các bước thực hiện
- HT chỉ đạo thực hiện vào sổ đăng bộ
- HS mới trúng tuyển ghi học bạ theo sự hướng dẫn của GV chủ nhiệm; học sinh mớichuyển đến nộp hồ sơ
- Nhân viên phụ trách tiếp nhận học bạ học sinh
- Nhân viên phụ trách ghi đầy đủ thông tin từ học bạ sang sổ đăng bộ
- Cập nhật đầy đủ thông tin học sinh bỏ học, chuyển đi, chết và bổ sung học sinh chuyểnđến trong từng năm học
- Cuối năm cập nhật thông tin học sinh được lên lớp, lưu ban