Thuế GTGT đầu vào của TSCĐ và xây dựng cơ bản: vốn hóa hay chi phí hợp lệ Hiện tại chuẩn mực kế toán - kiểm toán Việt Nam và quyết định 15 có đề cập đến 2 trường hợp là "lãi vay vốn hóa" và "ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá hối đoái giai đoạn xây dựng trước khi hoàn thành" nhưng còn thiếu một trường hợp nữa đó là thuế VAT đầu vào được khấu trừ của tài sản cố định hoặc xây dựng cơ bản (TK 241->TK 211) cũng là một khoản vốn hóa nhưng trong chế độ chưa có hướng dẫn cụ thể, nếu không được vốn hóa thì nó cũng là một khoản chi phí hợp lý hợp lệ (nếu thỏa mãn điều kiện cần và đủ của cơ quan thuế), nếu kế toán không có phương pháp phân bổ một cách hợp lý sẽ tạo ra một khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ cho mục đích tính thuế TNDN (TK 243 hoặc 347) Tại văn bản hiện hành QĐ 206 của Bộ Tài Chính về khấu hao, Luật thuế VAT, Thông tư 120; TT 32 đều khẳng định thuế VAT đầu vào của TSCĐ nếu không được khấu trừ sẽ được tính vào nguyên giá của TSCĐ trong trường hợp hóa đơn mua TSCĐ đó là hóa đơn VAT nhưng phục vụ hoạt động sản xuất hàng hóa dịch vụ không chịu thuế VAT (đầu ra không chịu thuế VAT) hoặc quá thời hạn kê khai 3 tháng do đó không được khấu trừ khoản thuế VAT này. Hiển nhiên kế toán sẽ hạch toán: Nợ TK 211/Có TK 133: phần thuế VAT đầu vào không được khấu trừ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác như kế toán không theo dõi riêng biệt được TSCĐ nào phục vụ đối tượng chịu thuế VAT và không chịu thuế VAT để tách bạch ra ngay từ đầu mà tính thuế VAT đầu vào không được khấu trừ trên tiêu thức doanh thu không chịu thuế VAT trên tổng doanh thu nhân với tổng số thuế VAT được khấu trừ trong kỳ. Và số thuế VAT đầu vào này kế toán không thể đưa thẳng vào nguyên giá của tài sản cố định mà sẽ theo dõi trên TK 142 hoặc 242. Để chứng minh việc phân bổ TK 142 và 242 trong kỳ sẽ tạo ra một khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ khi quyết toán thuế VAT tôi sẽ chia ra làm các trường hợp cụ thể sau: + Đối với thuế VAT không được khấu trừ của những chi phí văn phòng (641; 642) sẽ đi thẳng vào chi phí trong kỳ (Có TK 133/Nợ TK 641; TK 642) mà không tạo ra một khoản chênh lệch tạm thời. + Đối với hàng tồn kho (TK 151; 152; 153; 154; 155; 155; 157) thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ buộc phải phân bổ theo sự luân chuyển của hàng tồn kho (nếu không đưa vào giá vốn của hàng tồn kho ngay từ đầu) sẽ tạo ra một khoản chênh lệch nếu kế toán đưa toàn bộ số thuế này vào giá vốn (TK 632) trong kỳ. + Tương tự như vậy, thuế GTGT đầu vào của TSCĐ phải phân bổ theo thời gian sử dụng của TSCĐ (TK 242) nếu không sẽ tạo ra khoản chênh lệch. Tương tự như vậy đối với công cụ dụng cụ có giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc được phân bổ từ 2 năm trở lên . Thuế GTGT đầu vào của TSCĐ và xây dựng cơ bản: vốn hóa hay chi phí hợp lệ Hiện tại chuẩn mực kế toán - kiểm toán Việt Nam và quyết định 15 có đề cập đến 2. văn bản hiện hành QĐ 206 của Bộ Tài Chính về khấu hao, Luật thuế VAT, Thông tư 120; TT 32 đều khẳng định thuế VAT đầu vào của TSCĐ nếu không được khấu trừ sẽ được tính vào nguyên giá của TSCĐ. vậy, thuế GTGT đầu vào của TSCĐ phải phân bổ theo thời gian sử dụng của TSCĐ (TK 242) nếu không sẽ tạo ra khoản chênh lệch. Tương tự như vậy đối với công cụ dụng cụ có giá trị lớn tham gia vào