Hướng dẫn bảo đảm chất lượng trong kiểm toán ppt

12 280 0
Hướng dẫn bảo đảm chất lượng trong kiểm toán ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hướng dẫn bảo đảm chất lượng trong kiểm toán hoạt động của cơ quan thanh tra và kiểm toán Ấn Độ. Hiện nay, Cơ quan Thanh tra và Kiểm toán Ấn Độ (Gọi tắt là CAG) đang thực hiện 3 loại hình kiểm toán chủ yếu là kiểm toán báo cáo tài chính (KTBCTC), kiểm toán hoạt động (KTHĐ) và kiểm toán tuân thủ (KTTT). Trong đó, các cuộc KTHĐ do CAG thực hiện được bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ 20. Phạm vi kiểm toán chủ yếu của các cuộc KTHĐ bao gồm kiểm toán lĩnh vực dân sự/đơn vị tự chủ/dịch vụ quốc phòng/thương mại/thuế (trực tiếp và gián tiếp)…Mỗi năm, CAG tiến hành hàng trăm cuộc KTHĐ lớn nhỏ trên mọi lĩnh vực, ở cấp bang và liên bang với một đội ngũ KTV đông đảo. Kết quả của các cuộc kiểm toán này đã tác động ko nhỏ đến việc quản lý và sử dụng kinh tế, hiệu lực và hiệu quả nguồn tài chính công tại Ấn Độ. Tuy nhiên, đánh giá chất lượng cũng như các biện pháp để bảo đảm chất lượng các cuộc KTHĐ do CAG thực hiện không phải là một điều đơn giản. Trên cơ sở các hư ớng dẫn của INTOSAI cũng như kinh nghiệm KTHĐ hơn 40 năm qua, CAG đã xây dựng một cuốn tài liệu hướng dẫn về KTHĐ, trong đó giành hẳn một chương đề cập đến vấn đề đảm bảo chất lượng KTHĐ. Tài liệu này là một căn cứ quan trọng để CAG xây dựng kế hoạch cũng như tiến hành các cuộc kiểm tra, đánh giá về bảo đảm chất lư ợng KTHĐ hàng năm. Chúng tôi xin trích giới thiệu dưới đây phần nội dung về bảo đảm chất lượng KTHĐ trong tài liệu hướng dẫn của CAG. 1. Khái niệm về "đảm bảo chất lượng" Nói chung, "đảm bảo chất lượng" là toàn bộ "những nỗ lực" để đảm bảo rằng các hàng hoá và dịch vụ được cung cấp với chất lượng cao nhất. Đối với hoạt động kiểm toán nói chung, hoạt động kiểm toán nhà nước nói riêng, "đảm bảo chất lượng" là quá trình thực hiện hoạt động kiểm toán "đúng nội dung, đúng thời gian và đúng phương pháp" Nói cách khác, đảm bảo chất lượng phản ánh sự tin tưởng rằng mọi điều kiện để đảm bảo cho công việc đạt chất lượng cao sẽ được thực hiện. 2. Chuẩn mực kiểm toán của CAG Để các cuộc KTHĐ đạt chất lượng cao cần phải có sự trợ giúp của hệ thống bảo đảm chất lượng do cơ quan kiểm toán tối cao xây dựng. Chuẩn mực kiểm toán của CAG nêu rõ: CAG cần xây dựng một hệ thống bảo đảm chất lượng KTHĐ phù hợp nhằm: - Xác nhận quá trình bảo đảm chất lượng trong nội bộ CAG đã được thực hiện một cách đầy đủ; - Đảm bảo chất lượng của các báo cáo kiểm toán; - Duy trì những tiến bộ và tránh lặp lại các sai sót. Mục tiêu của các chương trình bảo đảm chất lượng KTHĐ của CAG: - Bảo đảm các cuộc KTHĐ được thực hiện trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán nói chung và chuẩn mực về KTHĐ nói riêng; - Bảo đảm kết quả kiểm toán được trình bày một cách thích hợp; - Bảo đảm công việc nói chung phải đáp ứng các yêu cầu của cơ quan lập pháp, đơn vị được kiểm toán và các phương tiện thông tin đại chúng. Việc đảm bảo chất lượng của KTHĐ phụ thược vào m ột số yếu tố nội tại có liên quan. Có thể sắp xếp các yếu tố này vào các nhóm sau: - Các quy định chung làm căn cứ cho các hoạt động kiểm toán; - Các đặc điểm về chất lượng được xây dựng trên cơ sở quy trình thực hiện KTHĐ; - Các yếu tố phục vụ hoạt động kiểm toán như trang thiết bị, nguồn lực khác…; - Các hoạt động kiểm soát và giám sát để xem xét và c ải tiến chất lượng của KTHĐ. 3. Đảm bảo chất lượng của kiểm soát chất lượng KTHĐ Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng là hai công việc hoàn toàn khác nhau. Đảm bảo chất lượng chú trọng đến cả quá trình kiểm toán còn kiểm soát chất lượng chỉ chú trọng đến kết quả kiểm toán (hay các sản phẩm đầu ra). Hệ thống đảm bảo chất lượng liên quan đến tất cả các bước và các biện pháp kỹ thuật mà kiểm toán viên KTHĐ phải thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán; trong khi hệ thống kiểm soát chất lượng chỉ nhằm bảo đảm cho cuộc KTHĐ đạt được kết quả như mong đợi. Các biện pháp bảo đảm chất lượng được áp dụng cho toàn bộ vòng đời của cuộc KTHĐ trong khi các biện pháp kiểm soát chất lượng chỉ áp dụng cho từng giai đoạn hoặc từng sản phẩm nhất định. Hệ thống đảm bảo chất lượng được hình thành trước khi hoạt động kiểm toán diễn ra còn hệ thống kiểm soát chất lượng được áp dụng trong và sau khi công việc đã hoàn thành. Hệ thống đảm bảo chất lượng của Cơ quan Thanh tra và Kiểm toán Ấn Độ CAG bao gồm: - Xây dựng mục tiêu cho các cuộc KTHĐ; - Áp dụng tài liệu hướng dẫn chuyên môn trong thực hiện KTHĐ; - Tổ chức một cuộc KTHĐ, trong đó phân công trách nhiệm rõ ràng đối với từng thành viên của tổ kiểm toán (các kiểm toán viên và giám sát viên); - Chuẩn mực về năng lực của kiểm toán viên cũng như việc liên tục bồi dưỡng và phát triển kỹ năng nghề nghiệp của kiểm toán viên; - Chuẩn mực về tính độc lập và năng lực trong việc lập kế hoạch kiểm toán, kiểm tra và giám sát, b ằng chứng kiểm toán, kiểm toán hoạt động, kiểm toán báo cáo tài chính, lập báo cáo và kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán; - Tài liệu về cuộc kiểm toán và hoạt động quản lý cuộc kiểm toán; - Hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ bao gồm các hướng dẫn về kỹ thuật và quản lý hành chính trong kiểm soát chất lượng; - Chương trình đánh giá/bảo đảm chất lượng; Đánh giá việc bảo đảm chất lượng KTHĐ của cơ quan Thanh tra và Kiểm toán Ấn Độ Phân biệt giữa chương trình đánh giá bảo đảm chất lượng kiểm toán với các biện pháp kiểm soát chất lượng. Hệ thống kiểm soát chất lượng đóng vai trò là trọng tâm của cả quá trình còn việc đánh giá bảo đảm chất lượng chỉ là từng tình huống chủ định nhằm phản hồi về việc thực hiện chức năng của hệ thống các biện pháp bảo đảm chất lượng. Kiểm soát chất lượng chỉ được thực hiện ở một bộ phận của toàn hệ thống, trong khi đánh giá bảo đảm chất lượng được thực hiện ở tất cả các giai đoạn khác nhau của quá trình kiểm toán hoạt động. Đánh giá việc bảo đảm chất lượng thường bao gồm các đặc trưng sau: - Đánh giá việc lập kế hoạch: Việc đánh giá kế hoạch chiến lược và kế hoạch thực hiện hàng năm cũng như các hư ớng dẫn cụ thể về việc thực hiện các cuộc KTHĐ khác nhau do Ban lãnh đ ạo của CAG thực hiện trong quá trình xem xét và thông qua các kế hoạch này. Việc đánh giá được thực hiện trên quan điểm các kế hoạch phải phù hợp với các định hướng và mục tiêu chiến lược của CAG cũng như đánh giá toàn di ện của CAG về tất cả các vấn đề liên quan đến kế hoạch chiến lực và kế hoạch thực hiện này; đồng thời, kế hoạch của từng cuộc kiểm toán đã bao gồm toàn b ộ [...]... vấn đề, đặc biệt là mục tiêu kiểm toán, tiêu chí kiểm toán, thu thập bằng chứng, quy trình kiểm tra và đánh giá… - Đánh giá việc thực hiện kiểm toán: Việc thực hiện nhiệm vụ và quy trình kiểm toán được đánh giá đồng thời bởi các kiểm toán viên và các nhân viên giám sát- những người hỗ trợ kiểm toán viên trong việc duy trì và nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ kiểm toán thông qua các ý kiến phản... qua đánh giá chất lượng - Đánh giá kết quả kiểm toán: việc đánh giá kết quả cuối cùng, tức là các báo cáo kiểm toán dựa trên các chuẩn mực và quy định trong các tài liệu hướng dẫn - Chương trình đánh giá hàng năm: Cơ quan kiểm toán tối cao xây dựng chương trình đánh giá việc bảo đảm chất lượng KTHĐ hàng năm và thực hiện việc đánh giá một cách độc lập để tìm hiểu rõ ràng những yếu kém trong lý luận . c ải tiến chất lượng của KTHĐ. 3. Đảm bảo chất lượng của kiểm soát chất lượng KTHĐ Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng là hai công việc hoàn toàn khác nhau. Đảm bảo chất lượng chú. giá /bảo đảm chất lượng; Đánh giá việc bảo đảm chất lượng KTHĐ của cơ quan Thanh tra và Kiểm toán Ấn Độ Phân biệt giữa chương trình đánh giá bảo đảm chất lượng kiểm toán với các biện pháp kiểm. kiểm toán viên KTHĐ phải thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán; trong khi hệ thống kiểm soát chất lượng chỉ nhằm bảo đảm cho cuộc KTHĐ đạt được kết quả như mong đợi. Các biện pháp bảo

Ngày đăng: 08/07/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan