hiện tượng tâm lý cá nhân

33 5.8K 8
hiện tượng tâm lý cá nhân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

chương 2 tâm lý học ứng dụng trong kinh doanh bao gồm các: I hoạt động nhận thức: 1.nhận thức cảm tính 2.nhân thức lý tính 3.trí nhớ 4.trí tuệ và đánh giá trí tuệ II tình cảm và các hoạt động nhận thức tình cảm

CHƯƠNG 2 CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ CÁ NHÂN I. HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình cảm và hành động). Nó là tiền đề của hai mặt kia, đồng thời quan hệ chặt chẽ với chúng và với các hiện tượng tâm lý khác. Có thể chia hoạt động nhận thức thành 2 giai đoạn lớn: nhận thức cảm tính (cảm giác, tri giác) và nhận thức lý tính (tư duy và tưởng tượng). Hai giai đoạn này quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau. 1. NHẬN THỨC CẢM TÍNH 1.1. Cảm giác 1.1.1. Định nghĩa Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ về bề ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta.  Như vậy, ở mức độ cảm giác, chúng ta chỉ có những hiểu biết rất mơ hồ, chung chung về sự vật => mức độ thấp nhất của hoạt động nhận thức. “Cảm giác là viên gạch đầu tiên xây nên toàn bộ lâu đài của nhận thức” (Lênin) 1.1.2. Các loại cảm giác - Các cảm giác bên ngoài gồm: + Cảm giác nhìn (thị giác) + Cảm giác nghe (thính giác) + Cảm giác ngửi (khứu giác) + Cảm giác nếm (vị giác) + Cảm giác da (mạc giác): đụng chạm, nén, nóng, lạnh, đau. - Các cảm giác bên trong: + Cảm giác vận động và cảm giác sờ mó: cảm giác vận động phản ánh những biến đổi xảy ra trong các cơ quan vận động (báo hiệu mức độ co của cơ và vị trí của các phần của cơ thể). Sự kết hợp giữa cảm giác vận động và đụng chạm tạo thành cảm giác sờ mó. + Cảm giác thăng bằng (phản ánh vị trí và những chuyển động của đầu. Cơ quan của cảm giác này nằm ở tai trong. Khi cơ quan này bị kích thích quá mức thì gay ra chóng mặt và nôn mửa). + Cảm giác rung: do các dao động của không khí tác động lên bề mặt thân thể tạo nên. + Cảm giác cơ thể: phản ánh tình trạng hoạt động của các cơ quan nội tạng: đói, no, buồn nôn, đau ở các cơ quan bên trong. 1.1.3. Các qui luật cơ bản của cảm giác: a. Quy luật về ngưỡng cảm giác: không phải mọi kích thích vào giác quan đều gây ra cảm giác. Kích thích quá yếu hay quá mạnh đều không gây ra cảm giác. Giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác thì gọi là ngưỡng cảm giác. Có 2 loại ngưỡng cảm giác: + Ngưỡng cảm giác phía dưới: là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây ra cảm giác. Ngưỡng cảm giác phía dưới còn gọi là ngưỡng tuyệt đối, nó tỷ lệ nghịch với độ nhạy cảm của cảm giác: ngưỡng tuyệt đối của cảm giác càng nhỏ thì độ nhạy cảm của cảm giác càng cao. + Ngưỡng cảm giác phía trên: là cường độ kích thích tối đa mà ở đó vẫn còn gây ra được cảm giác. Phạm vi giữa 2 ngưỡng cảm giác nêu trên là vùng cảm giác được, trong đó có một vùng phản ánh tốt nhất. + Ngoài ra, người ta còn nói đến ngưỡng sai biệt: là mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của 2 kích thích đủ để ta phân biệt được hai kích thích đó. Ngưỡng sai biệt của mỗi cảm giác là một hằng số, VD: đối với thị giác là 1/100, thính giác là 1/10 Ngưỡng sai biệt tỷ lệ nghịch với độ nhạy cảm sai biệt của cảm giác: ngưỡng sai biệt càng nhỏ thì độ nhạy cảm sai biệt của cảm giác càng cao. b. Quy luật về sự thích ứng của cảm giác: là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích (nhằm đảm bảo cho sự phản ánh được tốt nhất và đảm bảo hệ thần kinh khỉ bị hủy hoại): khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm, khi cường độ kích thích giảm thì tăng độ nhạy cảm. b. Quy luật về sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác: sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các cảm giác là sự thay đổi tính nhạy cảm của một cảm giác này dưới ảnh hưởng của một cảm giác kia. Nó diễn ra theo một quy luật chung: sự kích thích yếu lên một giác quan này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một giác quan kia, sự kích thích mạnh lên một giác quan này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của một giác quan kia. Sự tác động qua lại giữa các cảm giác có thể diễn ra một cách đồng thời hay nối tiếp trên những cảm giác cùng loại hay khác loại. Sự tương phản chính là hiện tượng tác động qua lại giữa các cảm giác giữa cùng một loại. Đó là sự thay đổi cường độ và chất lượng của cảm giác dưới ảnh hưởng của một kích thích cùng loại xảy ra trước đó hay đồng thời => có 2 loại tương phản: tương phản nối tiếp (sau khi cầm cục nước đá, nếu cho tay vào nước ấm cảm thấy nước nóng hơn lúc bình thường) và tương phản đồng thời (phấn viết trên bảng đen còn mới có vẻ trắng hơn, rõ hơn, viết trên bảng đen đã cũ, màu đen đã nhạt đi) 1.2. Tri giác 1.2.1. Định nghĩa Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta. 1.2.2. Các loại tri giác Có hai cách phân loại tri giác: - Theo cơ quan phân tích giữ vai trò chính trong quá trình tri giác, gồm: tri giác nhìn, tri giác nghe, tri giác sờ mó… - Theo đối tượng được phản ánh trong tri giác, gồm: + Tri giác không gian (cho biết hình dạng, độ lớn nhỏ, vị trí gần hay xa, tính khối của đối tượng). + Tri giác thời gian (cho biết độ lâu, nhanh, nhịp điệu, tính liên tục) + Tri giác sự chuyển động. - Quan sát là một hình thức tri giác cao nhất, mang tính tích cực, chủ động và có mục đích rõ rệt. Năng lực quan sát là khả năng tri giác nhanh chóng và chính xác những điểm quan trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật hiện tượng cho dù những điểm đó khó nhận thấy hoặc có vẻ là thứ yếu. 1.2.3. Các qui luật cơ bản của tri giác a. Qui luật về tính lựa chọn của tri giác: khi diễn ra bất kỳ một quá trình tri giác nào thì đều có một cái gì đó chính yếu nổi bật lên (đối tượng), còn tất cả những cái còn lại (bối cảnh, nền) thì được phản ánh ít rõ nét hơn hoặc hoàn toàn không được để ý tới. Tri giác một sự vật nào đó có nghĩa là ta đã lựa chọn và tách sự vật đó ra khỏi bối cảnh xung quanh, lấy nó làm đối tượng phản ánh của mình. Vì vậy, nếu SVHT càng khác biệt với bối cảnh thì càng được ta tri giác dễ dàng, đầy đủ. Tính lựa chọn của tri giác phụ thuộc vào yếu tố khách quan lẫn chủ quan. + Khách quan như đặc điểm của kích thích: độ mới lạ, hấp dẫn… và những điều kiện bên ngoài khác: khoảng cách, độ chiếu sáng, như dưới ánh điện vàng, thấy da đẹp hơn. Nghệ thuật quảng cáo, bán hàng phần nhiều là dựa vào những đặc điểm này để thu hút sự tri giác không chủ định của khách hàng. + Chủ quan: tình cảm, xu hướng, kinh nghiệm, tính chất nghề nghiệp Qui luật này có nhiều ứng dụng trong thực tế: khi muốn làm cho đối tượng tri giác được phản ánh tốt nhất, người ta tìm cách làm cho đối tượng phân biệt với bối cảnh (dùng phấn trắng trên bảng đen, gạch mực đỏ dưới những từ cần nhấn mạnh, mặc quần áo ấn tượng…). Khi cần làm cho sự tri giác đối tượng trở nên khó khăn thì người ta tìm cách làm cho đối tượng hòa lẫn vào bối cảnh (ngụy trang). b. Qui luật về tính có ý nghĩa của tri giác: những hình ảnh tri giác mà con người thu nhận được luôn mang một ý nghĩa xác định. Tri giác ở con người gắn chặt với tư duy, với sự hiểu biết về bản chất của sự vật, hiện tượng. Tri giác sự vật một cách có ý thức có nghĩa là gọi tên của sự vật đó ở trong đầu, và xếp được sự vật đang tri giác vào một nhóm, một lớp các sự vật xác định, khái quát nó trong một từ xác định. c. Qui luật về tính ổn định của tri giác: là khả năng phản ánh sự vật, hiện tượng không thay đổi khi điều kiện tri giác thay đổi. Tính ổn định của tri giác do kinh nghiệm mà có. Sự vật hiện tượng có thể bị biến đổi do vi trí của chúng so với người tri giác, do khoảng cách, sự chiếu sáng, hoặc những điều kiện xuất hiện khác của chúng như góc độ tác động vào người tri giác, sự ảnh hưởng của các sự vật khác đối với nó (như bị lấp)… nhưng con người vẫn có khả năng tri giác sự vật xung quanh như là những sự vật ổn định về hình dáng, kích thước, màu sắc… d. Qui luật tổng giác: hiện tượng tổng giác là sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lý con người, vào đặc điểm nhân cách của họ (thái độ, nhu cầu, hứng thú, tình cảm, mục đích, động cơ…) => có thể điều khiển được tri giác. e. Ảo ảnh tri giác: là sự phản ánh sai lệch các sự vật hiện tượng một cách khách quan của con người. Đây là hiện tượng có tính quy luật, xảy ra ở tất cả mọi người bình thường và có ở tất cả các loại tri giác. 1.3. Đặc điểm của nhận thức cảm tính và vai trò của nó Nhận thức cảm tính là giai đoạn ban đầu, sơ đẳng của hoạt động nhận thức. Nó có những đặc điểm sau:  Dù phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ (cảm giác) hay trọn vẹn các thuộc tính của sự vật hiện tượng (tri giác) thì đó đều là những thuộc tính bên ngoài sự vật hiện tượng chứ chưa phải là những thuộc tính bên trong, bản chất.  Phản ảnh trực tiếp các sự vật hiện tượng, nghĩa làphản ánh những cái trong hiện tại, đang tác động vào ta lúc đó.  Phản ánh sự vật hiện tượng một cách cá lẻ chứ chưa phải một lớp, một loại hay một phạm trù khái quát nhiều sự vật hiện tượng cùng loại. Tuy vậy, nhận thức cảm tính giữ vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức của con người:  Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con người và là nguồn cung cấp nguyên liệu để con người tiến hành những quá trình nhận thức cao hơn. Nó là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động của võ nảo, do đó đảm bảo hoạt động tinh thần bình thường của con người.  Tri giác là thành phần chính của nhận thức cảm tính, nhất là ờ người trưởng thành. Hình ảnh của tri giác thực hiện chức năng là vật điều chỉnh hành vi và hoạt động của con người trong thế giới xung quanh, đặc biệt là quan sát 2. NHẬN THỨC LÝ TÍNH 2.1. Tư duy 2.1.1. Định nghĩa Tư duy là một quá trình tâm lý phản ảnh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong, có tính chất qui luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. Tư duy là một mức độ nhận thức mới về chất so với nhận thức cảm tính. Đứng trước một người, cảm giác, tri giác chỉ cho ta biết hình dáng, nét mặt, cử chỉ, lời nói… Còn tư duy có thể cho ta biết những cái bên trong như: đạo đức, tài năng, tư tưởng, tình cảm, lập trường, quan điểm… đây chính là những thuộc tính bản chất, những qui luật tinh thần của con người. Tư duy của con người có bản chất xã hội: tư duy gắn liền với ngôn ngữ, một sản phẩm của đời sống xã hội. Khả năng tư duy, các quá trình tư duy được hình thành và phát triển trong quá trình lao động, giao tiếp với người khác, trong những điều kiện của đời sống xã hội. Mục đích của tư duy chủ yếu cũng là để giải quyết những nhiệm vụ mà đời sống xã hội đề ra. 2.1.2. Đặc điểm của tư duy a. Tư duy xuất hiện trong hoàn cảnh có vấn đề: vấn đề thường là một câu hỏi, một bài tập, một nhiệm vụ được đặt ra trong hoạt động thực tiễn. Tư duy được nảy sinh khi con người gặp phải một sự vật mới, một vấn đề mới, hay những hoàn cảnh, điều kiện hoạt động mới. Khi ta nhìn thấy một hiện tượng nào đó (nhận thức cảm tính), ta có thể tư hỏi: Tại sao lại như vậy? Hiện tượng đó có ý nghĩa gì? Lúc đó con người có thể bắt đầu tư duy. Tư duy chỉ xuất hiện trong những hoàn cảnh mà vấn đề đã được cá nhân nhận thức đầy đủ (yêu cầu, nhiệm vụ) và có nhu cầu giải quyết. b. Tư duy phản ánh khái quát: tư duy có khả năng trừu xuất khỏi sự vật hiện tượng những thuộc tính, những dấu hiệu cụ thể, cá biệt, chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất, chung cho nhiều sự vật hiện tượng, trên cơ sở đó khái quát các sự vật hiện tượng riêng lẻ khác nhau, nhưng có chung những thuộc tính bản chất thành một nhóm, một loại, một phạm trù. Ví dụ: nghe bản nhạc, ta biết ngay đó là một bản thuộc dòng nhạc dân ca, cách mạng hay nhạc trẻ. c. Tư duy phản ánh gián tiếp + Ở nhận thức cảm tính, con người chỉ phản ánh sự vật hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào giác quan của ta. Nhưng tư duy thì khác, chỉ cần một vài dấu hiệu hoặc quan hệ nào đó của sự vật, tư duy có thể phản ánh được toàn bộ sự vật ấy. + Tư duy phản ảnh sự vật hiện tượng một cách gián tiếp bằng ngôn ngữ. + Mặt khác, những phát minh, những kết quả tư duy của người khác, kinh nghiệm cá nhân của con người đều là công cụ để mỗi người tìm hiểu thế giới xung quanh, để giải quyết những vấn đề mới đối với họ. Ngoài ra, các công cụ do con người tạo ra cũng giúp chúng ta hiểu được những hiện tượng có trong hiện thực mà không thể tri giác chúng một cách trực tiếp được. d. Tư duy nhất thiết phải sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện Trong quá trình tư duy, thành phần chủ yếu của nó là ý nghĩ, khái niệm. Chúng có thể được nói lên, viết ra hay nghĩ thầm, có thể được biểu hiện bằng ký hiệu nào đó… Nếu không có ngôn ngữ thì không thể có tư duy. e. Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là còn đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan” (“Bút kí triết học – Lenin) Quá trình tư duy phải dựa trên cơ sở tài liệu của cảm giác, tri giác. Nhận thức cảm tính là nguồn cung cấp nguyên liệu cho tư duy. Mặt khác, muốn tư duy được, trước hết phải tri giác được hoàn cảnh có vấn đề, tri giác được các dữ kiện. Nếu không có nhận thức cảm tính thì sẽ không có gì để tư duy. Ngược lại, nhờ tư duy mà tri giác nhanh chóng, chính xác hơn. Tư duy ảnh hưởng đến sự lựa chọn của tri giác, tính có ý nghĩa và tính ổn định của tri giác. Sàng lọc liên tưởng và hình thành giả thuyết Nhận thức vấn đề Xuất hiện liên tưởng Kiểm tra giả thuyết Chính xác hóa Khẳng đònh Giải quyết vấn đề Phủ đònh Hành động tư duy mới 2.1.3. Các giai đoạn của tư duy Q trình tư duy bao gồm nhiều giai đoạn từ khi cá nhân gặp phải tình huống có vấn đề và nhận thức được vấn đề, cho đến khi vấn đề được giải quyết. Q trình tư duy bao gồm các giai đoạn được sơ đồ hóa như sau: 2.1.4. Các thao tác của tư duy Tư duy được thực hiện bằng các thao tác như: phân tích – tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa-khái qt hóa. 2.1.5. Các phẩm chất của tư duy Tính định hướng, tính linh hoạt, tính mềm dẻo, tính độc lập, tính nhất qn, tính phê phán… 2.1.6. Các loại tư duy a. Xét về mức độ phát triển của tư duy có thể chia tư duy làm 3 loại: + Tư duy trực quan – hành động: con người giải quyết nhiệm vụ bằng những hành động cụ thể, thực tế. + Tư duy trực quan – hình ảnh: khi nhận thức đồ vật, trẻ không nhất thiết hoặc không cần dùng tay sờ mó nữa. Tư duy của trẻ phụ thuộc vào hình ảnh của đối tượng (vật) đang tri giác (phát triển ở trẻ từ 4 tuổi trở lên) + Tư duy trừu tượng (tư duy hình tượng và tư duy logic từ): giải quyết nhiệm vụ dựa trên việc sử dụng các khái niệm, các kết cấu logic, được tồn tại và vận hành nhờ ngôn ngữ. b. Xét theo hình thức biểu hiện của nhiệm vụ và phương thức giải quyết vấn đề: + Tư duy thực hành: nhiệm vụ được đề ra một cách trực quan, dưới hình thức cụ thể, phương thức giải quyết là những hành động thực hành. VD: TD của người thợ sửa xe khi xe không chạy. + Tư duy hình ảnh cụ thể: giải quyết nhiệm vụ dựa trên những hình ảnh trực quan đã có. VD: khi ta tư duy xem từ trường về nhà đi đường nào ngắn nhất. + Tư duy lý luận: nhiệm vụ đề ra dưới hình thức lý luận, và giải quyết nhiệm vụ đòi hỏi phải sử dụng những khái niệm trừu tượng, những tri thức lí luận. 2.2. Tưởng tượng 2.2.1. Định nghĩa Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có. - Những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân, tức là phản ánh cái mới. Mới có thể là đối với cá nhân nhưng cũng có thể là mới đối với xã hội. - Biểu tượng là những hình ảnh sự vật hiện tượng nảy sinh trên vỏ não khi chúng không còn trực tiếp tác động vào giác quan của ta nữa. - Trong tưởng tượng thì những biểu tượng đã có được sắp xếp lại, được kết hợp lại với nhau theo một phương thức nào đó để tạo thành một biểu tượng mới. - Cũng như tư duy, tưởng tượng cũng nảy sinh từ hoàn cảnh có vấn đề, nhưng hoàn cảnh có vấn đề làm nảy sinh tưởng tượng mang tính bất định lớn (nhưng thông tin về vấn đề còn mơ hồ, chưa rõ ràng, hoặc khi con người chưa đủ tri thức để giải quyết vấn đề theo quy luật của tư duy). Nó giúp con người tìm được “lối thoát” khi mà trình độ con người chưa đủ sức giải quyết vấn đề. Ý nghĩa quan trọng nhất của tưởng tượng là nó cho phép hiểu biết được thành quả của lao động trước khi thực hiện và định hướng được nó trong quá trình sáng tạo. - Tưởng tượng chịu ảnh hưởng rất nhiều của ngôn ngữ. Có thể coi tưởng tượng là một dạng đặc biệt của một hoạt động tư duy. Tưởng tượng tạo ra hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tưởng của trí nhớ nhờ các phương phức của hành động như chắp ghép, liên hợp, nhấn mạnh, mô phỏng… + Thay đổi kích thước, số lượng của sự vật hay các thành phần của sự vật. VD: hình tượng người không lồ hay tí hon, Phật trăm mắt, trăm tay… + Chắp ghép: ghép các bộ phận khác nhau của nhiều sự vật thành một hình ảnh mới. + Điển hình hóa: tạo hình ảnh mới phức tạp nhất, trong đó các thuộc tính điển hình, những đặc điểm điển hình của nhân cách như là một đại diện của giai cấp hay tầng lớp xã hội nhất định được biểu hiện trong hình ảnh mới này. + Loại suy (tương tự, mô phỏng): dựa trên những hành động, sự vật hiện tượng có thực, tạo ra những cái mới, những máy móc mới tương tự như vậy. 2.2.2. Các loại tưởng tượng a. Tưởng tượng tiêu cực: là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không được thể hiện trong cuộc sống, vạch ra những chương trình của hành vi không được thực hiện và luôn luôn không thể thực hiện được. b. Tưởng tượng tích cực: tạo ra những hình ảnh nhằm đáp ứng những nhu cầu, kích thích tính tích cực thực tế của con người. Gồm 2 loại: + Tưởng tượng tái tạo: tạo ra những hình ảnh chỉ là mới đối với cá nhân người tưởng tượng và được dựa trên cơ sở sự mô tả của người khác. [...]... lý của cá thể người (cá nhân)  Nhân cách: chỉ bao hàm phần xã hội, tâm lý của cá nhân, là chủ thể của các quan hệ người-người, của hoạt động có ý thức và giáo tiếp 1.2 Khái niệm nhân cách trong tâm lý học Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của một cá nhân cụ thể, biểu hiện bản sắc tâm lý và giá trị xã hội của cá nhân đó Như vậy, nhân cách là sự tổng hòa các đặc điểm quy định... vật, tâm lý, xã hội  Cá nhân: dùng để chỉ một con người cụ thể của một cộng đồng, thành viên của xã hội Cá nhân cũng là một thực thể sinh vật – xã hội và văn hóa, nhưng được xem xét một cách cụ thể riêng từng người, với các đặc điểm về sinh lý, tâm lý và xã hội để phân biệt nó với cá nhân khác, với cộng đồng  Cá tính dùng để chỉ cái đơn nhất, có một không hai, không lặp lại trong tâm lý của cá thể... hội, nói lên bộ mặt tâm lý- xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân 1.3 Cấu trúc nhân cách - Trong cách nói quen thuộc của người Việt Nam, cấu trúc nhân cách gồm 2 mặt thống nhất với nhau: đức và tài (phẩm chất và năng lực) + Đức: phẩm chất xã hội (thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, lập trường, thái độ chính trị, thái độ lao động); phẩm chất cá nhân (các nết, các thói, các “thú” – ham muốn);... tính cách và năng lực 2 CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÝ ĐIỀN HÌNH CỦA NHÂN CÁCH 2.1 Xu hướng nhân cách Xu hướng là một thuộc tính tâm lý điển hình nói lên phương hướng, chiều hướng phát triển nhân cách, bao hàm trong nó một hệ thống những động lực quy định tính lựa chọn thái độ và tính tích cực của con người hướng tới mục tiêu có nhiều ý nghĩa đối với đời sống của bản thân Xu hướng nhân cách thường biểu hiện. .. hợp 2.3 Tính cách: Trong cuộc sống, ta thường dùng các từ tính tình, tính nết, tư cách, phẩm chất… để chỉ tính cách Những nét tính cách tốt thường được gọi là đức tính, lòng, tinh thần; những nét tính cách xấu thường được gọi là thói, tật Tính cách là một thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, bao gồm một hệ thống thái độ của nó đối với hiện thực, thể hiện trong hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng... nói xoá bỏ một thói quen khó hơn xoá bỏ một kỹ xảo? 8 Phân biệt các khái niệm: con người, cá nhân, cá tính, nhân cách? Cho ví dụ? 9 Xu hướng của nhân cách là gì? Trình bày các mặt biểu hiện của xu hướng? 10 Tính cách là gì? Những yếu tố để đánh giá tính cách của một người? 11 Khí chất là gì? Trình bày đặc điểm của các kiểu khí chất theo cách phân loại của I.P.Paplov? 12 Năng lực là gì? Những yếu tố... thể, tâm trạng của xã hội được hình thành trên cơ sở của quy luật này Một hiện tượng tâm lý xã hội biểu hiện rõ rệt quy luật này là hiện tượng “hoảng loạn” 3.2 Quy luật “thích ứng”: Một xúc cảm, tình cảm nào đó được nhắc đi nhắc lại, lặp đi lặp lại nhiều lần một cách không thay đổi, thì cuối cùng sẽ bị suy yếu, bị lắng xuống Đó là hiện tượng thường được gọi là sự “chai dạn” của tình cảm Hiện tượng. .. đích từ trước và việc thực hiện mục đích nói chung không đòi hỏi sự nỗ lực - Hành động ý chí 2 Ý CHÍ – HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ 2.1 Khái niệm về ý chí Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn Ý chí là một phẩm chất tâm lý của cá nhân, một thuộc tính tâm lý của nhân cách Đó là hình thức tâm lý điều chỉnh hành vi tích... hưởng của những nét tính cách đó đối với xã hội và những người xung quanh Tính thống nhất của nhân cách: khi nói về một nét nhân cách nào đó (thuộc tính, phẩm chất), thì chúng ta không nên đánh giá tự bản thân nó là tốt hay xấu, mà cần phải xem xét nó trong sự kết hợp, trong mối liên hệ với những nét nhân cách khác ở người đó Tính ổn định của nhân cách: Các đặc điểm, phẩm chất nhân cách tương đối khó hình... nảy sinh trong những trạng thái tâm lý nhất định của con người • Bắt chước • Giáo dục và tự giáo dục các thói quen một cách có mục đích IV NHÂN CÁCH VÀ CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÝ ĐIỂN HÌNH CỦA NHÂN CÁCH 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÂN CÁCH 1.1 Một số định nghĩa có liên quan: Để hiểu khái niệm nhân cách, trước hết cần làm rõ một số quan niệm có liên quan đến con người  Con người: là thành viên của một cộng đồng, . CHƯƠNG 2 CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ CÁ NHÂN I. HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình cảm và hành. quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta. 1.2.2. Các loại tri giác Có hai cách phân. trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có. - Những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá

Ngày đăng: 08/07/2014, 11:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 2

    • I. HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC

      • 1. NHẬN THỨC CẢM TÍNH

        • 1.1. Cảm giác

        • 1.2. Tri giác

        • 1.3. Đặc điểm của nhận thức cảm tính và vai trò của nó

        • 2. NHẬN THỨC LÝ TÍNH

          • 2.1. Tư duy

          • 2.2. Tưởng tượng

          • 3. TRÍ NHỚ

            • 3.1. Định nghĩa

            • 3.2. Các quá trình cơ bản của trí nhớ

            • 4. TRÍ TUỆ VÀ ĐÁNH GIÁ TRÍ TUỆ

              • 4.1. Trí thông minh (IQ):

              • 4.2. Trí tuệ cảm xúc (EQ):

              • 4 yếu tố cần thiết của khả năng thông minh trong xúc cảm:

              • 4.3. Trí tuệ sáng tạo (CQ):

              • II. TÌNH CẢM VÀ CÁC QUI LUẬT CỦA ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM

                • 1. Khái niệm về tình cảm

                • 2. Các mức độ của đời sống tình cảm

                  • 2.1. Màu sắc xúc cảm của cảm giác:

                  • 2.2. Xúc cảm:

                  • 2.3. Tình cảm:

                  • Tình cảm là thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản thân mình, nó là một thuộc tính ổn định của nhân cách.

                  • 3. Các quy luật của đời sống tình cảm

                    • 3.1. Quy luật lây lan:

                    • 3.2. Quy luật “thích ứng”:

                    • 3.3. Quy luật “tương phản”:

                    • Là sự tác động qua lại giữa những xúc cảm, tình cảm âm tính (tiêu cực) và dương tính (tích cực) thuộc cùng một loại (cũng tương tự như hiện tượng tương phản trong cảm giác). Cụ thể là: một thể nghiệm này có thể làm tăng cường một thể nghiệm khác đối cực với nó, xảy ra đồng thời hay nối tiếp với nó.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan