III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1 Hướng dẫn chung
c. Sản phẩm hoạt động: Bài làm của HS.
SẢN PHẨM THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Sản phẩm bài 24 “Tán sắc ánh sáng”
Sau khi giáo viên phân công nhiệm vụ các nhóm tiến hành thí nghiệm:
Từ thí nghiệm học sinh các nhóm thấy được ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc ánh sáng khi qua lăng kính mà chỉ bị lệch về phía đáy lăng kính và có thể vẽ được đường truyền tia sáng.
Học sinh sẽ liên hệ thực tế được những hiện tượng liên quan đến hiện tượng tán sắc ánh sáng như: hiện tượng cầu vồng sau mưa, hình ảnh bong bóng xà phòng nhiều màu sắc,…
Các nhóm trong lớp đã tiến hành thí nghiệm chiếu tia sáng từ không khí sang khối nhựa thì thấy lúc nào cũng quan sát thấy tia khúc xạ. Nhưng khi chiếu tia sáng từ khối nhựa sang không khí thì thấy có những lúc không còn quan sát thấy tia khúc xạ nữa, kết quả cụ thể thu được như sau:
Góc tới Tia khúc xạ Chùm tia phản xạ
i =300 r=480. Tia khúc xạ rất sáng Không quan sát rõ i = 350 r = 590. Tia khúc xạ rất sáng Không quan sát rõ
i=420 r = 900. Tia khúc xạ gần như sát mặt phân cách nhưng mờ.
Rất sáng
i =450 Không còn tia khúc xạ Rất sáng
Từ kết quả thí nghiệm các nhóm đều rút ra kết luận:
- Hiện tượng phản xạ toàn phần: là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia sáng tới, xảy ra tại
mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
- Điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần:
a) Ánh sáng truyền từ một môi trường tới môi trường chiết quang kém hơn n2 < n1
b) Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc tới hạn:
12 2 n n i i gh
Bằng thí nghiệm trực quan học sinh đã nhìn rõ được hiện tượng phản xạ toàn phần và cảm thấy rất hứng thú để giải thích các hiện tượng thực tế liên quan đến hiện tượng phản xạ toàn phần. Qua đây các em còn nắm được vật liệu truyền thông dữ liệu lớn và không bị nhiễu đó là sợi cáp quang mà nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng phản xạ toàn phần.
Sản phẩm bài 12 “Lực đàn hồi. Định luật Húc”
Các nhóm thảo luận đã đưa ra được đặc điểm phương chiều của lực đàn hồi. Sau đó đưa ra phương án thí nghiệm xác định biểu thức tính độ lớn lực đàn hồi như sau:
+ Treo vật nặng vào đầu lò xo thẳng đứng. Khi vật cân bằng thì Fđh= P.
+ Thay đổi khối lượng vật nặng khi vật cân bằng tính được P thì suy ra Fđh và tính đo chiều dài lò xo thì suy ra được độ biến dạng.
+ Lập tỉ số lực đàn hồi và độ biến dạng lò xo và nhận xét. Fđh = P 0 1,0 2,0 3,0 4,0 5,0 6,0 Độ dài (mm) 200 240 279 319 360 401 440 Độ dãn lò xo Δl (mm) 0 40 79 119 160 201 240 Tỉ số l Fđh 0,0250 0,0253 0,0252 0,025 0,0248 0,025 Từ kết quả thí nghiệm các nhóm đều đưa ra kết luận độ lớn lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.
Sản phẩm bài 14 “Dòng điện trong chất điện phân”
Các nhóm thảo luận nhóm vẽ sơ đồ tư duy và trình bày thuyết trình về bản chất dòng điện trong chất điện phân và ứng dụng. Các nhóm thuyết trình hăng say và rất hứng thú với sản phẩm của mình.