1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay.DOC

23 962 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 172 KB

Nội dung

Tăng cường vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay

Trang 1

A LỜI MỞ ĐẦU

Để xây dựng thành công mô hình chủ nghiã xã hội -hình thái nhà nước caonhất hiện nay mà loài người đang hướng đến Đất nước ta cần trải qua thời kìquá độ Vận dụng lý luận Mác-Lênin vào tình hình đất nước , chủ tịch Hồ ChíMinh khẳng định “Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nềntảng vật chất và kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội … tiến dần lên chủ nghĩa xã hội

có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại , có văn hoá và khoa học tiên tiến”Bước vào thời kì quá độ , nền kinh tế nước ta còn ở trình độ kém phát triển ,lực lượng sản xuất ở nhiều thang bậc khác nhau , do đó chế độ sở hữu về tư liệusản xuất sẽ có nhiều hình thức tức là nền kinh tế sẽ có nhiếu thành phần Mỗithành phần kinh tế có bản chất kinh tế -xã hội riêng , chịu sự tác động của cácquy luật kinh tế riêng nên bên cạnh sự thống nhất còn có những khác biệt vàmâu thuẫn khiến cho nền kinh tế nước ta có khả năng phát triển theo nhữngphương hướng khác nhau Bởi vậy việc xác lập vai trò chủ đạo của thành phầnkinh tế nhà nước là vấn đề có tính nguyên tắc Đảm bảo cho nền kinh tế pháttriển theo định hướng xã hội chủ nghĩa tiến tới xây dựng thành công mô hìnhchủ nghĩa xã hội ở nước ta Nhận thức được tầm quan trọng của thành phầnkinh tế nhà nước trong nền kinh nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩanên em chọn đề tài:

“Tăng cường vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền

kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay”

Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Việt Tiến đã tận tình hướng dẫn chúng

em thực hiện đề tài này

1

Trang 2

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I) LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ NHÀ NƯỚC

1 Thành phần kinh tế Nhà nước.

1.1.Đặc điểm sở hữu của kinh tế nhà nước

Trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay,lực lượng sản xuấtphát triển chưa cao và có nhiều trình độ khác nhau.Do đó,trong nền kinh tế tồntại 3 hình thức sở hữu tư liệu sản xuất cơ bản:sở hữu toàn dân,sở hữu tập thể và

sở hữu tư nhân.Trên cơ sở 3 hình thức sở hữu cơ bản đó,hình thành năm thànhphần kinh tế:kinh tế nhà nước,kinh tế tập thể,kinh tế tư nhân(cá thể ,tiểuchủ),kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Thời kì quá độ lên CNXH là thời kì chuyển biến từ sở hữu tư nhân thành

sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất.Sự chuyển biến đó mang tính khách quantuỳ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,sở hữu công cộng về tưliệu sản xuất vừa là phương tiện,vừa là mục tiêu trong công cuộc xây dựngCNXH

Sở hữu nhà nước được xác lập trước hết đối với các công trình thuộc kếtcấu hạ tầng,các nguồn tài nguyên,các tài sản quốc gia…Sở hữu nhà nước cònđược thiết lập trong những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như: Ngânhàng,bảo hiểm bưu điện…Đồng thời,do hoàn cảnh lịch sử,sở hữu nhà nước cònđược thiết lập ở các doanh nghiệp cung ứng hàng hoá dịch vụ thông thường.Với

sự thiết lập sở hữu nhà nước,nhà nước trở thành chủ thể kinh tế thực sự,thiết lậpquan hệ kinh tế và tác động đến các chủ thể kinh tế khác

Sở hữu công cộng về TLSX gồm hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thểđảm bảo lợi ích của số đông người trong xã hội.Kinh tế nhà nước là thành phầnkinh tế dựa trên chế độ sở hữu công cộng về TLSX bao gồm sở hữu toàn dân và

2

Trang 3

sở hữu nhà nước.Bởi vậy sở hữu của KTNN chính là nền tảng cho việc xâydựng nhà nước XHCN,nhà nước mà Đảng và nhân dân ta đang hướng đến

1.2.Khái niệm kinh tế nhà nước

Trước đây khái niệm thường dùng là kinh tế quốc doanh để chỉ bộ phậnkinh tế thuộc sở hữu nhà nước,do nhà nước trực tiếp quản lý và kinh doanh.Báocáo chính trị tại Đại hội VII (1991) nêu rõ:”Khẩn trương sắp xếp lại và đỏi mớiquản lý kinh doanh,bảo đảm kinh tế quốc doanh phát triển có hiệu quả,nắmvững những lĩnh vực và ngành then chốt để phát huy vai trò chủ đạo trong nềnkinh tế”

Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kì khoá VIII (1994),khái niệmkinh tế quốc doanh không được sử dụng nữa mà thay vào đó là khu vựcDNNN.Lý do: trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước,nhà nước chỉ nắmquyền sở hữu chứ không trực tiếp nắm quyền kinh doanh mà quyền này là thuộcdoanh nghiệp.Văn kiện hội nghị Đại biểu toàn quốc chủ trương phân biệt sở hữunhà nước với hình thức DNNN Đó là: Tài sản và vốn thuộc sở hữu nhà nướcđược sử dụng dưới nhiều hình thức,vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội cao,vừatăng cường khả năng thúc đẩy và kiểm soát trực tiếp của nhà nước đối với cáchoạt động kinh doanh,như đầu tư vào khu vực doanh nghiệp nhà nước (gồmnhững doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hay nhà nước nắm một tỉ lệ cổ phần đủsức khống chế) :Cho thuê,liên doanh góp cổ phần,mua cổ phiếu của các doanhnghiệp thuộc những thành phần khác

Từ đại hội VIII(1996) trở đi,khái niệm kinh tế Nhà nước đã được sử dụngphổ biến và hoàn toàn thay thế cho khái niệm kinh tế quốc doanh

Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu công cộng(cônghữu) về TLSX(sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước).Kinh tế nhà nước bao gồmcác doanh nghiệp nhà nước,các quỹ dự trữ quốc gia,các quỹ bảo hiểm nhà nước

và các tài sản thuộc sở hữu nhà nước có thể đưa vào vòng chu chuyển kinh tế

3

Trang 4

2.Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN

2.1.Kinh tế nhà nước cần đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần định hướng XHCN.

*Cơ sở khách quan của sự tồn tại và phát triển kinh tế thị trưòng gồm nhiều thành phần ở nước ta.

-Bước vào thời kì quá độ,nền kinh tế nước ta còn ở trình độ kém pháttriển,LLSX tồn tại ở nhiều thang bậc khác nhau,do đó chế độ sở hữu về TLSX

sẽ có nhiều hình thức,tức là nền kinh tế sẽ có nhiều thành phần.Các thành phầnkinh tế không tồn tại biệt lập với nhau mà có quan hệ hữu cơ với nhau,tạo thành

cơ cấu kinh tế

- Một số thành phần kinh tế do xã hội cũ để lại:thành phần kinh tế tư nhân(cáthể,tiểu chủ,tư bản tư nhân) các thành phần kinh tế này vẫn có vai trò quan trọng

để phát triển kinh tế,có lợi cho đất nước trong việc giải quyết việc làm,tăng sảnphẩm,huy động các nguồn vốn…

-Một số thành phần kinh tế mới xuất hiện trong quá trình cải tạo và xây dựngCNXH như kinh tế nhà nước,kinh tế tập thể,kinh tế tư bản nhà nước…

Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ không những tồn tại kháchquan mà còn có vai trò to lớn đảm bảo cho việc khai thác mọi nguồn lực kinhtế,nâng cao hiệu quả kinh tế phát huy được tiềm năng của các thành phần kinh tếvào phát triển chung của kinh tế đất nước,xây dựng đất nước trong TKQĐ

Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đó cần vận động và phát triển theo cơ chế thịtrường vì:

-Phân công lao động xã hội với tính cách là cơ sở chung của sản xuất hàng hoáchẳng những không mất đi,mà trái lại còn được phát triển cả về chiều rộng vàchiều sâu

4

Trang 5

-Trong nền kinh tế nước ta,tồn tại nhiều hình thức sở hữu, đó là sở hữu toàndân,sở hữu tập thể,sở hữu tư nhân,sở hữu hỗn hợp.Do đó,tồn tại nhiều chủ thểkinh tế độc lập có lợi ích riêng nên quan hệ kinh tế giữa họ chỉ có thể thực hiệnbằng quan hệ hàng hoá-tiền tệ.

-Thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể,tuy cùng dựa trên chế độ cônghữu về TLSX nhưng các đơn vị kinh tế vẫn có sự khác biệt nhất định,có quyền

tự chủ trong sản xuất,kinh doanh,có lợi ích riêng.Mặt khác, các đơn vị kinh tếcòn có sự khác nhau về trình độ kĩ thuât-công nghệ,về trình độ tổ chức quảnlí,nên chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất cũng khác nhau

-Quan hệ hàng hoá-tiền tệ còn cần thiết trong quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệttrong điều kiện phân công lao động quốc tế đang phát triển ngày càng sâu sắc,vìmỗi nước là một quốc gia riêng biệt,là người chủ sở hữu đối với các hàng hoáđưa ra trao đổi.Sự trao đổi ở đây phải theo nguyên tắc ngang giá.Như vậy,pháttriển kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần ở nước ta là một tất yếu kháchquan thì không thể lấy ý muốn chủ quan mà xoá bỏ được

*Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần ở nước ta , kinh tế nhà nướcgiữ vai trò chủ đạo Việc xác lập vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là vấn đề

có tính nguyên tắc và là sự khác biệt có tính bản chất giữa kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường TBCN.Tính định hướngXHCN của nền kinh tế thị trường ở nước ta đã quyết định kinh tế nhà nước phảigiữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần Bởi lẽ , mồi một chế

độ xã hội đều có một cơ sở kinh tế tương ứng với nó , KTNN cùng với kinh tếtập thể tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới – xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Cần nhận thức rõ ràng , mỗi thành phần kinh tế trong TKQĐ lên CHXH

có bản chất kinh tế - xã hội riêng chịu sự tác động của các qui luật kinh tế riêng ,nên bên cạnh sự thống nhất của các thành phần kinh tế , còn có những khác biệt

và mâu thuẫn khiến cho nền kinh tế thị trường ở nước ta có khả năng phát triểntheo những phương hướng khác nhau Chẳng hạn , các thành phần kinh tế dựa

5

Trang 6

trên chế độ tư hữu tuy có vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất , giải quyếtviệc làm nhưng chúng không tránh khỏi tính tự phát , chạy theo lợi nhuận đơnthuần nảy sinh những hiện tượng tiêu cực làm tổn hại đến lợi ích chung của xãhội , làm chệch hướng bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa Vì vậy , kinh tếnhà nước phải được xây dựng và phát triển có hiệu quả để thực hiện tốt vai tròchủ đạo của mình , đồng thời nhà nước phải thực hiện tốt vai trò quản lí vĩ môkinh tế - xã hội để bảo đảm cho nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN.

*Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đã được Đảng và nhà nước ta khẳng định qua các kì Đại hội :

_Văn kiện Đại hội VIII(1996) nêu cụ thể : “ Tiếp tục đổi mới và phát triển hiệuquả kinh tế nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo , làm đòn bẩy đẩy nhanh tăngtrưởng kinh tế và giải quyết những vấn đế xã hội , mở đường , hướng dẫn , hỗtrợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển , làm lực lượng vật chất để nhànước thực hiện chức năng điều tiết và quản lí vĩ mô , tạo nền tảng cho chế độ xãhội mới’’

-Văn kiện Đại hội IX(2001)lại nêu : “Kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạotrong nển kinh tế , là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để nhà nướcđịnh hướng và điều tiết vĩ mô kinh tế DNNN giữ những vị trí then chốt , đi đầuứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ , nêu gương về năng suất ,chất lượng,hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp luật’’

-Văn kiện Đại hội X(2006)lại một lần nữa khẳng định : “ KTNN giữ vai trò chủđạo , là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước định hướng và điều tiết nềnkinh tế , tạo môi trường và điều kiện thúc đấy các thành phần cùng phát triển’’

6

Trang 7

2.2Nội dung vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nướ c

2.2.1 Là lực lượng vật chất để điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Trong văn kiện Đại hội Đảng IX đã viết : “ Kinh tế nhà nước phát huy vaitrò chủ đạo trong nền kinh tế , là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ đểNhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế”

Việc can thiệp của nhà nước vào quá trình kinh tế đã đưa kinh tế nhà nước trởthành khu vực quan trọng trong nền kinh tế quốc dân , là một chủ thể kinh tế lớngiúp cho nhà nước thực hiện chức năng ổn định , công bằng và hiệu quả

Với tư cách là chủ thể kinh tế ,nhà nước trước hết đóng vai trò là ngườichi tiêu lớn nhất Và nhà nước cũng là người thu lớn nhất tương đương vớikhoản chi của nó Hơn thế nữa , với tiềm năng kinh tế mạnh ,nhà nước đã thamgia vao vòng chu chuyển kinh tế , và đã sử dụng lực lượng tài chính tiền tệ nàynhư một công cụ mạnh mẽ trong việc phân phối các nguồn lực,và hướng nềnkinh tế theo các mục tiêu kinh tế vĩ mô đã định

Ngoài việc chi tiêu của chính phủ có tính chất phi doanh nghiệp , bộ phậnquan trọng khác của kinh tế nhà nước đã được thể hiện dưới hình thức doanhnghiệp Doanh nghiệp nhà nước là cơ sở kinh tế- lực lượng vật chất góp phầntạo ra của cải phục vụ nhu cầu của xã hội Với tư cách này, doanh nghiệp Nhànước cần đạt được một tỷ lệ nhất định về GDP trong tổng số GDP của toàn bộnền kinh tế Trên cơ sở đó nhà nước đủ sức quản lý nền kinh tế và thực hiện cácchức năng xã hội của mình

2.2.2 Là đòn bẩy để tăng trưởng và phát triển kinh tế

Kinh tế nhà nước tạo ra môi trường ổn định cho các thành phần kinh tếkhác cũng như toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng và phát triển

Kinh tế nhà nước , nắm giữ phấn lớn tài sản của nền kinh tế và do đó ,tạo ra gíatrị hàng hoá và dịch vụ công cộng khả dĩ chi phối được giá cả thị trường , dẫn

7

Trang 8

dắt giá cả thị trường bắng chính chất lượng và giá cả của sản phẩm và dịch vụ

vụ do cơ chế thị trường tạo ra các lĩnh vực kinh doanh cần thiết cho sự phát triểnkinh tế -xã hội , nhưng khả năng sinh lời thấp , không hẫp dẫn khu vực tư nhânđầu tư , như đầu tư vào cơ sở hạ tầng , các công trình phúc lợi xã hội…

Ngoài ra ,kinh tế nhà nước còn tạo ra các sản phẩm dịch vụ có tác dụng thúc

đẩy các nghành và các thành phần kinh tế khác phát triển

2.2.3Mở đường định hướng chi phối các thành phần kinh tế khác

Kinh tế nhà nước mở đường hướng dẫn hỗ trợ các thành phần khác cùngphát triển Trong nền kinh tế thị trướng có nhứng lĩnh vực mới ,tính rủi ro cao,đòi hỏi vốn lớn nhưng thu hồi vốn chậm , các lĩnh vực kết cấu hạ tầng,công trìnhcông cộng ,an ninh quốc phòng ….là những nghành cần thiết và tạo điều kiệncho phát triển sản xuất nhưng các thành phần kinh tế khác không muốn họăckhông có khả năng làm thì kinh tế nhà nước phải đảm nhận ,mở đường tạo điếukiện cho cho các thành phần kinh tế khác phát triển có hiệu quả đúng địnhhướng xã hội chủ nghĩa

2.2.4 Giải quyết các vấn đề chính sách xã hội

Hệ thống DNNN là công cụ để nhà nước can thiệp trực tiếp nhằm giảiquyết việc làm và thu nhập ,kích thích tiêu dùng ,chống đỡ khủng hoảng kinh

tế

8

Trang 9

Kinh tế nhà nước còn là cơ sở để nhà nước giải quyết các vấn đề chính sách xãhội ,phúc lợi xã hội , đảm bảo mức sống và nhu cầu ngày càng cao cho nhân dân, đó chính là mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước ta

2.2.5 Làm nền tảng cho chế độ xã hội mới

Kinh tế nhà nước dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất Lợi íchcủa kinh tế nhà nước gắn liền với lợi ích của đại bộ phận nhân dân , người laođộng Phát triển kinh tế nhà nước nhằm đảm bảo nhu cầu ngày càng cao củanhân dân , ổn định và phát triển đất nước theo mục tiêu “Dân giàu, nướcmạnh ,xã hội công bằng ,dân chủ ,văn minh”

Bởi vậy , kinh tế nhà nước tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới , xã hội Xã hộichủ nghĩa ở Việt Nam

9

Trang 10

Chịu ảnh hưởng của những điều kiện bất lợi : Đó là chế độ XHCN ở Liên Xô vàĐông Âu sụp đổ , Mỹ tiếp tục bao vây cấm vận ta , các thế lực thù địch tìm cáchchống phá ta vế nhiều mặt Những năm cuối thập kỉ 90, nước ta lại chịu tác độngbất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính , kinh tế khu vực và bị thiệt hại lớn dothiên tai liên tiếp xảy ra trên nhiều vùng Mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức, nhưng việc thực hiện chiến lược 1991-2000 và gần đây nhất là kế hoạch 5 năm2001-2005 đã đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng , đưa đất nước tathoát khỏi khủng hoảng kinh tế -xã hội , và có bước phát triển ổn định

*Thành từu đạt được

Tổng sản phẩm quốc nội sau hơn 15 năm tăng gần 3 lần , hàng hoá khôngcòn khan hiếm mà đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh

tế ,xuất khẩu tăng

Kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội phát triển nhanh , quan hệ sản xuất đã có nhữngbước đổi mới phù hợp hơn với trình độ phát triển của LLSX

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành và pháttriển Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế ,DNNN được sắpxếp , đổi mới và đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh Các thành phần kinh tế kháccũng có bước phát triển mới

10

Trang 11

Kinh tế đối ngoại , hội nhập với các nước trên thế giới được mở rộng , thu hútđược nhiều vốn từ bên ngoài đầu tư vào trong nước

Tình hình kinh tế xã hội ổn định làm cho đời sống vật chất , tinh thần của nhândân được cải thiện , trình độ dân trí nâng cao

Nguyên nhân :

-Định hướng phát triển kinh tế đúng đắn của nhà nước , chủ trương phát triểnkinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần địnhhướng XHCN

- Bản chất nhà nước ta là nhà nước của dân ,do dân và vì dân vì vậy chính sáchcủa nhà nhà nước đã huy động ,phát huy sức mạnh của toàn thể nhân dân trongkiến tạo xây dựng đất nước

- Sự ủng hộ của bạn bè thế giới

*Hạn chế :

Trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp xa so với mức trung bìnhcủa thế giới Nền kinh tế kém hiệu quả và sức cạnh tranh còn yếu chưa cóchuyển biến đáng kể trong việc đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhànước Kinh tế nhà nước chưa được củng cố tương xứng với vai trò chủ đạo

Nguyên nhân :

-Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước đối với mô hìnhCNXH mà Đảng và nhà nước ta đang xây dựng

-Nước ta bước lên xây dựng CNXH trong điều kiện xuất phát điểm thấp

-Ảnh hưởng của cơ chế quản lí cũ :quan liêu , bao cấp

-Sự tha hoá của một số cán bộ lãnh đạo

11

Ngày đăng: 07/09/2012, 14:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w