SKKN - PHU DAO - HOA HOC

4 105 0
SKKN - PHU DAO - HOA HOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHẬN DIỆN HỌC SINH YẾU - KÉM MÔN HOÁ HỌC VÀ PHƯƠNG HƯỚNG BỒI DƯỢNG HỌC SINH YẾU - KÉM I- ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong những năm THCS, đối với học sinh khối 8, 9, việc học môn Hoá học đối với học sinh là một vấn đề rất khó và rất phức tạp. Vì vậy, để đọc, viết nhớ một nguyên tố, một chất hay một phương trình đã là rất khó rồi, còn việc viết được một phương trình phản ứng loại phản ứng này hay loại phản ứng khác lại càng khó hơn. Có phải chăng đây là một môn học rất khó đối với các em? Câu trả lời là không phải khó. Bởi vì ở nhà trường có rất nhiều em đạt thành tích cao trong môn học này. Bên cạnh cũng có rất nhiều em bò yếu, kém do các em thiếu tập trung trong giờ học và lười học bài, làm bài ở nhà. Vì thế trong suốt thời gian dạy môn Hoá học tôi nhận thấy vài điều nổi bật đã kết thành kinh nghiệm: - Phát hiện học sinh yếu - kém môn Hoá học. - Tiến hành soạn nội dung bồi dưỡng phù hợp với đối tượng học sinh để xoá dần khoảng cách giữa học sin khá, giỏi với học sinh yếu kém nhằm giúp học sinh có phương pháp học đạt hiệu quả cao trong học tập. II- PHƯƠNG HƯỚNG, NỘI DUNG BỒI DƯỢNG HS YẾU - KÉM MÔN HOÁ HỌC. 1- Phương hướng chung. HS yếu - kém môn Hoá học nếu GV không quan tâm, cứ bỏ mặc thì việc học cuả HS trở nên tệ hơn. Nhiều HS cho rằng đây là môn học trừu tượng và phức tạp quá. Vì vậy GV trước hết phải kích thích để HS thấy được đây là môn học rất thực tế để vận dụng vào trong đời sống hằng ngày và cũng rất lí thú khi được tiếp xúc với hoá chất và được thực hành thí nghiệm để chứng minh cụ thể từng tích chất một. Từ đó tạo điều kiện để học sinh yếu kém biết vượt lên bằng những việc làm cụ thể và thiết thực nhất. Trong từng tiết học bằng phương pháp giải thích, biểu diễn thí nghiệm để chứng minh, để tác Trang 1 động đến mọi đối tượng học sinh. Trong đó có HS yếu – kém. Bên cạnh đó giáo viên cần phân nhóm HS khá giỏi kèm cập giúp đỡ. Việc giúp đỡ này GV có thể thực hiện trong giờ chính khoá hoặc ngoài tuỳ theo nội dung từng tiết học cụ thể. Tuỳ điều kiện GV có thể trực tiếp hướng dẫn HS về nhà chuẩn bò những gì, phương pháp chuẩn bò ra sao để HS thấy có sự quan tâm của người thầy sẽ giúp các em có động lực phấn đấu học tốt hơn. 2- Phương hướng cụ thể. a- Tạo tiền đề xuất phát. Hoá học là bộ môn mang tính tích cực, thực tế, nếu HS hỏng ở phần này thì sẽ không biết ở phần khác. Ví dụ: Không nhớ hoá trò và kí hiệu của các nguyên tố hoá học thì không thể viết được phương trình hoá học. Đối với HS khá - giỏi GV cần gợi ý nhỏ là hiểu và viết được phương trình phản ứng hoá học ngay. Nhưng HS yếu – kém thì ngược lại. Vì vậy GV cần tách riêng ra và hướng dẫn gợi ý thật kí nhằm giúp HS tiếp thu được dễ dàng hơn. b- Lắp lỗ hỏng kiến thức, kó năng. Việc lắp lỗ hỏng kiến thức cho HS có nhiều cách khác nhau như: lắp bằng cách ngay trên lớp đối với những kiến thức nhỏ (vừa học qua). Ví dụ: Kí hiệu nguyên tố hoá học, đơn chất, hợp chất. Nếu HS chưa nắm được, giáo viên cần ôn lại ngay và gọi một vài HS lấy ví dụ về một số chất và viết kí hiệu ngay nhằm giúp các em rèn được kó năng nhớ, đọc viết được thật chính xác. c- Luyện tập vừa sức HS. - Giáo viên cần coi trọng tính vững chắc kiến thức, kỹ năng, không chạy theo yêu cầu chung, cần luyện tập những bài tập vừa sức với trình độ HS (từ dễ đến khó). - Bắt đầu bằng những bài tập trắc nghiệm từ kiến thức thấp đến kiến thức cao hơn với độ nhiễu của từng bài tập trắc nghiệm nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào từng đối tượng của HS để giáo viện có cách đánh giá đúng kiến thức của HS. Trang 2 - Tiếp theo là bài tập tự luận: HS có kó năng phát hiện vấn đề và trình bày nó. Trong quá trình giảng dạy bồi dưỡng, giáo viên cần lưu ý: + Cho nhiều bài tập cùng loại, động viên khuyến khích HS làm. + Sử dụng hệ thống bài tập chi tiết hơn. + Những bài tập vừa sức với từng đối tượng HS và dần nâng cao hơn để kích thích tư duy của HS. * Giúp HS có thái độ và phương pháp học tập: - Giáo viên cần kiên trì động viên HS, giúp các em từng bước có niềm tin vào chính mình, để vươn lên trong học tập. Tránh để các em có mặc cảm với bạn bè. Từ đó các em có thái độ tích cực đúng đắn hơn. Cách bồi dưỡng cũng phải cụ thể hoá. Nhớ được kiến thức cũ và nắm vững được kiến thức mới để làm bài tập. - GV có thể mở lớp yêu thích môn Hoá học để cho các em thích và học môn hoá học ngày càng tốt hơn. Đồng thời đưa ra hình thức bài tập mang tính trò chơi ô chữ liên quan đến môn học hoặc giải thích các hiện tượng mà các em thường gặp trong đời sống. - GV có thể dành các tiết thực hành để cho HS tập làm nhằm khắc sâu kiến thức hơn và cũng tạo cho HS có tính tìm tòi tích cực hứng thú học môn hoá học hơn. * Công tác tổ chức: Giúp đỡ HS yếu - kém ngoài giờ dạy chính khoá. GV làm việc với nhóm HS từ 3 - 4 em thì mới có hiệu quả hơn. Nếu HS đông thì GV phân nhóm ra và cho HS khá - giỏi kèm cặp từng nhóm. GV cần đánh giá nhận xét sau mỗi buổi học để thấy được sự tiến bộ của HS và tìm biện pháp thích hợp hơn. III- KẾT LUẬN: Trên đây là một số kinh nghiệm thông qua thực tiễn giảng dạy bộ môn của tôi đã rút ra được, chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, nhưng dù sau thì khi áp dụng tôi thấy một số kết quả rất khả quan, phần kiến thức hỏng của HS Trang 3 ngày được nâng cao dần. Cụ thể, năm học 2005 – 2006, tỉ lệ HS yếu – kém đạt 35%, những đến năm 2006 – 2007, tỉ lệ HS yếu kém chỉ còn 22%. Jm Là một GV dạy môn Hoá học phải hết sức tâm huyết với nghề nghiệp, nhất là áp dụng giảng dạy theo phương pháp mới, tôi rất mong các đồng nghiệp cùng góp ý kiến để rút kinh nghiệm cũng như việc xây dựng phương pháp giảng dạy lần sau được tốt hơn. HẾT Trang 4 . phương pháp học đạt hiệu quả cao trong học tập. II- PHƯƠNG HƯỚNG, NỘI DUNG BỒI DƯỢNG HS YẾU - KÉM MÔN HOÁ HỌC. 1- Phương hướng chung. HS yếu - kém môn Hoá học nếu GV không quan tâm, cứ bỏ mặc. dạy môn Hoá học tôi nhận thấy vài điều nổi bật đã kết thành kinh nghiệm: - Phát hiện học sinh yếu - kém môn Hoá học. - Tiến hành soạn nội dung bồi dưỡng phù hợp với đối tượng học sinh để xoá. NHẬN DIỆN HỌC SINH YẾU - KÉM MÔN HOÁ HỌC VÀ PHƯƠNG HƯỚNG BỒI DƯỢNG HỌC SINH YẾU - KÉM I- ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong những năm THCS, đối với học sinh khối 8, 9,

Ngày đăng: 08/07/2014, 05:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan