Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 42 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
42
Dung lượng
512,5 KB
Nội dung
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Gia nghĩa - Đắk Nông. TUẦN: 20 TIẾT : 91-92 NS : 01 – 01 – 2010 NG : 04 – 01 – 2010 Bài 18 VĂN BẢN BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (Trích) (Chu Quang Tiềm) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm. B. Chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị bài mới. - Học sinh soạn bài ở nhà. C. Tiến trình tiết dạy: 1. Ổn định: 2. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Nêu tầm quan trọng của việc đọc sách. - Là kho tàng tri thức quý giá của nhân loại. - Đọc sách để nâng cao tri thức, tích luỹ kinh nghiệm sống. XH ngày nay càng phát triển thì tri thức của con người ngày càng phải được nâng lên -> đọc sách ngày càng cần thiết. => Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm. * Hoạt động 2: - HS đọc văn bản. - HS đọc chú thích * và chú thích số. - Phương thức biểu đạt chính của văn bản này là gì ? => Nghị luận - Trọng tâm của văn bản này là gì ? => Tầm quan trọng và phương pháp đọc sách. - Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì? => Bàn về đọc sách. - Dựa theo bố cục, hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy? * Hoạt động 3: I. Đọc hiểu văn bản: 1. Tác giả - tác phẩm: (sgk) 2. Bố cục: - Học vấn phát hiện thế giới mới. => Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách. - Lịch sử tự tiêu hao lực lượng. => Khó khăn của việc đọc sách hiện nay. - Phần còn lại. => Bàn về phương pháp đọc sách. II. Phân tích: Giáo viên: Khuc Thi Dinh 169 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Gia nghĩa - Đắk Nông. - HS đọc lại phần 1 của văn bản. - Nêu nhận thức của mình về tầm quan trọng của sách trên con đường phát triển của nhân loại? VD: Hiểu lịch sử nước nhà, thế giới nhờ đâu? VD: Hiểu lịch sử của trái đất nhờ đâu? - Việc đọc sách có ý nghĩa gì? - Đọc sách có dễ không? - Tại sao cần lựa chọn sách khi đọc? => Trong tình hình hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc đọc sách ngày càng khó khăn -> Hai thiên hướng sai lệch mà Chu Quang Tiềm đã chỉ ra: + Sách nhiều: Không chuyên sâu, không biết nghiền ngẫm. + Sách nhiều: Khó chọn, lãng phí thời gian và sức lực với những quyển sách không có ích. - Theo tác giả, cần lựa chọn sách đọc như thế nào? - Có thể xem thường những loại sách thường thức hoặc chỉ chú tâm vào nghiên cứu chuyên môn được hay không? - GV cần giảng lời tác giả đã khẳng định: “ Trên đời không có học vấn nào là cô lập tách rời các học vấn khác”; “không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn” => Kinh nghiệm của học giả lớn, từng trải. - Phân tích lời bàn của tác giả về phương pháp đọc sách? => GV nhấn mạnh: Lựa chọn sách là điểm quan trọng thuộc phương pháp đọc sách. Theo tác giả: Đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức. Đó còn là chuyện rèn luyện tính cách, học chuyện làm người. 1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách: - Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, thành tựu mà loài người đã tìm tòi và tích luỹ được. - Sách có thể coi là cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại. - Sách là kho tàng quý báu của di sản tinh thần. - Đọc sách là để tích luỹ kiến thức, để hiểu về thế giới mới. 2. Cách lựa chọn sách khi đọc: - Không tham đọc nhiều, đọc những quyển thực sự có giá trị. - Đọc kỹ những quyển sách, tài liệu thuộc lĩnh vực chuyên môn. - Đọc kết hợp cả những loại sách thường thức, gần gũi, kề cận với chuyên môn. 3. Phương pháp đọc sách: - Không nên đọc lướt qua mà phải đọc nghiền ngẫm nhất là những quyển sách có giá trị. - Không nên đọc một cách tràn lan mà cần có kế hoạch, hệ thống. Giáo viên: Khuc Thi Dinh 170 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Gia nghĩa - Đắk Nông. - Bài viết có sức thuyết phục cao. Theo em, điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào? - Cho HS tình những ví dụ mà tác giả đã ví von, so sánh trong văn bản? + Bệnh đau dạ dày + Đánh trận + Đi chợ mua sắm + Con chuột chui vào sừng trâu càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát. * Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập. - HS đọc ghi nhớ. - Em học được điều gì sau khi học xong văn bản này? => HS trả lời tại chỗ -> luyện nói, luyện cách phát biểu cảm nghĩ. * Hoạt động 5: Củng cố dặn dò. - Xem lại bài và học bài cũ. - Dặn HS chuẩn bị tiết sau. III. Tổng kết: Văn bản có sức thuyết phục cao: - Nội dung lời bàn và cách trình bày đạt lí, thấu tình. - Bốc cục chặt chẽ, hợp lí. - Cách viết giàu hình ảnh, cách ví von rất thú vị. * Ghi nhớ (sgk) Giáo viên: Khuc Thi Dinh 171 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Gia nghĩa - Đắk Nông. TUẦN: 20 TIẾT : 93 NS : 12 – 1 – 2009 NG : 13 – 1 – 2009 Bài 18 Tiếng việt KHỞI NGỮ A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu. - Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó B. Chuẩn bị: C. Tiến trình tiết dạy: 1. Ổn định: 2. Bài mới: * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hình thành kiến thức khởi ngữ. - HS đọc VD. - GV trình bày VD lên bảng. - Phân biệt từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong VD ấy về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ? HS thảo luận trả lời HD: Xác định chủ ngữ trong câu - Về vị trí của khởi ngữ? - Về quan hệ với vị ngữ? GV giảng về mối quan hệ với thành phần chính của câu: + Quan hệ trực tiếp: trùng với chủ ngữ hoặc vị ngữ + Quan hệ gián tiếp: không trùng với chủ ngữ hoặc vị ngữ I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu: 1. Ví dụ: - Câu a: CN: Anh VN: Không ghìm nổi xúc động => (Còn) anh: Khởi ngữ - Câu b: Tôi /cũng giàu rồi. CN VN => Giàu: Khởi ngữ - Câu c: Chúng ta / có thể tin ở tiếng ta CN VN => Các thể văn : Khởi ngữ 2. Nhận xét: - Khởi ngữ đứng trước chủ ngữ. - Khởi ngữ không có quan hệ chủ vị với vị ngữ. VD: + Chú thì chú chỉ tiếc vài ba trang giấy. + Giàu, tôi cũng giàu rồi. Sang tôi cũng sang rồi. VD: + Quan, người ta sợ cái uy của quyền thế, Nhị Lại, người ta sợ cái uy của đồng tiền. Giáo viên: Khuc Thi Dinh 172 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Gia nghĩa - Đắk Nông. - HS đọc ghi nhớ. GV chốt lại kiến thức. * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập - HS đọc bài 1. Thảo luận tìm khởi ngữ. - HS đọc bài 2. HS lên bảng làm. * Hoạt động 3: Cho HS lấy ví dụ về khởi ngữ, đặt câu có chứa khởi ngữ. * Hoạt động 4: Củng cố dặn dò - HS học bài cũ. - HS chuẩn bị bài mới “Phép phân tích và tổng hợp” 3. Ghi nhớ: (sgk) II. Luyện tập: Bài 1: Tìm khởi ngữ: a. Điều này b. (Đối với) chúng mình c. Một mình d. Làm khí tượng e. (Đồi với) cháu Bài 2: Chuyển: a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm. b. Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được. VD: Con xin là xin cái mảnh gương kia chứ. VD: Về việc ấy, tôi hối hận lắm. Giáo viên: Khuc Thi Dinh 173 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Gia nghĩa - Đắk Nông. TUẦN: 20 TIẾT : 94 NS : 12 – 1 – 2009 NG : 13 – 1 – 2009 Tập làm văn PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận B. Chuẩn bị: C. Tiến trình tiết dạy: 1. Ổn định: 2. Bài mới: * Hoạt động 1: Yêu cầu 1 -> 2 học sinh đọc văn bản. * Hoạt động 2: Tìm hiểu phép phân tích. - Bài văn đã nêu những dẫn chứng gì về trang phục? - Vì sao không ai làm điều phi lí như tác giả đã nêu? => Không phù hợp hoàn cảnh. GV có thể lần lượt hỏi: D/c thứ nhất nêu ra vấn đề gì? D/C thứ hai nêu ra vấn đề gì? - GV giảng lại các dẫn chứng sau đó hỏi lại: Từ đó, tác giả đã nêu ra những quy tắc nào trong cách ăn mặc của con người? GV giảng: Tác giả phân tích quy tắc ăn mặc: Nêu vấn đề ăn mặc chỉnh tề (không ai đi chân đất, đi giày lộ cả da thịt) → Nêu ra việc ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh chung, riêng → Ăn mặc phải phù hợp đạo đức => Tổng hợp: Trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp. - Hai quy tắc mà tác giả đã đưa ra là gì của văn bản này? I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp: 1. Văn bản: Trang phục 2. Nhận xét: * Phép phân tích: - Nêu vấn đề ăn mặc chỉnh tề. D/c: Cô gái đi một mình Anh thanh niên đi tát nước Đi đám cưới Đi đám ma => Đưa ra hai quy tắc: + Ăn mặc phải chỉnh tề, đồng bộ. + Ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh. => Ăn mặc giản dị, hoà mình vào cộng đồng. Giáo viên: Khuc Thi Dinh 174 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Gia nghĩa - Đắk Nông. => Hai luận điểm - Sau khi đã nêu ra một số biểu hiện của những “quy tắc ngầm” về trang phục, bài viết đã dùng phép lập luận nào để chốt lại vấn đề? - Phép lập luận tổng hợp thường đặt ở vị trí nào trong bài văn? * Hoạt động 3: - Cho HS đọc ghi nhớ. - GV chốt lại bài học qua ghi nhớ. * Hoạt động 4: - Hướng dẫn HS trả lời câu 1. Chú ý phần gợi ý trong sgk. - HS nắm lại lí do chọn sách để đọc. HS phân tích tầm quan trọng của việc đọc sách. - Vai trò của phân tích trong lập luận? * Hoạt động 5: Củng cố dặn dò - HS xem lại bài, học kĩ ghi nhớ - HS chuẩn bị tiết sau. * Phép tổng hợp: - Câu chốt lại bài văn: “Trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức trang phục đẹp” - Phép lập luận tổng hợp thường đạt ở cuối bài văn. 3. Ghi nhớ: (sgk) II. Luyện tập: Bài 1: Phân tích ý: Đọc sách rốt cuộc là một con đường của học vấn. Bài 2: Lí do chọn sách: - Sách nhiều, chất lượng khác nhau nên phải chọn sách có giá trị. - Không chọn thì lãng phí sức lực. - Chọn đọc sách chuyên môn kết hợp đọc sách thường thức. Bài 3: Tầm quan trọng: - Không đọc thì không có điểm xuất phát cao. - Đọc sách là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức. - Đọc ít mà kĩ quan trọng hơn đọc nhiều mà qua loa, không có ích lợi gì. Bài 4: Rất cần thiết: Qua sự phân tích lợi - hại, đúng – sai thì các kết luận mới có sức thuyết phục. Giáo viên: Khuc Thi Dinh 175 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Gia nghĩa - Đắk Nông. TUẦN: 20 TIẾT : 95 NS : 14 – 1 – 2009 NG : 16 – 1 – 2009 Bài 18 Tập làm văn LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh có kĩ năng phân tích và tổng hợp trong lập luận. B. Chuẩn bị: C. Tiến trình tiết dạy: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: - Thế nào là phép lập luận phân tích? - Thế nào là phép lập luận tổng hợp? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: - HS đọc đoạn văn (a), thảo luận và chỉ ra trình tự phân tích của đoạn văn. - HS đọc đoạn văn (b) và chỉ ra trình tự phân tích. * Hoạt động 2: HS thực hành phân tích -> tỏng hợp. - Phân tích thực chất của việc học đối phó. - GV nêu vấn đề: Học đối phó là học như thế nào? HS thảo luận -> phân tích. HS trình bày trước lớp. HS khác bổ sung. GV nhận xét. - Kết luận của việc học đối phó là như thế nào? Bài tập 1.a: - Luận điểm: Hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. - Phân tích: + Hay ở các điệu xanh. + Hay ở những cử động. + Hay ở các vần thơ. + Hay ở các chữ không non ép. Bài tập 1.b: -Luận điểm: Mấu chốt của sự thành đạt. - Phân tích nguyên nhân: + Khách quan (một phần) + Chủ quan (phần lớn) - Kết luận: Thành đạt là có ích cho mọi người, được mọi người thừa nhận. Bài tập 2: Học đối phó: - Không lấy việc học làm mục đích, xem là việc phụ. - Học bị động, không chủ động, cốt đối phó với thầy cô, thi cử. - Học không đi sâu vào thực chất. - Học đối phó dẫn đến hiệu quả thấp, dù có bằng cấp nhưng đầu rỗng tuếch. => Học mệt mỏi, kiến thức không có, Giáo viên: Khuc Thi Dinh 176 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Gia nghĩa - Đắk Nông. * Hoạt động 3: Phân tích lí do bắt buộc mọi người phải đọc sách. HS làm giàn ý vào giấy -> trình bày trước lớp. * Hoạt động 4: Củng cố dặn dò: - HS xem lại kiến thức. - HS chuẩn bị bài 19. không tạo ra nhân tài cho đất nước. Bài tập 3: - Đọc sách là để tiếp thu tri thức, tích luỹ kinh nghiệm vì chính sách là kho tàng tri thức của nhân loại. - Đọc ít nhưng hiểu kĩ, hiểu sâu. Đọc cả sách chuyên môn và sách thường thức. => Đọc có hiệu quả thì phải chọn những sách thật sự có giá trị, đồng thời cũng phải đọc rộng đẻ hỗ trợ cho nghiên cứu chuyên sâu. Giáo viên: Khuc Thi Dinh 177 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Gia nghĩa - Đắk Nông. TUẦN: 21 TIẾT : 96-97 NS : 18 – 1 – 2009 NG : 19 – 1 – 2009 Bài 19 Văn bản TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ Nguyễn Đình Thi) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người. - Hiểu thêm cách viết bài nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, sâu sắc và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi. B. Chuẩn bị: C. Tiến trình tiết dạy: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: - Nêu tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách? - Trình bày phương pháp đọc sách? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Dựa vào chú thích giới thiệu về tác giả - tác phẩm. => Có nội dung lí luận sâu sắc được thể hiện qua những rung cảm chân thành của một trái tim nghệ sĩ. * Hoạt động 2: - HS đọc thêm về tác giả - tác phẩm trong chú thích. - HS đọc văn bản – chú thích số. * Hoạt động 3: HDHS phân tích văn bản. - HS đọc đoạn đầu của văn bản, phát hiện luận điểm, trình bày trước lớp. => Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn thể hiện tư tưởng chủ quan của người sáng tạo. - Để làm rõ luận điểm, tác giả đã đưa ra phân tích những dẫn chứng nào? Tác dụng của những dẫn chứng ấy? => Thơ Nguyễn Du: Hai câu thơ tả cảnh mùa xuân tươi đẹp -> làm mọi người rung I. Đọc hiểu văn bản: 1. Tác giả - tác phẩm: (sgk) 2. Đọc - chú thích: (sgk) II. Phân tích: 1. Nội dung của văn nghệ: - Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu ở đời sống khách quan, qua đó thể hiện tư tưởng chủ quan của người viết. Giáo viên: Khuc Thi Dinh 178 [...]... Thời gian là vàng - NL : Vấn đề tư tưởng đạo lí - NL : Giá trị của thời gian - Các luận điểm chính : + Thời gian là vàng + Thời gian là sự sống + Thời gian là thắng lợi + Thời gian là tiền + Thời gian là tri thức => Lập luận chủ yếu là phân tích, chứng minh => Thuyết phục vì dẫn chứng, lý lẽ giản dị, dễ hiểu * Hoạt động 3 : Củng cố dặn dò Dặn HS chuẩn bị tiết sau Dặn HS học bài cũ TUẦN: 23 TIẾT : 1 09 Giáo... tình huống giao tiếp VD: Thân mật: Ê, này (có thể không cần lời đáp) Khi quan hệ giao tiếp là trên dưới thì phải có lời đáp * Hoạt động 2: II Thành phần phụ chú : - HS đọc ví dụ và yêu cầu 1 Ví dụ : a Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi b Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm 2 Nhân xét : Giáo viên: Khuc Thi Dinh 192 Trường THCS... đề chung a Thêm vào trong câu : - Câu 2 : Trận địa đại đội 2 của anh - Câu 3 : Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc, hai bố con anh - Câu 4 : Bây giờ b Chữa : => Lỗi về liên kết nội dung Trật tự các Năm 19 tuổi rồi chết câu không hợp lí Suốt 2 năm ấy, chị làm con Trong thời gian ấy, có những ngày ngắn ngủi cơn bệnh tạm lui, chị cảm nhận thấy anh yêu thương chị vô cùng * Hoạt động 4 : => Lỗi liên kết hình... Cách dẫn tự nhiên - Cách viết giàu hình ảnh, nhiều dẫn chứng thơ văn - Giọng văn chân thành nhưng mãnh liệt 180 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Gia nghĩa - Đắk Nông TUẦN: 21 TIẾT : 98 NS : 19 – 1 – 20 09 NG : 20 – 1 – 20 09 Bài 19 Tiếng việt CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP A Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Nhận biết hai thành phần biệt lập: Tình thái và cảm thán - Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu... xảy ra * Hoạt động 4: Củng cố dặn dò - HD HS làm bài 4 - Dặn HS chuẩn bị tiết sau Giáo viên: Khuc Thi Dinh 182 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Gia nghĩa - Đắk Nông TUẦN: 21 TIẾT : 99 NS : 20 – 1 – 20 09 NG : 1 – 2 – 20 09 Bài 19 Tập làm văn NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG A Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh hiểu một hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống: Nghị luận về một sự việc hiện... hồn) c Có 3 câu : - Câu 1 – 2 : Phép lặp (thời gian) - Câu 3 – 2 : Phép nối (bởi vì) Phép lặp (con người, thời gian) d Có 2 câu : Câu 1 – 2 : Phép trái nghĩa (yếu - mạnh hiền – ác) * Hoạt động 2 : Học sinh lên bảng làm 2 Bài 2 : Các cặp từ trái nghĩa : Thời gian vật lí Thời gian tâm lí Vô hình Hữu hình Giá lạnh Nóng bỏng Thẳng tắp Hình tròn Đều đặn Lúc nhanh lúc chậm * Hoạt động 3 : 3 Bài 3 : Lỗi liên... ăn, lối đồng đều sống - Cản trở Thích - Có thái sự phát ứng nhanh độ kì thị triển của với kinh đất nước doanh - Tác giả có thái độ như thế nào khi trình bày vấn đề này ? => Tôn trọng sự thật, nói một cách khách quan, không thiên lệch - Phần kết thúc vấn đề tác giả đã làm gì? 3 Kết thúc vấn đề: Khẳng định tầm quan trọng của chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Cho HS tìm thành ngữ, tục ngữ tác giả sử... trong sinh hoạt, học tập - HS đọc nghi nhớ * Hoạt động 5: Củng cố dặn dò - Dặn HS học bài cũ - Dặn HS chẩn bị tiết sau Giáo viên: Khuc Thi Dinh 191 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Gia nghĩa - Đắk Nông TUẦN: 22 TIẾT : 103 NS : 8 – 2 – 20 09 NG : 9 – 2 – 20 09 Bài 20 Tiếng việt CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP A Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần biệt lập: gọi đáp,... chọn phải là sự việc như thế nào? => Có ý nghĩa, địa phương đang quan tâm + Dẫn chứng của bài phải như thế nào? => Dẫn chứng xác thực + Thái độ của người viết phải như thế nào? => Đánh giá đúng yêu cầu, khách quan, không vì lợi ích cá nhân * Hoạt động 2: - Dặn học sinh: Nội dung phải rõ ràng, có sức thuyết phục (không được nêu tên thật của cơ quan, tổ chức, cá nhân -> mất tính chất bài tập làm văn) - Nộp... củng cố tiết học * Hoạt động 5 : Củng cố dặn dò Dặn HS về nhà học bài cũ và chuẩn bị tiết sau TUẦN: 23 TIẾT : 108 Giáo viên: Khuc Thi Dinh Bài 20 Tập làm văn 197 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Gia nghĩa - Đắk Nông NS : 9 – 2 – 20 09 NG : 10 – 2 – 20 09 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ A Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí B Chuẩn bị: C Tiến trình . 177 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Gia nghĩa - Đắk Nông. TUẦN: 21 TIẾT : 96 -97 NS : 18 – 1 – 20 09 NG : 19 – 1 – 20 09 Bài 19 Văn bản TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ Nguyễn Đình Thi) A. Mục tiêu cần đạt:. chủ ngữ. - Khởi ngữ không có quan hệ chủ vị với vị ngữ. VD: + Chú thì chú chỉ tiếc vài ba trang giấy. + Giàu, tôi cũng giàu rồi. Sang tôi cũng sang rồi. VD: + Quan, người ta sợ cái uy của quyền. 180 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Gia nghĩa - Đắk Nông. TUẦN: 21 TIẾT : 98 NS : 19 – 1 – 20 09 NG : 20 – 1 – 20 09 Bài 19 Tiếng việt CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: -