Hệ thống trao đổi khí quét vòng Với phương án quét vòng, dòng khí chuyển động từ cửa quét lên nắp xylanh, sau đó theo hướng ngược lại từ nắp xylanh xuống cửa xả, dựa vào các cửa quét và.
Trang 1Chương 3: Lắp ráp
Khi lắp ráp hệ thống trao đổi khí kiểu xupap treo cần lưu
ý những vấn đề
sau
: - Vị trí ăn khớp giữa bánh răng trung gian với bánh răng trục khuỷu và trục
phân phối khí phải đúng Truyền động xích, đai và các dạng khác cũng vậy
- Khe hở nhiệt phải đảm bảo Khi để khe hở nhỏ quá sẽ
hở buồng đốt hoặc
gây nguy hiểm cho piston
Khe hở nhiệt được điều chỉnh khi động cơ nguội, lúc xupap đóng hoàn toàn Vào cuối thời kỳ nén, khi piston ở điểm chết trên, các xupap nạp và xả đóng kín, tiến hành điều chỉnh vào lúc này là đúng
Trên bánh đà của động cơ lúc nào cũng có dấu để xác định thời điểm này của xylanh số 1 theo thứ tự sinh công của máy,
dễ dàng xác định các thời điểm tương tự của các xylanh còn lại
2 Động cơ diesel 2 kỳ
Dựa theo hướng chuyển động của dòng khí quét, người ta chia ra kiểu quét vòng và quét thẳng
a Hệ thống trao đổi khí quét vòng
Với phương án quét vòng, dòng khí chuyển động từ cửa quét lên nắp xylanh,
sau đó theo hướng ngược lại từ nắp xylanh xuống cửa xả, dựa vào các cửa quét và
Trang 2cửa xả quanh chu vi xylanh người ta phân ra sơ đồ trao đổi khí quét vòng ngang và quét vòng về một phía
+ Sơ đồ trao đổi khí quét vòng ngang
Phương án này dùng cho nhiều loại động cơ, các cửa quét được bố trí đối diện với các cửa xả, được chế tạo có góc nghiêng với trục tâm và đường kính xylanh, chiều cao cửa xả lớn hơn chiều cao cửa quét Sơ đồ hệ thống được thể hiện trên hình 2.4
Khi piston đi xuống, đến cuối hành trình giãn nở, các cửa xả mở, từ thời điểm này đến lúc mở cửa quét, sản vật cháy
tự do xả ra khỏi xylanh
Hình 2.4 Sơ đồ trao đổi khí quét vòng ngang Piston tiếp tục đi xuống, và khi đỉnh của nó đi qua mép của cửa quét, khí nạp mới đã được nén tới áp suất lớn hơn áp suất khí quyển tràn vào xylanh qua cửa quét, đẩy phần khí cháy còn lại ra khỏi xylanh động cơ, đồng thời nạp đầy không gian
Trang 3công tác của xylanh Khi piston gần điểm chết dưới, một phần không khí thổi từ cửa quét sang cửa xả, vì thế chất lượng làm sạch xylanh kém
Sơ đồ thay đổi khí kiểu này có nhược điểm là: từ lúc đóng cửa quét đến lúc đóng cửa xả thì một phần không khí bị
rò lọt ra ngoài Do làm sạch xylanh không
Trang 4hoàn thiện và tổn thất khí nạp, nên ở hệ thống thay đổi khí
quét vòng ngang, lượng khí sót tăng lên
+ Sơ đồ trao đổi khí quét vòng về một phía
Sơ đồ hệ thống được thể hiện trên hình 2.5
Hình 2.5 Sơ đồ trao đổi khí quét về 1 phía của
động cơ MAN
a cửa quét; b
cửa xả
Ở sơ đồ này, các cửa quét a và cửa xả b được bố trí về một phía, đường ống xả, bình chứa khí quét bố trí về một bên, làm giảm chiều rộng động cơ Các cửa xả được bố cao hơn các cửa quét Khi piston dịch chuyển xuống phía dưới, các cửa xả được mở ra, lúc này diễn ra quá trình xả tự do Piston tiếp tục dịch chuyển và mở cửa quét Lúc này diễn ra các quá trình quét và xả cưỡng bức cho đến khi đóng cửa quét Độ nghiêng xuống của các cửa quét và độ lõm của đỉnh piston tạo nên hướng chuyển động của dòng khí về phía đỉnh, sau đó quét dọc
Trang 5lên nắp xylanh và quay trở lại về cửa xả Như vậy không khí nạp qua các cửa quét chuyển động vòng theo xylanh Phần lớn thời gian của thời kỳ này, không khí nạp vào xylanh đẩy sản vật cháy ra ngoài Gần cuối thời kỳ diễn ra sự hòa trộn không khí với khí xả và tổn thất qua cửa xả Trong các động
cơ có sơ đồ thay đổi khí quét vòng về một phía, chất
Trang 6lượng làm sạch xylanh tốt hơn ( r = 0,05 0,09 ), nhưng suất tiêu hao không khí quét không lớn ( a = 1,6 )
Sau khi đóng các cửa quét, các cửa xả còn mở nên piston dịch chuyển đi lên sẽ gây ra tổn thất khí nạp Để rút ngắn thời kỳ này, các cửa quét được chế tạo cao dần từ tâm
ra ngoài, còn các cửa xả thì ngược lại