1.2 Định nghĩa và hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh Định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng
Trang 1CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1 Tên môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh
2 Thời lượng: 2 tín chỉ
- Nghe giảng: 70%
- Thảo luận: 30%
3 Trình độ: Dùng cho sinh viên không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh trình độ đại học, cao đẳng
4 Điều kiện tiên quyết:
Sinh viên phải học xong môn học Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác-Lênin.
5 Mục tiêu môn học:
- Cung cấp những hiểu biết có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị vănhoá Hồ Chí Minh
- Tiếp tục cung cấp những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin
- Cùng với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin tạo lập
những hiểu biết về nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng và của cáchmạng nước ta
- Góp phần xây dựng nền tảng đạo đức con người mới
6 Mô tả vắn tắt nội dung: Ngoài chương mở đầu, nội dung môn học gồm 7 Chương:
Chương I, trình bày về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh;
từ Chương II đến Chương VII trình bày những nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ ChíMinh theo mục tiêu môn học
7 Nhiệm vụ của sinh viên:
- Phải nghiên cứu giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng.Chuẩn bị thảo luận và đọc, sưu tầm các tư liệu có liên quan đến nội dung của chương
- Dành thời gian cho việc nghiên cứu trước bài giảng dưới sự hướng dẫn củagiảng viên
Trang 2- Tham dự các buổi thảo luận, các buổi lên lớp theo quy định.
8 Tài liệu học tập:
- Chương trình môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh của Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành theo QĐ số 52/2008
- Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên
soạn, Nxb Chính trị quốc gia xuất bản, 2009
- Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh do Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn
giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ đạo biênsoạn, xuất bản năm 2003 và tái bản năm 2008
- Sách tham khảo: các tài liệu hướng dẫn học tập, nghiên cứu Tư tưởng Hồ ChíMinh của Ban Tuyên giáo TW
- Hồ Chí Minh Toàn tập (12 tập), Tuyển tập (3 tập), CD-ROM Hồ Chí Minhtoàn tập
- Các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng
9 Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: Theo quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hiện hành
(Quy chế 43/2008)
10 Nội dung chi tiết môn học (đính kèm):
Trang 3CHƯƠNG MỞ ĐẦU (2 tiết):
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ
Ý NGHĨA HỌC TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
I ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1 Khái niệm tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1 Khái niệm tư tưởng và nhà tư tưởng
Tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là biểu hiện quan hệ của con
người với thế giới xung quanh Trong thuật ngữ “tư tưởng Hồ Chí Minh”, khái niệm
“tư tưởng” có ý nghĩa ở tầm khái quát triết học, là một hệ thống những quan điểm,quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học nhất quán, đại biểucho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, được hình thành trên cơ sở thựctiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực
Theo V.I.Lênin, nhà tư tưởng là người biết giải quyết trước người khác tất cả
những vấn đề chính trị - sách lược, các vấn đề tổ chức, về những yếu tố vật chất củaphong trào không phải một cách tự phát
1.2 Định nghĩa và hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh
Định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống
quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từcách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của
sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta,đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc,giải phóng giai cấp và giải phóng con người”1
Từ định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra bản chất cách mạng, khoa học; nguồngốc tư tưởng, lý luận; nội dung cơ bản nhất và giá trị, ý nghĩa, sức hấp dẫn, sức sốnglâu bền của tư tưởng Hồ Chí Minh
Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm về cách mạng Việt
Nam, bao gồm:
- Tư tưởng về cấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc;
- Tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội;
Minh (2003), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.19.
Trang 4- Tư tưởng về Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế;
- Tư tưởng về dân chủ, Nhà nước của dân, do dân, vì dân;
- Tư tưởng về văn hoá, đạo đức,…
Cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh: là một hệ thống lý luận, tư tưởng Hồ Chí
Minh có cấu trúc logic chặt chẽ và có hạt nhân cốt lõi, đó là tư tưởng về độc lập dântộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội; độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội nhằm giảiphóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người
2 Đối tượng và nhiệm vụ của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của môn học tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan
điểm, quan niệm, lý luận về cách mạng Việt Nam trong dòng chảy của thời đại mới màcốt lõi là tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; đồng thời là quátrình vận động, hiện thực hoá các quan điểm, lý luận đó trong thực tiễn cách mạngViệt Nam
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cơ sở khách quan và chủ quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Các giai đoạn hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Nội dung, bản chất cách mạng, khoa học, đặc điểm các quan điểm trong hệthống tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Vai trò nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của tư tưởng Hồ Chí Minhđối với cách mạng Việt Nam;
- Quá trình nhận thức, vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh qua các giaiđoạn cách mạng của Đảng và Nhà nước ta;
- Các giá trị tư tưởng, lý luận của Hồ Chí Minh đối với kho tàng tư tưởng, lýluận cách mạng thế giới của thời đại
3 Mối quan hệ với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
và môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
3.1 Quan hệ với môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác-Lênin, là sự vận dụng sáng tạo
và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể Việt Nam, vì vậy, môn tư
Trang 5tưởng Hồ Chí Minh với môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin có
mối quan hệ biện chứng chặt chẽ, thống nhất
3.2 Quan hệ với môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trong quan hệ với bộ môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận tư tưởng của Đảng, nhưng với tư cách là
bộ phận nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng, là cơ sở khoa học cùngvới chủ nghĩa Mác-Lênin để xây dựng đường lối, chiến lược, sách lược đúng đắn Như
vậy, môn học tư tưởng Hồ Chí Minh gắn bó chặt chẽ với môn Đường lối cách mạng
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Cơ sở phương pháp luận
Nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn học tư tưởng Hồ Chí Minh phải trên cơ sởthế giới quan, phương pháp luận khoa học học của chủ nghĩa Mác-Lênin và bản thâncác quan điểm có giá trị phương pháp luận của Hồ Chí Minh Trong đó, các nguyên lýtriết học Mác-Lênin với tư cách là phương pháp luận chung của các ngành khoa họccần được sử dụng như một công cụ tư duy quan trọng Dưới đây là một số nguyên tắcphương pháp luận trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Bảo đảm sự thống nhất nguyên tắc tính Đảng và tính khoa học;
- Quan điểm thực tiễn và nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn;
- Quan điểm lịch sử - cụ thể;
- Quan điểm toàn diện và hệ thống;
- Quan điểm kế thừa và phát triển;
- Kết hợp nghiên cứu các tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo cách mạng của Hồ ChíMinh
2 Các phương pháp cụ thể
- Phương pháp chung nhất: phương pháp lịch sử và phương pháp logic;
- Các phương pháp liên ngành khoa học Xã hội nhân văn, Lý luận chính trị;
- Các phương pháp cụ thể: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê trắclượng, văn bản học, điều tra điền dã, phỏng vấn nhân chứng lịch sử,…
III Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP MÔN HỌC ĐỐI VỚI SINH VIÊN
1 Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác
Trang 6Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với đờisống cách mạng Việt Nam; làm cho tư tưởng của Người ngày càng giữ vai trò chủ đạotrong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ nước ta.
Bồi dưỡng, củng cố cho sinh viên, thanh niên lập trường, quan điểm cách mạngtrên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lậpdân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội…
2 Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị
Tư tưởng Hồ Chí Minh giáo dục đạo đức, tư cách, phẩm chất cách mạng chocán bộ, đảng viên và toàn dân biết sống hợp đạo lý, yêu cái tốt, cái thiện, ghét cái ác,cái xấu Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh giúp nâng cao lòng tự hào về Người, về ĐảngCộng sản, về Tổ quốc Việt Nam, tự nguyện “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theogương Bác Hồ vĩ đại”
Trang 7CHƯƠNG I (4 tiết):
CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
I CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1 Cơ sở khách quan
1.1 Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Bối cảnh thời đại (quốc tế):
- Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang giai đoạn độcquyền đã xác lập quyền thống trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới;
- Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thành công đã nêu lên một tấm gươngsáng về sự giải phóng các dân tộc bị áp bức, “mở ra trước mắt họ thời đại cách mạngchống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc” (t.8, tr.562)1
- Với sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (3-1919), phong trào công nhân trong cácnước tư bản chủ nghĩa phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộcđịa phương Đông càng có mối quan hệ mật thiết hơn trong cuộc đấu tranh chống kẻthù chung là chủ nghĩa đế quốc
Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:
- Chính quyền triều Nguyễn đã từng bước khuất phục trước cuộc xâm lược của
tư bản Pháp; các cuộc khởi nghĩa vũ trang theo hệ tư tưởng phong kiến đã thất bại;
- Các phong trào yêu nước do các sĩ phu có tư tưởng tiến bộ, thức thời nhưPhan Bội Châu, Phan Chu Trinh,… đều không thành công
1.2 Những tiền đề tư tưởng - lý luận
Giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam
Hồ Chí Minh là một trong những người con ưu tú của dân tộc Trong mấy nghìnnăm phát triển của lịch sử, dân tộc Việt Nam đã tạo ra anh hùng thời đại – Hồ ChíMinh người anh hùng dân tộc Tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết bắt nguồn từ truyềnthống của dân tộc, là sự kế thừa và phát triển các giá trị văn hoá dân tộc Trong đó chú
ý đến các giá trị tiêu biểu:
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trang 8- Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước đãhình thành cho dân tộc Việt Nam các giá trị truyền thống phong phú, bền vững Đó là
ý thức về chủ quyền quốc gia dân tộc, tự lực, tự cường, yêu nước… tạo động lực mạnh
Việt Nam, cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc: “Lúc đầu chính là chủ nghĩa
yêu nước chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã giúp tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc
tế III” (t.10, tr.128).
Tinh hoa văn hóa nhân loại
Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã được trang bị và hấp thụnền Quốc học và Hán học khá vững vàng, chắc chắn Trên hành trình cứu nước, Người
đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, vốn sống, vốn kinh nghiệm để làm giàu tri thứccủa mình và phục vụ cho cách mạng Việt Nam
Đối với văn hoá phương Đông, Người đã tiếp thu tư tưởng của Nho giáo, Phật
giáo, và tư tưởng tiến bộ khác:
Nho giáo nói chung và Khổng giáo nói riêng là khoa học về đạo đức và phép
ứng xử, tư tưởng triết lý hành động, lý tưởng về một xã hội bình trị Đặc biệt Nho giáo
đề cao văn hoá, lễ giáo và tạo ra truyền thống hiếu học trong dân Đây là tư tưởng tiến
bộ hơn hẳn so với các học thuyết cổ đại Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng phê phán Nhogiáo có tư tưởng tiêu cực như bảo vệ chế độ phong kiến, phân chia đẳng cấp (quân tử
và tiểu nhân), trọng nam khinh nữ, chỉ đề cao nghề đọc sách Hồ Chí Minh đã chịu ảnhhưởng của Nho giáo rất nhiều dựa trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
Phật giáo vào Việt Nam từ sớm và có ảnh hưởng rất mạnh đối với Việt Nam.
Phật giáo có tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, Phật giáo cũng đề cao
Trang 9nếp sống đạo đức, trong sạch, chăm làm điều thiện, coi trọng lao động Phật giáo vàoViệt Nam kết hợp với chủ nghĩa yêu nước sống gắn bó với dân, hoà vào cộng đồngchống kẻ thù chung của dân tộc là chủ nghĩa thực dân.
Tư tưởng dân chủ tiến bộ như chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn có ảnh hưởng
đến tư tưởng Hồ Chí Minh, vì Người tìm thấy những điều phù hợp với điều kiện của cáchmạng nước ta: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc
Hồ Chí Minh cũng chịu ảnh hưởng sâu rộng của nền văn hoá dân chủ và cách
mạng phương Tây như: tư tưởng tự do, bình đẳng trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Đại cách mạng Pháp 1791; tư tưởng dân chủ, về quyền sống, quyền tự
do, quyền mưu cầu hạnh phúc trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776 Trước khi ra
nước ngoài, Người đã nghe thấy ba từ Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái Lần đầu sangPháp, Hồ Chí Minh đã thể hiện bản lĩnh, nhân cách phẩm chất cao thượng, tư duy độclập tự chủ Người đã nhìn thấy mặt trái của “lý tưởng” tự do, bình đẳng, bác ái Đồngthời, Người cũng tiếp thu tư tưởng của những nhà Khai sáng Pháp như Voltaire,Rousso, Montesquieu…
Thiên chúa giáo là tôn giáo lớn của phương Tây Hồ Chí Minh quan niệm tôn
giáo là văn hoá Điểm tích cực nhất của Thiên chúa giáo là lòng nhân ái
Hồ Chí Minh là nhà marxist tỉnh táo và sáng suốt, biết khai thác, tiếp thu cóchọn lọc những yếu tố tích cực của tư tưởng văn hoá phương Đông cũng như phươngTây để phục vụ cho sự nghiệp của cách mạng Việt Nam Người dẫn lời của Lênin:
“Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những hiểu biết quý báu của các đời trước để lại” (t.6, tr.46).
Chủ nghĩa Mác-Lênin
Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất của tưtưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩa
Mác-Lênin ở thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên giành độc lập, tự do “Chủ nghĩa
Mác-Lênin đối với chúng ta… là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội…” Vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin thể hiện:
- Quyết định bản chất thế giới quan khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Quyết định phương pháp hành động biện chứng của Hồ Chí Minh;
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam, là tư tưởng Việt
Trang 10Nam thời Hiện đại.
Sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin ở Hồ Chí Minh nổi lên một sốđiểm đáng chú ý:
Một là, khi ra đi tìm đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc đã có một vốn học
vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo, Người đã phân tích, tổng kết các phongtrào yêu nước Việt Nam chống Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Người tựhoàn thiện vốn văn hoá, vốn chính trị, vốn sống thực tiễn phong phú nhờ đó Người
đã tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin như một lẽ tự nhiên, “tất yếu khách quan và hợpvới quy luật” Chủ nghĩa Mác-Lênin là bộ phận văn hoá đặc sắc nhất của nhân loại:tinh tuý nhất, cách mạng nhất, triệt để nhất và khoa học nhất;
Hai là, Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lênin là tìm con đường giải
phóng cho dân tộc Người hồi tưởng lần đầu tiếp xúc với chủ nghĩa Lênin, “Khi ấy
ngồi một mình trong phòng mà tôi nói to lên như đang đứng trước đông đảo quần chúng: Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta! Đây là con đường giải phóng cho chúng ta”;
Ba là, Người vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin theo phương pháp marxist và theo
tinh thần phương Đông, không sách vở, không kinh viện, không tìm kết luận có sẵn
mà tự tìm ra giải pháp riêng, cụ thể cho cách mạng Việt Nam
Thế giới quan và phương pháp luận Mác-Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tổng kếtkiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để tìm ra con đường cứu nước: “trong cuộc đấutranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác-Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểuđược rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dântộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới” (t.10, tr.128) “Chính là do cốgắng vận dụng những lời dạy của Lênin, nhưng vận dụng một cách sáng tạo, phù hợpvới thực tế Việt Nam ngày nay, mà chúng tôi đã chiến đấu và giành được thắng lợi tolớn” (t.12, tr.476)
2 Nhân tố chủ quan
Khả năng tư duy, trí tuệ của Hồ Chí Minh
- Không ngừng quan sát, nhận xét thực tiễn, làm phong phú thêm sự hiểu biếtcủa mình;
Trang 11- Khám phá các quy luật vận động xã hội, đời sống văn hoá và cuộc đấu tranhcủa các dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể để khái quát thành lý luận, đem lý luận chỉ đạohoạt động thực tiễn và được kiểm nghiệm trong thực tiễn.
Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động, tổng kết thực tiễn:
- Hồ Chí Minh có tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo, có óc phê phán tinhtường và sáng suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thếgiới;
- Người không ngừng học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức, vốn kinh nghiệm đấutranh của các phong trào giải phóng dân tộc Nhân cách, phẩm chất, tài năng và trí tuệcủa Hồ Chí Minh đã giúp Người đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và tiếp thu được các giátrị văn hoá nhân loại;
- Người có tâm hồn của một người yêu nước vĩ đại, một chiến sĩ cộng sản nhiệtthành cách mạng; một trái tim yêu thương nhân dân, thương người cùng khổ, sẵn sàngchịu đựng hy sinh vì độc lập của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân Người từ mộtngười tìm đường cứu nước đã trở thành người dẫn đường cho cả dân tộc đi theo;
Nhân cách, phẩm chất, tài năng và trí tuệ đã tác động rất lớn đến việc hìnhthành và phát triển tư tưởng của Người
II QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1.Thời kỳ trước 1911: hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước
Tiếp thu truyền thống của gia đình, quê hương, đất nước
Những bài học thành, bại rút ra từ các cuộc đấu tranh chống Pháp
Nung nấu ý chí yêu nước và quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới
2.Thời kỳ 1911-1920: tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc
Tới Pháp và các nước châu Âu, nơi sản sinh những tư tưởng tự do, bình đẳng,bác ái
Kiên trì chịu đựng gian khổ, ra sức học tập và khảo sát thực tiễn
Tham gia vào các tổ chức chính trị, xã hội tiến bộ
Tìm hiểu các cuộc cách mạng thế giới
Đến với chủ nghĩa Lênin và tán thành tham gia Quốc tế Cộng sản, tìm thấy conđường cứu nước đúng đắn
Trang 123 Thời kỳ 1921-1930: hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam
Tiếp tục hoạt động và tìm hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin
Kết hợp nghiên cứu với xây dựng lý luận
Hình thành hệ thống các quan điểm về cách mạng Việt Nam:
- Chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấpcông nhân và nhân dân lao động toàn thế giới;
- Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường cáchmạng vô sản và có mối quan hệ khăng khít với cách mạng giải phóng giai cấp;
- Cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc “dân tộc cách mệnh”, đánh đuổibọn ngoại xâm, giành độc lập, tự do;
- Cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành thắng lợi cần phải thu phục, lôicuốn được nông dân, xây dựng khối liên minh công nông;
- Cách mạng muốn thành công trước hết phải có Đảng đi theo chủ nghĩa Lênin lãnh đạo;
Mác Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân chứ không phải việc củamột vài người
4 Thời kỳ 1930-1945: vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng
Giữ vững lập trường quan điểm trước khuynh hướng "tả khuynh" của Quốc tếcộng sản
Theo sát tình hình để chỉ đạo cách mạng trong nước
Xây dựng và hoàn thiện chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc, xác lập tưtưởng độc lập, tự do dẫn tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945
Tư tưởng về các quyền dân tộc cơ bản (trong Tuyên ngôn độc lập).
5 Thời kỳ 1945-1969: tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, hoàn thiện
Đây là thời kỳ mà Hồ Chí Minh cùng trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân tavừa tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp, vừa xây dựng chế độ dân chủ nhândân mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ; tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹcứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Tư tưởng Hồ Chí Minh có bướcphát triển mới:
- Tư tưởng kết hợp kháng chiến với kiến quốc
Trang 13- Tư tưởng về chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, kháng chiến lâu dài,dựa vào sức mình là chính.
- Tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân
- Tư tưởng và chiến lược về con người của Hồ Chí Minh
- Xây dựng Đảng Cộng sản với tư cách là một đảng cầm quyền
- Về quan hệ quốc tế và đường lối đối ngoại
Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành trên cơ sở khoa học và cách mạng, có quátrình trưởng thành liên tục trong đấu tranh cách mạng chống kẻ thù, chống nhận thứcchưa phù hợp giữa trong nước và quốc tế về cách mạng Việt Nam Tư tưởng Hồ ChíMinh là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới, là ngọn cờthắng lợi của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, vì giải phóngdân tộc và chủ nghĩa xã hội
III GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1 Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát triển dân tộc
1.1 Tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của dân tộc và thời đại, nó trường tồn, bấtdiệt, là tài sản vô giá của dân tộc ta
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn, với những hoạtđộng cách mạng của Người Ngày nay, tư tưởng đó bao gồm một hệ thống những quanđiểm lý luận, tư tưởng về chiến lược, sách lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, về sự cải biến cách mạng đối với thế giới, vềđạo đức, phong cách, phương pháp Hồ Chí Minh, về việc hiện thực hoá các tư tưởng
ấy trong đời sống xã hội… đang soi sáng cho chúng ta
1.2 Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng và nhân dân ta trên con đường thựchiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lốicách mạng đúng đắn, là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn dân ta đi tới thắnglợi Qua thực tiễn cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng toả sáng, chiếm lĩnhtrái tim, khối óc của hàng triệu, hàng triệu con người
Trang 142 Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự phát triển thế giới
đó có cả các vấn đề về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội, về hoà bình,hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc,… có gía trị to lớn về mặt lý luận và đang trở thànhhiện thực của nhiều vấn đề quốc tế ngày nay
2.2 Tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người
Đóng góp lớn nhất của Hồ Chí Minh đối với thời đại là từ việc xác định conđường cứu nước đúng đắn cho dân tộc đến việc xác định được một con đường cáchmạng, một hướng đi và tiếp theo đó là một phương pháp để thức tỉnh hàng trăm triệungười bị áp bức trong các nước thuộc địa lạc hậu: “… trong thời đại đế quốc chủnghĩa, ở một nước thuộc địa nhỏ, với sự lãnh đạo của giai cấp vô sản và đảng của nó,dựa vào quần chúng nhân dân rộng rãi trước hết là nông dân và đoàn kết được mọitầng lớp nhân dân yêu nước trong mặt trận thống nhất, với sự đồng tình và ủng hộ củaphong trào cách mạng thế giới, trước hết là của phe xã hội chủ nghĩa hùng mạnh, nhândân nước đó nhất định thắng lợi” (t.9, tr.315-316)
2.3 Cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả
- “… cuộc chiến đấu của Người sẽ là kim chỉ nam cho tất cả các dân tộc đangđấu tranh, cho thanh niên và cho các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới” (Bumedien - Chủtịch Hội đồng Bộ trưởng Algieri)
- “Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày nay là ngôi sao trên bầu trời của cách mạng xãhội chủ nghĩa, của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc, đang chỉ đường cho chúng tabằng ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin Trong sự nghiệp của chúng ta, nhất địnhNgười sẽ sống mãi” (R Arixmendi - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Urugoay)
Trang 15CHƯƠNG II (4 tiết):
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC
VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
I TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC
1 Vấn đề dân tộc thuộc địa
1.1 Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa
Xuất phát từ nhu cầu khách quan của dân tộc Việt Nam, đặc điểm của thời đại,
Hồ Chí Minh dành sự quan tâm đến các thuộc địa, vạch ra thực chất của vấn đề dân
tộc ở thuộc địa là đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, xoá bỏ ách thống trị, áp bức,
bóc lột của nước ngoài, giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập Nhà nước dân tộc độc lập.
Từ thực tiễn phong trào cứu nước của cha ông và lịch sử nhân loại, Hồ ChíMinh khẳng định phương hướng phát triển của dân tộc trong bối cảnh thời đại mới làchủ nghĩa xã hội: “làm tư dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”(t.3, tr.1)
1.2 Độc lập dân tộc - nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa
Cách tiếp cận từ quyền con người:
Hồ Chí Minh hết sức trân trọng quyền con người, như quyền bình đẳng, quyềnđược sống tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc “Đó là những lẽ phải không ai chối cãiđược” Nhưng từ quyền con người, Hồ Chí Minh đã khái quát và nâng cao thànhquyền dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nàocũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” (t.4, tr.1)
Nội dung của độc lập dân tộc
Tất cả các dân tộc trên thế giới phải được độc lập hoàn toàn và thật sự Độc lậptrên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, toàn vẹn lãnh thổ Mọi vấn
đề của chủ quyền quốc gia do dân tộc đó tự quyết định
Theo Hồ Chí Minh độc lập tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộcđịa và theo nguyên tắc: Nước Việt Nam là của người Việt Nam, do dân tộc Việt Namquyết định, nhân dân Việt Nam không chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài
Trong hành trình tìm đường cứu nước cho dân tộc, ngay khi còn ở Pháp,
Trang 16Nguyễn Ái Quốc đã đấu tranh để:
Một là, đòi quyền bình đẳng về chế độ pháp lý cho người bản xứ Đông Dương
như đối với châu Âu, xoá bỏ chế độ cai trị bằng sắc lệnh, thay thế bằng chế độ đạoluật
Hai là, đòi quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân: tự do ngôn luận, tự do
báo chí, hội họp, tự do cư trú
Độc lập, tự do là quyền tự nhiên của dân tộc, thiêng liêng và vô cùng quý giá:
“Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi Đấy là tất cả những điều tôi muốn;đấy là tất ca rnhững điều tôi hiểu”
Độc lập, tự do còn thể hiện ở mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nênchiến thắng của cách mạng Việt Nam là: đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến, làmcho nước Nam hoàn toàn độc lập Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Hồ Chí
Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập và khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền
hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập Toàn thể dân tộcViệt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ quyền
tự do độc lập ấy” (t.4, tr.4).
Hoà bình chân chính trong nền độc lập dân tộc để nhân dân xây dựng cuộc sống
ấm no, hạnh phúc cũng là quyền cơ bản của dân tộc Hoà bình không thể tách rời độclập dân tộc, và muốn có hoà bình thật sự thì phải có độc lập thật sự Hồ Chí Minh đãnêu: “Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hoà bình Nhưng nhân dân chúng tôicũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ độc lập và chủ quyền thiêng liêng nhất:toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước” (t.4, tr.496) Người nêu lênchân lý có giá trị cho mọi thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” - khẩu hiệuhành động của dân tộc Việt Nam đồng thời cũng là nguồn cổ vũ các dân tộc bị áp bứctrên toàn thế giới đang đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân
1.3 Chủ nghĩa dân tộc - một động lực lớn của đất nước
Do kinh tế lạc hậu, sự phân hoá giai cấp chưa triệt để, vì thế “cuộc đấu tranhgiai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây”, điều này có ý nghĩa đối với các dântộc phương Đông: có sự tương đồng lớn, dù là ai, cũng đều là nô lệ mất nước
Chủ nghĩa dân tộc bản xứ là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa dân tộc chânchính, động lực to lớn để phát triển đất nước Nguyễn Ái Quốc kiến nghị Quốc tếCộng sản “Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản Khi chủnghĩa dân tộc của họ thắng lợi nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủnghĩa Quốc tế” (t.1, tr.467)
Trang 17Hồ Chí Minh thấy rõ sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc với tư cách là chủ nghĩayêu nước chân chính của các dân tộc thuộc địa Đó là sức mạnh chiến đấu và thắnglợi trước bất cứ thế lực ngoại xâm nào: “Chính do tinh thần yêu nước mà quân đội vànhân dân ta đã mấy năm trường chịu đựng trăm đắng nghìn cay, kiên quyết đánh chotan bọn thực dân cướp nước và bọn Việt gian phản quốc, kiên quyết xây dựng mộtnước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, tự do, phú cường, một nước Việt Namdân chủ mới” (t.6, tr.172-173).
2 Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
2.1 Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ chặt chẽ với nhau
Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề dân tộc, đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêunước, nhưng Người luôn luôn đứng trên quan điểm giai cấp để nhận thức và giải quyếtvấn đề dân tộc
2.2 Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Ngay khi quyết định phương hướng giải phóng và phát triển dân tộc theo conđường của cách mạng vô sản, ở Hồ Chí Minh đã có sự gắn bó thống nhất giữa dân tộc
và giai cấp, dân tộc vad quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Năm 1930, trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Hồ Chí Minh xác
định con đường của cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: làm “tư sản dânquyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” (t.3, tr1)
Năm 1960, Hồ Chí Minh xác định “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sảnmới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏiách nô lệ” (t.10, tr.128)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự gắn bó giữa độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hộivừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đạicách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dântộc với các mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người Do
đó “giành được độc lập rồi phải tiến lên Chủ nghĩa xã hội”, vì mục tiêu của Chủ nghĩa
xã hội là “làm sao cho dân giàu, nước mạnh”, “là mọi người được ăn no, mặc ấm, sungsướng, tự do” Người cũng nói: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn với yêu Chủ nghĩa
xã hội, vì có tiến lên Chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổquốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm Chủ nghĩa yêu nước truyền thống đã phát triểnthành chủ nghĩa yêu nước hiện đại, độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội
Trang 182.3 Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp
Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm giai cấp, nhưng đồngthời đặt vấn đề giai cấp trong vấn đề dân tộc Giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị củachủ nghĩa thực dân là điều kiện để giải phóng giai cấp Vì thế, lợi ích của giai cấp phảiphục tùng lợi ích dân tộc: “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộcgiải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toànthể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp
đến vạn năm cũng không đòi lại được” (Văn kiện Đảng toàn tập, t.7, tr.113).
2.4 Giữ vững độc lập của dân tộc mình đồng thời tôn trọng độc lập của các dân tộc khác
Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập dân tộc mình mà còn đấu tranhcho tất cả các dân tộc bị áp bức: “Chúng ta phải tranh đấu cho tự do, độc lập của cácdân tộc khác như là đấu tranh cho dân tộc ta vậy”
Hồ Chí Minh nêu cao tinh thần tự quyết của dân tộc, song không quên nghĩa vụquốc tế cao cả của mình trong việc giúp đỡ các Đảng Cộng sản ở một số nước ĐôngNam Á, ủng hộ nhân dân Trung Quốc chống Nhật, ủng hộ Lào và Campuchia chốngPháp “Giúp bạn là tự giúp mình”, bằng thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà đóng gópvào thắng lợi chung của cách mạng thế giới
II TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
1 Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc
1.1 Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa
Theo Hồ Chí Minh, mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thuộc địa phương Đông là
mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức và chủ nghĩa thực dân Do đó, ở các nước thuộcđịa, trước hết phải tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
Đối tượng của cách mạng ở thuộc địa không phải là giai cấp tư sản bản xứ,
càng không phải là giai cấp địa chủ nói chung, mà là chủ nghĩa thực dân và tay saiphản động
Yêu cầu bức thiết của nhân dân các nước thuộc địa là độc lập dân tộc Vì vậy,
tính chất và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở thuộc địa là giải phóng dân tộc Hội
nghị BCH Trung ương lần thứ tám (5-1941) do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì đã kiênquyết giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, nhấn mạnh đó là “nhiệm vụ bức thiếtnhất”, chủ trương tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”, chỉ tiến hành nhiệm vụ
đó ở một mức độ thích hợp nhằm phục vụ cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc
Trang 191.2 Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc
Cách mạng giải phóng dân tộc nhằm đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thựcdân, giành độc lập dân tộc và thiết lập chính quyền của nhân dân
Mục tiêu cấp thiết của cách mạng ở thuộc địa chưa phải là giành quyền lợi riêngbiệt của mỗi giai cấp, mà là quyền lợi chung của toàn dân tộc
- Giành chính quyền về tay nhân dân
2 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản
2.1 Rút bài học từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước đó
- Con đường cứu nước theo lập trường phong kiến
- Con đường cứu nước theo lập trường tư sản
- Khủng hoảng về đường lối cứu nước
2.2 Cách mạng tư sản là không triệt để
- Cách mạng tư sản Mỹ
- Cách mạng tư sản Pháp
2.3 Con đường giải phóng dân tộc
- Cả hai cuộc giải phóng giai cấp vô sản và dân tộc bị áp bức chỉ có thể là sựnghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới
- Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác conđường cách mạng vô sản
3 Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo
3.1 Cách mạng trước hết phải có Đảng
- Yêu cầu tổ chức và giác ngộ quần chúng
- Phải liên lạc với cách mạng thế giới
- Phải có cách làm đúng
3.2 Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất
- Đảng mang bản chất giai cấp công nhân
- Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc
Trang 204 Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc
4.1 Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng bị áp bức
- Một cuộc khởi nghĩa phải được chuẩn bị trong quần chúng
- Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp chung của toàn dân tộc
- Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi
4.2 Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc
- Lực lượng toàn dân tộc
- Động lực cách mạng
- Bạn đồng minh của cách mạng
5 Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
5.1 Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo
- Sức sống của chủ nghĩa tư bản tập trung ở các thuộc địa
- Khả năng cách mạng to lớn của nhân dân các dân tộc thuộc địa
- Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn ở các nước đang đấu tranh giành độclập
- Công cuộc giải phóng nhân dân thuộc địa chỉ có thể thực hiện được bằng sự
nỗ lực tự giải phóng
5.2 Quan hệ của cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc
- Cùng chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc
- Quan hệ bình đẳng với cách mạng vô sản
- Cách mạng giải phóng dân tộc có thể giành thắng lợi trước
6 Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực
6.1 Quan điểm về bạo lực cách mạng
- Tính tất yếu của con đường cách mạng bạo lực
- Bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng
- Hình thức của bạo lực cách mạng
6.2 Tư tưởng bạo lực cách mạng gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân đạo và hòa bình