1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những nhân tố đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.DOC

21 2,5K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 264 KB

Nội dung

Những nhân tố đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Trang 1

tế điều đó được thể hiện ở sự tồn tại và phát triển kinh tế hàng hoá nhiềuthành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa Xuất phát từ một nền sản xuấtnhỏ là phổ biến, chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội trên cơ sở nền kinh tế sảnxuất hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước thì xu hướng phát triển tư bảnchủ nghĩa tất yếu nảy sinh Đây là xu hướng tồn tại khách quan, thể hiện sựvận động tự nhiên của lịch sử Sẽ là không đúng nếu cho rằng kinh tế nhiềuthành phần vận hành theo cơ chế thị trường thì không tránh được con đường

tư bản chủ nghĩa Nhưng cũng là chủ quan, giản đơn nếu không thấy được sựchệch hướng phát triển là một nguy cơ thực sự Vậy đâu là những nhân tốđảm bảo tính định hướng xã hội cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa ở nước ta hiện nay? Chúng có vai trò như thế nào?

Rõ ràng, việc nhận thức và đánh giá đúng các nhân tố đảm bảo tính địnhhướng xã hội chủ nghĩa cho nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay là mộtvấn đề rất quan trọng và thiết yếu Xuất phát từ thực tế đó, em lựa chọn đề tài

“ Những nhân tố đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tếthị trường ở Việt Nam” làm đề tài cho bộ môn Kinh tế chính trị Do sự hạnhẹp về kiến thức và trình độ, nên bài viết của em sẽ còn nhiều hạn chế Kínhmong nhận được sự giúp đỡ của thầy

Trang 2

I Những vấn đề chung, cơ sở lý thuyết và thực tiễn.

Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trườngtrong điều kiện nước ta hiện nay có hai xu hướng phát triển: định hướng xãhội chủ nghĩa hay tự phát chủ nghĩa tư bản Phát triển theo xu hướng này hay

xu hướng kia, điều đó phụ thuộc chặt chẽ vào vai trò điều tiêt nền kinh tế củaNhà nước và phụ thuộc vào bản chất của nền kinh tế đang phát triển

1 Các khái niệm cơ bản

Nước ta đang thực hiện chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trungsang kinh tế h àng hoá Mô hình kinh tế nhà nước của VN được xác định lànền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ,vận động theo cơ chế tập trung có sựquản lí của nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa

Kinh tế nhà nước (KTNN) được hiểu là toàn bộ các doanh nghiệp, các

cơ sở sản xuất kinh doanh; cơ sở khoa học công nghệ … mà toàn bộ tài sảnthuộc sở hữu toàn dân và một bộ phận thuộc sở hữu hỗn hợp (các công ty cổphần Nhà nước mua cổ phiếu khống chế)

2 Tính tất yếu khách quan của các nhân tố ảnh hưởng.

a Tính tất yếu sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Vai trò quản lý, điều tiết kinh tế của Nhà nước là một yếu tố không thểthiếu được, một đòi hỏi khách quan của sự phát triển nền kinh tế Hơn nữa,như thực tế ở nhiều nước đã chỉ ra,chức năng kinh tế của nhà nước và hiệuquả hoạt động của nó trên lĩnh vực này đã trở thành thước đo và sức mạnh củabản thân nhà nước, cũng như sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội

Vai trò kinh tế,chức năng kinh tế của nhà nước đối với sự phát triển củanền kinh tế hiện đại rất lớn Nói như vậy không có nghĩa là nhà nước muốntác động, can thiệp vào kinh tế như thế nào cũng được Sự can thiệp của nhànước vào kinh tế tự thân nó không phải là điều xấu, ngược lại trở nên khôngthể thiếu được.Tuy nhiên, ở đây đòi hỏi nhà nước phải có sự tác động đúngtheo yêu cầu của các quy luật kinh tế, các quy luật của thị trường,trên cơ sở

đó mà khắc phục những khuyết tật của thị trường và định hướng sự phát triểnkinh tế theo một xu hướng, một khả năng khách quan nào đó Ở nước ta, vaitrò điều tiết vĩ mô càng trở nên cần thiết và quan trọng là bởi:

- Nhà nước ta là đại diện của xã hội, là nhà nước của dân, do dân và vìdân Chính vì vậy, Nhà nước phải điều tiết nền kinh tế vĩ mô, nhằm hướngcác hoạt động kinh tế phục vụ cho lợi ích, đời sống của nhân dân, thực hànhtiến bộ, văn minh, và công bằng xã hội

- Nhà nước ta là đại diện của sở hữu toàn dân, nên đương nhiên phảiquản lý thành phần kinh tế nhà nước, đảm

- Nền kinh tế thị trường vận động theo cơ chế thị trường Bên cạnhnhững ưu điểm, cơ chế thị trường cũng mang không ít khuyết tật Vì vậy, Nhànước điều tiết nền kinh tế nhằm phát huy tích cực, đồng thời hạn chế nhữngkhuyết tật, làm cho nền kinh tế nước ta vận hành theo đúng định hướng xã hộichủ nghĩa

Trang 3

Cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước là phương thức vận hànhkinh tế phù hợp với nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới hiện nay Nhưngđiều đó không có nghĩa là xoá nhoà ranh giới giữa chủ nghĩa xã hội và chủnghĩa tư bản, giữa những nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa,giữa những nước phát triển theo con dường tư bản chủ nghĩa và những nướcđịnh hướng lên chủ nghĩa xã hội Thị trường không phải là mục tiêu, mà chỉ làcông cụ, biện pháp để đạt mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong những hìnhthái kinh tế-xã hội nhất định Đã là kinh tế thi trường , đương nhiên, nền kinh

tế chịu sự tác động của những quy luật vốn có của nó như quy luật giá trị, quyluật cung-cầu, quy luật lợi nhuận, sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế…Nhưng sự vận động, phát triển của nền kinh tế như thế nào, theo xu hướngnào lại tuỳ thuộc rất lớn vào bản chất xã hội-chính trị của nhà nước Kinh tếnhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước

ở nước ta khác với những nước đang phát triển là ở chỗ, định hướng xã hộichủ nghĩa, tức là định hướng sự phát triển kinh tế theo khả năng khách quan

mà chúng ta đã lựa chọn

Vì vậy, sẽ là không đúng nếu cho rằng, kinh tề nhiều thành phần vậnđộng theo cơ chế thị trường thì không tránh được con đường tư bản chủnghĩa Nhưng cũng là chủ quan, giản đơn nếu không thấy được sự chệchhướng phát triển kinh tế là một nguy cơ thực sự Có vượt qua được nguy cơnày hay không? Có định hướng được nền kinh tế theo con đường xã hội chủnghĩa hay không? Có hướng được nền kinh tế phục vụ cho mục tiêu xá hộichủ nghĩa hay không? Tất cả điều đó phụ thuộc rất lớn vào Nhà nước.Trongđiều kiện đó,việc xác định hợp lý vai trò cúa nhà nước đối với sự phát triểnkinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa rấtquan trọng

b Tính tất yếu về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Kinh tế nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo vì:

Thứ nhất, kinh tế nhà nước dựa trên chế độ công hữu (sở hữu nhà nước)

về tư liệu sản xuất, là chế độ sở hữu phù hợp với xu hướng xã hội hoá của lựclượng sản xuất Ở đây, Nhà nước đại diện cho toàn dân là chủ sở hữu các tưliệu sản xuất

Thứ hai, kinh tế nhà nước nắm giữ những vị trí then chốt, yết hầu của

nền kinh tế, do đó nó có khả năng, điều kiện chi phối các thành phần kinh tếkhác, bảo đảm nền kinh tế phát triển theo hướng đã định Ngay cả nhữngnước tư bản phát triển nhất các ngành như kết cấu hạ tầng, hang không vũ trụ,điện hạt nhân vẫn phải do nhà nước đảm nhận xây dựng và điều hành Bài học

do tư nhân hoá ồ ạt các doanh nghiệp nhà nước theo “đơn thuốc” của quỹ tiền

tệ quốc tế(IMF) và ngân hang thế giới đã dẫn đến những hậu quả thảm hạinhư ở Mexico cho chúng ta nhận thức rõ hơn về vai trò quan trọng của kinh tếnhà nước

Trang 4

Thứ ba, kinh tế nhà nước là lực lượng bảo đảm cho sự phát triển ổn định

của nền kinh tế, là lực lượng có khả năng can thiệp, điều tiết, hướng dẫn, giúp

đỡ và lien kết, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển.Điều này đặc biệt quan trọng đối với nước ta-một nước kém phát triển, mớibước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốcdân, nếu không có một khu vực kinh tế đủ mạnh thì nhà nước không thể hỗtrợ cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác vươn lên trongcuộc hợp tác và cạnh tranh với các đối tác nước ngoài Ngay cả những nước

đi theo con đường TBCN như ở Nhật Bản, Singgapo, kinh tế nhà nước vẫnđóng vai trò “bà đỡ” cho các doanh nghiệp vào những giai đoạn khó khănnhất là trong chuyển giao công nghệ, liên doanh góp vốn với nước ngoài

Thư tư, kinh tế nhà nước có thể tác động tới các thành phần kinh tế khác

không chỉ bằng các công cụ và đòn bẩy, mà còn bằng con đường gián tiếp,thông qua các thiết chế và hoạt động của kiến trúc thượng tầng XHCN Vìvây, kinh tế nhà nước phải đủ sức làm chỗ dựa cho nhà nước “của dân, do dân

và vì dân” bảo đảm thống nhất giữa phát triển kinh tế và thực hiện công bằng

xã hội- một trong những tiêu chí then chốt của nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa

Thứ năm, kinh tế nhà nước là lực lượng nòng cốt hình thành các trung

tâm kinh tế, đô thị mới, là lực lượng có khả năng đầu tư vào những vấn đềsống còn, nhưng ít ai dám đầu tư Thực tế ở Việt Nam, không có tư nhân nào

có thể nâng cấp và làm mới các tuyến đường giao thông, các nhà máy điện,không tư nhân hoặc lien doanh nào đến những vùng sâu, vùng xa để làmđường ô tô, xây dựng trạm biến thế, hoăc khi thiên tai xảy ra không tư nhânnào có thể cứu hộ, giúp đỡ được cả một địa phương, một khu vực

3 Vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đối với nền kinh tế thị trường

Trang 5

Đó là con đường một số nước đã trải qua, nhưng thực tế lịch sử cho thấy,không phải mọi con đường thẳng đều là những con đường nhanh nhất Bởiphần lớn các nước đi theo con đường này đã và đang gặp những khó khăn vớinhững mất cân đối nghiêm trọng Tình trạng nghèo đói ở nông thôn vẫn giatăng, phần lớn những người lao động là nông dân do không được tham giavào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên đã tìm cách kéo về thành thị

để tìm kiếm việc làm, tạo ra sức ép mạnh về dân cư đối với đô thị Sự chênhlệch giàu-nghèo giữa nông thôn và thành phố ngày càng kéo dài khoảng cách

đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày một chậm chạp…Rõ ràng là, nếukhông phát triển mạnh kinh tế nông nghiệp và nông thôn làm cơ sở cho quátrình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, và không tạo được công ăn việc làm chongười lao động mà phần lớn là lao động nông nghiệp, thì sẽ không có cơ sởvững chắc cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của các nước đã thực hiệnthành công quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Xuất phát từ tình hình cụthể của Việt Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định rằng,trong những năm trước mắt cần tập trung nỗ lực đẩy mạnh công nghiệp hoánông nghiệp và nông thôn, ra sức phát triển các ngành công nghiệp chế biếnnông-lâm-thuỷ sản, công nghiệp hàng tiêu dung và hang xuất khẩu, các ngành

du lịch, dịch vụ ở cả thành thị và nông thôn, đồng thời phát triển mạnh côngnghiệp chế biến và chế tạo, đặc biệt quan tâm phục hồi và phát triển ngành cơkhí, ngành điện tử và tin học

Như vậy trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đạihoá, nông nghiệp giữ vị trí hàng đầu và là hoạt động kinh tế cơ bản của dân

cư Bởi phát triển nông nghiệp sẽ giải quyết được vấn đề lương thực cho quátrình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; giải quyết được thực phẩm, hàng tiêudùng và hàng xuất khẩu, tạo ra nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, gópphần tích luỹ vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đồng thời, phát triểnnông nghiệp tạo ra việc làm cho người lao động mà đa phần là nông dân, gópphần xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn Vì vậy, phát triển nông nghiệp và kinh

tế nông thôn luôn là phương hướng được Nhà nước quan tâm

Song, kinh nghiệm lịch sử cũng cho thấy, nếu phát triển nông nghiệpthuần tuý sẽ không thể có khả năng tăng trưởng nhanh để có thể tạo được việclàm ngày một gia tăng của người của người lao động Bản thân nông nghiệpkhông thể tự đổi mới cơ sở vật chất-kĩ thuật và công nghệ, mà phải cần có sựtác động mạnh của công nghiệp và dịch vụ đối với nông nghiệp và nông thôn.Như vậy, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ cấu kinh tế có sựchuyển dịch từ cơ cấu nông-công nghiệp-dịch vụ sang có cấu công-nôngnghiệp-dịch vụ Trong đó, tuy nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển mạnh, songcông nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tỉ trọng rất lớn trong GDP và trong lao động

xã hội

Muốn đạt được mục tiêu đó, vai trò của Nhà nước không chỉ ở địnhhướng đúng mà quan trọng hơn là ở những chính sách và biện pháp cụ thể

Trang 6

Đó là những chính sách khuyến khích đầu tư và chuyển giao công nghệ đểphát triển công nghiệp nông thôn theo theo hướng đa dạng háo các ngànhnghề với quy mô vừa và nhỏ, đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường, xâydựng một số ngành trọng yếu mà nhu cầu đòi hỏi bức bách và có điều kiệnphát huy tác dụng nhanh và hiệu quả; đồng thời, phải chú trọng phát triển giáodục và đào tạo hướng tới hình thành nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của

sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

a2 Nhà nước định hướng sự phát triển các thành phần kinh tế.

Trong những năm qua, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiềuthành phần đã đưa lại những chuyển biến tích cực trong toàn bộ nền kinh tế

xã hội

Nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên các hình thức sở hữu khác nhautất nhiên có những khuynh hướng phát triển khác nhau Việc thừa nhận cáckhuynh hướng phát triển khác nhau trong nền kinh tế cũng có nghĩa là thừanhận mâu thuẫn của sự phát triển Đó là mâu thuẫn giữa xu hướng phát triển

tư bản chủ nghĩa với xu hướng phát triển xã hội chủ nghĩa Phát triển tư bảnchủ nghĩa và phát triển xã hội chủ nghĩa đều là những xu hướng khách quanbắt nguồn từ cơ sở kinh tế Sẽ là không khách quan, khoa học nếu chúng ta đềcao quá mức xu hướng phát triển xã hội chủ nghĩa đi đến loại trừ, thủ tiêu xuhướng tư bản chủ nghĩa, hoặc ngược lại Vì vậy, thừa nhận sự tồn tại kháchquan của các mặt đối lập, phân tích và giải quyết mâu thuẫn một cách khoahọc sẽ góp phần thúc đẩy sựu vận động theo đúng quy luật phát triển của lịchsử

Đối với nước ta, phát triển kinh tế tư bản không phải chỉ là giải pháp tạmthời, cần thiết cho bước khởi động của một nền kinh tế trì trệ do cơ chế tậptrung quan liêu bao cấp để lại, mà là sự phát triển lâu dài trong suốt thời kìquá độ Ở đây không chỉ đơn thuần là chấp nhận những nhân tố tư bản do chế

độ trước để lại, mà còn là sự phát triển của chủ nghĩa tư bản một cách tự giác

và chủ động Chúng ta không sợ sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, cả chủnghĩa tư bản trong nước và chủ nghĩa tư bản nước ngoài, chúng ta đangkhuyến khích cho nó phát triển vì sự cần thiết của chúng ta, vì nó đang cótiềm năng phát triển Điều đáng sợ là chúng ta để cho chủ nghĩa tư bản tự dophát triển không hướng nó vào chủ nghĩa tư bản nhà nước

Những hình thức cụ thể của chủ nghĩa tư bản nhà nước ở nước ta rất đadạng, nhưng phổ biến hơn cả là hình thức liên doanh giữa các bên chủ thể sởhữu nhà nước với sở hữu tư nhân tư bản trong nước và ngoài nước Bằng cách

đó, chúng ta nhanh chóng tranh thủ tiếp nhận công nghệ, kĩ năng, kinhnghiệm quản lý tiên tiến, tìm cách tiếp cận với thị trường khu vực và thế giới,tăng năng lực cạnh tranh, khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh trong mỗi thời

kì phát triển, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động

Đến nay đã có nhiều công ty nhà nước góp vốn với công ty tư nhân trongnước tạo ra thế và lực cho các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác và cạnh tranhvới bên ngoài, nhiều dự án đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam với tổng số

Trang 7

vốn đăng kí tương đối lớn Điều đó chứng tỏ kinh tế tư bản nhà nước khôngnhững cần thiết cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước mà còn cầnthiết cho các nhà tư bản.

Điều quan trọng ở đây là phải có Nhà nước đủ mạnh có khả năng kiểmtra, giám sát hoạt động của loại hình kinh tế tư nhân này tuân theo đúng phápluật, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài sản và các lợi ích quốc gia,bảo đảm lợi ích của người lao động Bằng những chính sách cụ thể, Nhà nướcphát huy mặt tích cực của kinh tế nhiều thành phần để phát triển kinh tế nhằmphục vụ mục tiêu xã hội chủ nghĩa Nói khác đi, Nhà nước đề ra những chínhsách cụ thể để “ lợi dụng” chủ nghĩa tư bản nhà nước nhằm khắc phục nền sảnxuất nhỏ và tăng cường lực lượng sản xuất cho chủ nghĩa xã hội.Thông quachủ nghĩa tư bản nhà nước, chúng ta mới có khả năng khắc phục triệt đểnhững hạn chế của sản xuất nhỏ Sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước, một mặt

sẽ tăng cường công nhân cả về số lượng và chất lượng, mặt khác là công cụ

để những người cộng sản chống lại tình trạng ly tán của sản xuất nhỏ để nhậpvốn,kĩ thuật, công nghệ, kinh nghiệm quản lý…nhằm thúc đẩy công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước Nhưng chủ nghĩa tư bản nhà nước không phải làmục đích mà là công cụ, phương tiện, là sách lược của giai cấp vô sản đểnhanh chóng phát triển lực lượng sản xuất, tạo cơ sở kinh tế, kỹ thuật cho chủnghĩa xã hội Vì vậy, Nhà nước bằng các chính sách cụ thể, chủ động pháttriển chủ nghĩa tư bản nhà nước có chừng mực, có giới hạn và thực hiện chứcnăng kiểm tra, kiểm soát, điều tiết đối với nó, hướng sự phát triển của nó cólợi cho quốc kế dân sinh Bằng hệ thống pháp luật, kế hoạch và các công cụđòn bẩy kinh tế, Nhà nước hạn chế sự bóc lột, hạn chế tối đa những tác độngtiêu cực của chủ nghĩa tư bản nhà nước nhằm hướng sự phát triển của nó vàomục tiêu xã hội chủ nghĩa

Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thịtrường có định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế nhà nước mà tiêu biểu hiệnnay là các doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo Nhà nước phải nắmnhững lĩnh vực kinh tế then chốt, trọng yếu chi phối các hoạt động huyếtmạch của nền kinh tế quốc dân Có như vậy, Nhà nước mới có khả năng điềutiết, chi phối các thành phần kinh tế khác, các doanh nghiệp khác, tạo điềukiện cho sự ổn định và phát triển nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên, vai trò chủđạo của kinh tế nhà nước, kinh tế quốc doanh trong điều kiện nước ta hiệnnay không chỉ dừng lại ở nghĩa đó Vai trò chủ đạo đó phải được biểu hiệntrên hai hình thức : tính chiến lược và tính hiệu quả sản xuất-kinh doanh Bằng các chính sách cụ thể, Nhà nước xây dựng một hệ thống kinh tếnhà nước đủ mạnh để bảo đảm ổn định kinh tế, khẳng định trên thực tế địnhhướng xã hội chủ nghĩa cho sự phát triển kinh tế nhiều thành phần

Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là ở chỗ nó mở đường và hỗ trợcho các thành phần kinh tế khác phát triển, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh vàbền vững của nền kinh tế, là công cụ có sức mạnh vật chất để nhà nước điềutiết và hướng dẫn nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với

Trang 8

kinh tế tập thể là nền tảng của kinh tế xã hội chủ nghĩa và là cơ sở của chế độmới Vì vậy, để kinh tế nhà nước đóng được vai trò chủ đạo, trước mắt đòi hỏiNhà nước phải đổi mới cơ chế quản lý của mình đối với thành phần kinh tếnày và phải chủ động sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.

Vấn đề quan trọng nhất để các doanh nghiệp nhà nước phát triển làngười lao động phải được bảo đảm lợi ích, khắc phục cho được tình trạngdoanh nghiệp nhà nước, tài sản nhà nước không có người làm chủ cụ thể, làmchủ trực tiếp, làm chủ một cách có trách nhiệm Cần phải tạo điều kiện chocông nhân gắn bó với doanh nghiệp, bảo đảm quyền tự chủ trong sản xuất-kinh doanh, ngăn ngừa tệ tham nhũng, bảo đảm sự kiểm soát của Nhà nướcđối với các doanh nghiệp nhà nước Muốn vậy, Nhà nước phải kiên quyết xếplại các doanh nghiệp quốc doanh, xử lý đúng đắn những xí nghiệp làm ăn thua

lỗ kéo dài, xây dựng một số doanh nghiệp nhà nước mới hoạt động năng động

và có hiệu quả, khắc phục tình trạng chồng chéo, nhiều khâu trung gian, bảođảm quyền tự chủ trong sản xuất-kinh doanh, đủ sức cạnh tranh có hiệu quảtrên thị trường trong nước và thế giới

Cùng với những doanh nghiệp nhà nước thu lợi nhuận, Nhà nước với vaitrò quản lý của mình còn thành lập các doanh nghiệp công ích không vì mụctiêu lợi nhuận Mục tiêu của các doanh nghiệp nhà nước này là phục vụ côngcộng, làm tốt các dịch vụ công cộng, thực hiện các chính sách xã hội; phục vụcho công tác an ninh-quốc phòng…Nếu thiếu các doanh nghiệp nhà nước loạinày thì xã hội khó mà tồn tại, ổn định và phát triển được Đây cũng chính làlực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chính sách xã hội, giải quyết cácvấn đề xã hội, phục vụ cho công tác an ninh-quốc phòng và hưóng các thànhphần kinh tế khác cùng tham gia giải quyết các vấn đề xã hội

Dựa vào hệ thống kinh tế nhà nước, bằng các chính sách cụ thể, Nhànước hướng các thành phần kinh tế khác cùng tham gia đầu tư vào khu vựcnông thôn để xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn, đặc biệt làthuỷ lợi và giao thông Đồng thời, Nhà nước có vai trò giúp đỡ các doanhnghiệp ở nông thôn đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, khả năng quản lý, côngnghệ, vốn cho người lao động Có như vậy mới bảo đảm được định hướng xãhội chủ nghĩa ở nông thôn

Vai trò của Nhà nước trong việc định hướng xã hội chủ nghĩa, sự pháttriển nền kinh tế nhiều thành phần còn được thể hiện ở chức năng điều tiết,kiểm tra, kiểm soát các thành phần kinh tế, bảo đảm thông nhất giữa tăngtrưởng kinh tế với công bằng xã hội, giữa chính sách kinh tế với chính sách xãhội Trên cơ sở pháp luật, bằng hệ thống các chính sách thuế, tài chính, laođộng, tiền lương, môi trường…Nhà nước tiến hành kiểm tra, kiểm kê theođịnh kì và đột xuất các thành phần kinh tế ( bảo đảm về môi trường, luật laođộng, chế độ tiền lương, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…) Thôngqua đó, Nhà nước có thể phát hiện những hành vi gian lận, vi phạm các quyđịnh, chính sách của Nhà nước, buộc các đơn vị kinh tế phải thực hiện

Trang 9

nghiêm túc trong hoạt động sản xuất kinh doanh Như vậy, cũng có nghĩa làhướng tất cả các thành phần kinh tế theo quỹ đạo xã hội chủ nghĩa.

Thông qua các cơ quan chức năng, Nhà nước kiểm soát vội tăng trưởngkinh tế và thực hiện công bằng xã hội, tức là giải quyết hài hoà giữa tăngtrưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, Tính chất định hướng xã hộichủ nghĩa của sự phát triển kinh tế nhiều thành phần đòi hỏi tăng trưởng kinh

tế phải gắn liền với những chuyển biến về mặt xã hội Nếu không thực hiệnđược điều đó thì không thể nói tới định hướng xã hội chủ nghĩa trên thực tế.Bởi lẽ, tiến bộ xã hội thực sự không thể không dựa trên cơ sở tăng trưởngkinh tế, nhưng tiến bộ xã hội, đến lượt nó lại là động lực quan trọng của tăngtrưỏng kinh tế Tất nhiên, tiến bộ xã hội mà chúng ta đề cập ở đây là tiến bộ

xã hội mang tính nhân bản sâu sắc, bao gồm sự tiến bộ của mọi cá nhân, mọigia đình và của toàn bộ công cộng Sự công bằng trong kinh tế, chính trị, xãhội được thể hiện trong phân phối thu nhập các nguồn lợi kinh tế Vì vậy, Nhànước thực hiện chức năng giám sát vói việc phân phối này, trên cơ sở đó điềuchỉnh, phân phối lại nhằm thực hiện công bằng xã hội, khắc phục mọi tìnhtrạng phân hoá giàu-nghèo, bất công, thực hiện tốt bảo hiểm xã hội…

Vai trò của Nhà nước còn thể hiện thông qua các chính sách xã hội Nhànước dần dần góp phần xây dựng một chuẩn mực giá trị đạo đức xã hội chủnghĩa cũng như một trật tự xã hội mang tính nhân văn sâu sắc thiếu điều đó,kinh tế cuối cùng sẽ không phát triển được và không thể bảo đảm được địnhhướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển kinh tế

a3 Nhà nước tạo môi trường kinh tế và khuôn khổ pháp lý cho hoạt động sản xuất-kinh doanh của các thành phần kinh tế.

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh tế diễn ra hết sức phức tạp

và đa dạng Sự tồn tại nhiều chủ thể kinh tế với những quan hệ kinh tế, quan

hệ lợi ích khác nhau, hơn nữa các thành phần kinh tế hoạt động trong môitrường cạnh tranh do quy luật kinh tế khách quan chi phối, đòi hỏi nền kinh tếphải có tính tổ chức cao và có định hương rõ rệt Trong điều kiện đó, sự canthiệp của Nhà nước vào hoạt động sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp

là rất khó khăn Vì vậy, Nhà nước cần tạo ra môi trường kinh tế pháp lý chohoạt động sản xuất-kinh doanh phát triển Trong những năm gần đây, Nhànước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật khẳng định tư cách pháp lý độclập của hang lạot các loại hình doanh nghiệp, một số nguyên tắc, cơ chế tronghoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã được thể chế hoá,quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong việc quyết định cac svấn đề vềtài sản kinh doanh cũng như hoạt động tổ chức kinh doanh khẳng định Điều

đó đã tạo điều kiện thuận lợi choc ac doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp trongnước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài yên tâm sản xuất-kinh doanh

b Vai trò của kinh tế nhà nước.

Định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường là sự vận dụng sangtạo chủ nghĩa Mac-Lênin Theo quan điểm chủa Đảng và Nhà nước, một

Trang 10

trong những nhân tố có tính chất quyết định cho định hướng ấy là thành phầnkinh tế nhà nước phải làm tốt vai trò chủ đạo của mình.

Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của nền kinh tế vận hành theo cơchế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, kinh tế nhànước được xác định là giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân Vậyhiểu vai trò chủ đạo của KTNN như thế nào? Tôi cho rằng, vai trò chủ đạocủa KTNN cần được hiểu và thực hiện trên những phương diện cơ bản nhưsau:

Thứ nhất, vai trò chủ đạo không phải biểu hiện ở số lượng các cơ sở kinh

tế của Nhà nước nhiều hay ít và cũng không phải ở tỷ trọng giá trị sản lượng

do kinh tế Nhà nước tạo ra chiếm bao nhiêu trong GDP Mà vai trò chủ đạotrước hết phải được thể hiện ở trình độ công nghệ, trình độ quản lý, năng suất,hiệu quả kinh tế – xã hội và năng lực cạnh tranh cao

Thứ hai, kinh tế NN phải đóng vai trò hàng đầu trong việc khắc phục,hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường

Thứ ba, KTNN độc quyền trong những lĩnh vực có quan hệ trực tiếp đến

an ninh quốc gia và hoạt động bên cạnh các thành phần kinh tế khác trongnhững ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân như ngân hàng, vậntải đường không… Tuy vậy ở đây cần lưu ý rằng, phạm vi độc quyên củaKTNN càng rộng bao nhiêu thì tác động tích cực của cạnh tranh càng bị thuhẹp bấy nhiêu - Nghĩa là một trong những động lực mạnh nhất của kinh tế thịtrường bị triệt tiêu Bên cạnh đó, cần xác định rõ vai trò kinh tế của Nhà nướctrong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với KTNN độc quyền được biểu hiện

cụ thể ở doanh nghiệp nhà nước nhất định, để không chuyển độc quyền củaKTNN thành độc quyền của doanh nghiệp nhà nước Vì trong cơ chế kinh tếthị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, KTNN độc quyền là để có điềukiện định hướng sự vận động của nền kinh tế theo mục tiêu nhất định và đạthiệu quả kinh tế – xa hội Do vậy, nếu một doanh nghiệp Nhà nước nào đóđược độc quyền thì hoạt động của nó phải hướng tới với tính chất là công cụđiều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước với mục tiêu kinh tế-xã hội, vì quốc kếdân sinh, chứ không phải vì bản thân doanh nghiệp Trong trường hợp hoạtđộng của doanh nghiệp không đạt được yêu cầu nói trên thì không nên traocho doanh nghiệp đặc lợi độc quyền Nói cách khác, doanh nghiệp Nhà nướcđộc quyền nhưng không làm triệt tiêu “luật chơi “ của kinh tế thị trường vàkhông vì lợi ích cục bộ của bản thân doanh nghiệp Nhà nước mà hướng tới vìlợi ích kinh tế-xã hội thì hoạt động của doanh nghiệp mới đúng nghĩa là thựchiện vai trò chủ đạo theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Thứ tư, KTNN định hướng, hướng dẫn hoạt động của các thành phầnkinh tế khác, để mọi thành phần kinh tế hoạt động theo mục tiêu định sẳn củaNhà nứơc thông qua hai cách thức được thực hiện đồng thời là:

-Quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, vùng, sản phẩm của bản thânkinh tế Nhà nước cũng như của toàn bộ nền kinh tế quốc dân Trên cơ sởđó,các thành phần kinh tế khác có thêm luận cứ để xây dựng chiến lược kinh

Ngày đăng: 07/09/2012, 14:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w