1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 872.DOC

62 1,5K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 872
Tác giả Giáp Thị Mai
Người hướng dẫn Cô Lê Thị Anh Vân
Trường học Kinh tế và quản lý công
Thể loại chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 578 KB

Nội dung

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 872

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

PHẦN NỘI DUNG 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CANH TRANH TRONG ĐẤU THẦU 1

1.1 Những nét chung về đấu thầu 1

1.1.1 Khái niệm về đấu thầu 1

1.1.2 Đặc điểm của đấu thầu 1

1.1.3 Nguyên tắc trong đấu thầu 2

1.1.4 Hình thức trong đấu thầu 3

1.2 Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu 3

1.2.1 Khái niệm 3

1.2.2 Nhân tố ảnh hưởng 4

1.2.2.1 Kinh nghiệm nhà thầu 4

1.2.2.2 Số liệu tài chính 5

1.2.2.3 Giá dự thầu 6

1.2.2.4 Mức độ đáp ứng các mục tiêu của chủ đầu tư 7

1.2.3 Tiêu thức đánh giá 8

1.2.3.1 Các chỉ số về khả năng thanh toán nhanh 8

1.2.3.2 Tỷ suất sinh lời 9

1.2.3.3 Tỷ lệ thắng thầu 9

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 872 10

2.1 Giới thiệu chung về công ty 10

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 10

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 13

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu của

Trang 2

2.2.1 Năng lực tổ chức quản lý 20

2.2.2 Năng lực tài chính của công ty 22

2.2.3 Năng lực máy móc thiết bị 25

2.2.4 Năng lực về nhân sự 27

2.2.5 Năng lực lập dự toán dự thầu 30

2.2.6 Năng lực quan hệ với chủ đầu tư 33

2.2.7 Năng lực Marketing và uy tín của công ty 34

2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của công ty 34

2.3.1 Các chỉ số về khả năng thanh toán 34

2.3.2 Tỷ suất sinh lời 36

2.3.3 Tỷ lệ thắng thầu 37

2.4 Kết quả đấu thầu đạt được của công ty trong những năm qua 37

2.5 Những mặt còn hạn chế trong đấu thầu của công ty 42

2.6 Nguyên nhân của những hạn chế trên 43

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 872 45

3.1 Về giá dự thầu 45

3.2 Về huy động và sử dụng vốn có hiệu quả 47

3.3 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 49

3.4 Công nghệ và biện pháp tổ chức thi công 50

3.5 Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị 51

3.6 Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình và giám sát thi công công trình 52

3.7 Tập trung mở rộng thị trường và nâng cao uy tín của công ty 54 KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

LỜI GIỚI THIỆU

Cùng với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay hoạt độngđấu thầu sẽ giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu đáp ứng tốt nhấtnhững yêu cầu của mình, nhờ đó họ có được những công trình có chất lượngcao, giá cả hợp lý Tuy nhiên, hoạt động đấu thầu đang còn rất mới mẻ ở nước

ta hiện nay, và trong cơ chế thị trường sự cạnh tranh rất khốc liệt và đó là mộttrong những động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội Trong hoạt động đấuthầu: cạnh tranh đó là cạnh tranh về chất lượng công trình, cạnh tranh về giá

bỏ thầu, cạnh tranh về tiến độ thi công và sự cạnh tranh này giúp cho các nhàthầu trưởng thành hơn về mọi mặt Cùng với sự đòi hỏi ngày càng cao của cácchủ đầu tư về tiến độ thi công, chất lượng công trình đòi hỏi các nhà thầuphải luôn cố gắng nỗ lực để nâng cao năng lực của mình Trong quá trình thựctập tại công ty Cổ phần xây dựng công trình giao thông 872, tôi thấy để thuhút được các dự án đầu tư một cách hiệu quả thì cần thiết phải nâng cao nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp Hiện nay sự cạnh tranh giữa các doanhnghiệp ngày càng trở nên gay gắt thông qua hình thức đấu thầu Chính từ thực

tế đó và qua quá trình thực tập tại công ty tôi thấy đấu thầu là hoạt động rấtquan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất cứ công ty xây dựng

nào Do đó tôi đã chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 872” với

mong muốn góp một phần nào đó cho sự phát triển đi lên của công ty

Trang 4

Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương:

Chương I: Một số lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh trong đấu thầu Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh trong đấu thầu ở công ty

Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 872

Chương III : Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu

của công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 872

Tôi xin chân thành cảm ơn Cô Lê Thị Anh Vân đã tận tình giúp đỡ tôi

hoàn thành bài viết này

Sinh viên: Giáp Thị Mai.

Trang 5

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 Cổ phần xây dựng công trình giao thông CPXDCTGT

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC

CANH TRANH TRONG ĐẤU THẦU.

1.1 Những nét chung về đấu thầu.

1.1.1 Khái niệm về đấu thầu.

“Đấu thầu”: thuật ngữ này đã được xuất hiện trên thế giới từ rất lâunhưng nó mới tồn tại ở nước ta hơn hai chục năm nay bởi nó chỉ xuất hiệntrong nền kinh tế thị trường Theo quy chế đấu thầu hiện nay của nước ta:

“Đấu thầu đó là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mờithầu Bên mời thầu là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợppháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việcđấu thầu Nhà thầu là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấuthầu Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp, là nhà tư vấn trongđấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư,nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hóa”

Bên cạnh đó đấu thầu còn được hiểu là quá trình thực hiện một hoạtđộng mua bán đặc biệt nào đó mà bên mua yêu cầu bên bán cung cấp nhữngbản chào hàng cho một công trình, dịch vụ hoặc một hàng hóa cần mua nào

đó trên cơ sở những bản chào hàng, bên mua sẽ lựa chọn cho mình một hoặcnhiều bên bán tốt nhất và phù hợp với mình nhất Đấu thầu giúp cho bên muamua được dịch vụ, công trình hay hàng hóa mình cần một cách tốt nhất, sửdụng ngân quỹ của mình một cách hiệu quả nhất

1.1.2 Đặc điểm của đấu thầu.

Đấu thầu là một quá trình mà chủ đầu tư lựa chọn được một nhà thầuđáp ứng các yêu cầu của mình vì vậy trong đấu thầu có các đặc điểm sau:

Trang 7

Thứ nhất xét về bản chất sâu xa thì đấu thầu đó là một hoạt động muabán rất đặc biệt vì trong hoạt động đấu thầu người mua tức bên mời thầu cóquyền lựa chọn cho mình những người bán hay chính là nhà thầu tốt nhất chomình.

Thứ hai đấu thầu chỉ xuất hiện trong nền kinh tế thị trường, cũng nhưnhững đặc tính không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường thì nó cũng mangtính cạnh tranh gay gắt, người mua tổ chức đấu thầu để các nhà thầu (ngườibán) ganh đua cạnh tranh với nhau, với mục tiêu của người mua là có đượcnhững hàng hóa và dịch vụ tốt nhất thỏa mãn các yêu cầu của mình về kỹthuật, chất lượng cũng như chi phí thấp nhất

1.1.3 Nguyên tắc trong đấu thầu.

Trong đấu thầu có các nguyên tắc mà các bên tham gia dự thầu đều

phải tuân thủ một cách nghiêm túc đó là: nguyên tắc hiệu quả, nguyên tắc

cạnh tranh, nguyên tắc công bằng và nguyên tắc minh bạch.

Nguyên tắc hiệu quả: Gồm hiệu quả về thời gian và hiệu quả về tài

chính Trong đó hiệu quả về thời gian quan trọng hơn hiệu quả về tài chính,

và được xem xét trước hiệu quả về tài chính nếu như có yêu cầu về tính cấpthiết trong tiến độ thi công các công trình xây dựng

Nguyên tắc cạnh tranh: Đây là điểm đặc trưng trong hoạt động đấu

thầu bởi trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là điều không thể thiếu được,bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì nhất thiết phải trảiqua sự cạnh tranh vươn lên các doang nghiệp khác

Nguyên tắc công bằng: Nguyên tắc này sự công bằng chỉ mang tính

tương đối, khi mà các bên tham gia dự thầu thì giữa các nhà thầu đều đượcđối xử như nhau trong việc cung cấp thông tin về gói thầu, các điều kiện dựthầu, Tuy nhiên trên thực tế vẫn có một số nhà thầu được ưu tiên hơn về

Trang 8

thông tin của gói thầu, về điều kiện dự thầu, điều này dựa vào mối quan hệcủa mỗi nhà thầu với bên mời thầu chính là các chủ đầu tư.

Nguyên tắc minh bạch: Các thông tin về kết quả của hoạt động đấu thầu

phải được công khai minh bạch, và không có bất cứ sự mờ ám uẩn khúc nàolàm nảy sinh sự nghi ngờ của các bên tham gia dự thầu khiến các bên xảy raxung đột lẫn nhau

1.1.4 Hình thức trong đấu thầu.

Trong đấu thầu xét về cơ bản có ba hình thức đấu thầu cơ bản sau:Đấu thầu mở: trong hình thức này tất cả các nhà cung cấp trong vàngoài nước đều có thể dự thầu

Đấu thầu chọn lọc: trong hình thức này chỉ một số nhà cung cấp có đủđiều kiện cần thiết mới được dự thầu Các điều kiện này chỉ nhằm đảm bảonhà thầu có đủ năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện hợp đồng chứ khôngđược nhằm dành ưu đãi cho một số nhà cung cấp nào đó

Đấu thầu hạn chế: hình thức này có sự thương lượng trực tiếp với một

số nhà cung cấp được chỉ định, và chỉ áp dụng trong những trường hợp đặcbiệt, khi không có đơn bỏ thầu trong đấu thầu mở và đấu thầu chọn lọc, hoặccác đơn đều không áp ứng đủ điều kiện, hoặc khi mua sắm các phụ kiện bổsung, thay thế từ một nhà thầu đã được chọn

1.2 Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu.

1.2.1 Khái niệm.

“Năng lực cạnh tranh” là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể

duy trì tồn tại ở vị trí của nó một cách lâu dài và có cơ hội phát triển lớn mạnhlên trên thị trường cạnh tranh, phải đảm bảo thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ítnhất bằng tỷ lệ đòi hỏi tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra Nănglực cạnh tranh có thể chia thành ba cấp:

Trang 9

Năng lực cạnh tranh quốc gia: là năng lực của một nền kinh tế đạt đượctăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định kinh tế, xã hội,nâng cao đời sống của nhân dân.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: là khả năng duy trì và mở rộngthị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong

và ngoài nước Năng lực của doanh nghiệp thể hiện qua hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp, lợi nhuận và thị phần mà doanh nghiệp đó có được

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ: được đo bằng thị phầncủa sản phẩm dịch vụ thể hiện trên thị trường Khả năng cạnh tranh của sảnphẩm, dịch vụ phụ thuộc vào lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh của nó Nó dựavào chất lượng, tính độc đáo của sản phẩm, dịch vụ, yếu tố công nghệ chứatrong sản phẩm dịch vụ đó

Như vậy năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp: là khảnăng, năng lực mà doanh nghiệp có thể thắng được nhiều gói thầu so với cácdoanh nghiệp khác trên cùng thị trường cạnh tranh, đảm bảo đạt được một tỷ

lệ lợi nhuận tối thiểu mà doanh nghiệp đã đặt ra trong mục tiêu lợi nhuận củamình

1.2.2 Nhân tố ảnh hưởng.

1.2.2.1 Kinh nghiệm nhà thầu.

Đây là một trong các yếu tố quyết định loại bỏ hay chấp nhận hồ sơ sơtuyển với các dự án trong đấu thầu có yêu cầu đòi hỏi phải nộp hồ sơ sơtuyển Mục đích của việc cần nộp hồ sơ để sơ tuyển là chọn ra các nhà thầu có

đủ kinh nghiệm và giá thầu thấp hơn trong số các nhà thầu tham gia sơ tuyển

Và chính vì thế, kinh nghiệm là một trong số nhiều yếu tố rất quan trọng đốivới các nhà thầu xây dựng Một nhà thầu mới bước chân vào thị trường, vốnliếng dù có nhiều, nhưng kinh nghiệm còn non nớt thì cũng không thể giành

Trang 10

thắng lợi trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác vừa có lợi thế hơnhẳn về kinh nghiệm cũng như tài chính cũng không hề thua kém

Trong kinh nghiệm thực tế của các nhà thầu thường được xác định đánhgiá dựa trên số năm kinh nghiệm và lĩnh vực kinh doanh cùng các dự án liênquan cũng như các dự án khác đã từng thực hiện Rõ ràng là một nhà thầu cónhững kinh nghiệm và chuyên môn vững vàng thì sẽ có rất nhiều ưu thế trongbuổi đầu cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực cạnh tranh củamình Chính vì vậy mà hiện nay muốn nâng cao năng lực cạnh tranh với cácdoanh nghiệp xây dựng trong lĩnh vực đấu thầu thì trước hết nhà thầu xây dựngphải tạo cho mình có một hồ sơ kinh nghiệm vững chắc, đảm bảo đủ sức thuyếtphục các nhà đầu tư ngay từ buổi đầu, có như vậy mới có thể đường hoàng

bước vào “vòng trong” tiếp tục cuộc chiến đấu với các doanh nghiệp khác.

Phần lớn các công trình xây dựng đều được tiến hành với số vốn rấtlớn, mà chủ đầu tư lại phải chi phần lớn số vốn đó cho việc tiến hành thi côngcông trình, thường thì là chỉ tới khi hoàn thành được 80% công việc nhận thầuthì chủ đầu tư mới thanh toán cho nhà thầu theo đợt hoặc theo thoả thuận từtrước Chính vì vậy mà chủ đầu tư xây dựng phải đảm bảo các điều kiện vềnăng lực tài chính: “vốn tự có, lợi nhuận ba năm liên tiếp, vốn vay, thu nhậpbình quân của lao động trong doanh nghiệp…” theo đúng các yêu cầu mà chủ

Trang 11

đầu tư đưa ra Đảm bảo được những điều này nhà thầu có thể tạo được niềmtin với các đối tác là các chủ đầu tư, bên cạnh đó bên mời thầu cũng phảiđược đảm bảo về mặt tiến độ, chất lượng, và chi phí để hoàn thành công trình.Nếu như nhà thầu nào không thể đáp ứng những điều kiện mà chủ đầu tư đãyêu cầu trong hồ sơ mời thầu thì sẽ không có tư cách tham gia đấu thầu Và

đó là điều đương nhiên và những yêu cầu về năng lực tài chính chính lànhững tiêu chí cơ bản cho thấy khả năng tồn tại và phát triển của doanhnghiệp, nhà đầu tư cần hợp tác với một doanh nghiệp “đang sống” chứ khôngcần hợp tác với một doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản, nợ nần chồngchất, đời sống công nhân viên người lao động không được đảm bảo thì thử hỏi

họ làm sao mà có thể yên tâm tận tâm tận lực với công việc được giao

Bản chất của đầu tư chính là bỏ vốn và sinh lợi nhuận, vốn ít mà lợinhuận cao, đồng vốn bỏ ra luôn an toàn luôn là mong muốn lớn nhất và là mốiquan tâm hàng đầu của chủ đầu tư “Chọn mặt gửi vàng” nên chủ đầu tư tấtnhiên phải quan tâm tới yếu tố tài chính của nhà thầu Đó cũng là lí do khiếncho năng lực tài chính trở thành yếu tố cạnh tranh giữa các nhà thầu xâydựng

1.2.2.3 Giá dự thầu.

Với bản chất là quan hệ giữa người mua và người bán, nên chủ đầu tư(người mua) thì luôn mong muốn mua hàng với giá thấp nhất, còn người bán(nhà thầu xây dựng) thì mong muốn bán được hàng và bán với giá cao nhất cóthể Chính vì vậy mà giá dự thầu trở thành nhân tố cực kỳ quan trọng trongcạnh tranh về đấu thầu giữa các doanh nghiệp trong ngành xây dựng Đã córất nhiều nhà thầu trong cuộc cạnh tranh đó đảm bảo được những điều kiện vềkinh nghiệm, tài chính và năng lực kỹ thuật, nhưng mà nhà thầu giành phầnthắng chính là nhà thầu bỏ thầu với mức giá thấp nhất trong số đó và đó làmức giá hợp lý Khi nói tới tính hợp lý vì rằng để tránh tình trạng móc ngoặc

Trang 12

giữa nhà thầu và chủ đầu tư trong một số trường hợp như các công trình củanhà nước thì pháp luật về đấu thầu đã quy định cho mức giá bỏ thầu thấp nhấtkhông được chênh lệch quá 15% so với mức giá mà chủ đầu tư đưa ra, nếunhư mức giá dự thầu mà nhà thầu đưa ra vượt quá con số này thì sẽ bị loạitrực tiếp hồ sơ tham dự dự thầu Và chính điều này là yếu tố đòi hỏi buộc cácnhà thầu phải tính toán chi tiết cụ thể các loại chi phí phát sinh, để đạt đượcmức giá dự thầu tốt nhất có thể.

1.2.2.4 Mức độ đáp ứng các mục tiêu của chủ đầu tư.

Các yêu cầu mà bên mời thầu đưa ra trong hồ sơ mời thầu đòi hỏi cácbên đấu thầu khi tham gia đấu thầu phải tuân thủ một cách nghiêm túc các nộidung cũng như thứ tự sắp xếp của các nội dung trong đó, đặc biệt là bên mờithầu quan tâm rất nhiều đến mục tiêu trọng điểm đó là: “hiệu quả” Với mụctiêu này đòi hỏi bên mời thầu phải đảm bảo cả về mặt chi phí hợp lý và thờigian để hoàn thành công việc Đồng thời các nhà thầu cũng cần phải tham dựđấu thầu một cách trong sáng, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và đảm bảođược sự công bằng khách quan

1.2.3 Tiêu thức đánh giá.

Trong thực tế hiện nay chưa có một tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhânnào đưa ra một tiêu thức chuẩn để đánh giá năng lực cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp, bởi để làm được điều đó đòi hỏi chúng ta phải chuyên nghiệphơn trong công tác đấu thầu, khảo sát thăm dò thị trường Tuy nhiên để có thểước lượng được khả năng thắng đầu của doanh nghiệp mình, các doanhnghiệp có thể dựa trên một số tiêu thức sau:

1.2.3.1 Các chỉ số về khả năng thanh toán nhanh

Phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán hiện hành: chỉ tiêu này là thước do khả năng cóthể trả nợ của tổ chức, nó chỉ ra phạm vi, quy mô và các yêu cầu của chủ nợ

Trang 13

sẽ được trang trải bằng những tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiềntrong thời kỳ phù hợp với hạn trả nợ.

Tiền + chứng khoán ngắn hạnKhả năng thanh toán hiện hành = -

Tài sản dài hạn

Khả năng thanh toán nợ dài hạn =

Nợ dài hạn

1.2.3.2 Tỷ suất sinh lời

Cho biết tỷ suất sinh lời trên một đồng doanh thu thu được, và trên mộtđồng tài sản bỏ ra đầu tư

Trang 14

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG

CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 872.

2.1 Giới thiệu chung về công ty

Công ty CPXDCTGT 872 là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Xây DựngCông Trình Giao Thông 8, trước đây là Công ty Xây dựng Công trình giaothông 872 thuộc Bộ GTVT, là đơn vị có kinh nghiệm nhiều năm trong việctham gia đầu tư và xây lắp công trình giao thông, xây dựng kênh mương thủy

lợi, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, lắp đặt thiết bịđiện nước dân dụng, gia công lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn, thiết kế côngtrình cầu đường bộ, giám sát các công trình không do công ty thi công Vàcông ty đã ngày càng thích nghi với thị trường, đã liên tục gặt hái được nhiềuthành công, là đơn vị kinh tế hoạt động kinh doanh độc lập, tự chủ, công ty đãkhông ngừng phát triển trên mọi cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, chất lượngsản phẩm dịch vụ ngày càng được khẳng định, tạo được uy tín với khách hàngvới các nhà đầu tư Hiện nay công ty có đủ khả năng tài chính và có đủ nănglực để tham gia xây dựng dự án mà quý cơ quan được giao làm Chủ đầu tư

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

Tên gọi của công ty: Công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình GiaoThông 872

Tên giao dịch quốc tế: CIEN JS CO 872 (CIVIL ENGINEERING CONSTRUCTION JOINT- STOCK COMPANYN872)

Địa chỉ: Km 9 đường Giải Phóng, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.Điện thoại: 04.8611316/8612957/6871689

Fax: 04.8614059

Email: congtycophan872@vnn.vn

Trang 15

Tiền thân của công ty CPXDCTGT 872 là tổng đội thanh niên xungphong 572 Được thành lập vào tháng 5 năm 1972 với các tên là Tổng độiThanh niên Xung phong 572 Trong những năm đầu thành lập nhiệm vụ trọngtâm của Tổng đội là cải tạo, sủa chữa đảm bảo thông thoáng những con đườnghuyết mạch từ vùng căn cứ Lào ra mặt trận.

Đến năm 1975 mặc dù nước ta và nước bạn Lào hoàn toàn độc lậpnhưng những hậu quả của chiến tranh đã gây ra những tồn thất rất lớn màchưa giải quyết được hết Ngày 29/9/1975 Bộ GTVT đã có quyết định số2171/QĐ- TC chuyển Tổng đội Thanh niên 572 thành công trường 572 thuộcLiên hiệp các Xí nghiệp Giao thông 8 với nhiệm vụ tiếp tục sang xây dựngcông trình giao thông vận tải giúp nước bạn Lào khôi phục và phát triển kinh

tế đi theo con đường xã hội chủ nghĩa

Cho đến ngày 30/11/1982 Bộ giao thông vận tải có quyết định số 1916/QĐ- TC ngày 30/11/1982 đổi tên thành Xí nghiệp Xây dựng đường 572 thuộcLiên hiệp các xí nghiệp giao thông 8

Và đến năm 1989 căn cứ theo QĐ số 1968/ QĐ- TC ngày 2/10/1989của Bộ giao thông vận tải Xí nghiệp Xây dựng đường 572 được đổi tên thành

Xí nghiệp Xây dựng Công trình giao thông 572 thuộc Liên hiệp các Xí nghiệpGiao thông 8

Trong những năm xây dựng, suốt quá trình công tác, dù bất cứ hoàncảnh khó khăn nào, Xí nghiệp Xây dựng Công trình vẫn luôn nêu cao ý tríquyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, sản lượng năm sau cao hơn nămtrước Để góp phần làm tròn nhiệm vụ quốc tế vinh quang của Đảng trên đấtbạn Lào

Đầu những năm 1990 được đổi thành công ty Xây Dựng Công Trình

872 theo quyết đinh số 69/QĐ- TCCB- LĐ ngày 09/01/1992 thời kỳ này đã

mở ra một con đường mới cho công ty nhằm đáp ứng nhu cầu chuyên môn

Trang 16

hóa cao các bộ phận sản xuất, nâng cao chất lượng công trình của công ty đãsát nhập và trực thuộc Tổng công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 8 và

có tên gọi mới là Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 872

Tiếp đó đến năm 1992 căn cứ theo quyết định số 4897/QĐ- TCCB-LĐngày 27/11/1995 của Bộ giao thông vận tải Công ty sáp nhập và trực thuộcTổng công ty Xây dựng Công trình 8 và vẫn có tên gọi là Công ty Xây dựngcông trình Giao thông 872

Bước sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theo cơchế thị trường luôn chứa đựng các yếu tố cạnh tranh Để có thể phù hợp vớiyêu cầu cổ phần hóa doanh nghiệp từ đó đòi hỏi công ty buộc phải đổi mới cơcấu tổ chức, cải cách công ty để duy trì hoạt động nhằm giải quyết việc làm

và đời sống cho người lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh và thu hút vốnđầu tư trong xã hội Do đó công ty đã chuyền từ công ty thuộc doanh nghiệpNhà nước thành Công ty CPXDCTGT 872 theo quyết định số 2296/QĐ- BộGTVT ngày 08/08/2003 của Bộ GTVT

Để thực hiện đường lối phát triển của Đảng và nhà nước là tập trung

mở rộng hợp tác quốc tế, Công ty CPXDCTGT 872 đã từng bước khẳng địnhmình phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chiến lược kinh tế xã hội Công ty đãmạnh dạn đầu tư những thiết bị hiện đại của Nhật, Úc học hỏi công nghệ

kỹ thuật tiên tiến các nước bạn, các cuộc hội thảo hay các chuyên gia tư vấn

mà công ty đã liên kết qua những công trình lớn có tầm cỡ quốc gia như tuyếnđường QL 1A2, QL 5, QL 22

Trang 17

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

PHÒNG KẾ HOẠCH – KINH DOANH

PHÒNG DỰ

ÁN - KCS CHỨC CÁN PHÒNG TỔ

BỘ - LAO ĐỘNG

ĐỘI KHẢO SÁT THIẾT

Đội SX 05

Đội SX 06

Đội SX 07

Đội SX 08

Chi nhánh công ty tại TP

Hồ Chí Minh

Chi nhánh công ty tại tỉnh Long An

Chi nhánh công ty tại tỉnh Thanh Hóa

Xí nghiệp

CT và

KD Tổng hợp

Trang 18

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân

danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công tykhông thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Gồm 01 chủ tịch HĐQT,

01 phó chủ tịch HĐQT và các ủy viên HĐQT Chịu trách nhiệm quản lý toàn

bộ công ty, lãnh đạo điều phối hoạt động, quan hệ với cấp cùng ngành, vớitổng công ty, quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kếhoạch kinh doanh hàng năm của Công ty trên cơ sở các mục đích, chiến lược

do Đại hội đồng cổ Đông thông qua

Ban kiểm soát: do hội đồng quản trị bầu ra và phải chịu trách nhiệm

trước hội đồng Có chức năng giám sát HĐQT, giám đốc trong việc điều hànhquản lý công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiệncác nhiệm vụ được giao Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực vàmức độ cẩm trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổchức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính, thẩm định báo cáotình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và 6 tháng của công ty, báocáo đánh giá công tác quản lý của HĐQT

Giám đốc: Là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của

công ty, chịu giám sát của hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồngquản trị và trước pháp luật về thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao

Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc, là người tham mưu

trực tiếp phụ trách một hoặc một số công việc trong công ty được giám đốcgiao

Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và các công trình phía Nam

Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách phòng kế hoạch – kỹ thuật và quản lý

kỹ thuật, thiết bị về tổ chức hành chính, các phòng ban, chịu trách nhiệmtrước ban giám đốc về phần việc được giao, chỉ đạo thực hiện có kết quả kếhoạch sản xuất kinh doanh

Trang 19

Phòng hành quản trị: lo đủ nơi nơi làm việc cho cán bộ gián tiếp công

ty và các đơn vị sản xuất, lưu trữ hồ sơ tài liệu, đảm bảo chế độ văn thư, tiếpkhách, bảo vệ an ninh về người và tài sản, giải quyết các công vụ và tạp vụkhác của công ty

Phòng vật tư thiết bị: Quản lý về thiết bị, vật tư trong toàn bộ công ty,

là cơ quan vật tư, thiết bị có trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo các đơn vị trongcông ty mua sắm vật tư trong xây dựng công trình, thực hiện giá và phân biệtchủng loại vật tư, thiết bị

Phòng tài chính kế toán: Mở tài khoản tại ngân hàng giao dịch, quan

hệ với ngân hàng để thanh toán, vay vốn cho các công trình theo sự chỉ đạocủa giám đốc, quan hệ với cấp trên để xin cấp vốn và thanh toán các côngtrình do cấp trên giao Lập kế hoạch tiền mặt, để phục vụ cho mọi chỉ tiêu vàtrả lương cho công nhân viên trong toàn doanh nghiệp Kết hợp với tổ chứccán bộ lao động trong việc thanh toán lương và phân phối thu nhập, thực hiệncác chế độ chính sách tiền lương với công nhân viên Lập kế hoạch theo dõikhấu hao của tài sản cố định, các tài khoản của công ty, lập sổ sách theo dõicác quỹ của xí nghiệp Báo cáo quyết toán quý, năm theo quy định của cấptrên Hướng dẫn tổ, đội sản xuất về công tác hoạch toán và giao khoán, côngtác thu chi tài chính

Phòng kế hoạch – kinh doanh: Căn cứ vào các biểu thiết kế công

trình lọc, tách khối lượng, lập các phương án tổ chức thi công, kiểm tra cáccông trình theo đúng thiết kế, đảm bảo tiến độ công trình Đồng thời lập kếhoạch, lên các phương án kinh doanh sao cho phù hợp với các mục tiêu củacông ty, lập dự toàn công trình, lập các dự án đầu tư ngắn hạn, dài hạn, thống

kê tình hình hoạt động của công ty Chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác kếhoạch của công ty và lập các mô hình về quy mô sản xuất, kế hoạch tácnghiệp, giao khoán cho các đơn vị trực thuộc

Trang 20

Phòng dự án – KCS: là phòng tham mưu cho lãnh đạo công ty, trong

quản lý chất lượng, kỹ thuật, đôn đốc và thực hiện biện pháp tổ chức thi côngcác công trình, giám sát thực hiện quy trình công nghệ sản xuất cảu các đơn vị,tham gia công tác hoàn thiện định mức kinh tế nội bộ, lập hồ sơ đấu thầu, chọnthầu và chịu trách nhiệm về nghiên cứu tìm hiểu về các dự án, tiến hành đấu thầu

để thu hút được các dự án, gói thầu cho công ty, và thống kê danh số các dự án

mà công ty đã hoàn thành, các dự án mà công ty dự định tiến hành thi công trongthời gian tới Bên cạnh đó phòng còn lập kế hoạch kinh doanh và thiết kế cácchương trình, chiến lược, dự án trong ngắn hạn và dài hạn cho công ty

Phòng tổ chức cán bộ - lao động: Dựa trên cơ sở giá trị sản lượng kế

hoạch hàng năm, phòng tham mưu cho giám đốc trong việc lập kế hoạch laođộng tiền lương, sắp xếp định liên cho phù hợp với tình hình sản xuất kinhdoanh của công ty Lập báo cáo định kỳ về công tác tổ chức lao động và tiềnlương

Các đội: với chức năng là xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi,

sản xuất gia công cấu kiện bê tông, đúc sẵn, và vật liệu xây dựng, thiết bịchuyên ngành giao thông Và có nhiệm vụ tổng hợp chứng từ thực hiện việcghi chép ban đầu, cuối kỳ báo cáo tổng hợp các chi phí phát sinh trong kỳ gửilên phòng tài chính - kế toán của công ty

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.

Hoạt động trong thời gian gần 40 năm hoạt động kinh doanh trong lĩnhvực xây dựng, công ty đã đạt được rất nhiều thành tự trong hoạt động kinhdoanh trên xây dựng và rút ra được nhiều kinh nghiệm từ các cuộc đấu thầu,điều đó được thể hiện cụ thể trên bảng “Số năm kinh nghiệm trong đấu thầuthi công công trình của công ty”

Trang 21

Bảng 1: Số năm kinh nghiệm trong đấu thầu thi công công trình của

4 Thi công cầu thép, cầu bê tông cốt thép thông thường 31

9 Đầu tư xây dựng các công trình GTVT theo hình

có một lợi thế hơn bật so với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực kinh doanh

Đồng thời bên cạnh đó ngay sau khi được thành lập công ty đã bướcvào thi công nền, móng mặt đường đồng bằng và miền núi, và thi công mặtđường nhựa, bê tông Asphalt, bê tông xi măng và đã có những công trìnhđược đánh giá cao về về số lượng, chất lượng công trình hoàn thành và tiến

Trang 22

độ thi công, như công trình như: “Thi công 60 Km Móng, Mặt đường theoquy tình AASHTO, thuộc đoạn Ca Xi – Xa La Phu Khun, Đường 13, côngtrình thắng thầu quốc tế của Cei 18 tại nước bạn Lào”, và đường Hồ Chí Minhđoạn qua Thanh Hóa - Nghệ An Km144-Km154+772 Sau đó theo thờigian và kinh nghiệm công ty đã mở rộng ra các lĩnh vực thi công khác đadạng hơn đó là: Thi công cầu thép, cầu bê tông cốt thép thông thường.; Thicông các công trình dân dụng.; Thi công sân bay.; Thi công các công trìnhthủy lợi.; Thi công cảng sông, cảng biển.; Xử lý nề đất yếu.; Thi công cầutheo quy trình AASHTO.; Đầu tư xây dựng các công trình GTVT theo hìnhthức BT Với sự cố gắng nỗ lực về mọi mặt trong suốt quá trình phát triển vàlinh hoạt mở rộng lĩnh vực kinh doanh, công ty đã đạt được thành tích đáng

kể trong lĩnh vực đấu thầu Tiêu biểu được thể hiện trên bảng “kết quả đấuthầu qua các năm 2007 – 2009 của công ty CPXDCTGT 872”

Bảng 2: Kết quả đấu thầu qua các năm 2007 – 2009 của công ty

3 Công trình dự kiến trong năm

kế hoạch hoàn thành bàn giao

(Nguồn:Phòng dự án KCS – Công ty CPXDCTGT 872 )

Từ bảng trên ta thấy số công trình do công ty thắng thầu được hoànthành bàn giao năm 2008 tăng 77,7% so với năm 2007, có được điều nàyphần lớn là do công ty đã thực hiện tốt các quy trình của quá trình đấu thầu,

Trang 23

và phân bổ mọi nguồn lực một cách hợp lý, hài hòa để hoàn thiệnách tốt nhấtcác công trình thắng thầu và hoàn thành ban giao được cho chủ đầu tư Vì thế

mà doanh thu năm 2008 công ty thu về tăng lên lên đáng kể, từ đó mà thunhập người lao động trong công

ty cũng tăng lên trung bình xấp xỉ 1,6 triệu đồng/ người/ tháng

Sang đến năm 2009, tuy đã vừa bước qua cuộc khủng hoảng tài chính,lạm phát tăng cao thì trong các điều luật đấu thầu có sự thắt chặt hơn, vớimong muốn tạo ra một sân chơi công bằng cho các bên tham gia dự thầu, vàkhôi phục nền kinh tế sau lạm phát khủng hoảng kinh tế, do đó đòi hỏi công

ty càng phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình với các công ty khác, đểthắng được nhiều công trình Trước tình hình thực tế khủng hoảng của cả nềnkinh tế nên số công trình mà tổng công ty chỉ định thầu và hoàn thành không

có nhiều thay đổi trong các năm Tuy nhiên số công trình dự kiến hoàn thànhbàn giao tăng đều trong các năm từ năm 2007 đến năm 2009, trong khi nhữngbiến động về giá cả nguyên vật liệu và những chi phí phát sinh trong quá trìnhthực hiện đấu thầu và thi công công trình do tính toán không cẩn thận đã kiếncho công ty phải chịu thêm những khoản kinh phí không đáng có, nhưng vớitổng hòa các năng lực, kinh nghiệm bao năm trong ngành mà công ty có đượcthì việc đặt mục tiêu tăng dần càng thúc đẩy công ty cần nỗ lực hơn nữa trongmọi lĩnh vực hoạt động và từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh của mìnhtốt hơn so với các doanh nghiệp khác trên thương trường

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng vậy, những tháng đầu năm luôn là thờiđiểm bận rộn của toàn thể cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, công tyCPXDCCTGT 872 cũng vậy, để có thể chắc chắn có một kết quả tốt khi thamgia dự thầu đòi hỏi tất cả các thành viên trong công ty phải nỗ lực cố gắng hếtmình trong công việc Hoạt động đấu thầu cần phải kết hợp nhiều loại kiếnthức trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nó là cả một công đoạn khảo sát, thăm dò,

Trang 24

tìm kiếm chứ không đơn giản là mua một bộ hồ sơ mời thầu xong đem vềcông ty ngồi tại chỗ soạn thảo mọi điều theo như hướng dẫn và đem đi dựthầu Nếu như vậy thì làm sao có thể vui vẻ tham gia dự thầu được, làm sao

có thể dám chắc nếu thắng thầu công ty sẽ không bị thua lỗ được Tất nhiêntrong mọi cuôc chơi đều có người thắng, người thua, và trên lĩnh vực đấu thầuxây dựng của công ty CPXDCTGT 872 cũng vậy, đã có rất nhiều công trìnhthắng thầu, nhưng bên cạnh đó công ty không ít lần bại dưới các nhà thầukhác, tuy nhiên những lần thất bại đó lại là cơ hội cho công ty nhận ra nhữngđiểm yếu hiện công ty mình đang còn tồn tại, và là cơ hội cho việc khắc phụcnhững điểm yếu đó, đồng thời công ty đã rút ra được rất nhiều bài học quýbáu cho mình, và đương nhiên vào những lần đấu thầu sau công ty sẽ tự tinhơn nhiều khi giải quyết những vướng mắc mà mình đã gặp phải

Gần 40 năm hoạt động kinh doanh trong ngành xây dựng, bản thâncông ty CPXDCTGT 872 đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thươngtrường, tạo được niềm tin với các nhà đầu tư, cũng như là một đối thủ đáng longại của các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực kinh doanh Với kinh nghiệmtham gia dự thầu và tiến hành thi công các công trình thắng thầu với bản thâncông ty không phải là mới mẻ gì, nhưng tập thể ban lãnh đạo của công tychưa bao giờ hài lòng với những gì đã đạt được Công ty CPXDCTGT 872luôn nỗ lực cố gắng vươn lên, sẵn sàng để đối mặt với những khó khăn, thửthách mới, để nắm bắt những cơ hội phát triển mới

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu của công ty.

2.2.1 Năng lực tổ chức quản lý.

Công ty CPXDCTGT 872 được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nướcsang công ty cổ phần, hoạt động với phương châm đa dạng về sản phẩm, tiêntiến về công nghệ, năng động trong kinh doanh, công ty đã tích cực đổi mớinâng cao năng lực quản lý trong tất cả các lĩnh vực của công ty tiêu biểu công

Trang 25

ty đặc biệt coi trọng việc đào tạo cán bộ quản lý và đào tạo đội ngũ công nhân

có kỹ năng tốt, tay nghề giỏi, và cho tới nay công ty đã có đội cán bộ lànhnghề, có trình độ được tiếp cận với nhiều công nghệ thi công tiên tiến, có kinhnghiệm nhiều năm công tác về thi công các dự án lớn trong nước và quốc tế

Và được thể hiện cụ thể trên trong bảng: “Bảng danh sách cán bộ chuyên môn

kỹ thuật của công ty 872”

Bảng 3: Danh sách cán bộ chuyên môn kỹ thuật của công ty 872

Đơn vị tính: người

STT Chức vụ chuyên môn và

kỹ thuật theo nghề

Sốlượng

Theo năm kinh nghiệm

<5 >=5 >=10 >=15

Trang 26

Vấn để tổ chức quản lý của công ty có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi hoạtđộng, mọi cá nhân trong công ty, nó có thể là ưu thế thúc đẩy công ty phát triểnnhư: trình độ của ban lãnh đạo, và sự quan tâm của lãnh đạo công ty đến hoạtđộng đấu thầu; cơ cấu tổ chức phải linh hoạt; mối quan hệ tốt của công ty vớicác cơ quan quản lý nhà nước, các cấp chính quyền, Nhưng bên cạnh đócũng có thể là yếu điểm gây cản trở việc hoạch định và thực hiện các chiếnlược cạnh tranh trong khi tham gia đấu thầu trên thị trường như: vẫn còn ảnhhưởng của phong tục thời bao cấp, người làm, kẻ chơi, ảnh hưởng không tốt tớiviệc xây dựng bầu không khí tâm lý hài hòa và nề nếp, văn hóa trong công ty.

2.2.2 Năng lực tài chính của công ty.

Năng lực tài chính của công ty được thể hiện trên khả năng tài chính tự

có của công ty, hiệu quả sử dụng vốn, doanh thu và lợi nhuận đạt được và khảnăng huy động các nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty Trênđây là bảng báo cáo tình hình tài chính của công ty CPXDCTGT 872 cho thấy

cơ cấu tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, cơ cấu nguồn vốn mà công ty cóđược, cũng như lợi nhuận, doanh thu công ty thu được, đồng thời chi phí bỏ ratrong giai đoạn 2007 – 2009, phần nào thể hiện rõ khả năng về tài chính củacông ty

Trang 27

Bảng 4: Bảng báo cáo tình hình tài chính của công ty CPXDCTGT 872

trong giai đoạn 2007 – 2009.

179.869.628.250 156.332.252.656 23.537.375.594

185.265.871.185 168.754.128.147 16.511.743.038

6.408.238.500 6.755.404.026 347.165.526

8.701.457.124 7.427.457.851 1.273.999.273

Trang 28

3 Chi phí khác 268.311.688 5.234.323.219 6.284.215.015

VI Lợi nhuận

1 Lợi nhuận trước thuế 3.824.211.821 7.650.467.810 9.864.752.108

2 Lợi nhuận sau thuế 2.858.158.866 5.737.850.858 7.398.564.081

(Nguồn:Phòng kế toán – tài chính – Công ty CPXDCTGT 872 ) Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy, về mặt tài sản, tài sản ngắn hạn và tài

sản dài hạn của công ty đều tăng lên qua các năm với mức tăng của tài sảnngắn hạn năm 2008 so với 2007 là tăng 17,9%; năm 2009 tăng so với năm

2008 có 13,6% Và tài sản dài hạn năm 2008 tăng 81,1%; năm 2009 tăng có62,5% Nhưng các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sảncủa công ty, điều đó có ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty Về nguồn vốn nhận thấy khoản nợ phải trả của công tykhá lớn, chiếm khoảng 94% tổng nguồn vốn năm 2007; 95,5% năm 2008;94,3% năm 2009, với tỷ lệ nợ phải trả rất lớn như vậy, điều đó sẽ tạo một sựkhó khăn không nhỏ cho công ty trong năm 2010 này và các năm tiếp theo.Trong khi các doanh nghiệp cùng ngành kinh doanh tài sản ngắn hạn tăngtrung bình trong ba năm 2007, 2008, 2009 với mức tăng là 17,8% Tài sản dàihạn tăng trung bình trong ba năm từ 2007 tới 2009 là 78% Các khoản nợphải trả chiếm trung bình 85% trong tổng nguồn vốn Như vậy với những con

số cụ thể ở trên cho thấy năng lực tài chính của công ty CPXDCTGT 872chưa được tốt lắm so với các đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp cùngngành kinh doanh, nhất là tỷ lệ các khoản nợ phải trả của công tyCPXDCTGT 872 chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng nguồn vốn so với các doanhnghiệp khác do vậy công ty cần xem xét lại cơ cấu tài chính của mình, và cần

có các biện pháp nâng cao năng lực tài chính cho công ty, để có khả năngcạnh tranh được với các doanh nghiệp, các đối thủ cạnh tranh trên thị trườngxây dựng, có thể tăng khả năng thắng thầu cho công ty

Trang 29

Về doanh thu: Doanh thu đều tăng lên trong các năm, trong đó tốc độtăng năm 2009 có xu hướng giảm dần so với tốc độ tăng của năm 2008 Cụthể về doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 tăng 55,9%;năm 2009 tăng 15,7% Về daonh thu từ hoạt động tài chính tăng mạnh trongnăm 2008 với tỷ lệ hơn 200% so với năm 2007 và tốc độ tăng bắt đầu có xuhướng giảm dần trong năm 2009 với tỷ lệ tăng chỉ còn có hơn 2%, tuy nhiêngiá trị doanh thu của các năm đều tăng dần lên, cụ thể năm 2007 doanh thu từ

hoạt động tài chính là 23.824.154 VNĐ, nhưng năm 2008 tăng lên tới con số

86.764.030 VNĐ, và năm 2009 tiếp tục tăng lên 86.764.030 VNĐ

Về chi phí và lợi nhuận: Các khoản chi phí cũng tăng dần theo các năm,trong đó chi phí tài chính chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng chi phí ngoài ra còn

có chi phí cho hoạt động quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cũng không nhỏ,điều đó cho thấy công ty rất chú trọng vào việc đầu tư cho hoạt động quản lýcủa doanh nghiệp, đó cũng là một trong những việc làm rất cần thiết để thúcđẩy sự phát triển của doanh nghiệp trong thời buổi kinh tế thị trường ngàycàng phát triển mạnh như thế này Và đồng thời lợi nhuận của công ty cũngtăng lên qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng của năm 2009 so với năm 2008 có

xu hướng giảm dần, cụ thể; năm 2008 lợi nhuận tăng với tỷ lệ 100%; năm

2009 tăng 29%

2.2.3 Năng lực máy móc thiết bị.

Trong đấu thầu, khi trúng thầu để tiến hành thi công các công trình thìmáy móc thiết bị là một trong những điều kiện không thể thiếu của bất kỳdoanh nghiệp nào, thậm chí có những doanh nghiệp công nghệ tốt cũng lànhững lợi thế để đưa doanh nghiệp mình phát triển nên tốp đầu so với cácdoanh nghiệp trong cùng lĩnh vực kinh doanh, bởi vậy máy móc thiết bị côngnghệ là một trong các yếu tố then chốt góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh

Trang 30

của doanh nghiệp Với công ty CPXDCTGT 872 năng lực máy móc thiết bịđược thể hiện trên bảng sau:

Bảng 5: số những loại máy móc thiết bị của công ty CPXDCTGT 872

17 Thiết bị thí nghiệm bê tông nền móng

đường

18 Thiết bị thí nghiệm độ chặt nền đường 98 110 122

(Nguồn: Phòng vật tư thiết bị – Công ty CPXDCTGT 872 )

So với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực kinh doanh xét về sốlượng và chủng loại máy móc thiết bị thì công ty CPXDCTGT 872 có sốlượng lớn hơn, chủng loại cũng đa dạng hơn Với gần 1 000 máy móc thiết bị

Trang 31

đòi hỏi về máy móc thiết bị thi công của các công trình mà công ty thắngthầu Đây là một trong những điểm mạnh của công ty so với các đối thủ cạnhtranh cùng lĩnh vực, tuy nhiên việc nâng cao năng lực máy móc thiết bị củacông ty có ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động đấu thầu của công ty Vì vậycông ty cần xác định đúng mức độ trang bị các loại máy móc thiết bị phù hợpvới yêu cầu của mỗi công trình, bên cạnh đó có biện pháp quản lý, bảo quản,sửa chữa đại tu kịp thời để có thể nâng cao tuổi thọ của máy móc thiết bị.

2.2.4 Năng lực về nhân sự.

Khi nói tới lao động làm việc trong lĩnh vực xây dựng, ta hiểu đó lànhững người làm việc tại các công ty, các xí nghiệp và các tổ chức kinh tếthuộc ngành xây dựng Có thể nói lao động trong ngành xây dựng là nguồngốc sáng tạo ra các công trình giao thông, các công trình công nghiệp dândụng, văn hóa xã hội; là một trong những nhân tố cấu thành nên các nguồnlực đầu vào của các doanh nghiệp, và là nhân tố quyết định nhất ảnh hưởngđến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung cũng như sự phát triển,hiệu quả, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, các công ty nói riêng

Không giống như các ngành kinh tế khác, lao động trong ngành xâydựng thường là không ổn định, số lao động này thay đổi theo thời vụ, thay đổitheo số lượng các công trình, đồng thời phải làm việc ngoài trời với các địađiểm khác nhau, không cố định Có khi cần rất nhiều lao động như khi màcông ty trúng thầu nhiều công trình, nhưng bên cạnh đó có những lúc thì cầnrất ít lao động như khi mà công ty nhận được ít công trình hoặc không nhậnđược công trình nào, khi đó thì một số lượng công nhân buộc phải nghỉ việc

do không có việc để làm Do vậy việc thực hiện chế độ trả lương thưởng hợp

lý, xứng đáng cho người lao động xây dựng quả là một vấn đề hết sức khókhăn và phức tạp Riêng đối với hoạt động đấu thầu, lao động lại là một nhân

tố quan trọng nhất quyết định công ty có trúng được gói thầu hay không, bởi

Ngày đăng: 07/09/2012, 14:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. PGS. TS Nguyễn Bạch Nguyệt, TS Từ Quang Phương - Giáo trình Kinh tế đầu tư NXB Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế đầu tư
Nhà XB: NXB Đại học kinh tế quốc dân
10. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế - số 7 tháng 7 năm 2009 – bài Tăng cường năng lực của doanh nghiệp để hấp thụ hiệu quả công nghệ từ đầu tư trực tiếp nước ngoài – Tác giả: Nguyễn Quang Hồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường năng lực của doanh nghiệp để hấp thụ hiệu quả công nghệ từ đầu tư trực tiếp nước ngoài –
11. Tạp chí Ngân hàng – số 9 tháng 5 năm 2009 – bài Doanh nghiệp với quyết định lựa chọn nguồn vốn dài hạn – Tác giả Thạc sĩ: Phạm Thị Vân Huyền Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp với quyết định lựa chọn nguồn vốn dài hạn –
12. Tạp chí Ngân hàng – số 11 tháng 6 năm 2009 – bài Định hướng xây dựng thương hiệu trong ngân hàng tại Việt Nam – Viện chiến lược ngân hàng.13. Tài liệu trên Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng xây dựng thương hiệu trong ngân hàng tại Việt Nam –
1. Khoa KHQL- ĐHKTQD - Giáo trình Khoa Học Quản Lý Tập 1,2 – Chủ biên: TS.Đoàn Thị Thu Hà, TS.Nguyễn thị Ngọc Huyền – NXB khoa học và kỹ thuật - 2002 Khác
2. Khoa KHQL- ĐHKTQD - Giáo trình Hiệu quả và Quản lý cácDự án Nhà nước- Chủ biên: PGS.TS.Mai Văn Bưu -Nxb khoa học và kỹ thuật - 2002 Khác
3.PTS.Nguyễn Năng Phúc - Giáo trình kinh tế và kinh doanh xây dựng - NXB Đại học kinh tế quốc dân - 1999 Khác
4. Các báo cáo kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính và một số tài liệu khác của công ty CPXDCTGT 872 - 2009 Khác
5. Điều lệ tổ chức và hoạt động công ty CPXDCTGT 872 - 2009 6. Hồ sơ đăng ký dự thầu công ty CPXDCTGT 872 - 2008 Khác
7. Những quy định pháp luật về quản lý đầu tư, xây dựng và quy chế đấu thầu - NXB tài chính – 1999 Khác
9. TS Nguyễn Hữu Thắng – Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thế hội nhập kinh tế quốc tế - NXB chính trị - 2008 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ cơ cấu tổ chức: - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 872.DOC
Sơ đồ c ơ cấu tổ chức: (Trang 16)
Bảng 1: Số năm kinh nghiệm trong đấu thầu thi công công trình của - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 872.DOC
Bảng 1 Số năm kinh nghiệm trong đấu thầu thi công công trình của (Trang 20)
Bảng 2: Kết quả đấu thầu qua các năm 2007 – 2009 của công ty - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 872.DOC
Bảng 2 Kết quả đấu thầu qua các năm 2007 – 2009 của công ty (Trang 21)
Bảng 3: Danh sách cán bộ chuyên môn kỹ thuật của công ty 872 - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 872.DOC
Bảng 3 Danh sách cán bộ chuyên môn kỹ thuật của công ty 872 (Trang 24)
Bảng 4: Bảng báo cáo tình hình tài chính của công ty CPXDCTGT 872 - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 872.DOC
Bảng 4 Bảng báo cáo tình hình tài chính của công ty CPXDCTGT 872 (Trang 26)
Bảng 5: số những loại máy móc thiết bị của công ty CPXDCTGT 872 - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 872.DOC
Bảng 5 số những loại máy móc thiết bị của công ty CPXDCTGT 872 (Trang 29)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w