Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 151 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
151
Dung lượng
1,8 MB
Nội dung
Trường THCS Ba Lòng Giáo án: Địa Lí 7 Ngày soạn: 19.8.2009 Phần 1 THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG Tiết 1 Bài 1 DÂN SỐ I. MỤC TIÊU: Sau bài học này học sinh phải nắm được. 1. Kiến thức: - Có một số hiểu biết cơ bản về dân số, tháp tuổi. - Bước đầu biết đọc về tháp tuổi, biểu đồ tăng dân số, tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số. - Biết trình bày đặc điểm của sự gia tăng dân số, bùng nổ dân số, nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh. 2. Kĩ năng: Đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số - tháp tuổi. 3. Thái độ: Có ý thức về sự cần thiết phải phát triển dân số mộc cách có kế hoạch. II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm III. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ 1. Giáo viên: Tranh tháp dân số; các H1.1, H1.2, H1.3, H1.4 trong sgk phóng to. 2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài học và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong SGK. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 7a………., 7b………. 2. Kiểm tra bài cũ 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: Dân số là một vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay vì nó ảnh hưởng to lớn đến nguồn lao động và đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ để sản xuất phát triển. Sự gia tăng dân số ở mức quá cao hay quá thấp đều có tác động sâu sắc tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một dân tộc. Dân số là bài học đầu tiên trong chương trình lớp 7 được chúng ta nghiên cứu trong chương trình lớp 7. b. Triển khai bài dạy HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1. Bước 1. - Gv hỏi: Thế nào gọi là dân số? - Gv: Cho học sinh nhận biết về tháp tuổi . + Bên trái thể hiện số Nam. + Bên phải thể hiện số Nữ. + Mỗi băng thể hiện một độ tuổi Ví dụ: 0 – 4 tuổi, 5 – 9 tuổi …độ dài băng cho biết số người trong từng độ tuổi . Trên tháp tuổi người ta tô màu cho 3 độ tuổi là trẻ em , trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động. Bước 2.Thảo luận nhóm - Gv nêu yêu cầu: Theo 2 câu hỏi cuối trang 3 - - Chia lớp thành 8 nhóm, nhóm chẳn thảo luận câu 1, nhóm lẽ thảo luận câu 2. Thời gian thảo luận là 5 phút. - Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung, giáo viên chuẩn xác kiến thức. 1. Dân số, nguồn lao động. - Dân số là tổng số dân sinh sống trên một lãnh thổ ở một thời điểm cụ thể. - Dân số là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế-xã hội. - Dân số thường được biểu hiện cụ thể bằng một tháp tuổi. GV: Hồ Văn Hiển Trang 1 Trường THCS Ba Lòng Giáo án: Địa Lí 7 Hoạt động 2. - Gv: Cho học sinh đọc “ tỉ lệ sinh”, “Tỉ lệ tử”, “gia tăng dân số” ở bảng thuật ngữ.Gv nêu cách tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và tỉ lệ gia tăng dân số cơ giới. - Yêu cầu Hs Quan sát hình 1.2 => Em hãy nhận xét về tình hình tăng dân số thế giới giai từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX. - Gv nêu vấn đề: Tại sao từ đầu thế kỉ XIX dân số tăng nhanh? Chuyển ý: Trong khi gia tăng dân số nhanh, đột ngột thì sẽ xảy ra hiện tượng “Bùng nổ dân số”. Chúng ta nghiên cứu hiện tượng này ở mục 3 sau đây. Hoạt động 3. - Dựa vào nội dung sgk, hãy cho biết bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào và gây nên những hậu quả tiêu cực gì? - Gv hướng dẫn Hs nhận xét về tình hình gia tăng dân số ở 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển ở hình 1.3 và 1.4 2. Dân số Thế Giới tăng nhanh trong Thế Kỉ XIX và XX - Trước thế kỉ XIX, dân số thế giới tăng chậm, do dịch bệnh, đói kém và chiến tranh - Từ thế kỉ XIX, dân số thế giưói tăng nhanh, nhờ những tiến bộ trong kinh tế - xã hội và y tế. 3. Sự bùng nổ dân số - Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hằng năm của dân số thế giới đạt 2,1%. - Dân số thế giới bùng nỗ vào nữa sau thế kỉ XX. - Hậu quả: Khó đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở, học hành, việc làm. => Cần kiểm soát sự gia tăng dân số. 4. Củng cố 1. Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm gì cuủa dân số? 2. Thế nào là “gia tăng dân số tự nhiên”? thế nào là “gia tăng dân số cơ giới”? 5. Dặn dò - Làm bài tập số 2 trang 6 SGK. - Trả lời bài 1 trong tập bản đồ thực hành địa lí 7. - Nghiên cứu trước bài 2 sự phân bố dân cư. Chú ý: + Mật độ dân số là gì ? cách tính MĐDS ? + Sự phân bố dân số trên Thế Giới hiện nay được thể hiện như thế nào? + Căn cứ vào đâu người ta chia Thế Giới ra thành các chủng tộc? các chủng tộc này phân bố chủ yếu ở đâu? GV: Hồ Văn Hiển Trang 2 Trường THCS Ba Lòng Giáo án: Địa Lí 7 Ngày soạn: 20.8.2009 Tiết 2. Bài 2- SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ, CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức Sau bài học này học sinh cần phải: - Nắm được đặc điểm của sự phân bố dân cư và các chủng tộc chính trên Thế Giới. - Biết sự khác nhau về ngoại hình của 3 chủng tộc. - Biết một số nguyên nhân dẫn tới sự phân bố dân cư khác nhau giữa các vùng. 2.Kĩ năng - Biết đọc bản đồ phân bố dân cư. - Xác định được một số vùng đông dân, thưa dân trên bản đồ dân cư Thế Giới. 3.Thái độ: Có ý thức tôn trọng đoàn kết các dân tộc, chủng tộc. II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thảo luận, nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở III.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: Giáo viên - Bản đồ phân bố dân cư thế giới. - Bản đồ tự nhiên Thế Giới hoặc các châu lục. - Tranh ảnh về 3 chủng tộc chính trên thế giới. Học sinh: Học thuộc bài cũ và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài mới. IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 7a………., 7b………. 2. Kiểm tra bài cũ - Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm gì của dân số? - Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết? 3. Nội dung bài mới a. Đặt vấn đề: Chúng ta đã biết dân số Thế Giới hiện nay rất đông và tăng nhanh, song sự phân bố dân cư Thế Giới rất không đồng đều. Dân cư trên Thế Giới lại có những đặc điểm hình thái rất khác nhau. Có nhóm gia trắng, da đen, da vàng. Dựa trên các đặc điểm hình thái đó, các nhà nhân chủng học đã chia nhân loại ra các chủng tộc khác nhau…Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. b. Triển khai bài dạy HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1. GV: Đặc điểm dân cư được thể hiện rỏ nhất ở chỉ tiêu MĐ DS. Vậy MĐ DS là gì các em hãy đọc phần thuật ngữ trang 187. CH: Để tính MĐ DS ta làm thế nào? Lấy Tổng số dân/Tổng DT được MĐ DS. GV: Ra bài tập cho học sinh: Diện tích đất nổi trên Thế Giới là 149 triệu km 2 . DSTG năm 2002 là 6.294 triệu người. Tính MĐ DS trung bình của Thế Giới. ( 42 người / km 2 ) Không kể lục địa Nam Cực : 6294 triệu người = 1. Sự phân bố dân cư - MĐDS: số dân trung bình sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ ( số người / km 2 ). - MĐDS TG năm 2002 là 46 người / km 2 . - Phân bố dân cư trên Thế Giới rất không đồng đều. GV: Hồ Văn Hiển Trang 3 Trường THCS Ba Lòng Giáo án: Địa Lí 7 46,6 người / km 2 CH: Quan sát hình 2.1 cho biết: - Tình hình phân bố dân cư trên Thế Giới có đồng đều không? - Tên những nơi dân cư tập trung đông nhất Thế Giới hiện nay? Tên những nơi dân cư thưa nhất Thế Giới hiện nay? CH: Đối chiếu hình 2.1 với bản đồ tự nhiên, dựa vào nội dung sgk cho biết những nơi có MĐ DS cao nhất? thấp nhất? nguyên nhân? Chuyển ý: Như trên đã nói dựa vào đặc điểm hình thái của các nhóm dân cư trên Thế Giới, các nhà khoa học đã chia nhân loại ra các chủng tộc khác nhau. Chúng ta sẽ nghiên cứu các nét chính về các chủng tộc trong mục 2. Hoạt động 2 GV: Yêu cầu học sinh đọc khái niệm “ chủng tộc” trang 186. GV: Yêu cầu các em thảo luận nhóm. - Chia nhóm: 2 bàn một nhóm. - Thời gian: 4 phút. - Nội dung câu hỏi: 1. Dân cư trên Thế Giới được chia ra các chủng tộc chính nào? 2. Các chủng tộc đó có đặc điểm chính gì và phân bố chủ yếu ở đâu? HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung, giáo viên chuẩn xác kiến thức. GV: Lưu ý: Chủng tộc là khái niệm mang hoàn toàn tính chất Thiên Nhiên và cần chóng lại mọi biểu hiện phân biệt chủng tộc < xem phần phụ lục. + Nơi đông dân: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, Tây – Trung Âu, Đông Nam Braxin, Đông Bắc Hoa Kì. + Nơi thưa dân: Bắc Châu Mĩ, Bắc Châu Á, Xahara, Ôxtrâylia. 2. Các chủng tộc - Dựa vào hình thái bên ngoài của cơ thể ( màu da, tóc, mắt, mũi ) để đưa ra các chủng tộc. - Có 3 chủng tộc chính. + Môngôlôit : Châu Á. + Ơrôpêôit : Châu Âu. + Nêgrôit : Châu Phi. 4. Củng cố: 1. MĐDS là gì? muốn tính MĐDS ta làm thế nào? 2. Dân cư trên Thế Giới thường sinh sống chủ yếu ở những khu vực nào? tại sao? 3. Căn cứ vào đâu mà người ta chia dân cư trên Thế Giới ra các chủng tộc? các chủng tộc sinh sống chủ yếu ở đâu? 5.Dặn dò: - Làm bài tập số 2 trang 9 sgk. - Trả lời bài trong tập bản đồ thực hành địa lí 7. - Nghiên cứu trước bài 3 Quần cư và đô thị hoá. + Quần cư là gì? Có mấy loại quần cư? + Siêu đô thị là gì? + Đô thị hoá là gì ? ============ GV: Hồ Văn Hiển Trang 4 Trường THCS Ba Lòng Giáo án: Địa Lí 7 Ngày soạn: 26.8.2009 Tiết 3 Bài: 3 QUẦN CƯ – ĐÔ THỊ HOÁ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải: - Phân biệt đựợc sự khác nhau cơ bản giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn. - Nhận biết được trên bản đồ Thế giới sự phân bố các siêu đô thị. 2.Kĩ năng: Xác lập được mối quan hệ giữa quần cư và hoạt động sản xuất. 3.Thái độ: Thấy được mối quan hệ giữa quần cư và đô thị hoá và một vài dấu hiệu của đô thị hoá. II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: -Thảo luận * - Nêu vấn đề. - Đàm thoại gợi mở… III. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: Giáo viên: - Bản đồ các siêu đô thị Thế giới. - Tranh ảnh về quần cư nông thôn và đô thị, các siêu đô thị. - Hình 3.1; 3.2 SGK trang 10. Học sinh: - Học thuộc bài cũ và đọc kĩ và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài mới. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức . 7a………., 7b………. 2. Kiểm tra bài cũ: 1. Dân cư trên Thế giới thường phân bố chủ yếu ở những khu vực nào? tại sao? 2. Trên thế giới có các chủng tộc chính nào? họ sống chủ yếu ở đâu? nêu một số đặc điểm hình thái bên ngoài của mỗi chủng tộc? 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: Em đang sống ở nông thôn hay đô thị? quần cư nông thôn và đô thị có gì khác nhau? Siêu đô thị và đô thị hoá là gì? Bài học này sẽ giúp các em giải đáp những câu hỏi này? b. Triển khai bài dạy. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1: GV: Yêu cầu học sinh đọc thuật ngữ SGK trang 18 về quần cư. CH: Quần cư là cách tổ chức sính sống của con người trên một diện tích nhất định để khai thác tài nguyên thiên nhiên. Có hai kiểu quần cư chính là quần cư nông thôn và quần cư đô thị. GV: Dựa vào hình 3.1; hình 3.2 và sự hiểu biết của mình, em hãy so sánh đặc điểm của 2 kiểu quần cư này về MĐDS, nhà cữa, chắc năng kinh tế, đơn vị quần cư. 1. Quần cư nông thôn và quần cư đô thị. * Quần cư nông thôn. + M ĐDS, nhà cửa thấp hơn. + Đơn vị quần cư: làng bản, thôn, xã. + Chức năng: Hoạt động nông nghiệp chủ yếu: Nông – Lâm – Ngư. GV: Hồ Văn Hiển Trang 5 Trường THCS Ba Lòng Giáo án: Địa Lí 7 GV: Kẻ bảng so sánh hai kiểu quần cư sau đó cho học sinh lên điền kết quả nghiên cứu. HS: khác góp ý bổ sung . GV chuẩn xác. CH: Lối sống hai quần cư này có đặc trưng gì? HS: Quần cư nông thôn: dựa vào các mối quan hệ dòng họ, làng xóm, các tập tục. Quần cư đô thị: theo cộng động có tổ chức theo luật pháp, có quan điểm chung. CH: Tỉ lệ dân số trong các hình thức quần cư này có xu hướng thay đổi như thế nào? HS: Quần cư nông thôn giảm đi. Quần cư thành thị tăng lên. GV: Chuyển ý: Tỉ lệ người sống ở nông thôn có xu hướng giảm, ngược lại tỉ lệ người sống trong các đô thị có xu hướng tăng. Do đô thị hoá là xu thế tất yếu của Thế giới hiện nay. Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề đô thị hoá và các siêu đô thị trong mục 2 sau đây. Hoạt động 2: CH: Dựa vào nội dung SGk hãy cho biết qúa trình đô thị hoá trên Thế giới diễn ra như thế nào? CH: Tại sao nói quá trình phát triển đô thị hoá trên Thế giới gắn liền với quá trình phát triển thương nghiệp, thủ công nghiệp và công nghiệp? HS: Các đô thị đầu tiên trên Thế Giới là các trung tâm thương mại, buôn bán ở các quốc gia cổ đại như Trung Quốc, Ai Cập, La Mã. Đô thị phát triển mạnh vào thế kỉ XIX khi công nghiệp trên Thế Giới phát triển nhanh chóng. GV: Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng trở thành các siêu đô thị . Vậy siêu đô thị là gì? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu? CH: Siêu đô thị là gì? HS: Siêu đô thị là các đô thị có số dân từ 8 triệu người trở lên. CH: Quan sát hình 3.3 cho biết Trên thế giới hiện nay có bao nhiêu siêu đô thị? HS: Có 23 siêu đô thị. CH: Châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhất.? HS: Châu Á. CH: Kể tên các siêu đô thị ở châu Á có số dân từ 8 triệu người trở lên? HS: 12 siêu đô thị. CH: Siêu đô thị có nhiều ở các nước đang phát triển hay ở các nước phát triển? * Quần cư đô thị: + MĐDS, nhà cửa cao hơn. + Đơn vị quần cư: phố, phường. + Chức năng: hoạt động Công nghiệp và Dịch vụ. 2. Đô thị hoá, các siêu đô thị. a. Quá trình đô thị hoá. - Đã có từ thời kì cổ đại. - Phát triển nhanh. - Tỉ lệ dân số sống trong các đô thị thế kỉ XVIII là 5%, năm 2001: 46% ( gần 2,5 tỉ người ) tăng 9 lần. - Nhiều siêu đô thị xuất hiện ( 1950 có 2 . Năm 2000 có 23 tăng 11 lần). - Gắn liền với quá trình phát triển thương nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp. b. Các siêu đô thị: - Là đô thị khổng lồ có số dân từ 8 triệu người trở lên. GV: Hồ Văn Hiển Trang 6 Trường THCS Ba Lòng Giáo án: Địa Lí 7 HS: Các nước đang phát triển: 16 siêu đô thị. Các nước phát triển: 7 siêu đô thị. GV: Thật là một nghịt lí, các nước phát triển có ít siêu đô thị, còn các nước đang phát triển thì có nhiều siêu đô thị. Theo em sự phát triển các siêu đô thị mang tính chất tự phát, không gắn liền với trình độ phát triển kinh tế sẽ gây nên những hậu quả tiêu cực gì? ( Yêu cầu học sinh thảo luận ) HS: Ở nông thôn: nhiều lao động trẻ không có việc làm rời bỏ nông thôn chuyển vào các đô thị. Ở thành thị: thiếu việc làm và gia tăng tỉ lệ dân nghèo thành thị, thiếu nhà ở mất mỉ quan đô thị bởi các khu nhà ổ chuột xuất hiện. Giao thông ùn tắc, môi trường bị ô nhiễm do dân số quá đông và xử lí chất thải không đúng yêu cầu. 4. Củng cố. 1. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn? 2. Tại sao nói đô thị hóa là một xu thế tiến bộ nhưng đô thị hoá tự phát lại có ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sự phát triển kinh tế - xã hội? 3. Đánh dấu x vào trước nội dung cho là đúng nhất. Câu 3.1: Châu lục có nhiều siêu đô thị nhất. A. Châu âu B. Châu Mĩ C. Châu Á D. Châu Phi Câu 3.2 : Các siêu đo thị phân bố chủ yếu ở. A. Các nước phát triển B. Các nước đang phát triển. C. Cả hai nhóm nước trên. 5.Dặn dò: - Làm bài tập 2 SGK trang 12. - Soạn bài 3 trong tập bản đồ bài tập thực hành địa lí 7. - Nghiên cứu trước bài 4 thực hành. + Quan sát lược đồ hình 4.1. Cho biết huyện Tiền Hải nằm về phía nào của tỉnh Thái Bình, mật độ dân số bao nhiêu ? + Qua bản đồ phân bố dân cư Châu Á ( H4.4). Các siêu đô thị ở Châu Á phần lớn nằm ở vị trí nào ? thuộc các nước nào ? + Quan sát hình dáng tháp tuổi Thành phố Hồ Chí Minh năm 1989 và năm 1999. Hãy cho biết có sự thay đổi gì đối với dân số Thành phố Hồ Chí Minh sau 10 năm ? ============ GV: Hồ Văn Hiển Trang 7 Trường THCS Ba Lòng Giáo án: Địa Lí 7 Ngày soạn:27.8.2009 Tiết 4. Bài 4 THỰC HÀNH PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ VÀ THÁP TUỔI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải: - Hiểu và nắm vững các khái niệm MĐDS, đặc điểm phân bố dân cư trên Thế Giới. - Biết một số cách thể hiện MĐDS, phân bố dân cư và các đô thị trên bản đồ, lược đồ, cách khai thác thông tin từ bản đồ, lược đồ phân bố dân cư và các đô thị. 2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng nhận dạng và phân tích tháp tuổi. 3.Thái độ: Thấy được tình hình dân số qua tháp tuổi. II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: -Thảo luận * - Nêu vấn đề. - Đàm thoại gợi mở… III. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: Giáo viên: - Lược đồ MĐDS tỉnh Thái Bình ( phóng to). - Tháp dân số thành Phố Hồ Chính Minh (hình 4.2 và 4.3 SGK). - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Bản đồ tự nhiên châu Á. Học sinh: Học thuộc bài cũ. Đọc kĩ và làm các bài tập trong bài thực hành. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức. 7a………., 7b………. 2. Kiểm tra bài cũ: 1. MĐDS là gì? đặc điểm phân bố dân cư trên Thế Giới? 2. Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm gì về dân số? 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: Trong các bài trước, chúng ta đã được tìm hiểu về dân số, MĐDS, tháp tuổi, đô thị…để củng cố những kiến thức này và tăng khả năng vận dụng chúng trong thực tế. Hôm nay chúng ta nghiên cứu bài thực hành với những nội dung cụ thể sau đây. b. Triển khai bài dạy. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: GV: Cho một học sinh nhắc lại kiến thức lớp 6 về cách sử dụng bản đồ (đọc tên bản đồ là gì? đọc bản chú giải xem có những nội dung gì? Tìm nội dung cần thiết theo yêu cầu nội dung câu hỏi phân bố ở đâu trên Thế Giới…. HS: Đại diện học sinh trình bày kết quả, học sinh khác bổ sung. GV chuẩn xác. GV: Yêu cầu học sinh lên chỉ hai địa phận trên. Lưu ý: dùng thước chỉ vòng quanh ranh giới của từng địa phận. Hoạt động 2: GV: Chia lớp làm 4 nhóm trong mỗi nhóm cử một nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận và 1. Đọc lược đồ, bản đồ phân bố dân cư tỉnh Thái Bình. - Nơi có MĐDS cao nhất của tỉnh Thái Bình năm 2000: là thị xã Thái Bình > 3000 người /km 2 . - Nơi có MĐDS thấp nhất của tỉnh Thái Bình năm 2000 là huyện Tiền Hải < 1000 người /km 2 . 2. Phân tích, so sánh tháp dân số TP. Hồ Chí Minh vào năm 1989 và năm 1999. GV: Hồ Văn Hiển Trang 8 Trường THCS Ba Lòng Giáo án: Địa Lí 7 một thư kí ghi lại nội dung thảo luận của nhóm. + Thời gian: 5 phút. + Nội dung câu hỏi: * Nhóm 1;2: Quan sát H4.2 và 4.3 để nhận xét. a. Hình dạng tháp tuổi có gì thay đổi?( chú ý độ phình to hay thu nhỏ của phần chân tháp và phần giữa tháp). b. Nhóm tuổi nào tăng về tỉ lệ? nhóm tuổi nào giảm về tỉ lệ? ( chú ý độ dài của các băng ngang thể hiện từng lứa tuổi). * Nhóm 3;4 : Quan sát hình 4.4 kết hợp đối chiếu với bản đồ thiên nhiên châu Á cho biết: a. Những khu vực tập trung đông dân cư của châu Á là khu vực nào? tại sao? b. Các đô thị lớn của châu Á thường phân bố ở đâu? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung, giáo viên chuẩn xác kiến thức. a. Hình dáng tháp tuổi 4.3 so với 4.2. - Phần chân tháp thu hẹp hơn. - Phần giữa tháp phình to hơn. b. Hình dáng tháp tuổi cho thấy. - Nhóm tuổi lao động năm 1999 tăng về tỉ lệ so với năm 1989. - Nhóm tuổi trẻ em năm 1999 giảm về tỉ lệ so với năm 1989. - Dân số TP Hồ Chí Minh năm 1999 già hơn so với năm 1989. 3. Phân tích lược đồ dân cư châu Á. a. Nơi tập trung đông dân.( có các chấm đỏ dày đặc). b. Các đô thị lớn: thường tập trung ven biển hoặc dọc theo các sông lớn. 4. Củng cố: 1. Đọc tên các đô thị có 8 triệu người và từ 5 đến 8 triệu dân trở lên của châu Á? 2. Tại sao các đô thị lớn thường tập trung ven biển hoặc dọc theo các con sông lớn? 3. Đánh dấu x vào ô vuông câu trả lời mà em cho là đúng nhất? 3.1: Quan sát hình 4.4 cho biết số đô thị có 8 triệu dân của Ấn Độ là? a. 3 đô thị. b. 4 đô thị. c. 2 đô thị. d. Tất cả đều sai. 3.2: Quan sát hình 4.1. Nơi có MĐDS cao nhất tỉnh Thái Bình là? a. Huyện Đông Hưng. b. Thị xã Thái Bình. c. Huyện Tiền Hải. d. Huyện Kiến Xương. 5. Dặn dò: - Trả lời các câu hỏi trong bài 4 trong tập bản đồ thực hành, - Xem trước bài 5 “ĐỚI NÓNG, MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM”. + Môi trường là gì? + Ở đới nóng có những loại môi trường gì ? + Vị trí và đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm ? + Thế nào là rừng rậm thường xuyên quanh năm ? ============ GV: Hồ Văn Hiển Trang 9 Trường THCS Ba Lòng Giáo án: Địa Lí 7 Ngày soạn: 9. 9. 2009 Phần hai CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ Chương I MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG Tiết 5. Bài 5 ĐỚI NÓNG, MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM. I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải: - Xác định vị trí, giới hạn của môi trường đới nóng và các kiểu môi trường đới nóng trên bản đồ Thế Giới. - Biết trình bày đặc điểm tiêu biểu của môi trường đới nóng, môi trường xích đạo ẩm. 2.Kĩ năng: - Biết phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của môi trường xích đạo ẩm. - Xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên của môi trường đới nóng, môi trường xích đạo ẩm. 3.Thái độ: - Yêu mến thiên nhiên, bảo vệ môi trường thiên nhiên: Thực - động vật của môi trường xích đạo ẩm. II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: -Thảo luận * - Nêu vấn đề. - Đàm thoại gợi mở… III. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: Giáo viên: - Bản đồ các môi trường thiên nhiên, khí hậu Thế Giới - biểu đồ nhiệt độ , lượng mưa ở xích đạo. - Tranh ảnh rừng rậm xanh quanh năm, rừng ngập mặn. Học sinh: - Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài mới. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 7a………., 7b………. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: -GV: hỏi ở lớp 6 các em đã được học trên Trái Đất người ta chia ra các đới khí hậu nào. -GV: Do sự phân hoá vị trí gần hay xa biển, địa hình và tính chất của mặt đệm. Trong mỗi đới khí hậu mà chúng ta vừa nêu đã hình thành nhiều môi trường địa lí khác nhau. Trong bài học hôm nay chúng sẽ tìm hiểu khái quát về môi trường đới nóng – môi trường xích đạo. b. Triển khai bài dạy. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: CH: Dựa vào hình 5.1 và nội dung SGK em hãy. Xác định vị trí của môi trường đới nóng trên thế giới? HS : Nằm khoảng giữa hai chí tuyến. CH: Nêu các đặc điểm chủ yếu của môi trường đới nóng ? 1. Đới nóng : a. Vị trí : Nằm trong khoảng giữa hai chí tuyến. b. Đặc điểm : - Nhiệt độ cao quanh năm. - Có gió tín phong. GV: Hồ Văn Hiển Trang 10 [...]... trong tập bản đồ thực hành địa lí 7 - Nghiên cứu, soạn trước bài 7 Môi trường nhiệt đới gió mùa + Gió mùa là loại gió thế nào? Khu vực hoạt động chính của gió mùa? + Tại sao gọi là khí hậu nhiệt đới gió mùa? + Đặc điểm khí hậu, thực vật của môi trường nhiệt đới gió mùa? ============ GV: Hồ Văn Hiển Trang 13 Trường THCS Ba Lòng Tiết 7 Giáo án: Địa Lí 7 Ngày soạn: 16/9/2009 Bài: 7- MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ... Hiển Giáo án: Địa Lí 7 2 Làm ruộng, thâm canh lúa nước - Châu Á: Đông Nam Á, Nam Á, Đông Á - Phát triển những nơi có: + Địa hình đồng bằng, đất phù sa màu mở + Nhiệt độ tháng 1 > 00c + Lượng mưa > 1000mm/năm + Mật độ dân số cao nhất châu Á -Do áp dụng tiến bộ khoa họckĩ thật và có chính sách nông nghiệp đúng đắn, nhiều nước dã tự túc được lương thực, một số nước thừa để xuất khẩu 3 Sản xuất nông sản hoàng... 1 Vị trí, khí hậu a Vị trí: - Nằm khoảng từ chí tuyến đến vòng Trang 33 Trường THCS Ba Lòng Giáo án: Địa Lí 7 GV: Cho học sinh lên xác định vị trí Môi cực ở cả hai bán cầu trường đới ôn hoà trên lược đồ ->So sánh diện tích phần đất nỗi của môi trường đới ôn hoà ở - Phần lớn diện tích đất nổi ở Bán cầu hai bán cầu Bắc HS lên bảng xác định CH: Quan sát hình 13.1, em có nhận xét gì về vị trí môi trường... khô hạn kéo dài 4 tháng - Biểu đồ C: Mưa theo mùa, có mùa mưa nhiều có mùa mưa ít 3 Nhận xét biểu đồ chế độ nước sông - Biểu đồ X: Thể hiện sông có nước quanh năm, sông có thời kì nước cao thời kì nước thấp - Biểu đồ Y: Có mùa lũ, mùa cạn nhưng không có tháng nào không có nước 4 Đối chiếu giữa hai loại biều đồ ta thấy GV: Hồ Văn Hiển Trang 27 Trường THCS Ba Lòng Giáo án: Địa Lí 7 A phù hợp X C phù... đồ, đọc và phân tích biểu đồ 3 Thái độ: Đánh giá đúng những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên ở đới nóng II PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thảo luận, nêu vấn đề,t rực quan, so sánh… III CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: Giáo viên: Lược đồ các môi trường địa lí, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Học sinh: Xem lại kiến thức những bài đã học IV TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1 Ổn định tổ chức 7a………., 7b……… 2 Kiểm tra bài cũ 3 Nội dung bài mới:... theo tính thời vụ chặt chẽ? 5 Dặn dò - Làm bài 7 trong tập bản đồ thực hành địa lí 7 - Nghiên cứu trước bài 8 Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng? + Có mấy hình thức sản xuất nông nghiệp ở đới nóng? + Làm rẫy là hình thức canh tác như thế nào? Có ảnh hưởng gì đến môi trường canh tác? GV: Hồ Văn Hiển Trang 15 Trường THCS Ba Lòng Giáo án: Địa Lí 7 + Trang trại, đồn điền, thâm canh là hình... THCS Ba Lòng Giáo án: Địa Lí 7 Ngày soạn: 18/ 10/ 2009 Tiết 11 Bài 11 DI DÂN VÀ SỰ BÙNG NỔ ĐÔ THỊ Ở ĐỚI NÓNG I MỤC TIÊU: 1 Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải: - Hiểu và trình bày được nguyên nhân của sự di dân ở đới nóng - Biết nguyên nhân hình thành và những vấn đề đang đặt ra cho đô thị, siêu đô thị ở đới nóng 2 Kĩ năng: Cũng cố kĩ năng đọc và phân tích ảnh địa lí, bản đồ địa lí 3 Thái... đa dạng và phức tạp? nguyên nhân? + Do thiên tai: hạn hán, lũ ltụ… + Nhóm 2: Theo em di dân có tổ chức, có kế hoạch + Do chiến tranh, xung đột tộc có tác động như thế nào tới phát triển kinh tế xã hội người GV: Mời diện học sinh trả lời, học sinh nhóm khác GV: Hồ Văn Hiển Trang 24 Trường THCS Ba Lòng Giáo án: Địa Lí 7 nhận xét, bổ sung cuối cùng giáo viên kết luận - Nguyên nhân tích cực: - Có nguyên... 5 Dặn dò: chim - Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành địa lí 7, làm bài tập 4 SGK - Nghiên cứu, soạn bài 6 : Môi trường nhiệt đới + Vị trí và đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới? + Đặc điểm thực vật của môi trường nhiệt đới + Tại sao Xavan đang ngày càng mở rộng trên Thế Giới? GV: Hồ Văn Hiển Trang 11 Trường THCS Ba Lòng Giáo án: Địa Lí 7 + Đất Feralit được hình thành như thế nào? Ngày soạn:... lớn - Mục đích để xuất khẩu hoặc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến Trang 17 Trường THCS Ba Lòng Giáo án: Địa Lí 7 hàng hoá theo qui mô lớn như kiểu đồn điền? HS: Mặc dù sản xuất được nhiều nông sản, song hình thức này đòi hỏi phải có diện tích rộng, nhiều vốn, nhiều máy móc và kĩ thuật canh tác và quan trọng hơn cả là phải có thị trường tiêu thụ tốt những điều này không phải nơi nào cũng . gió mùa? ============ GV: Hồ Văn Hiển Trang 13 Trường THCS Ba Lòng Giáo án: Địa Lí 7 Ngày soạn: 16/9/2009 Tiết 7. Bài: 7- MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Sau bài học. Trang 14 Trường THCS Ba Lòng Giáo án: Địa Lí 7 - Giải thích tại sao có sự chênh lệch lượng mưa về Mùa Hạ và Đông ở Đông Nam Á và Nam Á? + Nhóm 3;4: Quan sát hình 7. 3 và 7. 4 hãy : - Nêu diễn biến. Chí Minh sau 10 năm ? ============ GV: Hồ Văn Hiển Trang 7 Trường THCS Ba Lòng Giáo án: Địa Lí 7 Ngày soạn: 27. 8.2009 Tiết 4. Bài 4 THỰC HÀNH PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ VÀ THÁP TUỔI I. MỤC TIÊU: 1.