Để có thể nêu ra một khái niệm đủ rộng về tài trợthương mại quốc tế, có lẽ cần khảo sát đến tính tất yếu kháchquan của tài trợ thương mại trong quy trình tái sản xuất hànghoá cho xuất kh
Trang 1CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VỀ TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
I KHÁI NIỆM TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Tài trợ thương mại quốc tế có thể giải thích ở góc độnày hay góc độ khác, ví dụ như ở góc độ tín dụng ( Credit)người ta gọi tài trợ thương mại quốc tế là cho vay xuất nhậpkhẩu, tín dụng trong ngoại thương vvv, nhưng ở góc độ rộnghơn tín dụng như là sự hỗ trợ tài chính ( Financing), người talại gọi là tài trợ thương mại, tài trợ ngoại thương, tài trợ xuấtnhập khẩu vv.vv Thực ra tài trợ thương mại quốc tế( International Trade Sponsorship) còn có ý nghĩa rộng hơnrất nhiều so với tín dụng ( Credit) và tài trợ tài chính( Financing) cộng lại
Để có thể nêu ra một khái niệm đủ rộng về tài trợthương mại quốc tế, có lẽ cần khảo sát đến tính tất yếu kháchquan của tài trợ thương mại trong quy trình tái sản xuất hànghoá cho xuất khẩu và nhận dạng được sự hình thành của tàitrợ trong mối tương tác hữu cơ giữa hoạt động thương mạiquốc tế với quy trình tái sản xuất xã hội của một quốc gia
Trước hết, thương mại là một bộ phận của quy trình tái
sản xuất xã hội, là một khâu cuối cùng của quy trình tái sảnxuất Trong quá trình phát triển của phân công lao động xãhội, thương mại tách ra khỏi quy trình tái sản xuất trở thànhmột ngành kinh doanh riêng biệt mà ta gọi là ngành thươngnghiệp do tầng lớp thương nhân thực hiện Ngoài nguồn vốn
tự có của mình, ngành thương nghiệp rất cần tới sự hỗ trợ tàichính từ các ngành sản xuất, tài chính và ngân hàng để tồn tại
và phát triển, đặc biệt đối với ngành thương nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực kinh doanh thương mại quốc tế
Quy trình tái sản xuất xã hội có thể diễn đạt bằngphương trình T – H SX H’ – T’, trong đó H’ – T’ là khâucuối cùng cuả quy trình tái sản xuất Trong phân công laođộng xã hội lớn lần thứ hai, H’- T’ tách ra khỏi dây chuyền
Trang 2của quy trình tái sản xuất hàng hoá và hoạt động như mộtngành kinh doanh riêng biệt, thương mại và tầng lớp quản lý
và vận hành nó ra đời, đó là ngành thương nghiệp và giớithương nhân Trong xã hội, mọi sản phẩm sản xuất ra rơi vàotay các thương nhân, theo sau đó thị trường tiêu thụ sản phẩmhình thành Thị trường tiêu thụ sản phẩm ở trong nước gọi làthị trường thương mại quốc gia, ở ngoài nước gọi là thịtrường thương mại quốc tế
Phân tích quy trình tái sản xuất xã hội cho thấy vốnđược tuần hoàn và chu chuyển dưới ba hình thái khác nhau:vốn sản xuất, vốn hàng hoá và vốn tiền tệ Ba hình thái vốn
đó chu chuyển từ vốn sản xuất sang vốn hàng hoá và cuốicùng là vốn tiền tệ
Quản lý và vận hành vốn sản xuất là các nhà sản xuấttrong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp và lâmnghiệp, vốn hàng hoá là các tầng lớp thương nhân và vốn tiền
tệ là các tầng lớp trung gian tài chính Ba tầng lớp xã hội nàyxưa kia là một thực thể xã hội thống nhất, nhưng sau ba lầnphân công xã hội lớn trong lịch sử, chúng đã tách nhau rathành ba tầng lớp xã hội hoàn toàn độc lập với nhau, nhưngphải dựa vào nhau để tồn tại và phát triển
Trong lịch sử phát triển của quy trình tái sản xuất và
do điều kiện sản xuất hoặc kinh doanh khác nhau, các chu kỳtuần hoàn và chu chuyển các loại vốn cũng khác nhau Trongthực tiễn, hiếm khi thấy thời điểm kết thúc tuần hoàn và chuchuyển vốn sản xuất thuộc ngành này thì đồng thời cũng làthời điểm kết thúc tuần hoàn và chu chuyển vốn hàng hoá củangành kia để rồi có sẵn vốn tiền tệ để mua và thanh toánngay cho ngành đó
Hay nói một cách khác, khó có thể xẩy ra trường hợp,lúc nào cũng thế, ngành sản xuất này kết thúc ở giai đoạnhàng hoá thì ngành thương mại kia sẵn có tiền mặt để muahàng hoá đó Do đó, việc mua bán chịu hình thành đã giảiquyết mâu thuẫn này và tạo điều kiện đảm bảo cho quy trìnhtái sản xuất xã hội tồn tại và phát triển liên tục, không bị gián
Trang 3đoạn Mua bán chịu hàng hoá giữa các nhà sản xuất và cácthương nhân được gọi là tín dụng thương mại, một hình thứctài trợ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh thương mại.
Sự cần thiết của tài trợ thương mại trực tiếp giữa cácnhà sản xuất và các nhà thương nghiệp là do sự đòi hỏi tất yếucủa sự tồn tại và phát triển của tầng lớp thương nhân hoạtđộng kinh doanh trên các thị trường tiêu thụ sản phẩm rộnglớn không những vượt ra khỏi ngành đó mà còn mở rộng ratrong phạm vi lãnh thổ rộng lớn của một quốc gia, thậm chícòn nhằm vào các thị trường ngoài nước xa xôi
Trong thời đại của nền sản xuất hàng hoá, sản phẩmđược sản xuất ra không phải để sử dụng cho riêng mình màchủ yếu là để bán Sản xuất ra mà không bán được thì hậu quảtất yếu là dẫn đến phá sản Vì vậy khâu lưu thông có ý nghĩaquyết định đến sản xuất
Thương nhân là người thực hiện giá trị của sản phẩmtrong lưu thông Tuy nhiên, tầng lớp thương nhân tự mìnhkhông sẵn có đủ vốn tiền tệ để mua toàn bộ sản phẩm đượcsản xuất ra trong xã hội, cho nên những nhà sản xuất phải bánchịu sản phẩm hàng hoá cho họ Khi phân tích sự tồn tại tất
yếu của tín dụng thương mại, Các Mác đã viết: “ Việc sản xuất trên quy mô lớn và nhằm các thị trường xa xôi làm cho tổng sản phẩm xã hội rơi vào tay các thương nhân; nhưng vốn của một nước không thể tăng lên gấp đôi khiến cho tầng lớp thương nhân tự nó lại có đủ khả năng mua được toàn bộ sản phẩm được sản xuất ra của toàn quốc với vốn tiền tệ riêng của nó để rồi đem bán lại” ( Các Mác: “ Tư bản” quyển
thứ III, tập II, Nhà xuất bản Sự Thật Hà Nội, năm 1960) Nhưvậy, tài trợ cho hoạt động kinh doanh thương mại, đặc biệt làthương mại quốc tế là một đòi hỏi tất yếu và khách quan
Hai là ,hoạt động thương mại là gì? Theo giải thích
của Luật thương mại năm 2005 của nước CHXHCN Việt
Nam “ hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu
tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh
Trang 4lời khác” Với khái niệm đó, hoạt động kinh doanh thương
mại bao gồm các hoạt động kinh doanh chủ yếu sau đây:
- Hoạt động mua bán hàng hoá là hoạt động kinhdoanh thương mại nhằm mục đích kiếm lời, trong đó bên bán
có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá chobên mua và nhận thanh toán, còn bên mua có nghĩa vụ thanhtoán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theothoả thuận trong hợp đồng ký kết giữa hai bên
- Hoạt động cung ứng dịch vụ là hoạt động kinh doanhthương mại nhằm mục đích kiếm lời, trong đó một bên cungứng có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhậnthanh toán, còn bên khách hàng sử dụng dịch vụ có nghĩa vụthanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theothoả thuận trong hợp đồng ký kết giữa hai bên
- Hoạt động xúc tiến thương mại là hoạt động thúcđẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ,bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưngbày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thươngmại
Nơi tiến hành hoạt động kinh doanh thương mại, đặcbiệt là kinh doanh thương mại quốc tế là thị trường mà ở đóchỉ có hai loại người tham gia, đó là Người mua và Ngườibán, nhưng trên thế giới có đến trên 6 tỷ người đóng vai trò làNgười mua và Người bán Phàm là ở những nơi nào có hội tụcao về nhu cầu tiêu thụ thì ở đó sẽ phát sinh cạnh tranh gaygắt và quyết liệt
Người mua bao giờ cũng muốn mua được hàng hoáhoặc dịch có chất lượng tốt, giá rẻ và thích hợp với sử dụng
và tiêu dùng, cho nên người bán, tức là thương nhân bánhàng, một mặt đòi hỏi các nhà sản xuất phải cải tiến mẫu mãhàng hoá, hạ giá thành sản phẩm, mặt khác bản thân mìnhcũng phải nâng cao năng suất tiêu thụ, xúc tiến thương mại
có hiệu quả và hoàn thiện với chất lượng cao khâu hậumãi.Tất cả những việc trên đòi hỏi các nhà sản xuất và cácthương nhân phải có một nguồn lực tài chính đủ dùng, kịp
Trang 5thời và khai thác có hiệu quả, nếu chờ đợi từ việc tích luỹ vốn
tự thân thì không biết bao giờ mới có đủ vốn để thực hiện,nhưng nếu các nhà sản xuất và các thương nhân được tài trợvốn từ bên ngoài thì họ thực hiện các việc nói trên dễ như trởbàn tay
Trang 6Ba là, thương mại quốc tế chứa đựng nhiều điều khác
biệt so với thương mại quốc gia Để dành được lợi trong tiêuthụ sản phẩm trên thị trường quốc tế, thương mại mỗi nướcphải khai thác triệt để các sự khác biệt đó Hiệu quả khai tháccao hay thấp một phần không nhỏ phụ thuộc vào sự tài trợ từcác trung gian tài chính và chính phủ Có thể điểm ra nhữngkhác biệt lớn:
- Cơ hội buôn bán trong thương mại quốc tế không bị
bó hẹp trong biên giới quốc gia chật hẹp mà được mở rộngđặc biệt là theo chiều ngang Ta lấy ví dụ điển hình về thươngmại Mỹ và Nhật để chứng minh Với khả năng của mình,nước Mỹ có thể sản xuất ra mọi sản phẩm thoả mãn nhu cầunội địa, nhưng nhờ có thương mại quốc tế mà người Mỹ thích
sử dụng ô tô Nhật hơn là sản xuất trong nước, bởi vì ô tô Nhật
có giá rẻ, tiện dụng và tiêu phí ít nhiên liệu, có lẽ vì thế màtrong cán cân ngoại thương, Mỹ đã nhập siêu ô tô từ NhậtBản Nhờ vào thương mại quốc tế mà cơ hội kinh doanh xuấtnhập khẩu ô tô giữa Mỹ và Nhật hình thành, phát triển và mởrộng liên tục cho đến ngày nay
Trang 7Cơ hội thương mại càng mở rộng bao nhiêu thì cạnhtranh để dành giật lấy thị trường càng mãnh liệt bấy nhiêu Đểdành được thế thượng phong trong cạnh tranh, các doanhnghiệp trong lĩnh vực sản xuất cũng như trong lĩnh vực lưuthông đã khai thác triệt để đến sự tài trợ trực tiếp hay gián tiếp
từ các trung gian tài chính và Chính phủ Thực tế cho thấytrong cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Châu Âu vềngành sản xuất máy bay, vai trò của các trung gian tài chính
và Chính phủ quan trọng đến mức nào Về sản xuất máy bayphản lực dân dụng, hãng máy bay Boeing của Mỹ chiếm ưuthế trong cạnh tranh về độ an toàn, tin cậy cao và giá thànhphải chăng đã đưa Mỹ lên nước xuất khẩu máy bay hàng đầutrên thế giới Tuy nhiên không lấy gì làm ngạc nhiên khi thấyđối thủ cạnh tranh thực sự duy nhất hiện nay của Boeing lại làhãng Airbus, một hãng sản xuất máy bay dân dụng phản lựctồn tại và phát triển nhanh là nhờ vào sự tài trợ rất lớn củachính phủ nhiều nước Châu Âu
- Rủi ro trong thương mại quốc tế có độ tiềm ẩn rất sâu
và ảnh hưởng mạnh hơn so với rủi ro trong thương mại quốcgia Chi phí phòng ngừa, giải quyết và khắc phục rủi ro trongthương mại quốc tế đòi hỏi rất lớn Thực tế đã minh chứngrằng, ngoài các nguồn tài trợ cho chi phí phòng ngừa rủi ronội sinh, đòi hỏi những nguồn tài trợ tài chính ngoại sinh cholĩnh vực này có ý nghĩa hết sức quan trọng
Hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế là nhằmvào các thị trường xa xôi nằm ngoài biên giới quốc gia Điềukiện sản xuất, thị hiếu tiêu dùng, môi trường và khí hậu chođến luật lệ, phong tục tập quán, chế độ chính trị và xãhội đều rất khác biệt so với thị trường trong nước Điềunày càng làm rủi ro bị tích tụ nhiều hơn và một khi bị bộcphát, hậu quả thật khó lường
Có thể nói thương mại thế giới là nơi giao thoa về chủquyền thương mại của các quốc gia khác nhau Vì các lợi íchcủa quốc gia mình, các nhà nước đã áp dụng các chính sách
Trang 8và biện pháp khác nhau để điều chỉnh đến dòng lưu thônghàng hoá và tiền tệ làm cho thị trường thế giới biến dạngkhông đúng bản chất vốn có của nó Nhiều khi hàng hoákhông còn chạy theo quy luật từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ,
từ nơi giá thấp đến nơi giá cao mà chạy ngược lại hay bị ngănlại bởi các chính sách và biện pháp bảo hộ mậu dịch như ápdụng cơ chế đa tỷ giá, thuế xuất nhập khẩu, giấy phép xuấtnhập khẩu, hạn ngạch quota, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thựcphẩm vv vv Hiệu quả của các chính sách và biện pháp đó
được coi như là một sự hỗ trợ tài chính “ vô tiền , khoáng hậu” cho các doanh nghiệp hoạt động thương mại quốc tế.
Bốn là, sản phẩm đưa vào lưu thông là kết quả của quy
trình sản xuất, do vậy muốn có sản phẩm chất lượng cao, giáthành hạ, hợp với thị hiếu tiêu dùng của xã hội và có khả năng
cạnh tranh cao thì phải “đầu tư tức thì” cho một số hoặc tất cả
các công đoạn của quy trình tái sản xuất từ đầu tư, sản xuấtđến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường.Khả năng tích luỹ tái sản xuất mở rộng của từng doanh
nghiệp luôn luôn là giới hạn chặn trên của nhu cầu “đầu tư tức thì” của doanh nghiệp đó Chỉ có dựa vào tài trợ ngoại
sinh thì giới hạn chặn trên mới bị phá bỏ
Có nhiều cách phân chia công đoạn của một quy trìnhtái sản xuất, nhưng nhìn chung đối với tất cả các quy trình táisản xuất mọi sản phẩm, mọi ngành và thậm chí đối với mọiquốc gia, quy trình tái sản xuất có thể chia làm ba công đoạn:
- T – H là công đoạn tiền sản xuất Ở công đoạn nàynhà sản xuất bỏ vốn ra mua sắm máy móc thiết bị, nguyênnhiên vật liệu và thuê công nhân
- SX là công đoạn sản xuất ra sản phẩm Ở công đoạn
này thể hiện tài nghệ của việc kết hợp “ lao động chết – máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu” với “ lao động sống -
người lao động” Công đoạn này sáng tạo ra giá trị mới phảilớn hơn giá trị ở công đoàn tiền sản xuất đầu vào Tuy nhiên,
để có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của cácdoanh nghiệp sản xuất khác trong nước hoặc nước ngoài,
Trang 9doanh nghiệp phải đạt được tính trội trong công nghệ, quản lýsản xuất và mẫu mã sản phẩm, mà nhờ đó giá thành hạ, hàngbán được và dễ tiêu thụ trên thị trường.
- H’ – T’ là công đoạn đưa sản phẩm vào thị trường đểbán, ta gọi là công đoạn tiêu thụ hàng hoá Sản phẩm sản xuất
ra là để bán Năng suất tiêu thụ nhanh hay chậm một mặt,phần lớn là phụ thuộc vào lượng giá trị mới được tạo ra trênmột đơn vị sản phẩm có lớn hơn lượng giá trị xã hội mớitrung bình được tạo ra trên một đơn vị sản phẩm trong côngđoạn sản xuất của ngành cùng loại hay không, nhưng mặtkhác không kém phần quan trọng là phụ thuộc vào năng suấttiêu thụ sản phẩm ở công đoạn lưu thông sản phẩm cùng loại
có cao hơn hay không Ngoài nguồn vốn nội sinh, nguồn tài
trợ ngoại sinh có ý nghĩa quan trọng thoả mãn yêu cầu “ đầu
tư tức thì” để đẩy nhanh năng suất tiêu thụ sản phẩm trong
công đoạn lưu thông này
Qua khảo sát một quy trình tái sản xuất hàng xuấtkhẩu, ta nhận thấy cả ba công đoạn của quy trình tái sản xuấtđều đòi hỏi tài trợ tài chính Tuy nhiên, phụ thuộc vào nhucầu tài trợ hoặc phụ thuộc vào loại hình kinh doanh thươngmại mà nhu cầu tài trợ có thể chỉ là một công đoạn hoặc cũng
Cho vay trung hạn và dài hạn
Trang 10Qua phân tích trên, có thể đưa ra một khái niệm về tài
trợ thương mại quốc tế như sau: “ Tài trợ thương mại quốc tế
là một hiện tượng kinh tế khách quan, gồm tập hợp tổng thể các chính sách, biện pháp và hình thức hỗ trợ tài chính trực tiếp hay gián tiếp cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế trong một hoặc một số hay tất cả các công đoạn của quy trình tái sản xuất từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường thế giới nhằm mục đích sinh lợi”.
Khi nghiên cứu khái niệm tài trợ thương mại quốc tếnêu trên, cần chú ý những đặc điểm sau đây:
-Tài trợ thương mại quốc tế là một khái niệm rất rộng,
nó không chỉ đề cập đến việc sử dụng các hình thức tài trợ hữu hình như cấp vốn ( Financing), tín dụng( Credit) hoặc
cho vay ( Loan) để bổ sung trực tiếp nguồn lực tài chính, mà
còn thông qua việc sử dụng các chính sách, biện pháp kinh tế hoặc các hình thức tài trợ vô hình khác nhằm tạo ra các điều kiện tài chính và cơ hội kinh doan có lợi cho các doanh
nghiệp hoạt động thương mại quốc tế nhằm mục đính sinh lợi
- Cần phân biệt tài trợ thương mại và tài trợ phithương mại Tài trợ thương mại là loại hình tài trợ tài chínhcho các doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lợi Còn tài trợ phithương mại là loại hình tài trợ tài chính và hoặc phi tài chínhcho các doanh nghiệp, tổ chức và các đơn vị kinh tế, xã hộihoạt động trong nền kinh tế quốc dân không vì mục đích lợinhuận
- Mục đích của hoạt động tài trợ thương mại quốc tế là
nhằm mục đích sinh lợi Nội hàm của mục đích sinh lợi rộng hơn mục đích sinh lời Có những hoạt động tài trợ thương mại chỉ sinh ra lợi, còn có sinh ra lời hay không còn phụ thuộc
vào số lượng , chất lượng và khả năng vận dụng sự tài trợ đóvào sản xuất kinh doanh có thu được lợi nhuận hay không.Dưới đây có thể dẫn ra một vài ví dụ:
Trang 11Để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ,Trung quốc không chịu định giá lại tỷ giá NDT và USD, tiếptục duy trì giá rẻ của NDT so với USD, tức là thực hiện chính
sách “phá giá biến tướng” đồng NDT so với USD nhằm tạo
ra “điều kiện thuận lợi” cho việc tìm kiếm lợi nhuận ngoại
ngạch thông qua xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ Chính
sách “ phá giá biến tướng” này chỉ đạt được mục đích “ sinh lợi”cho ngành xuất khẩu, còn không có lời gì đối với ngành
nhập khẩu, trừ khi nước phá giá xuất siêu trong dài hạn.Trung quốc thực hiện được chính sách này là vì Trung quốctrong dài hạn đã xuất siêu hàng hoá và dịch vụ sang Hoa Kỳ
Chính sách miễn và giảm thuế xuất khẩu là một loạihình tài trợ gián tiếp, thông qua việc ban hành và thực hiện
chính sách đã tạo ra những điều kiện tài chính thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu để tăng thu lợi nhuận.
Hay nói một cách khác, chính sách miễn và giảm thuế xuất
khẩu chỉ tạo ra điều kiện và cơ hội để sinh lợi, còn các doanh nhiệp xuất khẩu có sinh được lời hay không còn phụ thuộc
vào khả năng kinh doanh của họ
- Tài trợ thương mại quốc tế có thể tài trợ cho tất cảcác công đoạn của quá trình tái sản xuất, nhưng cũng có thểtài trợ cho một hoặc một số công đoạn, cái đó còn tuỳ thuộcvào quy mô giá trị của sản phẩm lớn hay bé, tính chất kinhdoanh hoặc yêu cầu tài trợ đối với doanh nghiệp hoạt độngtrong thương mại quốc tế quyết định
Các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, tạm nhập táixuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu vv thường chỉ yêucầu tài trợ một công đoạn của quy trình tái sản xuất, cònngược lại các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đòi hỏivốn lớn thì lại yêu cầu tài trợ một số hoặc tất cả các côngđoạn của quy trình tái sản xuất từ đầu tư đến tiêu thụ sảnphẩm trên thị trường
- Tài trợ thương mại quốc tế là một loại hình kinh tế,cho nên bao giờ cũng là vận hành hai chiều : nhận tài trợ từbên ngoài và tài trợ cho bên ngoài, hiếm khi thấy chỉ nhận mà
Trang 12không cho, vì điều đó trái với quy luật vạn vật hấp dẫn trong
tự nhiên
II PHÂN LOẠI TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.
Dựa vào các đặc điểm của tài trợ thương mại và nhằmtránh trùng lắp trong phân loại người ta đưa ra các căn cứ chủyếu để phân loại như sau:
1- Căn vào người cung ứng tài trợ là ai, có thể chia ra
tài trợ thương mại quốc tế của Chính phủ, của Ngân hàngTrung ương, của các Trung gian tài chính mà chủ yếu là củacác Ngân hàng, của các doanh nghiệp
1.1- Tài trợ thương mại quốc tế của Chính phủ.
- Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơquan hành chính cao nhất của Nhà nước, thực hiện việc quản
lý, điều hành, giám sát mọi hoạt động kinh tế, văn hoá, chínhtrị, xã hội của đất nước Vì vậy, các chủ trương, đường lối, kếhoạch và yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước là do Chínhphủ định ra, trong đó có hoạt động thương mại quốc tế
- Chính phủ là người đề ra các chính sách tài chính vàtín dụng nhằm hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp cho các hoạt độngsản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp trong mọi lĩnhvực kinh tế của xã hội, trong đó có lĩnh vực kinh doanhthương mại quốc tế
- Chính phủ là người tập trung trong tay các nguồn tàichính khổng lồ từ nguồn thu của ngân sách, từ các nguồn tàitrợ từ các nước, các tổ chức quốc tế và các nguồn thu nhậpkhác của Chính phủ ở nước ngoài Với vị thế này, Chính phủ
trở thành “ Người tài trợ cuối cùng” của nền kinh tế quốc dân.
- Đặc trưng của tài trợ thương mại quốc tế của Chínhphủ là tài trợ gián tiếp thông qua các tổ chức như Ngân hàngTrung ương, các trung gian tài chính, kho bạc, các tổ chức tàichính của Chính phủ Công cụ tài trợ thương mại quốc tế giántiếp của Chính phủ là các chính sách và biện pháp kinh tế vàtài chính như chính sách chiết khấu, chính sách tỷ giá, chínhsách tín dụng, chính sách hỗ trợ tài chính như kích cầu, miễn
Trang 13và giảm thuế và lệ phí, thưởng xuất khẩu, chính sách bảohiểm tín dụng xuất khẩu v.vv.
1.2- Tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng Trung ương.
- Ngân hàng trung ương là một định chế tài chính caonhất và lớn nhất của một quốc gia, là đầu não của hệ thống
ngân hàng mỗi nước, là “ ngân hàng của các ngân hàng” thay
mặt cho Chính phủ thực hiện các chính sách tài chính và tíndụng và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính và tiền tệ, là
“ Người cho vay cuối cùng” có vai trò như là “ bà đỡ” của
nền kinh tế quốc dân và là cơ quan phát hành giấy bạc của đấtnước
Dựa vào các vai trò nói trên của mình, Ngân hàngtrung ương đã huy động và tập trung vào trong tay mình cácnguồn lực tài chính khổng lồ để tái tài trợ cho nền kinh tếquốc dân, trong đó dành một nguồn lực tài chính đáng kể đểtài trợ cho hoạt động thương mại quốc tế
Những nguồn lực tài chính lớn được huy động và tậptrung vào tay Ngân hàng trung ương thường bao gồm:
+ Nguồn vốn tài chính từ ngân sách quốc gia;+ Các nguồn vay nợ, viện trợ của các tổ chứctài chính và tiền tệ quốc tế, của các chính phủnước ngoài;
+ Các nguồn vốn được huy động và tập trungvào các loại quỹ của Nhà nước, như quỹ dự trữbắt buộc của các trung gian tài chính, quỹ dựtrữ ngoại tệ quốc gia, các loại quỹ dự phòng tậptrung, quỹ bình ổn giá tập trung, quỹ hỗ trợxuất khẩu, quỹ hỗ trợ đầu tư và phát triển vv
- Đặc trưng tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàngtrung ương là tài trợ vừa trực tiếp vừa gián tiếp, nhưng phầnlớn là tài trợ gián tiếp Thông qua hệ thống ngân hàng thươngmại, ngân hàng phát triển, các trung gian tài chính khác, Ngânhàng trung ương tài trợ cho thương mại quốc tế bằng các hìnhthức cho vay tái cấp vốn, tái chiết khấu, bảo lãnh nhà nước
Trang 14hoặc bằng cách chỉ đạo thực hiện các chính sách tài chính vàtín dụng của Chính phủ nhằm tạo ra các điều kiện tài chính và
cơ hội kinh doanh có lợi cho các doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực thương mại quốc tế như chính sách tỷ giá,chính sách chiết khấu, chính sách lãi suất, chính sách cung kếthối, chính sách phá giá hay nâng giá tiền tệ vv
1.3- Tài trợ thương mại quốc tế của các trung gian tài chính.
- Đứng ở giác độ huy động vốn ngắn hạn và không kỳhạn từ nền kinh tế quốc dân, các trung gian tài chính có thểđược chia thành hai loại tổ chức khác nhau: tổ chức tín dụng
và tổ chức tài chính khác
Trong tổng vốn huy động và tập trung vào trong taycác trung gian tài chính, nguồn vốn ngắn hạn và không kỳ hạnchiếm phần lớn, cho nên khi đề cập đến người tài trợ chothương mại quốc tế người ta thường chỉ đề cập đến tổ chứctín dụng, mà chủ yếu là ngân hàng Ngoài ý nghĩa nguồn vốnngắn hạn và không kỳ hạn có tỷ trọng lớn trong tổng nguồnvốn huy động và tập trung để tài trợ thương mại, còn cho thấyđây là nguồn vốn năng động và nhậy cảm trong nền kinh tếquốc dân
Thực tế cho thấy, nếu kinh tế phát triển thì nguồn vốntiền tệ tạm thời nhàn rỗi hình thành từ khấu quỹ khấu hao tàisản cố định, quỹ tiền lương và các loại quỹ tích luỹ tái sảnxuất mở rộng, quỹ dự phòng, quỹ thưởng, quỹ bảo hiểm xãhội vv, đều tăng lên , ngược lại thì giảm xuống Chính vì lẽ
đó, người ta coi thực trạng kinh doanh của các tổ chức tín
dụng như là “ chiếc phong vũ biểu” của nền kinh tế.
- Các tổ chức tín dụng thường gồm có : Ngân hàngthương mại, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng phát triển, cácCông ty Factoring, Công ty Forfaiting, các Ngân hàng chấpnhận ( accepting houses), các Công ty cho thuê tài chính,Ngân hàng nhà, Hợp tác xã tín dụng vv Các tổ chức trunggian tài chính khác thường gồm có: Công ty tài chính, Công
ty bảo hiểm, Công ty chứng khoán, Nhà cầm đồ, Quỹ đầu
Trang 15tư vvv Tổ chức tín dụng chiếm đa số tuyệt đối trong cáctrung gian tài chính của một quốc gia Tại các nước kinh tếphát triển như Mỹ, Nhật, Anh, Đức , các ngân hàng thươngmại chiến tỷ trọng tới gần 70% các tổ chức trung gian tàichính, còn ở Việt Nam tỷ trọng này có thể lên tới 90% Điều
đó chứng tỏ rằng, ngân hàng thương mại sẽ là người tài trợchủ yếu cho hoạt động thương mại quốc tế
- Đặc trưng của tài trợ thương mại quốc tế của các tổchức tín dụng là tài trợ trực tiếp từ người tài trợ đến ngườinhận tài trợ, không phải thông qua các tổ chức trung gian.Nhờ vào đặc trưng này mà hình thức tài trợ này có nhữngkhác biệt so với hình thức tài trợ gián tiếp
Khác biệt thứ nhất dễ nhận thấy là nhu cầu tài trợ hìnhthành thực sự từ yêu cầu duy trì, phát triển và mở rộng cáchoạt động thương mại quốc tế Nhu cầu này khó có thể bị cáctầng lớp trung gian thổi phồng hay bóp méo
Khác biệt thứ hai là chi phí xin và nhận tài trợ rẻ hơnnhiều nếu so với tài trợ phải thông qua trung gian Ví dụ đểtiếp nhận một khoản tín dụng phải thông qua tổ chức trunggian thường phải trả cho họ ngoài hoa hồng môi giới tín dụngcòn phải trả thêm cho họ hoa hồng môi giới thương mại Theothông lệ, người môi giới tín dụng thường đề ra các điều kiện
sử dụng tín dụng đối với người đi vay, trong các điều kiện đó,người đi vay phải dùng tiền vay nhập khẩu hàng theo danhsách người cung cấp do người môi giới tín dụng chỉ định, do
đó phải trả thêm cho người môi giới hoa hồng thương mại
Khác biệt thứ ba là các thủ tục hành chính có liên quanđến khoản tài trợ thường ít hơn, đơn giản hơn nếu xin tài trợthông qua các tổ chức trung gian vv v
- Các hình thức tài trợ thương mại quốc tế của các tổchức trung gian tài chính chủ yếu là tín dụng ( Credit), bảolãnh ( Guarantee), chiết khấu chứng từ ( DocumentaryDiscount ), bao thanh toán( Factoring / Forfaiting), thuê mua (Leasing), tín dụng chứng từ ( Documentary Credit), tín dụng
dự phòng ( Standby Credit), nhờ thu ( Collection), biên lai tín