Nội dung môn học Chương I: Tổng quan về TTTMQT Chương II: Rủi ro trong thương mại quốc tế Chương III: TTTMQT trực tiếp của các tổ chức tín dụng Chương IV: TTTMQT trực tiếp của các
Trang 1MÔN: TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Giảng viên: ThS Nguyễn Thị Tuyết Mai
Bộ môn: Tài chính quốc tế Khoa: Tài chính – Ngân hàng Email: mai.ntt@ftu.edu.vn
Trang 2Nội dung môn học
Chương I: Tổng quan về TTTMQT
Chương II: Rủi ro trong thương mại quốc tế
Chương III: TTTMQT trực tiếp của các tổ chức tín dụng
Chương IV: TTTMQT trực tiếp của các công ty tài chính
Chương V: TTTMQT trực tiếp của các doanh
nghiệp
Chương VI: TTTMQT trực tiếp của các tổ chức
chính phủ
Chương VII: TTTMQT gián tiếp của Chính phủ
Trang 3Tài liệu học tập
Bài giảng và slide của giáo viên trên lớp
Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương – GS Định Xuân Trình (2006)
International Trade finance – a pragmatic approach - Bhogal and trivedi (2008)
Trang 4ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Kết quả cuối cùng của môn học gồm:
- 10% điểm chuyên cần
- 30% điểm kiểm tra giữa kì
- 60% điểm thi cuối kì
Phát biểu, thuyết trình và chữa bài tập
được tính điểm ưu tiên trong 30% điểm kiểm tra giữa kì.
Trang 5Thuyết trình
Chương 3 – các loại thư tín dụng được sử dụng trong tài trợ thương mại quốc tế.
(Thuyết trình vào ngày 11/10)
Chương 6 – Các tổ chức cung cấp bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu trên thế giới
(thuyết trình vào ngày 20/10)
Trang 6Chương 1: Tổng quan về tài trợ
thương mại quốc tế
Mục đích nghiên cứu:
- Khái niệm và đặc điểm của thương mại quốc tế
- Khái niệm và đặc điểm của tài trợ thương mại quốc tế nói chung
- Nhận biết tính tất yếu khách quan của TTTMQT
- Phân loại và vai trò của TTTMQT hiện nay
Trang 7I Khái niệm thương mại quốc tế
1 Khái niệm:
Khái niệm thương mại nói chung
Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và
dịch vụ giữa các nước với nhau dưới hình thức mua, bán hoặc trao đổi đền bù có ngang giá.
2 Mục đích:
Thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ mà mỗi
nước không thể tự sản xuất được.
Trang 82 Mục đích của TMQT
Theo David Ricardo, TMQT còn có nhiều lợi ích
khác:
- Giúp các nước đi sâu vào chuyên môn hóa sản
xuất
- Các nước có thể tận dụng lợi thế so sánh của
mình so với các nước khác
- Cùng với sự phát triển của KHCN, đối tượng trao đổi cũng ngày càng trở nên đa dạng, bao gồm cả hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình
- Quá trình trao đổi không chỉ bao gồm kết quả của quá trình sản xuất mà còn bao gồm các yếu tố của sản xuất như vốn, kỹ thuật, công nghệ, sức lao
động …
Trang 93 Đặc điểm của TMQT
Chủ thể tham gia: Người cư trú và
người phi cư trú
Khách thể: Di chuyển quyền sở hữu
hàng hóa và dịch vụ giữa các chủ thể.
Nguyên tắc: Đền bù bằng tiền tệ hoặc vật ngang giá khác
Phương tiện đền bù: Ngoại tệ, kim loại quý, hàng hóa hoặc dịch vụ…
Trang 10II Khái niệm tài trợ thương mại quốc tế
1. Khái niệm:
Các biện pháp hỗ trợ hoạt động thương
mại được gọi là tài trợ thương mại
Vậy tài trợ thương mại quốc tế là gì?
Trang 112 Đặc điểm của tài trợ thương mại quốc tế
Là biện pháp hỗ trợ về mặt tài chính một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
Hỗ trợ hoạt động thương mại trong một số
hoặc tất cả các công đoạn của quá trình tái
sản xuất.
Phạm vi tài trợ: Các hoạt động thương mại
trên thị trường thế giới vượt ra ngoài phạm vi
1 quốc gia.
Trang 123 TTTM là một tất yếu khách quan
Tài trợ thương mại cần phải được thực hiện ở nhiều khâu trong quá trình sản xuất theo sơ đồ sau:
Cho vay trung và
dài hạn
Cho vay ngắn và trung hạn Tài trợ xuất
khẩu
Cho vay vốn lưu động / Chi phí sản xuất
Cho vay thu mua xuất khẩu
Trang 133 Tài trợ thương mại là một tất yếu khách quan
Hoạt động kinh doanh TMQT được thực
hiện tại các thị trường xa xôi => Nhiều rủi ro
do các yếu tố vĩ mô và vi mô gây ra => tài trợ thương mại là cần thiết nhằm hạn chế
rủi ro
Tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp
có thể dưới dạng tài trợ trực tiếp hoặc tài
trợ gián tiếp, nhằm hỗ trợ cho hoạt động
kinh doanh thương mại
Trang 14II Phân loại TTTMQT
1. Căn cứ vào người cung ứng tài trợ:
Tài trợ thương mại quốc tế của Nhà nước: Là
tài trợ gián tiếp
Tài trợ thương mại quốc tế của NHTW: Là
nguồn tài trợ gián tiếp
TTTMQT của các tổ chức tín dụng: gồm các
hình thức tài trợ trực tiếp tới các doanh nghiệp
TTTMQT của các doanh nghiệp: Là tài trợ trực
tiếp và ngắn hạn
Trang 152 Căn cứ vào cách tài trợ:
Tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp: Là các biện pháp, hình thức hỗ trợ tác động trực
tiếp tới HĐ thương mại của doanh nghiệp
Tài trợ thương mại quốc tế gián tiếp: Các
hình thức và biện pháp nhằm tạo ra môi
trường tài chính thuận lợi cho HĐ thương mại phát triển.
Trang 163 Căn cứ vào phương tiện tài trợ:
Tài trợ bằng tiền tệ
Tài trợ bằng hàng hóa và dịch vụ của các
tổ chức cung ứng tài trợ: Là hình thức
phát triển lâu đời nhất hiện nay
Tài trợ bằng chữ “Tín” của người tài trợ
Tài trợ bằng cách cung ứng dịch vụ tài
chính và ngân hàng
Trang 174 Căn cứ vào nguồn tài trợ:
Tài trợ thương mại quốc gia: Được huy động từ thì trường tiền tệ và thị trường vốn
Tài trợ thương mại quốc tế: Gồm 2 dòng vốn cơ bản: Nước PT -> Chậm phát triển và dòng vốn lưu chuyển trong nội bộ các nước phát triển với nhau
Tài trợ phát triển chính thức (ODF): Viện trợ
phát triển chính thức và các hình thức tài trợ
khác
Trang 18III Vai trò của TTTM đối với HĐ thương mại quốc tế
1. Tài trợ thương mại là một chất xúc tác cho sự
phát triển:
Sự hình thành các khối kinh tế tạo ra những
khác biệt lớn giữa các quốc gia
Sự di chuyển vốn và công nghệ từ nước giàu
sang nước nghèo tạo điều kiện cho các nước nghèo có cơ hội phát triển mạnh mẽ
Các nước TBCN đã phát triển một hệ thống tài
trợ khá hữu hiệu nhằm tận dụng ưu đãi từ các nước đang phát triển
Trang 192 TTTMQT là đòn bẩy để phát
triển sản xuất và tiêu thụ
Tài trợ thương mại là tài trợ hoạt động tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ được sản xuất, đẩy nhanh tốc độ chuyển hóa giá trị thặng dư thành vốn
kinh doanh
Phân phối lại vốn đầu tư, góp phần thúc đẩy sự bình quân hóa lợi nhuận xã hội
TTTM giúp các doanh nghiệp có thể chuyển
hướng đầu tư mà không cần phải bán các tài sản cố định có giá trị của mình
Trang 203 TTTMQT góp phần gắn kết thị
trường QG với thị trường QT
TTTMQT thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, tăng cường thông thương giữa các thị trường quốc gia với nhau.
Sự liên kết kinh doanh vượt ra ngoài biên giới quốc gia là điều không thể tránh khỏi
=> TTTM cho các doanh nghiệp là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển thương mại quốc tế.