* Học sinh : sách giáo khoa, bộ chữ học tiếng việt, bảng con 3, Các hoạt động dạy học a.. - Học sinh đọc yêu cầu 1/ 127 sách tiếng Việt: Tìm tiếng trong bài có vần oang - Giáo viên yêu c
Trang 1Sáng Thứ hai ngày 26 tháng 4 năm 2010
Tập đọc Tiết 47 Bài: Cây bàng
1 Yêu cầu cần đạt:
-Học sinh đọc trơn cả bài Đọc đúng các từ ngữ: sừng sững, vươn dài, khẳng khiu, trụi lá, chi chít, xanh um, khoảng.
- Bước đầu biết nghỉ hơi chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: cây bàng thân thiết với các trường học Cây bàng mỗi mùa có đặc điểm riêng.
- Học sinh khá giỏi tìm được tiếng, nói được câu có chứa vần oang, oac
- Trả lời được câu hỏi 1 ( Sách giáo khoa)
2 Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên: Sách giáo khoa.
* Học sinh : sách giáo khoa, bộ chữ học tiếng việt, bảng con
3, Các hoạt động dạy học
a ổn định lớp
b Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ?(sau cơn mưa)
- Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong sách tiếng Việt.
- Bài học cho các con biết điều gì?
- Viết bảng con: mưa rào, nhởn nhơ, quây quanh.
Trang 2- Giáo viên lần lượt đưa ra các tiếng / từ khó đọc ->: sừng sững, vươn dài, khẳng khiu, trụi lá, chi chít, xanh um, khoảng.
-Giáo viên đọc mẫu từ khó-> 1 học sinh đọc -> lưu ý âm/vần khó đọc -> học sinh phân tích, đánh vần, đọc âm/ vần khó -> đọc tiếng->đọc từ -> Đọc lại tất cả các từ ngữ khó đọc.
- Giảng từ : khẳng khiu, chi chít.
* Luyện đọc câu :
- Bài có mấy câu?Học sinh tìm và nêu số câu -> nhận xét -> đọc cá nhân mỗi em 1 câu (nối tiếp)-> Giáo viên theo dõi, hướng dẫn, sửa sai -> nhận xét.
* Luyện đọc đoạn:
- Bài chia mấy đoạn ( 2 đoạn)
+ Đoạn 1 : Từ ngay giữa sân trường … cây bàng
+ Đạon 2: Mùa đông -> hết.
- Chia nhóm 2-> học sinh đọc thầm - Các nhóm thi đọc bài.
* Luyện đọc bài:
- Giáo viên đọc mẫu lần 2 ->hướng dẫn cách ngắt câu, nghỉ hơi khi hết đoạn,
-> học sinh đọc cả bài ( cá nhân, nhóm, cả lớp).
* Ôn vần : oang, oac
-Giáo viên giới thiệu vần ôn -> học sinh ghép 2 vần, đọc và so sánh vần oang, oac.
- Học sinh đọc yêu cầu 1/ 127 sách tiếng Việt: Tìm tiếng trong bài có vần oang
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm trong bài những tiếng có vần oang ghép tiếng đó -> học sinh đọc tiếng vừa ghép được -> nhận xét, tuyên dương, động viên.
- Học sinh đọc yêu cầu 2/ 127 sách tiếng Việt: Tìm tiếng ngoài bài
+ Có vần oang:
+ Có vần oac:
-Học sinh đọc yêu cầu 3/ 128: Nói câu chứa tiếng có vần oang/ oac
+ Quan sát hình vẽ trong sách tiếng Việt-> đọc câu mẵu
M: Bé ngồi trong khoang thuyền Chú bộ đội khoác ba lô trên vai
Trang 3- Học sinh thi nói câu -> nhận xét, tuyên dương.
d Củng cố- dặn dò
- Hỏi tên bài
- Gọi 1 hoặc 2 em đọc lại bài.
- Dặn học sinh các hoạt động nối tiếp
e Nhận xét tiết học
Tiết 48 a.Luyện đọc :
-Luyện đọc câu, bài kết hợp tìm hiểu bài.
-Học sinh thi đọc câu -> khẳng khiu là như thế nào? chi chít là như thế nào?
-Luyện đọc cả bài:
- Học sinh đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi.
+ Cây bàng trong bài được trồng ở đâu?
- Những bức ảnh sau đây là hình ảnh cây bàng vào mùa nào?
Cây bàng mùa … Cây bàng mùa … Cây bàng mùa … Cây bàng mùa …
- Đọc những câu văn trong bài tả cây bàng trên các bức ảnh.
- 2 hoặc 3 học sinh đọc diễn cảm cả bài Bài học cho con biết điều gì?
(cây bàng thân thiết với các trường học Cây bàng mỗi mùa có đặc điểm riêng).
c Củng cố, dặn dò
- Hỏi tên bài- Bài học cho con biết điều gì?
- Chuẩn bị bài: Đi học ( đọc bài, tìm tiếng có vần ăng Tìm câu
có chứa tiếng có vần ăng, ăn; trả lời các câu hỏi trong bài) Nhận xét tiết học
-Môn: Toán Tiết: 129 Bài: Ôn tập: các số đến 10
1 Yêu cầu cần đạt: Học sinh
Trang 4- Biết cộng trong phạm vi 10, tìm thành phần chưa biết của phép tính cộng, phép trừ dựa vào bảng cộng, trừ.
- Biết nối điểm để có hình vuông, hình tam giác.
- Thực hiện nhanh và chính xác các bài tập : 1,2,3,4 sgk/171
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
2 Đồ dùng học tập:
-Bộ đồ dùng học toán, phiếu bài tập.
3 Các hoạt động dạy học
a Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ? Ôn tập: các số đến 10
- Học sinh nêu yêu cầu
- Giáo viên đố 1 học sinh: 2 cộng 1 bằng mấy?
- Học sinh trả lời và gọi 1 bạn đố phép tính tiếp theo…
- Bài tập 2 a củng cố kiến thức gì? Tính chất của phép cộng.
- Bài tập 2 b củng cố kiến thức gì? - Cộng dãy tính
* Bài tập 3: ( bảng con)
- Học sinh đọc yêu cầu bài ( sách giáo khoa/171)
- Làm vào bảng con
- Chấm bài -> nhận xét -> chữa bài
- Bài tập 3 củng cố kiến thức gì? ( tìm số chưa biết trong phép cộng).
Trang 5- Chuẩn bị bài sau: ôn tập các số đến 10 ( xem các dạng bài tập trang 172, tìm cách thực hiện nhanh và chính xác các bài tập đó)
- Nhận xét tiết học.
-
Sáng Thứ ba ngày 27 tháng 4 năm 2010
Chính tả Tiết: 17 Bài: Cây bàng
1 Yêu cầu cần đạt:
-Học sinh nhìn sách hoặc bảng chép lại và trình bày đúng đoạn: “Xuân sang… hết” bài “Cây bàng”: 36 chữ trong khoảng
15 - 17 phút.
-Điền đúng vần : oang, oac ; chữ g hay gh vào chỗ trống
- Bài tập 2,3 (sgk); nhớ quy tắc chính tả : gh đứng trước e, ê, i -Giáo dục bảo vệ môi trường.
2 Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi bài tập, sách giáo khoa.
3 Các hoạt động dạy học:
a Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ? (lũy tre)
- Kiểm tra việc sửa lỗi và chép lại bài của học sinh ở tiết trước -1 học sinh lên bảng làm bài tập 2.a/123 : Điền n hay l
- Nhận xét
b Bài mới
* Hướng dẫn tập chép
- Học sinh quan sát hình vẽ (sgk/127) -> giới thiệu bài
- Giáo viên đọc bài viết (“Xuân sang… hết”)-> 2 học sinh đọc bài.
* Luyện viết từ khó:
-Giáo viên chỉ bảng cho học sinh đọc các chữ dễ viết sai trong bài, lưu ý những âm/ vần dễ viết nhầm lẫn, học sinh đọc âm, phân tích vần, đọc tiếng, từ.
-Giáo viên lần lượt đọc từng từ cho học sinh viết vào bảng con: chi chít, lộc non, mơn mởn, xanh um, khoảng.
- Học sinh đọc lại các từ khó viết: chi chít, lộc non, mơn mởn, xanh um, khoảng.
- Giáo viên đọc lại bài viết
* Luyện viết bài:
Trang 6- Xác định thể loại bài viết -> nêu cách trình bày-> Các chữ đầu câu phải viết như thế nào?
- Giáo viên cho học sinh quan sát bài viết trên bảng và hướng dẫn học sinh viết
- Nhắc tư thế ngồi, cách để vở, rèn chữ viết, giữ vở sạch.
- Học sinh viết vào vở.
- Khi học sinh viết xong-> đọc lại bài viết.
- Chữa bài -> hướng dẫn học sinh sửa lỗi ( Đổi vở cho bạn soát lỗi, dùng thước và bút chì gạch dưới những chữ viết sai)
- Chấm điểm một số vở -> Nhận xét bài viết.
- Hai học sinh lên bảng điền -> nhận xét
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 3: Điền g hay gh
- Khi nào viết bằng gh ?
- Cho học sinh quan sát hình vẽ (sgk/129)=> học sinh làm vào vở.
-Hỏi tên bài viết?
-Giáo dục bảo vệ môi trường.
Ù
Trang 7-Về sửa lỗi, viết lại bài ( những bạn sai từ 3 lỗi trở lên, cô yêu cầu về viết lại)
-Chuẩn bị bài sau: Đi học ( Đọc bài, tìm những chữ hay viết sai viết vào bảng,
xem bài tập sgk/130) -> Nhận xét tiết học.
-Tập viết Tiết: 31 Tô chữ hoa: U, Ư, V
1 Yêu cầu cần đạt:
-Học sinh tô được các chữ hoa U, Ư, V
-Viết đúng các vần: oang, oac, ăn, ăng; các từ ngữ: khoảng trời, áo khoác, khăn đỏ, măng non kiểu chữ viết thường, cỡ
chữ theo vở Tập viết 1, tập hai.
-Học sinh khá giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết
đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập hai.
2 Đồ dùng dạy học:
- Chữ viết mẫu trên bảng lớp, bộ chữ dạy tập viết
3 Các hoạt động dạy học
a Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi các chữ hoa, từ ngữ viết ở tiết trước.
- Kiểm và chấm điểm một số vở tiết trước các em chưa hoàn thành.
- Nhận xét
b Bài mới
- Giới thiệu và ghi tên bài: Tô chữ hoa U, Ư, V
* Luyện viết bảng con:
- Tô chữ U:
- Cho học sinh quan sát chữ mẫu và nhận xét.
-Chữ U gồm những nét nào? Độ cao?
-Hướng dẫn quy trình viết
-Hướng dẫn học sinh viết bảng con: U
-Giáo viên viết mẫu, học sinh quan sát -> viết vào bảng (giáo viên quan sát, hướng dẫn, sửa sai, giúp đỡ những em viết chưa đúng, chưa đẹp).
- Tô chữ Ư ( quy trình tương tự như trên)
* Hướng dẫn học sinh viết vần và từ ngữ ứng dụng:
-Quan sát vần oang, oac, ăn, ăng và từ ngữ ứng dụng: khoảng
trời, áo khoác, khăn đỏ, măng non trên bảng lớp-> phân tích
vần, tiếng, từ-> đọc.
- Xác định cỡ chữ, độ cao các con chữ -> Viết bảng con theo yêu cầu của giáo viên.
Trang 8-Giáo viên quan sát, hướng dẫn, sửa sai, giúp đỡ những em viết chưa đúng, chưa đẹp.
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn, sửa sai, giúp đỡ những em viết chưa đúng, chưa đẹp.
-Tiết: 130 Bài: Ôn tập: Các số đến 10
1 Yêu cầu cần đạt: Học sinh
- Biết cấu tạo các số trong phạm vi 10, cộng trừ các số trong phạm vi 10
- Biết vẽ đoạn thẳng; giải bài toán có lời văn.
- Thực hiện nhanh và chính xác các bài tập : 1,2,3,4 sgk/172
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
2 Đồ dùng học tập:
-Bộ đồ dùng học toán, phiếu bài tập.
3 Các hoạt động dạy học
a Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ? Ôn tập: các số đến 10
- Học sinh nêu yêu cầu
- Giáo viên đố 1 học sinh: 2 bằng 1 cộng mấy?
- Học sinh trả lời và gọi 1 bạn đố phép tính tiếp theo…
Trang 9- Nhận xét
- Bài tập 1 củng cố kiến thức gì? Phép cộng trong phạm vi 10
* Bài tập 2: Tính ( bảng lớp, bảng phụ.)+
- Học sinh nêu yêu cầu-> thực hiện nhóm đôi vào bảng phụ
- 2 nhóm lên bảng làm -> kiểm tra kết quả các nhóm -> Nhận xét
- Bài tập 2 củng cố kiến thức gì?
* Bài tập 3: ( vở)
- Học sinh đọc bài toán ( sách giáo khoa/172)
- Tự làm vào vở
- Bài tập 3 củng cố kiến thức gì? ( giải toán có lời văn).
* Bài tập 4: ( bảng lớp)
- Học sinh đọc yêu cầu -> chữa bài ->
- Chấm bài -> nhận xét, tuyên dương
- Bài tập 4 củng cố kiến thức gì? ( vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước).
c Củng cố, dặn dò:
- Hỏi tên bài
- Luyện tập củng cố những kiến thức gì?
- Chuẩn bị bài sau: ôn tập: các số đến 10 ( xem các dạng bài tập trang 174, tìm cách thực hiện nhanh và chính xác các bài tập đó)
- Nhận xét tiết học.
-Tập đọc Bồi dưỡng Cây bàng A Luyện đọc thành tiếng - Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong bài B Đọc hiểu: - Đọc thầm bài : Cây bàng 1 Viết tiếng trong bài có vần oang: …
2 Viết tiếng ngoài bài: - Có vần oang: ……
- Có vần oac:…….
3 Viết tiếp vào chỗ chấm: Cây bàng thay đổi như thế nào? - Mùa xuân………
- Mùa thu: ………
- Mùa đông:………
- Mùa hè: ………
4 Em thích cây bàng vào mùa nào nhất? Vì sao?
Trang 10-Chính tả (nghe đọc)
Rước đèn Đêm trung thu, càng về khuya đám rước đèn càng đông Các bạn nhỏ mỗi người cầm trong tay một chiếc đèn: đèn lồng, đèn ông sao… Tiếng nói cười ríu rít làm rộn rã cả xóm làng Đám rước đi chậm rãi trên đoạn đường làng khúc khuỷu trông giống như một con rồng lửa bò ngoằn ngoèo.
-
-Sáng Thứ tư ngày 28 tháng 4 năm 2010
Tập đọc Tiết 49 Bài: Đi học
1 Yêu cầu cần đạt:
-Học sinh đọc trơn cả bài Đọc đúng các từ ngữ: lên nương, tới lớp, hương rừng, nước suối.
- Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Bạn nhỏ đã tự đến trường Đường từ nhà đến trường rất đẹp Ngôi nhà rất đáng yêu và cô giáo hát rất hay.
- Học sinh khá giỏi tìm được tiếng, nói được câu có chứa vần
ăn, ăng; học thuộc lòng bài thơ.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( Sách giáo khoa)
2 Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên: Sách giáo khoa Hình ảnh minh họa
* Học sinh : sách giáo khoa, bộ chữ học tiếng việt, bảng con.
3, Các hoạt động dạy học
a
Ổn định lớp
b Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ?(cây bàng)
- Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong sách tiếng Việt.
- Viết bảng con: sừng sững, chi chít, khoảng.
- Nhận xét
c Bài mới:
- Học sinh quan sát tranh
-> Giáo viên giới thiệu và ghi tên bài.
- Giáo viên đọc mẫu lần 1
-> học sinh mở sách tiếng Việt đọc thầm.
* Luyện đọc từ khó:
-Giáo viên lần lượt đưa ra các tiếng / từ khó đọc
lên nương, tới lớp, hương rừng, nước suối.
-Giáo viên đọc mẫu-> 1 học sinh đọc -> lưu ý âm,
Trang 11vần khó đọc -> học sinh phân tích, đánh vần, đọc âm,
vần khó -> đọc tiếng->đọc từ.
- Đọc lại tất cả các từ ngữ khó đọc.
- Giảng từ : lên nương
* Luyện đọc câu :
- Bài có mấy dòng thơ?
- Học sinh đọc cá nhân mỗi em 1 câu (nối tiếp)-> Giáo viên theo dõi, hướng dẫn, sửa sai -> nhận xét.
- Học sinh đọc cả bài ( cá nhân, nhóm, cả lớp)
* Ôn vần : ăn, ăng
- Giáo viên giới thiệu vần ôn -> học sinh ghép 2 vần, đọc và so sánh vần.
- Học sinh đọc yêu cầu 1/ sách tiếng Việt: Tìm tiếng trong bài
có vần ăng
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm trong bài những tiếng có vần ăng ghép những tiếng đó -> học sinh đọc tiếng vừa ghép được -> nhận xét, tuyên dương, động viên.
- Học sinh đọc yêu cầu 2: Tìm tiếng ngoài bài có vần ăn, có vần ăng
- Yêu vầu học sinh viết vào bảng tiếng tìm được -> đọc
- Nhận xét
d Củng cố- dặn dò
- Hỏi tên bài
- Gọi 1 hoặc 2 em đọc lại bài.
- Thi đọc thuộc bài thơ
- Dặn học sinh các hoạt động nối tiếp
e Nhận xét tiết học
Tiết 50 a.Luyện đọc :
-Luyện đọc dòng thơ, khổ thơ, cả bài, kết hợp tìm hiểu bài.
-Học sinh thi đọc câu -> “ lên nương” trong bài là gì?
-Thi đọc thuộc bài thơ
- Trả lời câu hỏi trong bài:
1 Đường đến trường có những cảnh gì đẹp?
Trang 122 Đọc các câu thơ trong bài ứng với mỗi tranh:
- Quan sát tranh
- Học sinh thảo luận nhóm 4 -> các nhóm đọc nối tiếp.
-Giáo viên nhận xét, tuyên dương, động viên học sinh.
-Giáo viên tổng kết bài
- Nhận xét tiết học
-
-Sáng Thứ năm ngày 29 tháng 4 năm 2010
Chính tả Tiết: 18 Bài: Đi học
a Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ? (Cây bàng).
- Kiểm tra việc sửa lỗi và chép lại bài của học sinh ở tiết trước.
Trang 13-1 học sinh lên bảng làm bài tập 3/129
- Nhận xét => lỗi viết sai cơ bản ở tiết trước: …………
- Giáo viên đọc, học sinh viết bảng con những lỗi sai cơ bản ở tiết trước
- Nhận xét
b Bài mới
* Hướng dẫn tập chép
- Học sinh quan sát hình vẽ -> giới thiệu bài
- Giáo viên đọc bài viết (2 khổ thơ đầu)-> 2 học sinh đọc bài
* Luyện viết từ khó:
- Giáo viên chỉ bảng cho học sinh đọc các chữ dễ viết sai trong bài, lưu ý những âm/ vần dễ viết nhầm lẫn, học sinh đọc âm, phân tích vần,đọc tiếng, từ.
- Giáo viên lần lượt đọc từng từ cho học sinh viết vào bảng con: dắt tay, lên nương, nằm lặng.
- Học sinh đọc lại các từ khó viết: dắt tay, lên nương, nằm lặng.
- Giáo viên đọc lại bài viết
* Luyện viết bài:
- Xác định thể loại bài viết -> nêu cách trình bày-> Các chữ đầu dòng thơ phải viết như thế nào?
- Giáo viên cho học sinh quan sát bài viết trên bảng và hướng dẫn học sinh viết.
- Nhắc tư thế ngồi, cách để vở, rèn chữ viết, giữ vở sạch.
-Học sinh viết từng dòng theo hiệu lệnh của giáo viên.
- Khi học sinh viết xong-> đọc lại bài viết.
- Chữa bài -> hướng dẫn học sinh sửa lỗi ( Đổi vở cho bạn soát lỗi, dùng thước và bút chì gạch dưới những chữ viết sai)
- Chấm điểm một số vở -> Nhận xét bài viết
* Hướng dẫn làm bài tập
- Làm bài tập 2 : Điền vần : ăn hay ăng?
- Giáo viên treo tranh và bảng phụ viết bài tập 2 lên bảng học sinh đọc yêu cầu bài, giải thích yêu cầu.
Ù Ù
Trang 14Bé ng … trăng Mẹ mang ch… ra phơi n……
- Học sinh quan sát tranh và điền chữ thích hợp vào chỗ trống.
- Học sinh làm vào bảng con -> chữa bài -> nhận xét.
- Làm bài tập 2 : Điền vần : ăn hay ăng?
- Giáo viên treo tranh và bảng phụ viết bài tập 3 lên bảng học sinh đọc yêu cầu bài, giải thích yêu cầu-> nhắc quy tắc chính tả.
… ỗng đi trong ….õ ….… é ………e mẹ gọi
- Học sinh quan sát tranh và điền chữ thích hợp vào chỗ trống.
- Học sinh làm vào vở -> chữa bài -> nhận xét.
c Củng cố, dặn dò:
-Hỏi tên bài viết?
-Gọi học sinh đọc thuộc lòng bài viết.
-Về sửa lỗi, viết lại bài ( những bạn được cô yêu cầu viết lại) -Chuẩn bị bài sau: bác đưa thư( Đọc bài, tìm những chữ hay viết sai viết vào bảng, xem lại quy tắc chính tả c / k).
- Hỏi tên bài cũ? ( Con Rồng cháu Tiên)
- Gọi 2 học sinh kể lại câu chuyện