1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả về hoạt động kinh doanh của VNPT pdf

31 1,9K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 639 KB

Nội dung

Trong nền kinh tế thịtrường, các doanh nghiệp trong nước phải tự điều hành quản lý các hoạt động sản xuất kinhdoanh một cách có hiệu quả để có thể đứng vững trên thị trường và ngày càng

Trang 1

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

- -Tiểu Luận

Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả về hoạt động kinh doanh của VNPT

Trang 2

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài.

Việt Nam đã và đang phát triển nền kinh tế thị trường, với các chính sách kinh tế mô

và chiến lược tham gia hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển kinh tế thị trường đã, đang và sẽđặt nền kinh tế nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đối diện với những tháchthức, khó khăn trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt mang tính quốc tế nhằm giành giậtkhách hàng và mở rộng thị trường ngay trong nước cũng như thế giới Trong nền kinh tế thịtrường, các doanh nghiệp trong nước phải tự điều hành quản lý các hoạt động sản xuất kinhdoanh một cách có hiệu quả để có thể đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển.Doanh nghiệp muốn làm được như vậy cần phải đạt được hiệu quả trong hoạt động kinhdoanh của mình, khi đó doanh nghiệp mới tồn tại trên thị trường và ngày càng phát triển.Đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, việc kinh doanh có hiệu quả không những tạo

đà cho nền kinh tế phát triển, mà còn góp phần giữ vững định hướng nền kinh tế nước nhà.Phải luôn giữ vai trò tiên phong trong việc hội nhập kinh tế, hợp tác, kinh doanh có hiệu quảhơn

Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam(VNPT) là doanh nghiệp nhà nước, hoạtđộng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tếquốc gia Công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông càng phát triển sẻ thúc đẩy đượcnền kinh tế phát triển theo VNPT cung cấp rất nhiều dịch vụ ra thị trường để đáp ứngnhu cầu của người tiêu dùng, việc tạo ra dịch vụ đã khó nhưng để đưa chúng vào hoạtđộng kinh doanh lại còn khó hơn, khi mà trên thị trường ngày càng có nhiều đối thủ cạnhtranh xuất hiện Để cạnh tranh trong một thị trường cạnh tranh cao như vậy, hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp luôn được quan tâm, theo dõi khắt khe Để làm sao kinhdoanh có hiệu quả mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng

Qua quá trình đi thực tế ở VNPT, được nge báo cáo về tình hình hoạt động kinhdoanh của VNPT, chúng tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về hoạt động kinh doanh của VNPT

Trang 3

nên đã chọn tên đề tài: “Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả về hoạt động kinh doanh của

VNPT” làm chuyên đề thực tập giáo trình của nhóm.

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát là trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam giai đoạn 2007- 2009, đề xuất định hướng vàcác giải pháp giai đoạn 2010-2012

3 Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: là các vấn đề liên quan đến hiệu quả HĐKD của VNPT

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: Phân tích hoạt động kinh doanh, yếu tố vĩ mô, điểm mạnh - điểm

yếu, những cơ hội và đe doạ của Công ty Qua đó, đánh giá hiệu quả HĐKD của Công ty

+ Về không gian: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của VNPT thông qua báo cáo

của VNPT TT-HUẾ

+ Về thời gian: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh trong khoảng thời gian 2007-2009,

định hướng và xây dựng giải pháp đề xuất cho các năm 2010 - 2012

Trang 4

Do thời gian tìm hiểu có hạn, năng lực và trình độ còn hạn chế, vì vậy chuyên đềkhông tránh khỏi những sai sót Kính mong sự góp ý, giúp đỡ của các thầy, các cô để đềtài được hoàn thiện hơn.

4 Phương pháp nghiên cứu:

Để đạt được các mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện chuyên đề tôi đã sử dụngcác phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:

 Phương pháp duy vật biện chứng

 Thu thập số liệu thứ cấp

Để tìm hiểu tình hình kinh doanh của VNPT tôi tham khảo số liệu từ các nguồnkhác nhau như internet, báo cáo của VNPT TT-HUẾ qua các năm 2007-2009 Ngoài ra,chuyên đề, luận văn cũng đã được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo và kế thừa mộtcách hợp lý trong quá trình thực hiên chuyên đề

 Phân tích thống kê

Trên cơ sở tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống

kê như số tương đối, số tuyệt đối, phương pháp so sánh, để phân tích kết quả và hiệu quảsản xuất kinh doanh của công ty qua các năm

Trang 5

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CUA VẤN ĐỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1 Cơ sơ lý luận:

1.1.1 Hiệu quả sản xuất kinh doanh:

1.1.1.1 Khái niệm:

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệpchính là hiệu quả kinh doanh vì nó là điều kiện để doanh nghiệp có thể tồn tại và pháttriển, đạt được lợi nhuận tối đa Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp trong quá trình sản xuấtkinh doanh phải đề ra các phương án và các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, biểu hiệntập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác và sử dụngcác nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh củadoanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất hay thu được lợi nhuận lớn nhất với chi phíthấp nhất Nó phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được so với chi phí đã bỏ ra để đạtđược kết quả đó trong từng thời kỳ

1.1.1.2 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh

Thực chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là nâng cao hiệuquả sử dụng các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó

để đạt được mục đích sản xuất kinh doanh Đó là hai mặt của vấn đề đánh giá hiệu quả

Do vậy, có thể hiểu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là đạt được kết quảkinh tế tối đa với chi phí nhất định

Nói cách khác, bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suấtlao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội, đóng góp vào sự phát triển của doanhnghiệp nói riêng và của xã hội nói chung Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết củavấn đề hiệu quả SXKD gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy

Trang 6

luật năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian Chính việc khan hiếm nguồn lực

và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăngcủa xã hội đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực Đểđạt được mục tiêu kinh doanh buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại phát huy nănglực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm chi phí

Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chiphí tối thiểu Nói một cách tổng quát, hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ

và năng lực quản lý, đảm bảo thực hịên có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế - xã hộiđặt ra với chi phí thâp nhất

1.1.1.3 Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một tất yếu khách quan

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nâng cao hiệu quả SXKD là một vấn đềquan trọng, là một tất yếu khách quan đối với mọi doanh nghiệp, đồng thời nó cũng gópphần nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội Và xét về phương diện mỗi quốc giathì hiệu quả SXKD là cơ sở để phát triển để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu

Vì vậy nó không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp mà còn là mối quantâm của toàn xã hội

Nâng cao hiệu quả SXKD vừa là điều kiện sống còn của doanh nghiệp, vừa có ýnghĩa thiết thực đối với nền kinh tế, là tiền đề cho sự phát triển đất nước trong công cuộcđổi mới hiện nay, là một tất yếu khách quan vì lợi ích của doanh nghiệp và của toàn xãhội

1.1.1.4Mối quan hệ giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và kết quả sản xuất kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, chúng ta không chỉ quan tâm đến kết quảSXKD mà còn quan tâm đến hiệu quả SXKD Vì chỉ tiêu kết quả chưa nói lên đượcdoanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, ta phải biết để đạt được kết quả đó thì doanh nghiệp đãphải bỏ ra bao nhiêu chi phí, hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất kinh doanh và tiếtkiệm được chi phí đầu vào như thế nào thì mới đánh giá được doanh nghiệp làm ăn có

Trang 7

hiệu quả Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo chất lượng hoạt động sản xuất kinhdoanh, phản ánh trình độ tổ chức, quản lý sản xuất và là vấn đề sống còn đối với tất cảcác doanh nghiệp.

Hiệu quả SXKD không chỉ đánh giá trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầuvào trong phạm vi doanh nghiệp mà còn nói lên trình độ sử dụng từng nguồn lực trongtừng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp, kết quả càng cao và chi phí bỏ ra càng thấp thìhiệu quả kinh tế càng cao

Giữa kết quả và hiệu quả có mối quan hệ mật thiết với nhau Kết quả thu đượcphải là kết quả tốt, có ích, nó có thể là một đại lượng vật chất được tạo ra do có chi phíhay mức độ thoả mãn của nhu cầu và có phạm vi xác định Hiệu quả SXKD trước hết làmột đại lượng so sánh giữa đầu ra và đầu vào, so sánh giữa chi phí kinh doanh với kếtquả thu được Như vậy, kết quả và chi phí là hai giai đoạn của một quá trình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp, chi phí là tiền đề để thực hiện kết quả đặt ra

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản suất kinh doanh

Trong thời kỳ đất nước chuyển sang giai đoạn phát triển theo cơ chế thị trườngcùng với sự cạnh tranh gay gắt để tồn tại và phát triển được đòi hỏi các doanh nghiệpphải tiến hành SXKD có hiệu quả Để đạt được điều này, các doanh nghiệp phải xác địnhđược các phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong đầu tư, đề ra các giải pháp quản lý và

sử dụng các nguồn lực vốn có Muốn vậy các doanh nghiệp phải tiến hành phân tích cácnhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả,hiệu quả kinh doanh

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp gồm có: môi trường vĩ mô và môitrường vi mô Môi trường vĩ mô gồm những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn cóảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp như các yếu tố kinh tế, xãhội,chính trị, tự nhiên và kỹ thuật Môi trường vi mô bao gồm những lực lượng có ảnhhưởng trực tiếp đến doanh nghiệp như nhà cung ứng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh vàcông chúng trực tiếp Phân tích môi trường kinh doanh giúp cho doanh nghiệp thấy được

Trang 8

mình đang trực diện với những gì từ đó xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp đểnâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

1.1.2.1 Những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

* Yếu tố kinh tế

Các yếu tố kinh tế có vai trò quan trọng quyết định đối với việc hình thành vàhoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời các yếu tố này cũng góp phần quyết địnhnăng suất sản xuất, khoa học công nghệ, khả năng thích ứng của doanh nghiệp Nó có thểtrở thành cơ hội hay nguy cơ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Các yếu tố kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất ngân hàng, cácchính sách kinh tế của nhà nước… Chúng không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD củadoanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới môi trường vi mô của doanh nghiệp Trong thời đạinền kinh tế mở cửa, tư do cạnh tranh như hiện nay đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có vịthế nhất định đảm bảo chống lại những tác động tiêu cực từ môi trường, mặt khác các yếu

tố kinh tế tương đối rộng nên các doanh nghiệp cần chọn lọc để nhận biết các tác động cụthể ảnh hưởng trực tiếp nhất đến doanh nghiệp từ đó có các giải pháp hạn chế những tácđộng xấu

* Yếu tố chính trị, pháp luật

Nhà nước có thể chế chính trị, hệ thống luật pháp rõ ràng, đúng đắn và ổn định sẽ

là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước hoạt độngSXKD và thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt độngSXKD theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nhà nước đóng vai trò điềuhành quản lý nền kinh tế thông qua các công cụ vĩ mô như: pháp luật, chính sách thuế, tàichính…cơ chế chính sách của nhà nước có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy hay kìmhãm sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành sản xuất xi măng nói riêng

Trang 9

* Yếu tố công nghệ

Khoa học- công nghệ là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp Đối với các nước đang phát triển giá cả và chất lượng có ý nghĩangang nhau trong cạnh tranh Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay công cụ cạnh tranh đãchuyển từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chất lượng, cạnh tranh giữa các sản phẩm

và dịch vụ có hàm lượng KHCN cao

* Yếu tố môi trường tự nhiên

Yếu tố tự nhiên bao gồm nguồn lực tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trườngsinh thái, vị trí địa lý của tổ chức kinh doanh…là một trong những yếu tố quan trọng ảnhhưởng đến hiệu quả hoạt động SXKD của tất cả các doanh nghiệp

* Yếu tố xã hội

Các doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố xã hội nhằm nhận biết các cơ hội vànguy cơ có thể xảy ra, từ đó giúp doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược kinhdoanh phù hợp với đặc điểm văn hóa xã hội của từng khu vực Các yếu tố xã hội như dân

số, văn hóa, thu nhập

1.1.2.2 Những yếu tố thuộc môi trường vi mô

* Khách hàng

Khách hàng là những người quyết định quy mô và cơ cấu nhu cầu trên thị trườngcủa doanh nghiệp, là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xây dựng chiến lược kinh doanh, lànhững người quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp Do vậy, tìm hiểu

kỹ lưỡng và đáp ứng đủ nhu cầu cùng sở thích thị hiếu của khách hàng mục tiêu sẽ làđiều kiện sống còn cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp

* Đối thủ cạnh tranh

Trang 10

Trong nền kinh tế thị trường thì sự cạnh tranh là một điều tất yếu, số lượng các đốithủ cạnh tranh trong ngành càng nhiều thì mức độ cạnh tranh càng gay gắt Các đối thủcạnh tranh và hoạt động của họ luôn được xem là một trong yếu tố ảnh hưởng quan trọngđến việc ra quyết định kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Tuy nhiên trên phương diện xãhội thì cạnh tranh sẽ có lợi cho người tiêu dùng và thúc đẩy xã hội phát triển Việc phântích các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm nắm được các điểm mạnh, điểm yếu của đốithủ để từ đó xác định chiến lược nhằm tạo được thế vững mạnh trên thị trường.

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tình hình viễn thông thế giới.

- Hàn Quốc: Đến năm 2010, thị trường truyền thông sẽ đạt hơn 29 tỉ USD Thịtrường truyền thông của Hàn Quốc được dự đoán sẽ tăng trưởng khoảng 7% qua 5 nămtới, được đẩy lên bởi tăng trưởng trong các dịch vụ di động, IDC Korea cho biết Theobáo cáo của hãng nghiên cứu IDC Korea, lĩnh vực truyền thông sẽ tăng trung bình hàngnăm 1,4% và giá trị lên tới 27,8 nghìn tỉ won (29,1 tỉ USD) vào năm 2010, so với 25,9nghìn tỉ won ở năm 2005 IDC Korea cho biết, tăng trưởng chủ yếu sẽ được dẫn dắt bởiyêu cầu đối với nội dung đa phương tiện và các dịch vụ phi thoại trên truyền thông diđộng Ngoài ra, báo cáo còn dự đoán, thị trường thiết bị truyền thông của nước này sẽtăng 4,8% và lên tới 4,1 nghìn tỉ won vào năm 2010, nhờ có giới thiệu các dịch vụ khôngdây mới

- EU: Qúy 1/2006 hơn 50% số căn hộ có kết nối tới Internet Theo AFP, hơn mộtnừa số căn hộ châu âu có kết nối tới Internet, Uỷ ban châu âu cho biết Thông tin từ cơquan dữ liệu Euostat của Liên minh châu âu cho thấy, trong quý 1/2006, 52% số căn hộ

Trang 11

có kết nối tới Internet, so với 48% ở cùng kì năm 2005 Khoảng 32% có kết nối băngrộng, so với 23% ở cùng kì năm trước Tuy nhiên mật độ Internet lại trải rất rộng, từ 80%

ở Hà Lan và 79% ở Đan Mạch tới 23% ở Hi Lạp và 27% ở Slovakia Số liệu của Euostatcho thấy, 47% người châu âu sử dụng Internet ít nhất là 1 lần trong tuần sử dụng Internetrất cao trong thanh niên với 73% cho lứa tuổi từ 16 đến 24 vào Internet ít nhất là 1 lầntrong tuần Đàn ông sử dụng Internet nhiều hơn phụ nữ, với 51% sử dụng 1 lần trong tuần

so với 43% ở phụ nữ Số liệu còn cho thấy, trong quý 1/2006 có 94% các công ty của EU

có kết nối Internet và 75% số này có truy cập băng rộng

- Trung Quốc: Quý 3/2006, đầu tư vào CNTT tăng 85% Các hoạt động liên doanhtrong các công ty có trụ sở tại Trung Quốc có một năm kỉ lục với 54 dự án và 361,1 triệuUSD đã được đầu tư trong quý 3/2006, theo Emst & Yong và Dow Jones Về côngnghiệp thì CNTT vẫn giữ vai trò chủ đạo đối với các hoạt động liên doanh đầu tư ở TrungQuốc trong quý 3 vừa qua Đã có 221,8 triệu USD được đầu tư vào 34 công ty IT trongqúy 3, tăng 85% về vốn đầu tư và 9 dự án so với cùng kì năm trước Trong công nghiệp

IT thì lĩnh vực dịch vụ thông tin Internet tiếp tục phát triển năng động với 22 dự án và136,2 triệu USD được đầu tư Qua 3 quý đầu năm nay, đã có 1,18 tỉ USD đầu tư trực tiếpvào 145 dự án, cho thấy rõ ràng 2006 sẽ vượt 2005 với tổng số 151 dự án và 1,2 tỉ USDvốn Điều này chứng tỏ sự trưởng thành của Trung Quốc trên thị trường vốn liên doanhtoàn cầu

- Thái Lan: Theo báo The Nation, Uỷ ban Viễn thông Quốc gia ( NTC ) Thái Lan

đã mở cừa thị trường các dịch vụ gọi Internet phone-to-phone Sudharma Yoonaidharma,thành viên NTC, cho biết các nhà khai thác đã có giấy phép cung cấp dịch vụ Internet từbây giờ có thể bắt đầu cung cấp dịch vụ gọi VoIP từ phone-to-phone Trước đây, NTC đãcho phép các nhà khai thác có giấy phép cung cấp dịch vụ Internet chỉ được kinh doanhcác cuộc gọi VoIP từ PC tới PC và từ PC tới ĐTDĐ hay tới điện thoại cố định NTC đãchỉ định đầu số "06" chủ yếu cho cung cấp dịch vụ VoIP từ phone-to-phone, bao gồm cảcác dịch vụ công nghệ viễn thông mới khác Kế hoạch đánh số chính thức có thể sẽ đượcgiới thiệu vào tháng tới Các nhà khai thác dịch vụ sẽ còn phi báo cáo cho NTC biết chế

độ trả phí kết nối, nó đòi hỏi tất cả các nhà khai thác viễn thông chia sẻ doanh thu thoại

và số liệu giữa các mạng liên quan trong các cuộc gọi trên cơ sở hợp tác Trong số cácnhà cung cấp các dịch vụ VoIP hiện tại từ PC tới PC và từ PC tới phone gồm CATTelecom, True Internet và TT & T

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện có tốc độ phát triển về viễn thông rấtmạnh Một nửa số quốc gia ở khu vực này có mật độ bao phủ mạng viễn thông cao, điểnhình như khu vực Bắc và Đông Nam Á, Hong Kong, Singapore và Australia Hai thịtrường tăng trưởng rất mạnh mẽ là Ấn Độ và Việt Nam, bên cạnh Indonesia và Trung

Trang 12

Quốc Bốn quốc gia này cũng chính là những thị trường quan trọng nhất được nhiều hãngviễn thông lớn như Andrew đánh giá với tiềm năng cao nhất, chẳng hạn như Việt Namvới việc xúc tiến triển khai công nghệ 3G.

1.2.2 Tình hình viễn thông Việt Nam.

1.2.2.1 Tình hình viễn thông Việt Nam từ năm 1980 đến năm 1995.

Trong thời gian này, ngành bưu điện là một trong những ngành đi đầu trong côngcuộc đổi mới và là ngành kinh tế đầu tiên được thưởng huân chương Sao Vàng Để cóđược thành tựu đó, toàn ngành đã thực hiện các giải pháp để phát triển ngành

Thứ nhất, đi thẳng vào công nghệ hiện đại, bỏ qua công nghệ trung gian; xây dựngmạng lưới bưu chính viễn thông Việt Nam hiện đại, đồng bộ, tương đồng với các nướctiên tiến trong khu vực và thế giới

Thứ hai, mềm dẻo và khôn khéo trong quan hệ quốc tế để phá vỡ sự bao vây cấmvận, lựa chọn đa dạng hóa các đối tác để tranh thủ vốn, công nghệ, phục vụ xây dựngmạng lưới và đào tạo nguồn nhân lực

Thứ ba, xây dựng và xin phép nhà nước được áp dụng cơ chế tự vay tự trả có sựbảo trợ của Nhà nước, tranh thủ sự hợp tác sản xuất của các đối tác trong nước, xây dựng

cơ chế phát huy nguồn nội lực trong Ngành để tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển ngành

Thứ tư, xây dựng và thực hiện chính sách về tạo nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũcán bộ công nhân viên chức đủ trình độ năng lực, tạo thêm việc làm và từng bước nângcao đời sống cán bộ công nhân viên trong ngành

Mạng lưới và công nghệ bưu chính - viễn thông có những thay đổi căn bản và quan trọng.Điều đó đòi hỏi công tác quản lý, cơ chế và tổ chức cũng phải có những chuyển biến phùhợp Công tác quản lý Nhà nước từng bước tách ra khỏi công tác quản lý điều hành sảnxuất kinh doanh Ngày 7/5/1994, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định chuyển Tổng công

ty Bưu chính-Viễn thông thành tập đoàn kinh doanh của Nhà nước

1.2.2.2 Tình hình viễn thông Việt Nam từ năm 1996 đến nay.

Năm 1996, Chính phủ ra Nghị định số 12/CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

và cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục Bưu điện

Năm 2002, Chính phủ ra Nghị định số 90/2002/NĐ-CP quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông Bộ Bưu chính,Viễn thông là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bưuchính, viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô

Trang 13

tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nướccác dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanhnghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin theoquy định của pháp luật

Năm 2003, ngành Bưu chính, Viễn thông thực sự chuyển từ độc quyền công tysang cạnh tranh tất cả các loại dịch vụ Có tổng số 6 công ty hạ tầng mạng được thiết lậpmạng lưới và cung cấp dịch vụ: Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT),Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Viễn thông Điện lực (VP Telecom),Công ty cổ phần dịch vụ BCVT Sài Gòn (SPT), Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội(Hanoi Telecom) và Công ty Thông tin điện tử Hàng Hải (Vishipel) Trong đó, VNPT,Viettel và VP Telecom được thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông cố định quốc

tế Có 5 công ty được thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động gồm: VMS,Vinaphone, Viettel, SPT và Hanoi Telecom

Cho đến nay, trên phương diện quản lý vĩ mô, Chính phủ Việt Nam đã cơ cấu lại

Bộ Bưu chính Viễn thông thành Bộ Thông Tin và Truyền thông Theo đó mở rộng phạm

vi quản lý nhà nước theo xu hướng hội tụ viễn thông – công nghệ thông tin – phát thanhtruyền hình Chức năng quản lý nhà nước sẽ đáp ứng cả quản lý, cấp cấp phép khai thácmạng, dịch vụ viễn thông và các nội dung thông tin truyền tải trên mạng Xu thế này nằmtrong động thái thực hiện cam kết trong WTO, theo đó Nhà nước không can thiệp quá sâuvào thị trường và hoạt động của doanh nghiệp

CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

VIỆT NAM (VNPT)

2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển.

Kế thừa 65 năm xây dựng, phát triển và gắn bó trên thị trường viễn thông ViệtNam, VNPT vừa là nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển củangành Bưu chính, Viễn thông Việt Nam, vừa là tập đoàn có vai trò chủ chốt trong việcđưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 quốc gia có tốc độ phát triển CNTT nhanh nhất toàncầu Với những đóng góp và thành tựu đã đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa

Xã hội và Bảo vệ Tổ quốc, VNPT đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệuAnh hùng lao động thời kỳ 1999 - 2009 vào ngày 22/12/2009

Với hơn 90 nghìn cán bộ công nhân viên, hạ tầng công nghệ viễn thông tiên tiến,mạng lưới dịch vụ phủ sóng toàn bộ 64 tỉnh thành trên cả nước, VNPT tự hào là nhà cung

Trang 14

cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông số 1 tại Việt Nam, phục vụ hơn 71 triệu thuê bao diđộng, gần 12 triệu thuê bao điện thoại cố định và khoảng hàng chục triệu người sử dụngInternet Tháng 6/2006, VNPT chính thức trở thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông ViệtNam thay thế cho mô hình Tổng công ty cũ theo quyết định số 06/2006/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ, với chiến lược phát triển theo mô hình tập đoàn kinh tế chủ lực củaViệt Nam, kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực, đa sở hữu, trong đó Bưu chính - Viễnthông - CNTT là nòng cốt VNPT hiện là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông hàng đầu tạiViệt Nam

2.2 Chức năng và nhiệm vụ của VNPT.

 Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa cácdịch vụ và sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin;

 Tổ chức, quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ và sản phẩm truyền thông;

 Khảo sát, tư vấn, thiết kế, xây dựng, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông,công nghệ thông tin và truyền thông;

 Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị viễn thông, côngnghệ thông tin và truyền thông;

 Kinh doanh các dịch vụ tài chính, tín dụng, ngân hàng;

 Kinh doanh các dịch vụ quảng cáo, tổ chức sự kiện;

 Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng;

 Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của nhà nước và địa phương

 Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi quy định của pháp luật

Trang 15

2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý VNPT.

2.4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của VNPT.

Tích cực chung tay xây dựng cộng đồng.

Ngay từ những ngày đầu thành lập, VNPT đã xác định việc mở rộng và phát triểnmạng lưới bưu chính viễn thông sâu rộng đến khắp mọi miền không đơn thuần là phát

triển kinh doanh mà còn có ý nghĩa chính trị xã hội lớn, khẳng định giá trị nhân văn của

những dịch vụ kết nối con người Với sáng kiến xây dựng các điểm Bưu điện văn hóa xã

từ năm 1998, VNPT đã góp phần quan trọng trong việc mang đến cơ hội tiếp cận các dịch

vụ văn minh, các sinh hoạt văn hóa cho người dân ở các khu vực vùng sâu, vùng xa

VNPT cũng được biết đến là nhà tài trợ chính cho các sự kiện lớn của quốc gia như

Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT)

(Công ty mẹ)

Các công ty quản lý

viễn thông đường trục

Cơ quan tham mưu và

ủy nhiệm điều hành

Trung tâm thông tin và quan hệ công chúng

Bưu điện Trung ương

Bệnh viện bưu điện I,II,III

Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng

Đơn vị cung ứng

DV do VNPT sở hưu 100% vốn điều lệ

Các cty sxuất công nghiệp VT

Các cty xây lắp thươg mại BCVT

Các cty khác

Các cty TNHH,

cổ phần do

VNPT sở hữu dưới 50% vốn điều lệ

Tổng Cty bưu chính VN

do NN thành lập

và là thành viên của VNPT

Các cty liên doanh

Các Cty TT di động

Các cty tư vấn chuyên ngành

Cty dịch vụ tài chính

Cty con do VNPT

sở hữu trên 50%

vốn điều lệ

60 viễn thông tỉnh/

TP

Các cty liên doanh về viên thông

Tổng Cty Nhà Nước

Ngày đăng: 07/07/2014, 01:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG 1: CƠ SỞ VẬT CHẤT TRANG THIẾT BỊ KĨ THUẬT CỦA VNPT - Tiểu luận: Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả về hoạt động kinh doanh của VNPT pdf
BẢNG 1 CƠ SỞ VẬT CHẤT TRANG THIẾT BỊ KĨ THUẬT CỦA VNPT (Trang 17)
BẢNG 2:  THUÊ BAO DỊCH VỤ CỦA VNPT QUA 2 NĂM 2008-2009 - Tiểu luận: Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả về hoạt động kinh doanh của VNPT pdf
BẢNG 2 THUÊ BAO DỊCH VỤ CỦA VNPT QUA 2 NĂM 2008-2009 (Trang 18)
BẢNG 3: DOANH THU DỊCH VỤ THUÊ BAO CỦA VNPT - Tiểu luận: Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả về hoạt động kinh doanh của VNPT pdf
BẢNG 3 DOANH THU DỊCH VỤ THUÊ BAO CỦA VNPT (Trang 20)
BẢNG 4: SẢN LƯỢNG BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG - Tiểu luận: Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả về hoạt động kinh doanh của VNPT pdf
BẢNG 4 SẢN LƯỢNG BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG (Trang 22)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w