Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
405,5 KB
Nội dung
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả về hoạt động kinh doanh của VNPT MỤC LỤC BÁO CÁO TỐT NGHIỆP 1 Đề tài 1 Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả về hoạt động kinh doanh của VNPT 1 MỤC LỤC 2 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Việt Nam đã và đang phát triển nền kinh tế thị trường, với các chính sách kinh tế mô và chiến lược tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển kinh tế thị trường đã, đang và sẽ đặt nền kinh tế nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đối diện với những thách thức, khó khăn trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt mang tính quốc tế nhằm giành giật khách hàng và mở rộng thị trường ngay trong nước cũng như thế giới. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp trong nước phải tự điều hành quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả để có thể đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển. Doanh nghiệp muốn làm được như vậy cần phải đạt được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình, khi đó doanh nghiệp mới tồn tại trên thị trường và ngày càng phát triển. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, việc kinh doanh có hiệu quả không những tạo đà cho nền kinh tế phát triển, mà còn góp phần giữ vững định hướng nền kinh tế nước nhà. Phải luôn giữ vai trò tiên phong trong việc hội nhập kinh tế, hợp tác, kinh doanh có hiệu quả hơn. Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam(VNPT) là doanh nghiệp nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông càng phát triển sẻ thúc đẩy được nền kinh tế phát triển theo. VNPT cung cấp rất nhiều dịch vụ ra thị trường để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, việc tạo ra dịch vụ đã khó nhưng để đưa chúng vào hoạt động kinh doanh lại còn khó hơn, khi mà trên thị trường ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện. Để cạnh tranh trong một thị trường cạnh tranh cao như vậy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn được quan tâm, theo dõi khắt khe. Để làm sao kinh doanh có hiệu quả mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Qua quá trình đi thực tế ở VNPT, được nge báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh của VNPT, chúng tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về hoạt động kinh doanh của VNPT nên đã chọn tên đề tài: “Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả về hoạt động kinh doanh của VNPT” làm chuyên đề thực tập giáo trình của nhóm. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát là trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam giai đoạn 2007- 2009, đề xuất định hướng và các giải pháp giai đoạn 2010-2012. Các mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng HĐKD, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của VNPT qua 3 năm 2007 - 2009. - Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐKD của VNPT trong thời gian tới. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: là các vấn đề liên quan đến hiệu quả HĐKD của VNPT - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Phân tích hoạt động kinh doanh, yếu tố vĩ mô, điểm mạnh - điểm yếu, những cơ hội và đe doạ của Công ty. Qua đó, đánh giá hiệu quả HĐKD của Công ty. + Về không gian: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của VNPT thông qua báo cáo của VNPT TT-HUẾ + Về thời gian: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh trong khoảng thời gian 2007-2009, định hướng và xây dựng giải pháp đề xuất cho các năm 2010 - 2012. Do thời gian tìm hiểu có hạn, năng lực và trình độ còn hạn chế, vì vậy chuyên đề không tránh khỏi những sai sót. Kính mong sự góp ý, giúp đỡ của các thầy, các cô để đề tài được hoàn thiện hơn. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được các mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện chuyên đề tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: Phương pháp duy vật biện chứng Thu thập số liệu thứ cấp Để tìm hiểu tình hình kinh doanh của VNPT tôi tham khảo số liệu từ các nguồn khác nhau như internet, báo cáo của VNPT TT-HUẾ qua các năm 2007-2009. Ngoài ra, chuyên đề, luận văn cũng đã được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo và kế thừa một cách hợp lý trong quá trình thực hiên chuyên đề. Phân tích thống kê Trên cơ sở tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, phương pháp so sánh, để phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CUA VẤN ĐỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1 Cơ sơ lý luận: 1.1.1 Hiệu quả sản xuất kinh doanh: 1.1.1.1 Khái niệm: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp chính là hiệu quả kinh doanh vì nó là điều kiện để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển, đạt được lợi nhuận tối đa. Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh phải đề ra các phương án và các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất hay thu được lợi nhuận lớn nhất với chi phí thấp nhất. Nó phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được so với chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó trong từng thời kỳ. 1.1.1.2 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh Thực chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó để đạt được mục đích sản xuất kinh doanh. Đó là hai mặt của vấn đề đánh giá hiệu quả. Do vậy, có thể hiểu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí nhất định. Nói cách khác, bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của xã hội nói chung. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả SXKD gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm chi phí. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Nói một cách tổng quát, hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ và năng lực quản lý, đảm bảo thực hịên có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế - xã hội đặt ra với chi phí thâp nhất. 1.1.1.3 Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một tất yếu khách quan Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nâng cao hiệu quả SXKD là một vấn đề quan trọng, là một tất yếu khách quan đối với mọi doanh nghiệp, đồng thời nó cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội. Và xét về phương diện mỗi quốc gia thì hiệu quả SXKD là cơ sở để phát triển để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Vì vậy nó không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả SXKD vừa là điều kiện sống còn của doanh nghiệp, vừa có ý nghĩa thiết thực đối với nền kinh tế, là tiền đề cho sự phát triển đất nước trong công cuộc đổi mới hiện nay, là một tất yếu khách quan vì lợi ích của doanh nghiệp và của toàn xã hội. 1.1.1.4Mối quan hệ giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và kết quả sản xuất kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, chúng ta không chỉ quan tâm đến kết quả SXKD mà còn quan tâm đến hiệu quả SXKD. Vì chỉ tiêu kết quả chưa nói lên được doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, ta phải biết để đạt được kết quả đó thì doanh nghiệp đã phải bỏ ra bao nhiêu chi phí, hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất kinh doanh và tiết kiệm được chi phí đầu vào như thế nào thì mới đánh giá được doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ tổ chức, quản lý sản xuất và là vấn đề sống còn đối với tất cả các doanh nghiệp. Hiệu quả SXKD không chỉ đánh giá trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi doanh nghiệp mà còn nói lên trình độ sử dụng từng nguồn lực trong từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp, kết quả càng cao và chi phí bỏ ra càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao. Giữa kết quả và hiệu quả có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kết quả thu được phải là kết quả tốt, có ích, nó có thể là một đại lượng vật chất được tạo ra do có chi phí hay mức độ thoả mãn của nhu cầu và có phạm vi xác định. Hiệu quả SXKD trước hết là một đại lượng so sánh giữa đầu ra và đầu vào, so sánh giữa chi phí kinh doanh với kết quả thu được. Như vậy, kết quả và chi phí là hai giai đoạn của một quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí là tiền đề để thực hiện kết quả đặt ra. 1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản suất kinh doanh Trong thời kỳ đất nước chuyển sang giai đoạn phát triển theo cơ chế thị trường cùng với sự cạnh tranh gay gắt để tồn tại và phát triển được đòi hỏi các doanh nghiệp phải tiến hành SXKD có hiệu quả. Để đạt được điều này, các doanh nghiệp phải xác định được các phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong đầu tư, đề ra các giải pháp quản lý và sử dụng các nguồn lực vốn có. Muốn vậy các doanh nghiệp phải tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả, hiệu quả kinh doanh Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp gồm có: môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Môi trường vĩ mô gồm những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn có ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp như các yếu tố kinh tế, xã hội,chính trị, tự nhiên và kỹ thuật. Môi trường vi mô bao gồm những lực lượng có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp như nhà cung ứng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và công chúng trực tiếp. Phân tích môi trường kinh doanh giúp cho doanh nghiệp thấy được mình đang trực diện với những gì từ đó xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.1.2.1 Những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô * Yếu tố kinh tế Các yếu tố kinh tế có vai trò quan trọng quyết định đối với việc hình thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời các yếu tố này cũng góp phần quyết định năng suất sản xuất, khoa học công nghệ, khả năng thích ứng của doanh nghiệp. Nó có thể trở thành cơ hội hay nguy cơ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất ngân hàng, các chính sách kinh tế của nhà nước… Chúng không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới môi trường vi mô của doanh nghiệp. Trong thời đại nền kinh tế mở cửa, tư do cạnh tranh như hiện nay đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có vị thế nhất định đảm bảo chống lại những tác động tiêu cực từ môi trường, mặt khác các yếu tố kinh tế tương đối rộng nên các doanh nghiệp cần chọn lọc để nhận biết các tác động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp nhất đến doanh nghiệp từ đó có các giải pháp hạn chế những tác động xấu. * Yếu tố chính trị, pháp luật Nhà nước có thể chế chính trị, hệ thống luật pháp rõ ràng, đúng đắn và ổn định sẽ là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước hoạt động SXKD và thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động SXKD theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nhà nước đóng vai trò điều hành quản lý nền kinh tế thông qua các công cụ vĩ mô như: pháp luật, chính sách thuế, tài chính…cơ chế chính sách của nhà nước có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành sản xuất xi măng nói riêng. * Yếu tố công nghệ Khoa học- công nghệ là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối với các nước đang phát triển giá cả và chất lượng có ý nghĩa ngang nhau trong cạnh tranh. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay công cụ cạnh tranh đã chuyển từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chất lượng, cạnh tranh giữa các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng KHCN cao. * Yếu tố môi trường tự nhiên Yếu tố tự nhiên bao gồm nguồn lực tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, vị trí địa lý của tổ chức kinh doanh…là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động SXKD của tất cả các doanh nghiệp. * Yếu tố xã hội Các doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra, từ đó giúp doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm văn hóa xã hội của từng khu vực. Các yếu tố xã hội như dân số, văn hóa, thu nhập 1.1.2.2 Những yếu tố thuộc môi trường vi mô * Khách hàng Khách hàng là những người quyết định quy mô và cơ cấu nhu cầu trên thị trường của doanh nghiệp, là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xây dựng chiến lược kinh doanh, là những người quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Do vậy, tìm hiểu kỹ lưỡng và đáp ứng đủ nhu cầu cùng sở thích thị hiếu của khách hàng mục tiêu sẽ là điều kiện sống còn cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. * Đối thủ cạnh tranh Trong nền kinh tế thị trường thì sự cạnh tranh là một điều tất yếu, số lượng các đối thủ cạnh tranh trong ngành càng nhiều thì mức độ cạnh tranh càng gay gắt. Các đối thủ cạnh tranh và hoạt động của họ luôn được xem là một trong yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến việc ra quyết định kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên trên phương diện xã hội thì cạnh tranh sẽ có lợi cho người tiêu dùng và thúc đẩy xã hội phát triển. Việc phân tích các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm nắm được các điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để từ đó xác định chiến lược nhằm tạo được thế vững mạnh trên thị trường. * Các nhà cung ứng [...]... và đánh giá hiệu quả về hoạt động kinh doanh của VNPT 1 MỤC LỤC 2 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM .16 3.1 Tình hình số lượng và doanh thu sử dụng thuê bao dịch vụ qua mạng thông tin liên lạc qua 2 năm 2008-2009 .16 3.1.1 Số lượng thuê bao dịch vụ của VNPT sử dụng qua 2 năm 16 3.1.2 Doanh thu của bưu chính... vụ hoạt động không hiệu quả, việc này gây lãng phí về lao động cũng như nguồn vốn trong công ty và cơ chế quản lý còn nhiều bất cập Để hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn, công ty cần phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực để việc kinh doanh đạt hiệu quả cao II KIẾN NGHỊ 2.1 Đối với nhà nước - Nhà nước cần tạo điệu kiện về mặt pháp lý, cũng như các chính sách kinh tế để hoạt động. .. động kinh doanh của VNPT đạt quả hơn - Nhà nước sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật để hoạt động kinh doanh được công bằng hơn - Nhà nước chỉ nên quản lý công ty về mặt hành chính, mọi vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh nên để công ty đưa ra quyết định 2.2 Đối với tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT - Không ngừng nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng mạng lưới để phục cho hoạt động kinh doanh. .. ở bảng 4 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 4.1 Phướng hoạt động của công ty trong thởi gian tới 4.1.1 Cơ sở xây dựng định hướng Từ việc phân tích hoạt động kinh doanh (ở chương 3), để định hướng cho hoạt động kinh doanh trong thời gian tới ta cần nhận thấy được những thuận lợi và khó khăn của công ty trong thời gian qua Thuận lợi: - Năng... thông 20 3.2.2 Doanh thu của bưu chính viễn thông 22 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 23 4.1 Phướng hoạt động của công ty trong thởi gian tới 23 4.1.1 Cơ sở xây dựng định hướng .23 4.1.2 Định hướng phát triển cho công ty trong thời gian tới 24 4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh 25 PHẦN... tăng và các dịch vụ nội dung - Chính sách tính cước đa dạng, linh hoạt và tích hợp dịch vụ - Đa dạng hóa kênh bán hàng, tăng cường bán hàng trực tiếp - Đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng - Hoàn thiện đổi mới cơ chế quản lý nội bộ công ty - Xây dựng văn hóa doanh nghiệp 4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Thực tế trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của. .. hoạt động kinh doanh của mình công ty cũng gặp không ít khó khăn và thuận lợi Nhưng công ty đã biết tận dụng những thuận lợi, khắc phục khó khăn và luôn đạt hiệu quả cao trong kinh doanh Doanh thu của công ty trong 3 năm không ngừng tăng lên, trung bình mỗi năm tăng 29.3%, điều này là tín hiệu đáng mừng khi mà nền kinh tế nước nhà hội nhập kinh tế thế giới Điều này càng khẳng định tầm quan trọng của. .. 5261 8 211 1886 8037 6238 8 200 1769 ( Nguồn: VNPT Thừa Thiên Huế) CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 3.1 Tình hình số lượng và doanh thu sử dụng thuê bao dịch vụ qua mạng thông tin liên lạc qua 2 năm 2008-2009 3.1.1 Số lượng thuê bao dịch vụ của VNPT sử dụng qua 2 năm 2008-2009 VNPT là tập đoàn dẫn đầu về lĩnh vực công nghệ thông tin ở trong nước,... tác tìm kiếm thị trường mới để đầu tư, tăng cường công tác marketing để đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ khách hàng - Công ty phải không ngừng đổi mới và nâng cao trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngày một tốt hơn - Cần tạo mối quan hệ với các cơ quan khác trong xã hội, để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh MỤC LỤC BÁO CÁO TỐT NGHIỆP 1 Đề tài 1 Tìm hiểu và đánh giá. .. chủ động trong việc hoạch định các chính sách kinh tế, và một khi ra một quyết sách kinh tế nào đó đã mất thời gian, xong việc đưa nó vào thực thi lại càng khó hơn Với khó khăn này sẽ gây trở ngại cho công ty trong việc kinh doanh của mình - Mô hình tổ chức của công ty chưa hoàn hảo, với bộ máy quản lý cồng kềnh nhiều bộ phận chồng chéo lên nhau sẽ ảnh hưởng đến việc điều hành hoạt động kinh doanh của . tình hình hoạt động kinh doanh của VNPT, chúng tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về hoạt động kinh doanh của VNPT nên đã chọn tên đề tài: Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả về hoạt động kinh doanh của VNPT . CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả về hoạt động kinh doanh của VNPT MỤC LỤC BÁO CÁO TỐT NGHIỆP 1 Đề tài 1 Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả về hoạt động kinh doanh của VNPT 1 MỤC LỤC. ty. Qua đó, đánh giá hiệu quả HĐKD của Công ty. + Về không gian: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của VNPT thông qua báo cáo của VNPT TT-HUẾ + Về thời gian: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh trong khoảng