Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 87 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
87
Dung lượng
6,89 MB
Nội dung
Đồ án tốt nghiệp
Luận văn
Đề tài:Tìmhiểuhệthốngmạng kết
nối thôngtinđiềukhiển CAN-MPX
trên ôtô.Ứngdụngmáychẩnđoán lỗi
để kiểmtravàchẩnđoánlỗitrên ôtô
1
Đồ án tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong vài thập niên gần đây nền kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu
chuyển mình khá rõ rệt, các nghành kinh tế của các nước có nhửng đột phá mới
mẻ. Cùng với sự đi lên của nền kinh tế mở mang, năng động mang tính thị
trường của thế giới nền kinh tế Việt Nam ta cũng có những phát triển đáng kể.
Các phương tiện vận tải hiện đại từ các nước có nền công nghiệp tiên tiến được
nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều. Công nghiệp ô tô nước ta tuy còn rất non
trẻ nhưng đã bắt đầu có những bước đi triển vọng.
Nhưng năm gần đây xe ô tô ở Việt Nam bắt đầu được sử dụng rộng rãi,
số lượng ô tô hiện đại sử dụng công nghệ đánh lửa điện tử ngày càng nhiều. Nhờ
vào hệthống phun xăng, đánh lửa điện tử và hoạt dộng của các cảm biến dẫn tới
việc điềukhiển xe ngày càng dễ dàng hơn. Mặt khác nó cũng đề ra thách thức
kjhi sử lý sự cố hỏng hóc của các dòng xe này, một mặt nữa là các trang thiết bị
sửa chữa còn nghèo nàn, lạc hậu, trình độ của người kỹ thuật chưa cao và có
nhiều hạn chế về ngoại ngữ trong vấn đề tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật
nước ngoài.
Qua quá trình học tập và làm đồ án tốt nghiệp chúng em nhận thấy rằng
hệ thống đánh lửa điện tử sử dụngtrên ô tô có nhiều ưu điểm vượt trội so với
các hệthốngthông thường trước đó như: công suất được nâng cao, khí thải ra
sạch sẽ hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn…
Với mục đích giúp sinh viên có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và
củng cố kiến thức đã học đào sâu vàtìm tòi nghiên cứu về kiến thức chuyên
môn về nguyên lý, cấu tạo hệthốngđiềukhiển nâng cao hiểu biết cơ sở lý luận
chuyên nghành ô tô em đã chọn đềtài: ” Tìmhiểuhệthốngmạngkết nối
thông tinđiềukhiểnCAN-MPXtrênôtô.Ứngdụngmáychẩnđoánlỗi để
kiểm travàchẩnđoánlỗitrênôtô ” với 3 chương:
Chương 1: Sự ra đời và phát triển của ngành công nghiệp ô tô
2
Đồ án tốt nghiệp
Chương 2: Tìmhiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệthốngkết nối
thông tinđiềukhiểnCAN-MPXtrên xe ô tô
Chương 3: Ứngdụng của máychẩnđoánlỗiđểkiểmtravàchẩnđoán lỗi
trên ô tô
Sau một thời gian tìm tòi nghiên cứu thực hiện đồ án chúng em đã hoàn
thành. Nhưng do thời gian không có nhiều và sự hạn chế về trình độ chuyên
môn nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhà trường cùng
các thầy cô và các bạn góp ý để đồ án được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn nhà trường, các thầy cô trong Khoa
Công nghệ Kỹ thuật Ô tô và thầy giáo Phạm Trọng Phước đã dạy dỗ chỉ bảo
hướng dẫn tận tình tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại
trường và giúp em hoàn thành đồ án này!
Hà Nội, ngày …. tháng…….năm 2013
Sinh viên thực hiện: 1 - Phạm Văn Hiếu
2 - Bùi Văn Linh
3
Đồ án tốt nghiệp
Chương 1: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Ô TÔ
1.1. Lịch sử hình thành công nghệ ô tô thế giới và đặc điểm, vai trò của
ngành ô tô
1.1.1. Sự ra đời của nghành công nghệp ô tô thế giới
Cùng với các nhu cầu về “ăn”, “mặc”, “ở”, thì “đi lại” là một trong bốn
nhu cầu cần thiết của con người trong sinh hoạt hàng ngày. Từ việc mong muốn
sao cho đi lại được tiện lợi hơn, nhanh hơn, đỡ tốn sức hơn, nhân loại đã sáng
tạo ra nhiều loại phương tiện khác nhau như: xe ngựa, xe đạp, xe điện, máy bay,
… Với ưu điểm tốc độ di chuyển cao, cơ động, không tốn sức, ô tô đã trở thành
phương tiện hữu ích ở tất cả các quốc gia trên thế giới và là phương tiện không
thể thiếu của người dân các nước công nghiệp phát triển.
Năm 1820 ở Đức, lần đầu tiên người ta nhìn thấy một chiếc xe chuyển
động bằng động cơ hơi nước. Chiếc xe vừa to vừa thô kệch lại tuôn ra nhiều
khói nên đã không dược chấp nhận. Cho đến năm 1885 chiếc ô tô chạy bằng
động cơ xăng đầu tiên ra đời do một người Đức có tên là Karl Vesh phát minh.
Chiếc ô tô chạy băng động cơ xăng này đã thực sự trở thành phương tiện mang
tính thực dụng. Nhưng thời đó, ô tô vẫn bị coi là những cỗ máy thô kệch, là nỗi
kinh hoàng của người đi đường và nó không thể sánh được với những cỗ xe
ngựa sang trọng.
Năm 1892, tại một cuộc triển lãm ở Chicago (Mỹ) đã xuất hiện một chiếc
ô tô chạy bằng động cơ đốt trong, có bốn bánh và hàng loạt tính năng kỹ thuật
mới như hệthống đánh lửa bằng điện, bộ bơm dầu tự động. Phát minh này là
của ông Iacốplép, một kỹ sư cơ khí quân đội Nga, và nó đã được thử nghiệm
thành công. Chiếc xe có thể chạy với tốc độ 20 km/h. Ngay sau đó, Nga hoàng
đã ban sắc lệnh về quy chế và các điều kiện để sử dụng các loại xe có dộng cơ tự
vận hành ở nước Nga. Điều đó có nghĩa là xe ô tô, bằng hiệu quả thực tế của nó,
đã trở thành loại phương tiện của giai cấp đặc quyền và những người giàu có.
4
Đồ án tốt nghiệp
Đa số các nhà sản xuất ô tô thời kỳ đó đều muốn làm sao sản xuất ra được nhiều
xe có chất lượng cao mà giá thành thấp. Mục tiêu đó đã được thực hiện và một
kỷ nguyên mới của ô tô bắt đầu: Sản xuất dây chuyền và ô tô “nhân dân”.
Vào năm 1902 ở Pháp, ô tô “Popula” ra đời, người ta gọi là xe nhân dân.
Đây mới chỉ là tên gọi, phải ba năm sau xe Popula mới thực sự đi vào đời sống
của tầng lớp bình dân. Ở Mỹ, có một nhà sản xuất tên là Ranson Onsu cũng
quan tâm đến việc sản xuất những chiêc ô tô dành cho quần chúng và hàng năm
đã có khoảng từ 3.000 dến 4.000 chiếc xe mang nhãn hiệu Onsu được tung ra thị
trường. Nhằm mục đích quảng cáo, hãng này cho phép mọi người vào tham
quan nhà máy của họ. Trong số những người tham quan có một người thường
xuyên có mặt, đó là Henry Ford. Đến năm 1903, sau một thời gian dài chuẩn bị,
Henry Ford đã cho ra đời chiếc xe rẻ tiền đầu tiên của mình với giá 1.000 $. Lúc
đó người Mỹ đang chuộng loại xe Cadillac hay Pascal với giá thành rất cao. Họ
cho rằng những chiếc xe của Ford là để dành cho những kẻ bất hạnh vì người
mua chiếc xe với giá 1.000 $ là kẻ không may. Nhưng Henry Ford đã thành
công nhờ những “kẻ bất hạnh” vì họ rất đông. Đến cuối năm 1928, hãng Ford đã
cho ra đời chiếc xe thứ 15 triệu và Henry Ford trở thành người giàu có nhất
trong ngành sản xuất ô tô thế giới. Ông có công rất lớn trong việc tạo ra những
dây chuyền sản xuất xe hơi, biến những chiếc xe ô tô thành phương tiện đi lại
cho người dân. Cơ cấu của dây chuyền này được chia ra làm nhiều khâu để lắp
ráp và như vậy tốc độ lắp ráp đã tăng lên khoảng 500 lần so với trước và giá cả
theo đó cũng giảm đi nhiều.
Trên thế giới trong lịch sử phát triển ô tô không thể không kể đến nước
Nga. Tình hình sản xuất ô tô của Nga vao những năm 20 của thế kỷ hầu như
chưa có gì. Chỉ có vài cơ sở sản xuất của Nga lúc đó nhập các loại khung xe, các
chi tiết máy, sau đó hoàn thiện tại nhà máy cơ khí mang tên Piôt Alêchxây Evic
và đó là cơ sở hình thành các xí nghiệp liên doanh sản xuất ô tô đầu tiên. Năm
1945, nhà máy sản xuất ô tô Gaz đã tung ra loại xe mới có tên ”Chiến thắng” với
động cơ gây được sự chú ý và giá rẻ. Năm 1960, chính phủ Italia đã ký kết hiệp
5
Đồ án tốt nghiệp
định với chính phủ Liên Xô (cũ) về việc sản xuất loại xe ô tô rất nổi tiếng là
Lada. Vào thập kỷ 70 ở Liên xô, ngành công nghiệp ô tô phát triển mạnh, mỗi
ngày bình quân có khoảng vài trăm chiếc ô tô được xuất xưởng và mỗi năm lại
có một kiểu ô tô mới ra đời.
Cùng thời gian đó, Nhật Bản, một nước bại trận nhưng đã phát triển kinh
tế với một tiềm lực phi thường. Người Nhật Bản sang Mỹ để học kinh nghiệm
chế tạo ô tô và họ đã thành công, trở thành một trong những nước có ngành công
nghiệp ô tô phát triển nhất thế giới.
Ngày nay, sản xuất ô tô đã trở thành một ngành công nghiệp chủ yếu của
thế giới. Công nghiệp ô tô được đánh giá là bộ mặt cho nền công nghiệp mỗi
quốc gia. Tổng số ô tô trên thế giới hiện nay khoảng 660 triệu xe. Số lượng này
hầu như không tăng giảm trong nhiều năm gần đây và sản lượng ô tô thế giới
gần như ổn định quanh con số khoảng 50 -52 triệu xe/năm, tập trung vào 3 trung
tâm công nghiệp lớn là Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây, Đông Nam Á và Châu Á cũng đang nổi lên và có xu hướng là một
trung tâm công nghiệp ô tô của thế giới trong tương lai (đáng kể là Hàn Quốc,
Thái Lan và Trung Quốc). Các hãng sản xuất ô tô hàng đầu thế giới hiện nay là:
TOYOTA, FORD, CHRYSLER, GM, VW, FIAT, NISSAN, MISUBISHI,
PEUGEOT,…
Ngày nay sản xuất ô tô đã mang tính quốc tế và toàn cầu, sự hợp tác và
chuyên môn hoá sản xuất không có biên giới, khoảng cách địa lý và không gian
hầu như không có ý nghĩa. Sự đầu tư của các nước đan xen nhau và hoà lẫn
nhau. Điều đó giải thích một phần cho sự thâm nhập ồ ạt của các hãng sản xuất ô
tô hàng đầu thế giới vào Việt Nam thời gian qua.
1.1.2. Đặc điểm của ngành công nghiệp ô tô.
1.1.2.1. Về vốn đầu tư.
So với vốn đầu tư vào đại bộ phận các ngành công nghiệp khác, vốn đầu
tư vào sản xuất ô tô cao hơn rất nhiều, trung bình để sản xuất một xe ô tô cần
khoảng 15.000-20.000 USD. Mỗi ô tô có đến 20.000 -30.000 chi tiết, bộ phận
6
Đồ án tốt nghiệp
khác nhau. Các chi tiết, bộ phận lại được sản xuất với những công nghệ có đặc
điểm khác biệt, do vậy vốn đầu tư cho việc sản xuất 20.000- 30.000 chi tiết thường rất
lớn.
Thêm vào đó, do đặc điểm của ngành là không ngừng vận dụng các tiến
bộ kỹ thuật vào sản xuất. Vì thế, ngoài các khoản chi phí ban đầu bao gồm chi
phí xây mới nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật, đào tạo công nhân lành
nghề,…và các khoản chi thường xuyên như mua nguyên vật liệu, bảo dưỡng nhà
xưởng, máy móc, bảo quản hàng hoá,…thì chi phí cho công tác nghiên cứu và
triển khai (R&D) trong lĩnh vực ô tô cũng chiếm một phần đáng kể trong tổng
vốn đầu tư ban đầu và tăng thêm.
1.1.2.2. Về công nghệ kỹ thuật.
Đây là lĩnh vực đòi hỏi công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Một sản
phẩm ô tô được tung ra trên thị trường là sự kết hợp của hàng nghìn, hàng vạn
chi tiết các loại, không giống nhau. Mỗi chi tiết đều có những tiêu chuẩn kỹ
thuật riêng và được chế tạo theo phương pháp riêng ở những điều kiện khác
nhau nhưng vẫn đảm bảo tính đồng bộ của sản phẩm. Khi công nghiệp ô tô phát
triển, xuất hiện nhiều chi tiết vượt quá khả năng thao tác của con người, yêu cầu
phải có sự trợ giúp của máy móc kỹ thuật. Máy móc kỹ thuật càng hiện đại càng
giảm bớt sự nặng nhọc và nguy hiểm; nhưng điều quan trọng hơn là dưới sự
điều khiển của con người, những máy móc hiện đại có thể chế tạo và lắp ráp các
chi tiết thành sản phẩm cuối cùng với xác suất sai sót không đáng kể.
1.1.2.3. Về lao động.
Hiện nay, ngành sản xuất ô tô không còn sử dụng một số lượng lớn lao
động như thời kỳ trước và như một số ngành sản xuất vật chất khác (lương thực,
dệt may, khai khoáng,…) do đã áp dụng nhiều tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
Trong phần lớn các nhà máy lắp ráp ô tô trên thế giới, người ta ít thấy bóng dáng
con người, công việc sản xuất đều do các rôbôt đảm nhận, con người chỉ điều
khiển máy móc chính. Do vậy, số lượng lao động làm việc trong ngành không
cao. Thêm vào đó, để có thể sử dụng thành thạo các máy móc hiện đại, những
7
Đồ án tốt nghiệp
người công nhân phải có tay nghề cao, được đào tạo bài bản, đòi hỏi có chi phí
lớn và thời gian dài cho đào tạo. Mặc dù ưu thế của các nước đang phát triển là
có nguồn nhân công dồi dào với tiền công thấp nhưng hạn chế lớn trong ưu thế
này lại là chất lượng nguồn lao động không cao.
Vì vậy, có thể khẳng định ngành không tận dụng được nhiều lợi thế so
sánh về nguồn lao động của các nước đang phát triển (dồi dào về số lượng, chi
phí nhân công thấp). Thêm vào đó có thể thấy được đây là một khó khăn lớn cho
các nước đang phát triển trong quá trình xây dựngvà phát triển ngành công
nghiệp ô tô bởi đây là một ngành khá mới mẻ, kiến thức nghề nghiệp và kinh
nghiệm của người công nhân còn non.
1.1.3. Vai trò của nghành.
Bên cạnh vai trò cung cấp phương tiện đi lại tối ưu, từ việc gắn chặt với
các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghiệp ô tô còn đóng vai trò thúc đẩy phát
triển khoa học kỹ thuật của các quốc gia có ngành sản xuất ô tô, đặc biệt là khoa
học điện tử, tự động hoá, công nghệ vật liệu mới. Sở dĩ như vậy là do nguồn gốc
xuất xứ của các sản phẩm ô tô là từ các nước công nghiệp phát triển. Đứng trước
nhu cầu ngày càng cao của các khách hàng khó tính, các hãng sản xuất không
ngừng đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm để nắm chắc và phát
triển thị phần của mình. Chiếc ô tô đầu tiên xuất hiện vào năm 1885 ở Đức, chạy
bằng động cơ xăng bị cho là những cỗ máy thô kệch, là nỗi kinh hoàng của
người đi đường đã buộc các nhà khoa học phải nghiên cứu một sản phẩm khác
và năm 1892 chiếc ô tô chạy bằng động cơ đốt trong đã ra đời. Còn đối với các
nước có nền kinh tế ít phát triển thì việc xây dựng ngành công nghiệp ô tô từ sự
trợ giúp của nước ngoài đã thúc đẩy tiến bộ trong kỹ thuật và công nghệ không
chỉ cho riêng ngành công nghiệp ô tô mà còn tác động đến nhiều ngành liên
quan khác như ngành hoá chất, điện tử,…Tính đến cuối thế kỷ XX, thế giới có
khoảng 170 nước có công nghiệp chế tạo hoặc lắp ráp ô tô, vì các quốc gia đều
hiểu và xác định được ngành sản xuất ô tô là động lực phát triển cho các ngành
liên quan. Hiện ngành đang tiêu thụ 77% cao su tự nhiên, 67% sản lượng chì,
8
Đồ án tốt nghiệp
64% gang đúc, 50% cao su tổng hợp, 40% máy công cụ, 25% vật liệu bán dẫn,
18% nhôm, 12% thép và một số lượng khổng lồ các nhiên liệu gồm: xăng, dầu
diesel, dầu nhờn,…Ngoài ra, cứ 1 đồng vốn cho sản xuất ô tô của thế giới thì
phải đầu tư 8 đồng vốn cho các ngành công nghiệp phụ cận và bình quân cứ 7
chỗ làm việc thì có 1 người thuộc lĩnh vực lắp ráp & chế tạo ô tô.
1.2. Sự ra đời của ngành công nghệp ô tô, tình hình cung cấp, tiêu thụ ô tô ở
Việt Nam.
1.2.1 Sự ra đời của ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam.
Từ cuối những năm 60, sản xuất ô tô vẫn chỉ là mơ ước của ngành cơ khí
Việt Nam. Định hướng xây dựng công nghiệp ô tô trong thời kỳ này là đi từ sản
xuất phụ tùng cơ bản rồi nâng dần lên sản xuất ô tô hoàn chỉnh đã sớm bộc lộ
tính không hiện thực. Như vậy, có thể nói từ năm 1991 trở về trước, Việt Nam
chưa có ngành công nghiệp lắp ráp và chế tạo ô tô. Mặc dù lúc đó cũng đã có
một vài nhà máymang tên “Nhà máy ô tô” nhưng thực chất hoạt động ở những
nơi đây chỉ là sửa chữa, bảo dưỡng, tân trang một số bộ phận nào đó hoặc chế
tạo theo mẫu những chi tiết mau hỏng của ô tô. Trang thiết bị được đầu tư vào
đây rất ít ỏi, phần lớn là các loại máy chuyên dùng đơn giản, trình độ kỹ thuật
thấp như: Máy rà su-páp, máy doa xi lanh, máy thử công suất động cơ,… Xe ô
tô sử dụng trong thời kỳ này chủ yếu của Liên Xô (cũ), Trung Quốc và một số
nước Đông Âu.
Tháng 6 /1991 Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép cho một số công ty
liên doanh lắp ráp ô tô đầu tiên: Công ty LD MEKONG có công suất thiết kế
10.000 xe/ năm. Ngay sau đó, công ty này đã xây dựng tại thành phố Hồ Chí
Minh một nhà máy lắp ráp dạng CKD công suất 10.000 xe/ năm, năm 1992 một
nhà máy nữa của công ty lại ra đời tại khu vực Cổ Loa, Đông Anh- Hà Nội để
lắp ráp xe cỡ trung và cỡ lớn, công suất 20.000 xe/ năm. Cũng thời gian này,
tháng 8/1991, công ty liên doanh VMC của nhà máy ô tô Hoà Bình với công
suất thiết kế 10.900 xe/ năm cũng được phép hoạt động. Tuy là 2 liên doanh
hoàn toàn không có tên tuổi trong công nghiệp ô tô thế giới, ít vốn, năng lực
9
Đồ án tốt nghiệp
công nghệ và kỹ thuật còn thấp, nhưng thực sự đã mở đầu cho công nghiệp ô tô
Việt Nam và tạo nên sức hấp dẫn cho các hãng ô tô hàng đầu thế giới đầu tư vào
Việt Nam sau khi Mỹ bỏ cấm vận vào giữa năm 1995. Cũng cần phải nói thêm
rằng ở thời điểm 1991, không một hãng ô tô có uy tín nào muốn đầu tư vào Việt
Nam để sản xuất, lắp ráp. Nhưng mới chỉ sau 5 năm, đến tháng 9/1996 trên toàn
quốc, chúng ta đã có tới 14 công ty liên doanh sản xuất, lắp ráp ô tô hợp tác với
hầu hết các hãng nổi tiếng thế giới.
Mục tiêu lâu dài của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam được xác định
trong Quy hoạch tổng thể ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010 là xây dựng
ngành công nghiệp ô tô Việt Nam tiên tiến, hoàn chỉnh để Việt Nam có thể chế
tạo lấy các loại ô tô cơ bản phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, với tỷ lệ chế
tạo nội địa hoá khoảng 40% vào năm 2010 cho ô tô và 30% cho phụ tùng .
1.2.2. Tình hình cung cấp ô tô nước ta.
Ô tô nước ta được cung cấp từ hai nguồn chính là nhập khẩu và do các
liên doanh lắp ráp và chế tạo ô tô trong nước cung cấp.
Công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô Việt Nam thời gian qua phát triển
chậm nhưng cũng đã sản xuất ra nhiều sản phẩm, thay thế gần như toàn bộ số
lượng xe ô tô cũ kỹ của Đông Âu trước đây. Nhiều kiểu mẫu xe tiên tiến đang
thịnh hành ở các nước công nghiệp phát triển như Iveco Turbo Daily, BMW
325i, Mitsubisshi Pajero, Ford Laser, Toyota Camry,…đã được các nhà sản xuất
ô tô liên doanh với Việt Nam đưa vào nước ta, đáp ứng phần nào nhu cầu các
loại xe du lịch cho các cơ quan, công sở và các quan chức Nhà nước.
Tính đến hết ngày 30/6/2002, chúng ta có 11 đơn vị hoạt động trong lĩnh
vực lắp ráp và chế tạo ô tô (mặc dù có 14 dự án lắp ráp ô tô được cấp giấy phép
đầu tư tại Việt Nam nhưng có 3 dự án không triển khai là Chrysler, Nissan,
Viet-Sin; Chrysler và Viet-Sin bị giải thể theo quyết định ra ngày 6/7/2000 và
ngày 18/12/2000, riêng Nissan dãn tiến độ đến 2003) và cả 11 cơ sở này đều là
liên doanh. Tổng sản lượng ô tô tại Việt Nam tính từ ngày cấp giấy phép đầu tư
đầu tiên là 68.196 xe với nhiều loại xe khác nhau. Sản lượng bình quân năm của
10
[...]... cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệthốngmạngkếtnốithôngtinđiềukhiểnCAN-MPXtrên ô tô 2.2.1 Điểm điểm cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thốngmạng kết nốithôngtinđiềukhiển CAN Ngoài việc sử dụng BEAN - Mạngđiềukhiển điện tử thân xe và AVCLAN - mạng cục bộ cho hệthống nghe nhìn, từ năm 2003, hệthống MPX đã ứngdụng CAN đểđiềukhiển các hệthốngđiềukhiển điện gầm xe 21 Đồ án tốt nghiệp... CỦA HỆTHỐNGMẠNGKẾTNỐITHÔNGTINĐIỀUKHIỂNCAN-MPXTRÊN Ô TÔ 2.1 Khái quát chung về hệ thốngmạng kết nốithôngtinđiềukhiển CANMPX trên ô tô 2.1.1 Khái quát chung về hệ thốngmạng kết nốithôngtinđiềukhiển CAN trên ô tô 2.1.1.1 Lịch sử phát triển của CAN Hình 2.1 CAN được sử dụng cho ô tô CAN viết tắt của Controller Area Network, tạm dịch là "mạng khu vực điều khiển" , hay gọi đơn giản Mạng. .. tiên của thông tin, thời gian chờ ngắn và sức tải của đường truyền lớn được rồi sau đó chuyển tiếp dữ liệu đi cho một máy khác để dữ liệu đó đi tới đích 2.1.2 Khái quát chung về hệ thốngmạng kết nốithôngtinđiềukhiển MPX trên ô tô Hình 2.4 Minh họa cho phương pháp thôngtin của MPX 18 Đồ án tốt nghiệp Trong xe hơi hiện đại có rất nhiều các hệthống sử dụng vi điều khiển, vi xử lý Các hệthống đó... đường để tạo độ ổn định cho mạch CAN trong xe RX330 được trang bị giữa ECU điềukhiển trượt, cảm biến vô lăng, cảm biến độ lệch và cảm biến gia tốc dọc và DLC3 CAN sử dụng một cặp dây xoắn làm đường truyền có dây dương và dây âm Một DTC cho lỗi liên lạc của CAN được phát ra đến máychẩnđoán từ DLC3 qua đường truyền kếtnốiđểchẩnđoán ECU điềukhiển trượt DLC3 được trang bị bằng các cực CAN-H và CAN-L... điềuKhiển gầm xe sử dụng CAN, nó có tốc độ liên lạc nhanh hơn và có thể gửi và nhận một lượng thôngtin lớn cùng một lúc 24 Đồ án tốt nghiệp Hình 2.10 Bảng mã chẩnđoán hư hỏng CAN 2.2.2 Đặc điểm cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thốngmạng kết nốithôngtinđiềukhiển MPX Hình 2.11 Sơ đồ mạngkếtnối MPX 2.2.2.1 Khái quát Một đặc tính của ô tô hiện đại là sự phát triển việc điềukhiển điện tử một cách... chóng: Nhiều hệthống khác nhau vàđiềukhiển chính xác Vấn đề đặt ra là sự gia tăng mạnh của số lượng dây điện Để đối phó với điều này, mỗi nhà sản xuất ô tô đã chủ động phát triển MPX (Multiplex Communication 25 Đồ án tốt nghiệp System) Một ECU điềukhiển từng hệthống mà đã được kếtnối với nhau tạo nên hệthống MPX Hình 2.12 Mạngđiềukhiển không có MPX và có MPX 2.2.2.2 Ưu điểm Việc áp dụng MPX mang... cho hệthống nghe nhìn - Mạng cục bộ]): Tốc độ truyền: 17 kbps Hệthống này được sử dụngđể truyền tínhiệu cho hệthống âm thanh, hệthống dẫn đường… UART (Universal Asynchronous Receiver/Transmitting-Truyền/Nhận dữ liệu nối tiếp không đồng bộ): Tốc độ truyền: 9600 - 19200 bps Hệthống này được dùng trong việc truyền tínhiệu giữa các ECU có liên quan đến việc điềukhiển xe: giữa ECU động cơ và ECU điều. .. Hệthốngthôngtin phức đa chiều đầy đủ hàng đầu của Toyota (4 ECU, chuẩn 5 kbps tương tự như BEAN) 3: Mở rộng đến 11 ECU để hỗ trợ máychẩnđoán 4: Mở rộng đến 28 ECU và áp dụnghệthốngthôngtin thân xe nhiều đường truyền và ECU trung tâm 2.2.2.4 Mô tả 27 Đồ án tốt nghiệp Khái niệm MPX là một hệthống trong đó có nhiều ECU được kếtnối với nhau bằng một đường truyền tínhiệu đơn (đường truyền) và. .. sử dụng những loại dữ liệu khác nhau như tốc độ truyền dữ liệu, dây liên lạc, vàtín hiệu, chúng sẽ không thể hiểu được nhau Do đó, phải thiết lập chuẩn giữa chúng Tốc độ liên lạc của CAN nhanh hơn nhiều so với BEAN và AVC-LAN Khi hệthốngđiềukhiển gầm xe sử dụng BEAN và AVC- LAN với tốc độ liên lạc chậm hơn CAN, điều đó có nghĩa là việc điềukhiểnhệthống bị chậm lại Vì lý do đó, hệthốngđiều Khiển. .. tiếp, trao đổi thôngtin với nhau, trong những xe hơi hiện đại số lượng ECU( có thể hiểu là một máy tính nhỏ) có thể lên tới vài chiếc cho tới "nhiều chục" chiếc như LEXUS LS Do đó phải có một mạngthôngtinđể các ECU này trao đổi thôngtin với nhau Chính vì thế người ta đã nghĩ ra một mạng giao tiếp và đặt tên là MPX Vànói đến mạng thì phải nói đến giao thức( cách thức chuyển giao dữ liệu), và MPX trên . nghiệp Luận văn Đề tài: Tìm hiểu hệ thống mạng kết nối thông tin điều khiển CAN-MPX trên ôtô. Ứng dụng máy chẩn đoán lỗi để kiểm tra và chẩn đoán lỗi trên ôtô 1 Đồ án tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Trong vài thập. nghiệp Chương 2: Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống kết nối thông tin điều khiển CAN-MPX trên xe ô tô Chương 3: Ứng dụng của máy chẩn đoán lỗi để kiểm tra và chẩn đoán lỗi trên ô tô Sau. CỦA HỆ THỐNG MẠNG KẾT NỐI THÔNG TIN ĐIỀU KHIỂN CAN-MPX TRÊN Ô TÔ 2.1. Khái quát chung về hệ thống mạng kết nối thông tin điều khiển CAN- MPX trên ô tô 2.1.1. Khái quát chung về hệ thống mạng kết