thông tin điều khiển MPX
Hình 2.11. Sơ đồ mạng kết nối MPX
2.2.2.1. Khái quát
Một đặc tính của ô tô hiện đại là sự phát triển việc điều khiển điện tử một cách nhanh chóng: Nhiều hệ thống khác nhau và điều khiển chính xác. Vấn đề đặt ra là sự gia tăng mạnh của số lượng dây điện. Để đối phó với điều này, mỗi nhà sản xuất ô tô đã chủ động phát triển MPX (Multiplex Communication
System). Một ECU điều khiển từng hệ thống mà đã được kết nối với nhau tạo nên hệ thống MPX.
Hình 2.12. Mạng điều khiển không có MPX và có MPX
2.2.2.2. Ưu điểm
Việc áp dụng MPX mang lại những ưu điểm sau. Nó làm giảm số lượng dây điện.
Việc chia sẻ thông tin cho phép giảm số lượng công tắc,cảm biến và bộ chấp hành.
Do ECU nằm gần công tắc và cảm biến sẽ đọc thông tin của tín hiệu và truyền tín hiệu đến các ECU khác, chiều dài của dãy điện có thể rút ngắn lại. Dưới đây là sơ đồ truyền thông tin nối tiếp của MPX
Hình 2.13. Sơ đồ truyền thông tin nối tiếp của MPX
2.2.2.3. Lịch sử
Hình 2.14. Lịch sử phát triển hệ thống MPX
1: Liên lạc một chiều tốc độ thấp (Công tắc chính cửa sổ điện đến ECU thân xe 1 kbps)
2: Hệ thống thông tin phức đa chiều đầy đủ hàng đầu của Toyota (4 ECU, chuẩn 5 kbps tương tự như BEAN)
3: Mở rộng đến 11 ECU để hỗ trợ máy chẩn đoán.
4: Mở rộng đến 28 ECU và áp dụng hệ thống thông tin thân xe nhiều đường truyền và ECU trung tâm
Khái niệm MPX là một hệ thống trong đó có nhiều ECU được kết nối với nhau bằng một đường truyền tín hiệu đơn (đường truyền) và dữ liệu hay tin nhắn được truyền giữa các ECU qua đường truyền này. Để áp dụng MPX, Toyota đã phát triển một chuẩn thông tin liên lạc mới tên là BEAN (Body Electronics Area Network - Mạng điện tử thân xe) Hãy lưu ý rằng một bộ điều khiển độc lập (ECU) được nối với đường truyền gọi là một “điểm nút” trong MPX.
Điểm nút: Khái niệm này có nghĩa ban đầu là “giao điểm” và để cho biết một cấu trúc lôgic của mạng. Một mạng máy tính bao gồm nhiều cổng và thiết bị. “Điểm nút” sẽ số hỏi các bộ phận này và quyết định cấu trúc hay chức năng. Trong mạng thông tin đa chiều, “Nút” có nghĩa là ECU.
Hình 2.15. Đường truyền tín hiệu của MPX
Đường truyền tín hiệu
Các cực của đường truyền tín hiệu dùng trong hệ thống MPX thường được ký hiệu là MPX1, MPX2 v.v. Khi tranzitor đựợc bật lên, mức truyền dẫn sẽ trở nên cao = “1”. Điều này đợc gọi là trạng thái Trội. Khi Tranzistor tắt đi, mức truyền dẫn trở nên thấp= ‘’0’’. Đây đợc gọi là trạng thái Lặn.
Nếu có bất kỳ một Nút được nối với đường truyền tín hiệu phát ra “1”, mức tín hiệu truyền dẫn sẽ là “1”. Chỉ khi tất cả các nút phát tín hiệu “0” sẽ làm cho mức tín hiệu truyền dẫn là “0”. Nút mà phát ra tín hiệu “1” trước những nút khác.
Trạng thái trội: Trạng thái của đường truyền là “trội” hay “Chủ động” “1” trong hệ thống BEAN.
Trạng thái lặn: Trạng thái của đường truyền là “Lặn” hay “Thụ động” “0” trong hệ thống BEAN
Các chức năng của đường truyền trong quá trình truyền và nhận tín hiệu là như sau:
Trong khi truyền: Từng nút sẽ theo gửi trạng thái truyền dẫn trong khi truyền dữ liệu.(để quyết định và đánh giá RSP)
Trong khi nhận: Mặc dù không có nút nào có thể truyền dữ liệu khi đang nhận, bộ phận phát có thể chỉ được kích hoạt tại thời điểm đang nhận RSP (tín hiệu ACK hoặc NAK được phát ra). RSP, ACK, và NAK sẽ được giải thích sau trong phần “Chi tiết về thông điệp”
Trạng thái của đường truyền là “Lặn” (hay “Thụ động” “0” trong hệ thống BEAN
Hình 2.16. Đường truyền trong quá trình truyền và nhận tín hiệu