1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nhiễm độc chì ở trẻ - những điều cần biết

2 276 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 28,5 KB

Nội dung

Theo một kết quả nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí tâm lý Mỹ, trẻ có hàm lượng chì trong máu quá cao dễ mắc phải chứng ADHD (chứng tăng động - giảm chú ý). Nhiễm độc chì gây bệnh ADHD ADHD (chứng tăng động - giảm chú ý) là chứng rối loạn thần kinh dẫn đến thái độ thiếu quan tâm, tính hiếu động thái quá và trạng thái bốc đồng, gây ra những phản ứng không thích hợp ở trẻ. Các triệu chứng thường gặp ở trẻ là không có khả năng tập trung để hoàn thành một công việc được giao hoặc hoạt động vui chơi nào đó, hay đánh mất đồ, biểu đạt ngôn ngữ kém, thích gây gổ, đánh nhau… Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng ADHD, song theo kết quả nghiên cứu mới, trẻ có hàm lượng chì trong máu cao có nguy cơ mắc ADHD cao hơn những trẻ khác, đồng thời hàm lượng chì trong máu của tất cả số trẻ mắc chứng ADHD đều cao hơn trẻ khác. Theo giải thích khoa học, bên cạnh các tác hại đã được thừa nhận như gây bệnh mãn tính về máu, thận, phổi, chì có khả năng phá hoại hoạt động của não bộ, khiến não không thể kiểm soát được các hoạt động thông thường của trẻ. Nhất là đối với trẻ dưới 6 tuổi, do hệ thần kinh còn non yếu nên tác hại của chì sẽ lớn hơn nhiều lần so với ở lứa tuổi trưởng thành. Tránh để trẻ nhiễm độc chì Chì có trong rất nhiều vật dụng thường thấy trong ngôi nhà bạn: Những đồ dùng được sơn bằng các loại sơn có chứa chì (nhất là sơn khung cửa, bê tông, kim loại, đồ chơi…); đồ dùng bằng pha lê, thủy tinh màu, bát đĩa nhiều hoa văn, men màu, các loại pin; các mối hàn chì, vỏ dây cáp, nước sinh hoạt có chì, thậm chí đất và bụi xung quanh nhà. Thuốc lá cũng nhả ra một lượng chì đáng kể. Chì có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp và đường miệng, vì vậy, khi trẻ đưa những thứ này hoặc ngón tay đã tiếp xúc với những thứ này vào miệng, hay chỉ chẳng may hít phải bụi, bụi sơn, nguy cơ nhiễm chì có thể xảy ra. Do đó, bố mẹ cần nhớ: - Tránh để trẻ tiếp xúc với những thứ nêu trên. Không để trẻ gặm vành cửa hoặc vật dụng có sơn. Cho trẻ dùng bát đĩa men trắng hoặc thủy tinh. - Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên cho trẻ. - Vệ sinh vòi nước khoảng 1 tháng/ 1 lần để loại bỏ những chất cặn đọng lại đó. Khi nước nóng mức chì sẽ cao hơn nên chỉ dùng nước lạnh để nấu và uống. - Chú ý khi mua những sản phẩm nêu trên, nhất là đồ chơi cần xem rõ nguồn gốc xuất xứ, chọn những sản phẩm có uy tín lâu năm. - Thường xuyên lau sạch sàn nhà, bàn, ghế bằng khăn ướt. Không cho trẻ chơi gần đường giao thông, cầu cống. - Tăng cường cho trẻ ăn nhiều thực phẩm có calci, sắt và vitamin A để giúp cơ thể chống lại chì. Theo Gia Vinh/http://www.anninhthudo.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=71788&ChannelID=100 . thường của trẻ. Nhất là đối với trẻ dưới 6 tuổi, do hệ thần kinh còn non yếu nên tác hại của chì sẽ lớn hơn nhiều lần so với ở lứa tuổi trưởng thành. Tránh để trẻ nhiễm độc chì Chì có trong. khi trẻ đưa những thứ này hoặc ngón tay đã tiếp xúc với những thứ này vào miệng, hay chỉ chẳng may hít phải bụi, bụi sơn, nguy cơ nhiễm chì có thể xảy ra. Do đó, bố mẹ cần nhớ: - Tránh để trẻ. trên tạp chí tâm lý Mỹ, trẻ có hàm lượng chì trong máu quá cao dễ mắc phải chứng ADHD (chứng tăng động - giảm chú ý). Nhiễm độc chì gây bệnh ADHD ADHD (chứng tăng động - giảm chú ý) là chứng

Ngày đăng: 07/07/2014, 00:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w