1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp phát triển ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam (2).DOC

75 1,2K 23
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 465,5 KB

Nội dung

Biện pháp phát triển ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam (2)

Trang 1

Phần mở đầu

Cách đây vài thế kỷ, thuật ngữ Logistics đã được sử dụng trong quânđội và được hoàng đế Napoleon nhắc đến trong câu nói nổi tiếng "Kẻ nghiệp dưbàn về chiến thuật, người chuyên nghiệp bàn về logistics"

Ngày nay, thuật ngữ logistics được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế nhưmột ngành mang lại nhiều nguồn lợi to lớn không những cho các doanh nghiệp

mà cho cả nền kinh tế quốc dân

Dịch vụ logistics là ngành dịch vụ xuyên suốt quá trình sản xuất, phânphối lưu thông hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế Đây là một công cụ hữuhiệu hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nâng caonăng lực cạnh tranh trên thương trường.Với vai trò rất quan trọng và tác dụng tolớn của nó mà ngày nay trên thế giới dịch vụ logistics đã trở nên phổ biến và rấtphát triển, được các doanh nghiệp coi là một thứ vũ khí cạnh tranh mới hỗ trợtích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quảcao

Trong vài thập niên trở lại đây, dịch vụ logistics đã phát triển nhanhchóng và mang lại những kết quả rất tốt đẹp ở nhiều nước trên thế giới, điểnhình như: Hà Lan, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Mỹ

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự giatăng của hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư, dịch vụ logistics tại Việt Namđang có bước phát triển mạnh mẽ và là một trong những ngành có tiềm năngphát triển rất lớn.Tỷ trọng dịch vụ logistics chiếm khoảng 15% trong kim ngạchxuất khẩu Trong mười năm tới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt

200 tỉ USD/năm và do đó tiềm năng phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam làrất lớn.Gia nhập WTO, bước vào sân chơi toàn cầu, các doanh nghiệp kinhdoanh dịch vụ logistics sẽ có cơ hội phát triển nhanh Tuy nhiên cũng sẽ cónhững khó khăn, thách thức bởi hiện nay quy mô của phần lớn các doanhnghiệp logistics Việt Nam còn nhỏ, tiềm lực tài chính yếu nguồn nhân lực cũnghạn chế nhiều mặt, thiếu kinh nghiệm thương trường đồng thời theo cam kết

Trang 2

gia nhập WTO, các công ty 100% vốn nước ngoài sẽ được phép hoạt động tạiViệt Nam.Vì vậy, trong thời gian tới trong ngành dịch vụ logistics ở nước ta sẽhứa hẹn sự cạnh tranh rất gay gắt

Thấy rằng đây là một vấn đề còn khá mới ở Việt Nam và có tiềm năngphát triển lớn trong thời gian tới đồng thời được sự hướng dẫn tận tình của GS-

TS Đặng Đình Đào nên trong đề án môn kinh tế thương mại em chọn đề tài:

"Biện pháp phát triển ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam"

Việc nghiên cứu về các dịch vụ logistics ở Việt Nam sẽ giúp em trang bịthêm kiến thức về lĩnh vực này, nắm được các vấn đề cơ bản về dịch vụlogistics cũng như thấy được sự phát triển của dịch vụ này ở Việt Nam như thếnào.Từ đó có thể đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ logistics ởViệt Nam

Nội dung của bản đề án bao gồm 3 chương:

Chương I: Những vấn đề lí luận cơ bản về các dịch vụ logistics.

Chương II: Thực trạng phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam.

Chương III: Phương hướng và một số biện pháp phát triển ngành dịch

vụ logistics ở Việt Nam trong thời gian tới

Do trình độ và điều kiện nghiên cứu có hạn chế nên bản đề án không thểtránh khỏi nhiều thiếu sót Em mong được sự giúp đỡ và góp ý của các thầy cô

để bài đề án được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

1.1 Các quan niệm về logistics và các dịch vụ logistics.

Thuật ngữ logistics đã có từ khá lâu trong lịch sử.Lần đầu tiên logisticsđược phát minh và ứng dụng không phải trong hoạt động thương mại mà làtrong lĩnh vực quân sự.Logistics được các quốc gia ứng dụng rất rộng rãi tronghai cuộc Đại chiến thế giới để di chuyển lực lượng quân đội cùng các vũ khí cókhối lượng lớn và đảm bảo hậu cần cho lực lượng tham chiến.Sau khi chiếntranh thế giới kết thúc, các chuyên gia logistics trong quân đội đã áp dụng các

kỹ năng logistics của họ trong hoạt động tái thiết kinh tế thời hậu chiến Trảiqua dòng chảy lịch sử, logistics ngày càng được nghiên cứu và áp dụng sâu vàolĩnh vực kinh doanh.Có rất nhiều khái niệm khác nhau về logistics cũng nhưdịch vụ logistics được đưa ra bởi các tổ chức, cá nhân nghiên cứu về lĩnh vựcnày

Theo Hội đồng quản trị Logistics của Mỹ (CLM) thì "Quản trị logistics làquá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả chi phí lưuthông, dự trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho trong quá trình sản xuất sản phẩmcùng dòng thông tin tương ứng từ điểm xuất phát đầu tiên đến điểm tiêu dùngcuối cùng nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu của khách hàng"

Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng, thì logistics là quá trình tối ưu hoá

về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên/yếu tố đầu vào từ điểm xuất phátđầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tayngười tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế (xemlogistics and supply chain management, tác giả Ma Shuo, tài liệu giảng dạy củaWorld Maritime University, 1999)

Trang 4

Theo ông Nguyễn Hùng, Phó Tổng Giám Đốc Công ty Kho vận miềnNam (Sotrans): Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát mộtcách hiệu quả những luồng lưu thông và khối lượng tồn kho của hàng hóa, dịch

vụ và những thông tin liên quan đến chúng

Theo quan điểm "5 đúng" thì :"Logistics là quá trình cung cấp đúng sảnphẩm đến đúng vị trí, vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp chokhách hàng tiêu dùng sản phẩm".Còn theo giáo sư David Simchi-Levi (MIT,USD) thì hệ thống Logistics là một nhóm các cách tiếp cận được sử dụng đểliên kết các nhà cung cấp, nhà sản xuất, kho, cửa hàng một cách hiệu quả đểhàng hóa được sản xuất đúng số lượng, đúng địa điểm và đúng thời điểm nhằmmục đích giảm thiểu chi phí trên toàn bộ hệ thống đồng thời đáp ứng được cácyêu cầu về mức độ phục vụ"

Theo luật Thương mại Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày14/6/2005 và Nghị định 140/2007NĐ-CP của Chính phủ qui định chi tiết luậtThương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics có đưa ra khái niệm:Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại Theo đó, thương nhân tổ chức thựchiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưubãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng góibao bì, ghi kí mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hànghoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao

Nguyên vật liệu

Quá trình sản xuất (sản xuất và

Kho lưu trữ thành Bến

Khách

Trang 5

Dòng chu chuyển vận tải

Dòng thông tin lưu thông

Hình 1: Các hoạt động cơ bản của chuỗi dịch vụ logistics

Qua sơ đồ trên có thể thấy dịch vụ logistics là một chuỗi các dịch vụxuyến suốt từ quá trình sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp Qua các quan niệm ở trên có thể chia khái niệm dịch vụ logistics thànhhai nhóm như sau:

Thứ nhất, nhóm định nghĩa hẹp mà tiêu biểu là định nghĩa của LuậtThương mại 2005, coi logistics gần tương tự với giao nhận hàng hoá Tuy nhiêntrong đó có tính mở, thể hiện trong đoạn "hoặc các dịch vụ khác có liên quanđến hàng hoá" Theo nhóm này, bản chất của dịch vụ logistics là việc tập hợpcác yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơitiêu thụ Theo đó, dịch vụ logistics mang nhiều yếu tố vận tải, người cung cấp

Trang 6

dịch vụ logistics không có nhiều khác biệt so với người cung cấp dịch vụ vậntải đa phương thức(MTO).

Thứ hai, nhóm định nghĩa dịch vụ logistics theo phạm vi rộng, có tácđộng từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hoá tới tay người tiêu dùng cuốicùng Theo nhóm định nghĩa này, dịch vụ logistics gắn liền cả quá trình nhậpnguyên, nhiên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hoá

và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối để tới tay người tiêu dùng cuối cùng.Nhóm định nghĩa này về dịch vụ logistics góp phần phân định rõ ràng giữa cácnhà cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuê hảiquan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quản lý với một nhà cung cấpdịch vụ logistics chuyên nghiệp, người sẽ đảm nhận toàn bộ các khâu trong quátrình hình thành và đưa hàng hoá tới tay người tiêu dùng cuối cùng.Như vậy,nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp đòi hỏi phải có chuyên môn,nghiệp vụ vững vàng để cung cấp dịch vụ "trọn gói" cho các nhà sản xuất Đây

là một công việc mang tính chuyên môn hoá cao Ví dụ, khi một nhà cung cấpdịch vụ logistics cho một nhà sản xuất thép, anh ta sẽ chịu trách nhiệm cân đốisản lượng của nhà máy và lượng hàng tồn kho để nhập phôi thép, tư vấn chodoanh nghiệp về chu trình sản xuất, kỹ năng quản lý và lập kênh phân phối, cácchương trình marketing, xúc tiến bán hàng để đưa sản phẩm đến với người tiêudùng

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của các dịch vụ logistics trong kinh tế thị trường

Muốn sản xuất ra các sản phẩm thì phải cần đến các yếu tố đầu vào nhưnguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị, nhân công Trong điều kiện kinh tế

Trang 7

hiện nay, các nguồn cung cấp các yếu tố này thì nhiều vô kể Nhưng làm thếnào để có thể mua được những yếu tố đầu vào đảm bảo về số lượng, chất lượng,chủng loại, quy cách?

Dịch vụ logistics hoặc cung cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp nhữngyếu tố này hoặc tư vấn cho các doanh nghiệp các nguồn hàng đảm bảo, đáp ứngcác yêu cầu của các doanh nghiệp, tư vấn cho khách hàng về lượng vật tư tồnkho là bao nhiêu để vừa đảm bảo cho việc sản xuất lại vừa hạn chế được các chiphí không cần thiết Trong quá trình sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ logistics sẽ

tư vấn cho các doanh nghiệp về qui trình sản xuất, lượng hàng hoá cần sản xuất,lượng hàng dự trữ bao nhiêu Các nhà cung cấp dịch vụ logistics cũng tư vấncho các doanh nghiệp các kênh phân phối, các chương trình marketing và xúctiến bán hàng Đặc biệt, các nhà kinh doanh dịch vụ logistics cung ứng các dịch

vụ vận tải, đảm bảo hàng hoá đến với người tiêu dùng đúng thời gian và địađiểm, chi phí thấp nhất đảm bảo uy tín cho các doanh nghiệp đồng thời nângcao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp

Như vậy, trong cả quá trình từ tiền sản xuất, sản xuất, phân phối lưuthông đều có sự góp mặt của các dịch vụ logistics, hỗ trợ cho các hoạt động củacác doanh nghiệp sao cho với những chi phí thấp nhất, hiệu quả kinh doanh lớn

- Thông qua các hoạt động cung ứng các yếu tố đầu vào, đầu ra, cácdịch vụ tư vấn các dịch vụ logistics thực hiện chức năng gắn sản xuất với thịtrường, gắn nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, thực hiện chínhsách mở cửa nền kinh tế

Để có thể cung cấp cho các doanh nghiệp các yếu tố đầu vào, đầu ra, cácdịch vụ tư vấn thì các nhà cung ứng dịch vụ logistics phải nghiên cứu và nắmnhu cầu thị trường, huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực nhằm cung ứngcho các doanh nghiệp các dịch vụ logistics có chất lượng tốt nhất,đảm bảo chocác doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầuthị trường Các dịch vụ logistics cũng thiết lập hợp lý các mối quan hệ kinh tếtrong nền kinh tế quốc dân, các quan hệ kinh tê thế giới thông qua việc tìmkiếm các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất ở nước ngoài rẻ hơn ở trong

Trang 8

nước,vận chuyển hàng hoá qua các nước trên thế giới từ đó gắn nền kinh tếtrong nước với nền kinh tế thế giới, thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế.

1.2.2.Nhiệm vụ của các dịch vụ logistics

- Nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp bằng cách thoảmãn đầy đủ, kịp thời và thuận lợi các yếu tố đầu vào, đầu ra cũng như trongquá trình sản xuất của doanh nghiệp

Khi có nhu cầu từ phía các doanh nghiệp, các nhà cung ứng dịch vụlogistics phải đảm bảo sao cho cung cấp đầy đủ, kịp thời,có chất lượng đáp ứngcác yêu cầu để thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong sản xuất cũng nhưhoạt động phân phối sản phẩm đến với người tiêu dùng, đồng thời giúp doanhnghiệp cắt, giảm các chi phí không cần thiết

- Phát triển dịch vụ logistics,đảm bảo quá trình sản xuất, phân phối lưuthông hàng hoá trên thị trường được thông suốt, dễ dàng

- Góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội quan trọng của đấtnước: Vốn, việc làm, công nghệ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nềnkinh tế quốc dân

- Góp phần hoàn thiện bộ máy quản lý và kinh doanh của doanh nghiệpthông qua các hoat động tư vấn quản lý, tư vấn sản xuất kinh doanh

- Phát triển lĩnh vực thương mại quốc tế với các quốc gia trên thế giớithông qua các các hoạt động vận tải ngoại thương, tư vấn ngoại thương

2.Vai trò của các dịch vụ logistics.

Logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hiệu quả củaquá trình này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành côngnghiệp và thương mại mỗi quốc gia Đối với những nước phát triển như Nhật và

Mỹ logistics đóng góp khoảng 10% GDP Đối với những nước kém phát triểnthì tỷ lệ này có thể hơn 30% Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảocho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thờigian và chất lượng Logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng tiết giảm chiphí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ Dịch vụ logistics ở Việt Nam chiếm

Trang 9

khoảng từ 15-20% GDP.Mặc dù dịch vụ logistics còn khá mới mẻ ở Việt Namnhưng nó có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn

có vai trò rất lớn đối với toàn nền kinh tế quốc dân

Đối với nền kinh tế quốc dân, logistics đóng một vai trò quan trọngkhông thể thiếu trong sản xuất, lưu thông, phân phối Các nghiên cứu gần đâycho thấy, chỉ riêng họat động logistics đã chiếm từ 10 đến 15% GDP của hầuhết các nước tại Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu á Thái Binh Dương.Vì vậy nếunâng cao hiệu quả họat động logistics sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xãhội của đất nước

Đối với các doanh nghiệp, các dịch vụ logistics đóng vai trò to lớn totrong việc giải quyết bài toán đầu vào và đầu ra một cách hiệu quả Logistics cóthể thay đổi nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyểnnguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ…logistics còn giúp giảm chi phí, tăng khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp

Như vậy dịch vụ logistics đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trìnhsản xuất kinh doanh, lưu thông, phân phối của toàn bộ nền kinh tế, đặc biệttrong sản xuất kinh doanh nhập khẩu

Logistics giữ vai trò cầu nối,là động lực thúc đẩy lưu chuyển hàng hóa từnơi sản xuất đến nơi tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu.Cùng với sự phát triểnmạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa, dịch vụlogistics ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng thể hiện ở những điểm sau:

- Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưuchuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện, tới sản phẩm cuối đến tay người tiêu dùng.Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, liêntiếp các cuộc khủng hoảng năng lượng buộc các doanh nghiệp phải quan tâmtới chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển Trong nhiều giai đoạn, lãi suất ngânhàng cũng cao khiến cho các doanh nghiệp có nhận thức sâu sắc hơn về vốn, vìvốn bị đọng lại do việc duy trì quá nhiều hàng tồn kho.Chính trong giai đoạnnày, cách thức tối ưu hóa quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển hàng hóađược đặt lên hàng đầu.Và với sự trợ giúp đắc lực của công nghệ thông tin,logistics chính là công cụ đắc lực để thực hiện điều này

Trang 10

- Dịch vụ logistics hỗ trợ cho các nhà quản lý ra quyết định chính xáctrong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết nhiềubài toán hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng (số lượng bao nhiêu, chấtlượng thế nào, chủng loại ra sao, nguồn từ đâu ), dự trữ bao nhiêu nguyên vậtliệu và thành phẩm, vận chuyển tới người tiêu dùng như thế nào sao cho chiphí thấp nhất nhằm thu được lợi nhuận cao nhất Để giải quyết vấn đề này mộtcách hiệu quả không thể thiếu vai trò của dịch vụ logistics.Vì dịch vụ logisticscung ứng nguyên vật liệu cho doanh nghiệp,tư vấn cho doanh nghiệp trong sảnxuất kinh doanh để sản xuất sản phẩm cũng như tiêu thụ sản phẩm đầu ra chodoanh nghiệp.Từ đó, nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác về cácvấn đề trên để giảm tối đa chi phí phát sinh , đảm bảo hiệu quả trong sản xuấtkinh doanh

- Dịch vụ logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu

tố đúng thời gian và địa điểm ( just in time)

Ở đây không chỉ là giao hàng đến với người tiêu dùng đúng thời gian vàđịa điểm mà còn cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp đúng lúc, kịpthời,đảm bảo khống chế hàng tồn kho ở mức tối thiểu.Việc đảm bảo đúng thờigian và địa điểm giúp doanh nghiệp giảm được chi phi không cần thiết trongsản xuất, dự trữ cũng như phân phối tới tay người tiêu dùng.Đặc biệt trong quátrình toàn cầu hóa như hiện nay hàng hóa và sự vận động của chúng ngày càngphong phú và phức tạp hơn, nhu cầu của người tiêu dùng cũng đa dạng và cónhững yêu cầu khá cao trong việc đảm bảo hàng hóa được giao đúng thời gian

và địa điểm Việc giao hàng đúng thời gian và địa điểm có vai trò rất quan trọngđối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp Có giao hàng đúngthời gian và địa điểm, đáp ứng nhu cầu khách hàng thì doanh nghiệp mới giữđược chữ tín đối với khách hàng, từ đó mới giữ chân được khách hàng Cácdoanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics giúp doanh nghiệp vận chuyển hànghóa đến với người tiêu dùng, đảm bảo đúng thời gian và địa điểm, từ đó cũnggiúp doanh nghiệp giảm được chi phi, tạo uy tín đối với khách hàng, nâng caonăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trang 11

Qua các vai trò trên của dịch vụ logistics có thể thấy rằng dịch vụlogistics có tầm quan trọng rất lớn trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh,lưu thông, phân phối không chỉ của từng doanh nghiệp nói riêng mà còn của cảnền kinh tế nói chung.Là cầu nối, là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất, lưuchuyển hàng hóa đến nơi tiêu dùng, hiện nay dịch vụ logistics được các doanhnghiệp sử dụng ngày càng nhiều.

3 Tác dụng của dịch vụ logistics:

Đối với mỗi doanh nghiệp cũng như toàn nền kinh tế quốc dân, dịch vụlogistics có tác dụng rất lớn Không những thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinhdoanh của các doanh nghiệp mà còn mở rộng các mối quan hệ kinh tế quốc tế

Có thể khái quát một số tác dụng của dịch vụ logistics như sau:

-Dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phítrong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp

Theo thống kê của một số tổ chức quốc tế nghiên cứu về logistics cũngnhư Viện nghiên cứu logistics của Mỹ cho biết, chi phí cho hoạt động logisticschiếm khoảng 10-13%GDP ở các nước phát triển, 15-20% ở các nước đangphát triển Hoạt động logistics trên thị trường Trung Quốc tăng trưởng với tốc

độ bình quân là 33%/1 năm, và ở Brazil là 20%/1 năm.Điều này cho thấy chiphí cho hoạt động logistics là rất lớn.Sự có mặt của các dịch vụ logistics giúpgiảm các chi phi này cho các doanh nghiệp cũng như cho toàn bộ nền kinh tếquốc dân

Dịch vụ logistics tham gia vào quá trình sản xuất cũng như phân phốihàng hóa của các doanh nghiệp Nó cung cấp các dịch vụ đầu vào cho quá trìnhsản xuất như cung ứng nguyên nhiên vật liệu đầu vào, cung ứng lao động choquá trình sản xuất, tư vấn số lượng chủng loại nguyên nhiên vật liệu, hàng hoácho doanh nghiệp để việc sản xuất diễn ra liên tục và có hiệu quả, lượng nguyênvật liệu, hàng hoá tồn kho ở mức vừa phải nhằm tiết kiệm các chi phi trong quátrình lưu kho, bảo quản hàng hóa…từ đó giúp các nhà quản lý giải quyết tốt bàitoán đầu vào cho sản xuất kinh doanh, giảm chi phí trong sản xuất, giảm giáthành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp

Trang 12

-Dịch vụ logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt độnglưu thông phân phối.

Giá cả hàng hoá trên thị trường chính bằng giá cả ở nơi sản xuất cộng vớichi phí lưu thông Chi phí lưu thông hàng hoá, chủ yếu là chi phí vận tải chiếmmột tỷ trọng lớn và là bộ phận cấu thành giá cả hàng hoá trên thị trường, đặcbiệt là hàng hoá trong buôn bán quốc tế Vận tải là yếu tố quan trọng của lưuthông C.Mác đã từng nói:”lưu thông có ý nghĩa là hành trình thực tế của hànghoá trong không gian được giải quyết bằng vận tải” Vận tải có nhiệm vụ đưahàng hoá đến nơi tiêu dùng và tạo khả năng để thực hiện giá trị và giá trị sửdụng của hàng hoá Vận tải là yếu tố quan trọng của hệ thống logistics cho nêndịch vụ logistics ngày càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm cho chi phí vậntải và các chi phí khác phát sinh trong quá trình lưu thông dẫn đến tiết kiệm vàgiảm chi phí lưu thông Nếu tính cả chi phí vận tải, tổng chi phí logistics(baogồm đóng gói, lưu kho, vận tải, quản lý…) ước tính chiếm khoảng 20% tổngchi phí sản xuất ở các nước phát triển, trong khi đó nếu chỉ tính riêng chi phívận tải có thể chiếm tới 40% giá trị xuất khẩu của một số nước không có đường

vụ đơn giản, thuần tuý và đơn lẻ Ngày nay, do sự phát triển của sản xuất, lưuthông, các chi tiết của sản phẩm có thể do nhiều quốc gia cung ứng và ngược lạimột loại sản phẩm của doanh nghiệp có thể tiêu thụ ở nhiều quốc gia, nhiều thịtrường khác nhau, vì vậy dịch vụ mà khách hàng yêu cầu từ người cung ứngdịch vụ logistics cũng đa dạng và phong phú hơn Người vận tải giao nhận ngàynay đã triển khai cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của kháchhàng Họ trở thành người cung cấp dịch vụ logistics( logistics serviceprovider).Rõ ràng, dịch vụ logistics đã góp phần làm gia tăng giá trị kinh doanhcủa các doanh nghiệp giao nhận vận tải

Trang 13

-Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốctế.

Sản xuất có mục đích là phục vụ tiêu dùng, cho nên trong sản xuất kinhdoanh, vấn đề thị trường luôn là vấn đề quan trọng và luôn được các nhà sảnxuất và kinh doanh quan tâm Các nhà sản xuất kinh doanh muốn chiếm lĩnh thịtrường và mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình phải cần sự hỗ trợ của cácdịch vụ logistics Dịch vụ logistics có tác dụng như chiếc cầu nối trong việcchuyển dịch hàng hoá trên các tuyến đường mới đến các thị trường mới đúngyêu cầu về thời gian và địa điểm đặt ra Dịch vụ logistics phát triển có tác dụngrất lớn trong việc khai thác và mở rộng thị trường kinh doanh cho các doanhnghiệp

-Dịch vụ logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêuchuẩn hoá chứng từ trong kinh doanh quốc tế

Thực tiễn, một giao dịch trong buôn bán quốc tế thường phải tiêu tốn cácloại giấy tờ, chứng từ Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, chi phí về giấy tờ đểphục vụ mọi mặt giao dịch thương mại trên thế giới hàng năm đã vượt quá 420

tỷ USD Theo tính toán của các chuyên gia, riêng các loại giấy tờ, chứng từrườm rà hàng năm khoản chi phí tiêu tốn cho nó cũng chiếm tới hơn 10% kimngạch mậu dịch quốc tế, ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động buôn bán quốc tế.Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ loogistics đã cung cấp các dịch vụ đadạng trọn gói đã có tác dụng giảm rất nhiều các chi phí cho giấy tờ, chứng từtrong buôn bán quốc tế Dịch vụ vận tải đa phương thức do người kinh doanhdịch vụ logistics cung cấp đã loại bỏ đi rất nhiều chi phí cho giấy tờ thủ tục,nâng cấp và chuẩn hoá chứng từ cũng như giảm khối lượng công việc vănphòng trong lưu thông hàng hoá, từ đố nâng cao hiệu quả buôn bán quốc tế

Ngoài ra cùng với sự phát triển của logistics điện tử sẽ tạo ra cuộc cáchmạng trong phát triển dịch vụ logistics, chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong lưuthông hàng hoá càng được giảm tới mức tối đa, chất lượng dịch vụ logisticsngày càng được nâng cao sẽ thu hẹp hơn nữa cản trở về mặt không gian và thờigian trong dòng lưu chuyển nguyên vật liệu và hàng hoá Các quốc gia sẽ xíchlại gần nhau hơn trong hoạt động sản xuất và lưu thông

Trang 14

Như vậy, dịch vụ logistics có tác dụng rất lớn đối với các doanh nghiệpcũng như toàn nền kinh tế Theo kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy,thông qua việc sử dụng các dịch vụ logistics trọn gói có tác dụng rất lớn và tốthơn là các doanh nghiệp tự tổ chức các hoạt động logistics Có một số lý do nhưsau: Thứ nhất, các công ty logistics chuyên nghiệp hơn Thứ hai, doanh nghiệpkhông phải đầu tư vào hệ thống kho bãi và trang thiết bị vận tải Thứ ba, tốc độđưa hàng ra thị trường nhanh hơn Thứ tư, doanh nghiệp không tốn kém chi phíđầu tư cho hệ thống thuê bãi và vận tải Điều này không chỉ giúp doanh nghiệpgiảm bớt chi phí nhân công mà còn cả về phương diện quản lý nhân sự…

Thông qua việc sử dụng dịch vụ logistics trọn gói, các doanh nghiệp sảnxuất có thể rút ngắn thời gian từ lúc nhận đơn hàng cho đến lúc giao hàng chokhách hàng từ 5-6 tháng xuống còn 2 tháng Kinh doanh dịch vụ này có tỷ suấtlợi nhuận cao gấp 3-4 lần sản xuất và gấp từ 1-2 lần các dịch vụ ngoại thương

II Hệ thống các dịch vụ logistics ở Việt Nam.

Dịch vụ logistics bao gồm rất nhiều hoạt động, dựa trên các tiêu thứckhác nhau có thể phân hệ thống dịch vụ logistics như sau:

- Theo toàn bộ quá trình cung ứng dịch vụ logistics, các dịch vụ logistics

bao gồm:

+ Dịch vụ logistics đầu vào

+ Dịch vụ logistics đầu ra

+ Dịch vụ logistics ngược

+ Dịch vụ logistics cho hàng tiêu dùng có thời hạn sử dụngngắn:quần áo, giầy dép, thực phẩm

+ Logistics cho ngành ôtô

+ Logistics cho ngành hoá chất

+ Logistics cho ngành điện tử

+ Logistics cho ngành dầu khí

- Theo nghị định số 140/2007/NĐ-CP của Chính phủ, dịch vụ logistics

được phân thành 3 nhóm:

Trang 15

+ Các dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm:

 Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;

 Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hoá, bao gồm cả hoạt động kinhdoanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;

 Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hảiquan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hoá;

 Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho vàquản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hoá trong suốt cảchuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hoá bị khách hàng trả lại, hàng hoá tồnkho, hàng hoá quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hoá đó; hoạt động chothuê và thuê mua container

+ Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm:

+ Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm:

 Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;

 Dịch vụ bưu chính;

 Dịch vụ thương mại buôn bán;

 Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưukho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hoá, phân phối lại và giao hàng

 Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác

- Theo phạm vi hoạt động

 Dịch vụ logistics nội địa;

 Dịch vụ logistics quốc tế

Trang 16

III.Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ logistics.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ logistics là tập hợpnhững điều kiện, những yếu tố bên ngoài và bên trong có ảnh hưởng trực tiếphoặc gián tiếp đến việc cung ứng các dịch vụ logistics của các doanh nghiệpkinh doanh dịch vụ logistics Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cácdoanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics chính là các nhân tố sẽ ảnh hưởngđến sự phát triển của các dịch vụ logistics

Có thể phân các nhân tố ảnh hưởng đến các dịch vụ logistics thànhhai nhóm nhân tố: nhóm các nhân tố bên ngoài và nhóm các nhân tố bên trongthuộc các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics

1 Nhóm các nhân tố bên ngoài.

Đây là các nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của các doanh nghiệp cungứng dịch vụ logistics, và do đó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các dịch

vụ logistics Các nhân tố này bao gồm: Yếu tố chính trị, pháp luật; yếu tố kinhtế; yếu tố khoa học-công nghệ; yếu tố hạ tầng và điều kiện tự nhiên; sự cạnhtranh trong ngành kinh doanh dịch vụ logistics;yếu tố khách hàng (các doanhnghiệp thuê các dịch vụ logistics)

1.1 Yếu tố chính trị, pháp luật.

Trong kinh doanh hiện đai, các yếu tố chính trị, pháp luật ngày càng cóảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nền kinh tế thịtrường có sự điều tiết của Nhà nước hiện nay là nền kinh tế phổ biến trên thếgiới Khi tham gia vào kinh doanh, để thành công trên thương trường thì cácdoanh nghiệp phải không những nắm vững pháp luật trong nước mà còn phảihiểu và nắm vững pháp luật quốc tế tại thị trường mà mình kinh doanh Đồngthời với việc nắm vững luật pháp thì các doanh nghiệp cũng phải chú ý tới môitrường chính trị Chính trị có ổn định thì sẽ giúp các doanh nghiệp chủ độnghơn trong hoạt động kinh doanh của mình Các yếu tố cơ bản thuộc môi trườngchính trị, pháp luật là:

- Sự ổn định về chính trị và đường lối ngoại giao

- Sự cân bằng của các chính sách của Nhà nước

- Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội

Trang 17

- Hệ thống pháp luật và mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật Trước năm 2005, luật pháp Việt Nam chưa hề có quy định về việc kinhdoanh dịch vụ logistics cũng như các hình thức dịch vụ logistics Đến tận khiluật Thương mại được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 và nghị định140/2007/NĐ-CP của Chính phủ mới có quy định chi tiết về các dịch vụlogistics và điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics.

Trước kia, các dịch vụ logistics mà chủ yếu là dịch vụ vận tải, giao nhậnthì Nhà nước nắm quyền chi phối.Gần đây, việc kinh doanh dịch vụ logisticsđược Nhà nước cho phép mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia kinhdoanh Điều này tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trong ngành cung ứng dịch vụlogistics đồng thời cũng tạo nên sự đa dạng, phong phú của các dịch vụlogistics, chất lượng dịch vụ cũng tốt hơn

1.2 Yếu tố kinh tế.

Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến kết quả và hiệu quảkinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp cung ứng dịch vụlogistics nói riêng.Các yếu tố kinh tế bao gồm một phạm vi rất rộng từ các yếu

tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics và các yếu tố liên quan đếnviệc huy động và sử dụng các nguồn lực của các doanh nghiệp kinh doanh dịch

vụ logistics để cung ứng các dịch vụ logistics cho khách hàng Các yếu tố cơbản nhất ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và cácdịch vụ logistics là: Tốc độ tăng trưởng của GDP; lãi suất tiền vay, tiền gửingân hàng; tỷ lệ lạm phát; tỷ giá hối đoái; mức độ thất nghiệp; cán cân thanhtoán; chính sách tài chính, tín dụng; kiểm soát về giá cả, tiền lương tối thiểu;tiềm năng phát triển và gia tăng đầu tư Các yếu tố này ảnh hưởng đến phươngthức và cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp Sự thay đổi của các yếu tốnày và tốc độ thay đổi, chu kỳ thay đổi đều tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ đối vớicác hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thậm chí còn có thể làm thay đổi

cả mục tiêu, phương hướng và cả chiến lược của doanh nghiệp

Trong thời gian vừa qua, tốc độ tăng trưởng hàng năm của nước ta đềuđạt trung bình trên 8% Chính vì vậy càng kích thích việc đầu tư và mở rộngquy mô của các doanh nghiệp khiến cho nhu cầu sử dụng các dịch vụ logistics

Trang 18

không ngừng tăng, đây là cơ hội cho phép các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụlogistics mở rộng quy mô, sản phẩm dịch vụ logistics cũng như thị trường củamình, cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp mới có thể ra nhập thị trường.

1.3 Yếu tố công nghệ.

Trong thời đại khoa học-công nghệ phát triển như vũ bão, việc áp dụngcác tiến bộ này vào sản xuất kinh doanh làm cho hiệu quả ngày càng cao hơn.Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics nghiên cứu và áp dụng các tiến bộkhoa học công nghệ không những cho chính doanh nghiệp mình mà còn nhằmthực hiện dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Sự pháttriển của thương mại điện tử đã đưa các doanh nghiệp tiên tiến đến việc ứngdụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của mình Điều đó đã làmcho chất lượng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp cung ứng tăng lên rõ rệt

và sẽ mang lại sức cạnh tranh cao cho các doanh nghiệp có ứng dụng dịch vụmới vào kinh doanh

1.4 Yếu tố cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên.

Đối với sự phát triển của các dịch vụ logistics thì yếu tố cơ sở hạ tầng vàđiều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giaothông vận tải ( đường, phương tiện, bến bãi ), hệ thống thông tin, hệ thống bếncảng nhà kho, điện nước hệ thống cơ sở hạ tầng tốt là điều kiện thuận lợi chophát triển dịch vụ logistics, đặc biệt là dịch vụ vận tải Điều kiện tự nhiên là yếu

tố cần được các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics đặc biệt quan tâm.Bởi các yếu tố như nắng, mưa, hạn hán, lụt, dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp đếnviệc cung ứng dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ vận tải đường biển vì nếu điều kiệnkhông thuận thì sẽ không thực hiện được dịch vụ này, thậm chí còn gây thiệt hạilớn bởi rủi ro trong vận tải biển là rất cao Bên cạnh đó cũng phải kể đến ảnhhưởng của sự khan hiếm của các nguyên,nhiên vật liệu, sự gia tăng của chi phínăng lượng

1.5 Sự cạnh tranh trong ngành dịch vụ logistics.

Cạnh tranh trong ngành dịch vụ logistics càng gay gắt thì loại hình dịch

vụ logistics càng phong phú, chất lượng dịch vụ logistics càng được nâng cao.Khi đề cập đến vấn đề cạnh tranh, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics

Trang 19

phải xem xét xem đối thủ của mình là ai, số lượng bao nhiêu, mức độ cạnhtranh thế nào Trong thời gian qua cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nềnkinh tế trong nước là định hướng mở cửa kinh doanh dịch vụ logistics Số lượngcác doanh nghiệp logistics được mở ngày càng nhiều và dẫn đến cạnh tranhtrong ngành ngày một gay gắt hơn không chỉ các doanh nghiệp kinh doanh dịch

vụ logistics trong nước mà còn có sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp logisticsnước ngoài

1.6 Yếu tố khách hàng

Khách hàng chiếm vị trí trung tâm trong mọi hoạt động kinh doanh củacác doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, để hoạtđộng có hiệu quả thì các doanh nghiệp phải bán được hàng tức là phải có kháchhàng thuê dịch vụ logistics Khách hàng của các doanh nghiệp kinh doanh dịch

vụ logistics chủ yếu là các doanh nghiệp Các doanh nghiệp này có nhu cầu sửdụng dịch vụ logistics lớn thì ngành dịch vụ logistics mới phát triển được Hiệnnay không ít doanh nghiệp tự mình thực hiện các hoạt động logistics mà khôngthuê dịch vụ ngoài Vì vậy, ngành dịch vụ logistics muốn phát triển thì phải chocác doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thấy được lợi ích to lớn của việc sử dụngdịch vụ logistics

2 Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp.

Đây là những yếu tố chủ quan mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được,bao gồm các nhân tố: tiềm lực doanh nghiệp, hệ thống thông tin, nghiên cứu vàphát triển

2.1 Tiềm lực doanh nghiệp.

Tiềm lực doanh nghiệp thể hiên ở nhiều mặt: qui mô của doanh nghiệp;

cơ sở vật chất kĩ thuật; cơ cấu tổ chức bộ máy lãnh đạo; tài năng, trình độchuyên môn và kinh nghiệm quản lý của các nhà lãnh đạo; trình độ tay nghề, sựthành thạo kỹ thuật, nghiệp vụ của lao động; tiềm lực tài chính, khả năng huyđộng vốn

Doanh nghiệp có qui mô lớn thì có khả năng cung ứng các dịch vụlogistics với nhiều loại hình dịch vụ, đảm bảo chất lượng của dịch vụ, có thể

Trang 20

hoạt động trên phạm vi thị trường lớn, cung ứng dịch vụ cho nhiều khách hàngkhác nhau cùng lúc.

Cơ sở vật chất kĩ thuật của doanh nghiệp có đầy đủ, đảm bảo thì mới cóthể cung cấp cho khách hàng những dịch vụ mà khách hàng yêu cầu với chấtlượng tốt Với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics thì các cơ sở vậtchất kĩ thuật phải kể đến là: phương tiện vận tải, kho bãi, máy móc thiết bị phục

vụ cho đóng gói, bảo quản hàng hoá

Người lãnh đạo doanh nghiệp có tài năng, trình độ quản lý sẽ dẫn dắtdoanh nghiệp đi lên, ngày càng phát triển Ngược lại, doanh nghiệp sẽ ngàycàng đi xuống thậm chí dẫn đến phá sản

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, các nhân viên lànhững người trực tiếp cung ứng dịch vụ cho khách hàng Vì vậy, đây là yếu tốrất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển củadịch vụ logistics

Tài chính có thể coi là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sự phát triển củadoanh nghiệp logistics cũng như sự phát triển của các dịch vụ logistics Doanhnghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cần một nguồn tài chính lớn để đầu tư vào

cơ sở hạ tầng: phương tiện vận tải, kho bãi Có nguồn tài chính lớn doanhnghiệp mới có thể mở rộng quy mô, đa dạng các dịch vụ cung ứng cho kháchhàng

2.2 Hệ thống thông tin

Doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống thu thập thông tin về các yếu tốthuộc môi trường vĩ mô, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nguồn hàng Đối vớidoanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics thì yếu tố thông tin là quantrọng.Thu thập được thông tin thiết thực, kịp thời giúp doanh nghiệp nắm bắtđược nhiều cơ hội tốt trong kinh doanh Cũng từ đó có các quyết định, cácchính sách và chiến lược kinh doanh thích hợp

2.3 Nghiên cứu và phát triển

Việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển tuy chi phí tốn kém song hoạtđộng nay đem lại kết quả ngoạn mục nhất Nó giúp doanh nghiệp: đổi mới, đadạng hoá và phát triển các loại hình dịch vụ logistics;hiện đại hoá dây chuyền

Trang 21

công nghệ và phương thức cung ứng dịch vụ cho khách hàng; nâng cao trình độchuyên môn, nghiệp vụ cho lao động Các doanh nghiệp cần nắm vững đượctầm quan trọng của yếu tố này để đầu tư thích đáng và thu được thành côngtrong hoạt động kinh doanh của mình.

Như vây, qua nghiên cứu tổng thể các nhân tố ảnh hưởng đến sự pháttriển của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, chúng ta cũng thấyđược ảnh hưởng của các nhân tố này đến sự phát triển của các dịch vụ logistics.Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics càng phát triển thì các dịch vụlogistics cũng ngày càng phát triển

Trang 22

Chương II: Thực trạng phát triển ngành dịch vụ logistics

ở Việt Nam

I Đặc điểm kinh tế kĩ thuật và quá trình phát triển của ngành dịch

vụ logistics ở Việt Nam.

1 Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của các dịch vụ logistics.

- Dịch vụ logistics là một hệ thống các hoạt động nhằm tối ưu hoá mọicông việc, mọi thao tác từ khâu cung ứng , sản xuất, phân phối và tiêu dùng sảnphẩm chứ không phải chỉ là "kho" và "vận", "giao" và "nhận" như một số ngườilầm tưởng Đây là một chuỗi các dịch vụ chứ không phải là một dịch vụ đơnthuần

- Dịch vụ logistics hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp: dịch vụlogistics hỗ trợ toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp từ cung ứng cácyếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất cho tới phân phối các sản phẩm đầu ra,ngay cả khi sản phẩm đã ra khỏi dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp và đếntay người tiêu dùng Doanh nghiệp cung ứng có thể kết hợp bất cứ yếu tố nàocủa các dịch vụ logistics với nhau hay tất cả các yếu tố logistics tuỳ theo yêucầu của khách hàng

- Dịch vụ logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tảigiao nhận, vận tải giao nhận gắn liền và nằm trong logistics

Cùng với quá trình phát triển của mình, các dịch vụ logistics đã làm đadạng hóa khái niệm vận tải giao nhận truyền thống Từ chỗ chỉ thay mặt kháchhàng để thực hiện các khâu rời rạc như nhận hàng, bao gói, bảo quản, làm thủtục thông quan, vận chuyển hàng hoá cho đến cung cấp dịch vụ trọn gói Từchỗ đóng vai trò đại lý, người uỷ thác trở thành một chủ thể chính trong cáchoạt động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồnluật điều chỉnh Ngày nay, người giao nhận vận tải trở thành người cung ứngdịch vụ logistics thực hiện một loạt các nghiệp vụ, quản lý một hệ thống đồng

bộ từ giao nhận tới vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh

Trang 23

doanh, bảo quản hàng hoá trong kho, phân phối hàng hoá đúng nơi, đúng lúc,

sử dụng thông tin điện tử để theo dõi kiểm tra

- Các dịch vụ trong chuỗi dịch vụ logistics là một chuỗi công việc có tínhchất liên hoàn, số lượng công việc nhiều, tính chất công việc phức tạp, thời gianthực hiện kéo dài

2.Quá trình phát triển ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam.

Logistics được phát minh và ứng dụng đầu tiên không phải trong hoạtđộng thương mại mà là lĩnh vực quân sự Chỉ đến sau chiến tranh thế giới thứhai, hoạt động logistics mới thực sự được ứng dụng và triển khai trong lĩnh vựcthương mại Trải qua dòng chảy lịch sử, logistics được nghiên cứu và áp dụngngày càng nhiều vào sản xuất kinh doanh và mang lại những kết quả cao trongkinh doanh của các doanh nghiệp trên thế giới tiêu biểu như: Nhật Bản, Mỹ, HàLan, Thuỵ Điển, Đan Mạch

Những kiến thức về logistics và các hoạt động logistics mới thâm nhậpvào Việt Nam trong những năm gần đây, trước hết và chủ yếu thông qua hoạtđộng của các công ty vận tải giao nhận nước ngoài và một số người được đàotạo tại nước ngoài

Ban đầu, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải làchủ yếu Các doanh nghiệp này đều là các doanh nghiệp Nhà nước Số lượngcác doanh nghiệp trong lĩnh vực này là rất ít Cho đến Đại hội Đảng Cộng SảnViệt Nam lần thứ VIII đề ra nghị quyết về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước,một loạt các doanh nghiệp Nhà nước đã thực hiện chủ trương cổ phần hóa và cóthêm rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực này ra đời

Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ giao nhận vận tải ngày càngnhiều ở mọi thành phần kinh tế Vài năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp kinhdoanh dịch vụ giao nhận vận tải do ảnh hưởng xu thế phát triển các công ty dịch

vụ logistics trên thế giới đã và đang xâm nhập vào thị trường Việt Nam đã mởrộng thêm kinh doanh các dịch vụ logistics đáp ứng nhu cầu cung ứng các dịch

vụ logistics đồng thời cũng và đổi tên thành công ty kinh doanh dịch vụlogistics.Năm 2005, cả nước có khoảng 500 doanh nghiệp logistics Năm 2006,

Trang 24

cả nước có khoảng 700-800 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Và đếnnăm 2007, cả nước có gần 1000 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.Đến nay, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics của Việt Nam đã vàđang cung ứng các dịch vụ logistics cho khách hàng nhưng chưa hình thành mộtchuỗi các dịch vụ logistics Các dịch vụ cung ứng còn nhỏ lẻ, gián đoạn Thực

tế, ngành dịch vụ logistics của Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện và vẫn đang ởgiai đoạn phôi thai, chưa thực sự có được dịch vụ logistics của riêng mình, chưatrở thành ngành dịch vụ theo đúng nghĩa là chuỗi dịch vụ logistics

II Thực trạng phát triển ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay.

1 Khái quát thực trạng ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam trong thời gian qua.

Mặc dù dịch vụ logistics đã và đang phát triển mạnh mẽ trên thế giớinhưng ở Việt Nam còn khá mới mẻ Cùng với quá trình hội nhập, logistics vàdịch vụ logistics đã theo chân những nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.Hàng loạt các công ty, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam

đã ra đời và cung ứng các dịch vụ logistics cho các khách hàng trong và ngoàinước Thời gian qua, ngành dịch vụ logistics của Việt Nam đã có những bướcphát triển mạnh mẽ bên cạnh đó cũng còn những hạn chế, những khó khăn cầnkhắc phục Để có những biện pháp hữu hiệu nhằm phát triển ngành dịch vụlogistics của Việt Nam trong thời gian tới thì trước hết cần thấy được thực trạngcủa ngành dịch vụ logistics trong thời gian qua

Do nhận biết dịch vụ logistics là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt, có thểmang lại lợi nhuận siêu ngạch, nên thời gian gần đây, ở Việt Nam, đặc biệt ởcác thành phố lớn, đã xảy ra hiện tượng" nhà nhà đăng ký kinh doanh dịch vụlogistics, người người đăng ký kinh doanh logistics" Theo sở Kế hoạch và Đầu

tư thành phố Hồ Chí Minh, trung bình mỗi tuần có một công ty kinh doanh dịch

vụ logistics được cấp phép hoạt động hoặc bổ sung chức năng dịch vụ logistics.Chính sự đăng ký ồ ạt đã tạo nên ảo tưởng ngành dịch vụ logistics Việt Namphát triển nhanh chóng: từ một vài doanh nghiệp giao nhận quốc doanh vào

Trang 25

cuối thế kỷ XX đến cuối năm 2007, cả nước đã có khoảng gần 1000 công tykinh doanh dịch vụ logistics, nhưng chỉ có khoảng 800-900 doanh nghiệp thực

sự có tham gia hoạt động Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụlogistics thì tăng lên nhanh chóng nhưng nếu xét về chất lượng thì các doanhnghiệp logistics Việt Nam còn rất nhỏ yếu

Về cơ cấu thành phần kinh tế, theo ông Nguyễn Thâm- Phó Chủ tịch

Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam, hiện nay ở mọi thành phần kinh tế đều

có các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, trong đó doanh nghiệp nhànước chiếm khoảng 20%; công ty TNHH, doanh nghiệp cổ phần chiếm khoảng70%; còn 10% là các gia đình, tư nhân làm nhỏ lẻ, tham gia làm từng phần,từng công đoạn

Quy mô các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp kinh doanh logistics Việt

Nam ngoại trừ một số doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần tương đối lớnthì hầu hết đều có qui mô vừa và nhỏ , thậm chí có doanh nghiệp chỉ đăng ký300-500 triều đồng( tương đương 18.750-31.250 USD), vốn trung bình chỉ đạt1,5 tỷ VND.Một số doanh nghiệp Nhà nước sau khi cổ phần hoá đã nâng đượcmức vốn điều lệ lên 5 tỷ VND(312.500 USD), một số thì đi ngược lại qui luật

"tích tụ vốn" và phát triển Kể cả những doanh nghiệp nhà nước trước đây đãđược đầu tư vốn, trang bị kĩ thuật, đất đai, nhà kho, tài chính và nhân lực Chỉ

có một số công ty lớn như: Vietrans, Viconship, Vinalines, Vinatrans, Vinafco,Vinashin, hãng hàng không Việt Nam Airlines, nhưng cũng chưa có năng lực

đủ mạnh để tham gia hoạt động logistics toàn cầu

Qui mô doanh nghiệp còn thể hiện ở số nhân viên của công ty Ngoại trừvài chục doanh nghiệp quốc doanh và cổ phần tương đối lớn có từ 200-300nhân viên như Vinafco, Vinashin, Sotrans, Vinalines,…số còn lại trung bình códưới 100 nhân viên, chủ yếu là từ 30-40 nhân viên, thậm chí có những doanhnghiệp chỉ có 3-5 nhân viên đáp ứng những công việc đơn giản của khách hàng,khi khách hàng hết việc , doanh nghiệp cũng hết việc làm và phải đóng cửa làđiều tất yếu

Về tổ chức bộ máy, do vốn và nhân lực ít nên việc tổ chức bộ máy của

các doanh nghiệp này rất đơn giản, tính chuyên sâu của các doanh nghiệp trong

Trang 26

dịch vụ logistics không có Hầu hết các doanh nghiệp logistics Việt Nam chưa

có văn phòng đại diện của chính công ty mình đặt tại nước ngoài Các thông tin

từ nước ngoài, công việc phải giải quyết ở nước ngoài của một số công ty lớnđều do hệ thống đại lý thực hiện, cung cấp

Về các lĩnh vực dịch vụ logistics được thực hiện ở các doanh nghiệp

kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam có thể thấy rằng: Ở Việt Nam dịch vụlogistics chưa được các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cung cấp đầy

đủ như đúng bản chất của nó( một chuỗi các dịch vụ ) mà chỉ mới cung cấp một

số dịch vụ trong chuỗi dịch vụ logistics mà thôi Các dịch vụ logistics chủ yếu

mà các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam cung ứng chokhách hàng là dịch vụ kho bãi, vận tải hàng hoá, giao nhận hàng hoá, bốc xếp,dịch vụ phân loại, đóng gói bao bì, lưu kho còn các dịch vụ khác trong chuỗidịch vụ logistics mặc dù cũng có một số doanh nghiệp cung ứng nhưng sốlượng không nhiều và chưa thực sự được quan tâm phát triển

Trong các dịch vụ logistics chủ yếu được cung ứng bởi các doanh nghiệplogistics của Việt Nam thì dịch vụ giao nhận vận tải và kinh doanh kho bãi làphát triển nhất

- Dịch vụ vận tải giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu.

Kể từ khi đất nước mở cửa cùng với quá trình “ container hoá” trong vậntải biển, hoạt động kinh doanh vận tải giao nhận xuất nhập khẩu thực sự pháttriển mạnh Ở Việt Nam hiện nay, vận tải giao nhận chủ yếu phát triển trên lĩnhvực đường biển và đường hàng không, trong đó vận tải đường biển chiếm ưuthế tuyệt đối hơn cả vì hàng hoá xuất nhập khẩu chủ yếu đi bằng đường biển.Lượng hàng hoá thông qua các cảng biển ngày càng gia tăng và trải rộng ởnhiều cảng, nhiều cửa khẩu khác nhau chứ không chỉ được thực hiện ở một sốcảng chính như trước kia, trong đó có nhiều cảng mới, cảng chuyên dụng đượcxây dựng Tại các cảng hiện nay, ngoài dịch vụ vận tải giao nhận đơn thuần còn

có các dịch vụ trợ giúp như: lưu kho bảo quản hàng hoá, tái chế, đóng gói, kẻ

ký mã hiệu, thu gom hàng hoá xuất khẩu Cơ sở vật chất kĩ thuật tại các cảngbiển được tăng cường đặc biệt là hệ thống cầu cảng, trang thiêt bị xếp dỡ và hệthống kho bãi đây là những yếu tố cơ bản làm tăng chất lượng dịch vụ vận tải

Trang 27

giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng Theo cục hàng hải Việt Nam, năm

2007 là năm hàng hoá thông qua các cảng biển tăng mạnh nhất trong 10 năm trởlại đây Cả năm có 88.619 lượt tàu biển ra vào cảng với tổng dung tích là320,176 triệu GT, tăng 18,02% so với năm 2006 Sản lượng hàng hoá thông quacác cảng biển Việt Nam đạt 181,116 triệu tấn, bằng 117,23% so với năm 2006,trong đó hàng container đạt 4.489.165 TEUs, tăng 31,24%; hàng khô đạt 79,444triệu tấn, tăng 17,24%; hàng qua cảnh đạt 17,113 triệu tấn, tăng 16,13% Độitàu biển Việt Nam đã vận tải được 61,350 triệu tấn, tăng gần 20% Những khuvực kinh tế trọng điểm, khối lượng hàng hoá tăng rất nhanh như: Hải Phòngtăng 47,3%, TP HCM tăng 17,4% Giai đoạn 2001-2005, khối lượng hàng hoáthông qua cảng Việt Nam đạt 575.286.000 tấn, trong đó hàng container là10.452.870 TEUs, hàng lỏng là 170.962.000 tấn, hàng khô là 244.481.000 tấn

Dịch vụ vận tải hàng hoá bằng đường hàng không cũng tăng mạnh tại cáccửa khẩu Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng Các mặt hàng được vận chuyểnchủ yếu là mặt hàng có giá trị cao, hàng điện tử, máy vi tính Mạng lưới vận tảibằng đường hàng không từ Việt Nam tới các quốc gia ngày càng được mở rộngtới các nước Châu Âu, Nhật Bản, Úc và New Zeland

Hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩubằng đường sắt, đường ôtô cũng dần được phát triển nhưng với sản lượngkhông nhiều và chủ yếu là hàng hóa ra vào Việt Nam từ các nước lân cận nhưTrung Quốc, Lào, Campuchia

- Dịch vụ vận tải giao nhận nội địa và phân phối hàng.

Vận tải giao nhận nội địa ở Việt Nam thời gian qua chủ yếu là đường sắt

và đường ôtô vì đường sắt và đường ôtô có cơ sở hạ tầng, hệ thống bến bãitương đối hoàn chỉnh Hàng hoá vận chuyển nội địa chủ yếu là các mặt hàngthủ công mỹ nghệ, nông sản, hàng rời, nguyên vật liệu cho sản xuất và xâydựng nên xe thùng được sử dụng phổ biến hơn cả Các doanh nghiệp kinhdoanh dịch vụ vận tải đều có đội xe để tham gia vận tải nội địa, đồng thời đểvận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu từ các cảng, các sân bay về kho của kháchhàng và ngược lại từ kho của khách hàng ra cảng, sân bay để bắt đầu hành trình.Những năm qua, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải được cải thiện cho nên vận tải

Trang 28

giao nhận hàng hoá bằng container nội địa cũng được phát triển.Ngoài các đội

xe chuyên dụng truyền thống thông thường, các doanh nghiệp đã trang bị xechuyên dụng chở container từ Hải Phòng đi các tỉnh phía Bắc, Đà Nẵng đi cáctỉnh miền Trung và Sài Gòn đi các tỉnh đồng bằng Nam bộ Ngoài ôtô, ngànhđường sắt cũng tổ chức chuyên chở hàng hoá học tuyến Bắc Nam tạo sự liên kếtchặt chẽ các địa phương, các vùng, các miền trong lưu thông hàng hoá và tíchcực tham gia chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu Từ chỗ chưa có toa xechuyên dụng chở container đến nay xe chuyên dụng của đường sắt đã đáp ứngyêu cầu vận chuyển container của khách hàng trên toàn tuyến

Về phân phối hàng hoá, các doanh nghiệp lớn có thế mạnh trong việccung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hoá có khối lượng lớn, hàng theo kế hoạch,hàng siêu trường, siêu trọng thì các doanh nghiệp nhỏ lại có lợi thế trong cungứng dịch vụ vận chuyển hàng thông thường như hàng bách hoá, hàng rời, hàngcontainer có khối lượng nhỏ và đặc biệt là thầu việc phân phối các sản phẩm từnơi sản xuất đến nơi tiêu thụ trong nội địa cho các doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh hoặc vận chuyển máy móc, thiết bị, hàng công trình ra vào các cảng ViệtNam theo yêu cầu của khách hàng

- Dịch vụ phân loại và đóng gói bao bì hàng hóa

Dịch vụ phân loại và đóng gói bao bì hàng hoá cũng là một trong cácdịch vụ thuộc chuỗi dịch vụ logistics mà các doanh nghiệp logistics Việt Namcung ứng cho khách hàng Khi các doanh nghiệp có nhu cầu thuê dịch vụ phânloại và đóng gói bao bì thì doanh nghiệp logistics sẽ triển khai thực hiện saocho tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp khách hàng Đối với hàng phi mậu dịch,hàng hội chợ, triển lãm, hàng có khối lượng nhỏ, nguồn hàng không thườngxuyên, hàng của các văn phòng đại diện hay các cơ quan ngoại giao, sứquán các doanh nghiệp logistics thường sử dụng các nguyên vật liệu phục vụđóng gói bao bì bằng những thứ có sẵn trong nước như: giấy, gỗ, bao nylon,nhựa tái chế dể giảm chi phí Ngoài ra tuỳ theo yêu cầu cũng như đặc điểm củahàng hoá, các nguyên liệu cao cấp sản xuất tại chỗ cũng được đưa vào sử dụng:bao xốp khí, kệ xốp để đóng gói những sản phẩm có giá trị cao như hàng côngnghiệp, hàng điện tử của các khu công nghiệp, khu chế xuất Đối với hàng mậu

Trang 29

dịch có khối lượng lớn, nhu cầu xuất nhập khẩu thường xuyên, các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các khu công nghiệp, khu chế xuất thường

sử dụng trọn gói các dịch vụ logistics do các doanh nghiệp logistics cung cấp,

từ việc đóng gói bao bì, kiểm đếm cho đến việc làm thủ tục hải quan hàng hoá

- Dịch vụ kinh doanh kho bãi.

Hệ thống kho bãi của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics ViệtNam phần lớn tập trung ở các doanh nghiệp lớn thuộc nhà nước hay các bộ,còn các doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp cổ phần cũng có nhưng rất nhỏ

và hạn chế Các kho bãi này chủ yếu tập trung ở các cảng biển lớn, phần còn lại

có thể nằm sâu trong đất liền Các chủ hàng xuất nhập khẩu rất ít có kho bãi choriêng mình để thực hiện lưu trữ hàng hoá, vì vậy thường phải thuê kho bãi củacác doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kho bãi Hệ thống kho bãi ở các cảng lớnnhư Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng là phát triển nhất, còn các cảng khác quy

mô kho bãi còn rất khiêm tốn.Theo tạp chí hàng hải Việt Nam số 10/2007 thìđến hết năm 2006 cả nước đã có tổng diện tích đất dành cho kho bãi và hoạtđộng cảng lên tới 14 triệu m2

Loại hình kho bãi kinh doanh ở Việt Nam cũng khá đa dạng và phongphú, điển hình là một số loại như:

+ Bãi container: nơi tập kết container để xếp hàng xuống tàu vận chuyển

hoặc giao cho chủ hàng Tại đây, người ta tiến hành làm thủ tục cho hàng hoáxuất nhập khẩu Ngoài ra còn là nơi lưu giữ container

+ Kho hàng lẻ: hiện nay ở Việt Nam có khoảng gần 25 doanh nghiệp

kinh doanh loại hình này Đây là nơi làm kho lưu trữ, thực hiện nghiệp vụ gomhàng lẻ để chuyên chở bằng container hoặc phân phối hàng lẻ cho chủ hàng

+ Kho ngoại quan: Việc thành lập và kinh doanh kho ngoại quan phải

được Tổng cục hải quan cho phép Kho ngoại quan là nơi chứa và bảo quảnhàng hoá khi thủ tục cho hàng xuất nhập khẩu chưa hoàn tất, hoặc hàng hoá quácảnh, hàng tạm tái xuất góp phần giảm những chi phí do lưu tầu, lưu containerquá hạn Kho ngoại quan ở Việt Nam hiện nay chủ yếu bố trí tại các cửa khẩulớn như: Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng hay ở một số ga đường sắt liên vậnquốc tế

Trang 30

+ Các loại hình kho bãi khác: đó là các loại hình kho bãi truyền thống

như kho hàng rời, kho hàng bách hoá, kho chuyên dụng hay kho đặc biệt

Ngoài các dịch vụ điển hình trên, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụlogistics còn cung ứng một loạt các dịch vụ khác thuộc chuỗi dịch vụ logisticsnhư: cung ứng nguyên vật liệu đầu vào; tư vấn quy trình sản xuất, công nghệsản xuất, kênh phân phối, xúc tiến bán hàng ; ghi ký mã hiệu, dánnhãn nhưng các dịch vụ này chưa được quan tâm phát triển mà mới chỉ là cácdịch vụ đi kèm những dịch vụ chính ở trên mà thôi

Về thị trường của ngành dịch vụ logistics Việt Nam: Theo đánh giá của

các chuyên gia trong ngành dịch vụ logistics Việt Nam thì ngành dịch vụlogistics Việt Nam mới giới hạn ở thị trường nội địa, các doanh nghiệp cungứng dịch vụ logistics Việt Nam hầu như mới chỉ giới hạn đáp ứng nhu cầulogistics cho các doanh nghiệp khách hàng trong nước chứ hầu như chưa có khảnăng đáp ứng nhu cầu logistics thế giới Một số doanh nghiệp logistics ViệtNam có cung ứng dịch vụ logistics ra thị trường thế giới nhưng đó cũng chỉ làlàm thuê cho các đại lý logistics nước ngoài chứ chưa thực sự tự mình cungứng, nếu là tự mình cung ứng thì cũng chỉ sang thị trường Lào, Campuchia,Trung Quốc chứ chưa vươn được xa hơn

Theo nghiên cứu của viện Nomura - Nhật Bản, các doanh nghiệplogistics Việt Nam mới chỉ đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu thị trườnglogistics trong nước Trong đó theo tính toán mới nhất của cục Hàng hải ViệtNam, lĩnh vực quan trọng nhất trong dịch vụ logistics là vận tải biển thì doanhnghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hoáxuất nhập khẩu, phần còn lại đang bị chi phối bởi các doanh nghiệp nước ngoài.Điều này cho thấy thực trạng ngành dịch vụ logistics của Việt Nam còn yếukém bởi có đến 90% hàng hoá xuất nhập khẩu vào Việt Nam được vận chuyểnbằng đường biển

Mặc dù giá cả dịch vụ logistics của Việt Nam tương đối rẻ hơn so với

một số nước khác, nhưng chất lượng chưa cao và phát triển chưa bền vững.Cạnh tranh về giá cả của những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụlogistics không lành mạnh Có trường hợp cùng một khách hàng nhưng mỗi

Trang 31

công ty về logistics lại chào với những mức giá khác nhau Hoạt động của cácdoanh nghiệp nhỏ khá manh mún, chụp giựt và hạ giá dịch vụ để lôi kéo kháchhàng, trong khi chất lượng dịch vụ không rõ ràng, tạo nên tiền lệ xấu trong hoạtđộng kinh doanh dịch vụ logistics.

Một điều đáng nói nữa là hiện nay, cơ sở hạ tầng của ngành dịch vụ

logistics Việt Nam còn nghèo nàn, qui mô nhỏ, bố trí bất hợp lý Hệ thống cơ sở

hạ tầng giao thông của Việt Nam bao gồm trên 17.000Km đường nhựa, hơn3.200 Km đường sắt, 42.000 Km đường thuỷ, 266 cảng biển và 20 sân bay Tuynhiên chất lượng của hệ thống này là không đều, có những chỗ chưa đảm bảo

về mặt kĩ thuật Các trục đường bộ không được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn để

có thể kết hợp tốt giữa các phương tiện vận tải bằng đường biển, đường sắt,đường sông, đường hàng không.Chẳng hạn các quốc lộ chỉ được thiết kế cho xetải trọng tải không quá 30 tấn lưu thông, trong khi đó theo tiêu chuẩn quốc tếtrọng lượng 1 container 40 feet đầy hàng đã là 34,5 tấn Hiện tại, chỉ có khoảng

20 cảng biển có thể tham gia việc vận tải hàng hoá quốc tế, các cảng đang trongquá trình container hoá nhưng chỉ có thể tiếp nhận các đội tàu nhỏ và chưa trang

bị được các thiết bị xếp dỡ container hiện đại, còn thiếu kinh nghiệm trong điềuhành xếp dỡ container Cho tới hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có cảng trungchuyển quốc tế mà vẫn phải qua các cảng trung chuyển của nước ngoài Vềthực trạng đội tàu của Việt Nam ông Nguyễn Vũ Hải- Trưởng phòng Tàu biểnCục đăng kiểm cho biết, tính đến ngày 31/8/2007 Việt Nam đã có 1.194 tàubiển với tổng dung tích hơn 2,5 triệu tấn đăng ký và trọng tải toàn phần hơn 4triệu tấn; trong đó có 432 tàu hoạt động tuyến quốc tế với tổng dung tích gần1,95 triệu tấn đăng ký và trọng tải toàn phần gần 2,86 triệu tấn Tuy nhiên, chấtlượng đội tàu biển Việt Nam còn nhiều bất cập Tuổi trung bình của cả đội tàu

là 14,5 năm Tàu lớn tuổi nhất hoạt động tuyến quốc tế của Việt Nam hiện nay

là 45 tuổi Và hệ quả của vấn đề này dẫn đến nhiều tàu Việt Nam bị lưu giữ ởnước ngoài

Đường hàng không hiện nay cũng không đủ phương tiện chở hàng (máybay) cho việc vận chuyển hàng hoá trong mùa cao điểm Chỉ có sân bay TânSơn Nhất là đón được các máy bay chở hàng quốc tế Các sân bay quốc tế như

Trang 32

Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng vẫn chưa có nhà ga hàng hoá, khu vực hoạtđộng cho đại lý logistics thực hiện gom hàng và khai quan như các nước trongkhu vực đang làm Khả năng bảo trì và phát triển đường bộ còn thấp, đườngkhông được thiết kế để vận chuyển container, các đội xe tải chuyên dùng hiệnđang cũ kĩ, năng lực vận tải đường sắt chưa được hiện đại hoá Theo số liệu củatổng cục thống kê, lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường sắt chiếm khoảng15% lượng hàng hoá lưu thông.Tuy nhiên, đường sắt Việt Nam vẫn đang sửdụng 2 loại khổ ray khác nhau (1.000 và 1.435mm) với trọng tải thấp.

Theo đánh giá của VIFFAS, trình độ công nghệ logistics của Việt Nam

so với thế giới còn nhiều yếu kém: đa số các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụlogistics Việt Nam mới chỉ thực hiện việc mua bán cước tàu biển, cước máybay, đại lý khai quan và dịch vụ vận tải, dịch vụ kho bãi Trong vận tải đaphương thức vẫn chưa thể kết hợp một cách hiệu quả các phương tiện, chưa tổchức tốt các điểm chuyển tải; Trình độ cơ giới hoá trong khâu bốc xếp còn yếukém, công tác lưu kho còn lạc hậu so với yêu cầu phát triển logistics toàn cầu,thủ tục giấy tờ còn rườm rà, chưa áp dụng được thương mại điện tử một cáchhữu hiệu trong quá trình cung ứng các dịch vụ logistics cho khách hàng Trình

độ công nghệ của các doanh nghiệp logistics Việt Nam còn kém xa các doanhnghiệp logistics thế giới

Về nhân lực trong ngành dich vụ logistics: Do phát triển nóng nên

nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường logistics tại Việt Nam hiện nay trở nênthiếu hụt trầm trọng bên cạnh đó chất lượng nguồn nhân lực chưa cao

Theo VIFFAS, hiện chưa có thống kê chính xác toàn bộ số nhân viên làmviệc trong ngành dịch vụ logistics Nếu chỉ tính riêng các công ty thành viênHiệp hội (có đăng ký chính thức), tổng số nhân viên vào khoảng 5000 người.Đây là lực lượng được coi là chuyên nghiệp Ngoài ra ước tính có khoảng4000–5000 người thực hiện dịch vụ giao nhận vận tải bán chuyên nghiệp hoặcchuyên nghiệp khác nhưng chưa tham gia hiệp hội Như vậy, ở Việt Nam cókhoảng hơn 10.000 người làm việc trong ngành dịch vụ logistics Khoảng 50%

số nhân viên này chưa qua đào tạo, số còn lại được đào tạo từ nhiều nguồnkhác nhau Nếu chỉ tính riêng ở trình độ đại học thì các nhân viên chủ yếu được

Trang 33

đào tạo từ Trường Đại học Ngoại thương và chuyên ngành Ngoại thương, khoaThương mại-Du lịch, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, ngoài racòn được đào tạo từ Đại học Hàng hải, Giao thông vận tải

Các nguồn nhân lực nói trên được đào tào từ nhiều nguồn khác nhau Ởtrình độ cấp đại học, được đào tạo chủ yếu từ trường đại học Kinh tế và đại họcNgoại thương Ngoài ra, nguồn nhân lực còn được bổ sung từ những ngành đàotạo khác như hàng hải, giao thông, vận tải, ngoại ngữ…

Đánh giá về nguồn nhân lực phục vụ trong ngành logistics hiện nay,trước hết là đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành Trong các doanhnghiệp quốc doanh và cổ phần hóa thì cán bộ chủ chốt được Bộ, ngành chủquản điều động về điều hành các công ty, đơn vị trực thuộc ở miền Nam là thờigian sau ngày giải phóng Đội ngũ này hiện nay đang điều hành chủ yếu cácdoanh nghiệp tương đối lớn về quy mô và có thâm niên trong ngành, chẳng hạntrong lĩnh vực dịch vụ hàng hải, kho vận, đa số đạt trình độ đại học Hiện thànhphần này đang được đào tạo và tái đào tạo để đáp ứng nhu cầu quản lý Tuynhiên, vẫn còn tồn tại phong cách quản lý cũ, chưa chuyển biến kịp để thíchứng với môi trường mới, thích sử dụng kinh nghiệm hơn là áp dụng khoa họcquản trị hiện đại Trong các công ty giao nhận mới thành lập vừa qua, chúng tathấy đã hình thành một đội ngũ cán bộ quản lý trẻ, có trình độ đại học, nhiềutham vọng nhưng kinh nghiệm kinh doanh quốc tế và tay nghề còn thấp Lựclượng này trong tương lai gần sẽ là nguồn bổ sung và tiếp nối các thế hệ đànanh đi trước, năng động hơn, xông xáo và ham học hỏi

Về đội ngũ nhân viên phục vụ: là đội ngũ nhân viên chăm lo các tácnghiệp hàng ngày, phần lớn tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên, phải tựnâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề trong quá trình làm việc Lực lượng trẻchưa tham gia nhiều vào hoạch định đường lối, chính sách, ít tham gia đóng góp

ý kiến để xây dựng và phát triển ngành nghề

Về đội ngũ nhân công lao động trực tiếp: đa số trình độ học vấn thấp,công việc chủ yếu là bốc xếp, kiểm đếm ở các kho bãi, lái xe vận tải, chưa đượcđào tại tác phong công nghiệp, sử dụng sức lực nhiều hơn là bằng phương tiện

Trang 34

máy móc Sự yếu kém này là do phương tiện lao động còn lạc hậu, chưa đòi hỏilao động chuyên môn

Cho đến nay, trong tất cả các trường đại học, cao đẳng Việt Nam không

có trường nào có chuyên ngành đào tạo Quản trị Logistics Một số trường nhưĐại học kinh tế quốc dân Hà Nội, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh cũng

có đưa môn quản trị Logistics vào chương trình giảng dạy nhưng số lượng tiếthọc quá ít Nhân viên làm việc trong các công ty logistics Việt Nam chủ yếuđược đào tạo qua các lớp nghiệp vụ ngắn hạn do VIFFAS, các trung tâm hoặccông ty tổ chức, phần lớn được đào tạo tại chỗ theo kiểu " nghề dạy nghề"

Nhìn chung, so với yêu cầu thì nguồn nhân lực phục vụ cho các công tyLogistics Việt Nam vừa thiếu lại vừa yếu

Mặc dù tiềm lực của các doanh nghiệp logistics Việt Nam còn yếu nhưng

thời gian qua, các doanh nghiệp này lại thiếu tính liên kết, ngược lại còn cạnh

tranh đấu đá nhau không lành mạnh, giảm giá cước vận tải để lôi kéo, thu hútkhách hàng Ở Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp logistics đều hoạt động độclập nhau, nói đến liên kết thì cũng chỉ là từ phía các hiệp hội liên kết một sốdoanh nghiệp trong hội với nhau mà thôi Bên cạnh liên kết giữa các doanhnghiệp trong ngành dịch vụ logistics thì còn có các liên kết với các doanhnghiệp logistics với các ngân hàng và các công ty bảo hiểm để tăng hiệu quảhoạt động cung ứng dịch vụ logistics nhưng cũng còn rất hạn chế Mới chỉ xuấthiện một vài mô hình liên kết như: Liên kết giữa Eximbank, Bảo Minh vàSotrans; Liên kết giữa Sotrans và Sowatco; Liên kết giữa Vinalines và BảoViệt; đặc biệt gần đây nhất vào tháng 4/2008 là liên kết giữa Vinalines vàVietinbank;…

Hiện tại ở Việt Nam đã có khoảng 25 công ty logistics nước ngoài thamgia cung ứng dịch vụ logistics Đây đều là những doanh nghiệp hùng mạnh vớikhả năng cạnh tranh lớn, bề dày kinh nghiệm và nguồn tài chính khổng lồ với

hệ thống mạng lưới đại lý dày đặc, hệ thống kho hàng chuyên dụng, dịch vụkhép kín trên toàn thế giới, mạng lưới thông tin rộng khắp, trình độ tổ chứcquản lý cao, đã và đang từng bước xâm nhập, củng cố, chiếm lĩnh thị trườngtrong nước Một số doanh nghiệp điển hình như: NYK Logistics, LOGITEM,

Trang 35

APL, Mitsui OSK, Maerk Logistics, Các doanh nghiệp logistics Việt Namthay vì cạnh tranh để giành phần thắng trong "cuộc chiến" phân chia thị phầnvới các doanh nghiệp logistics nước ngoài trên thị trường nội địa thì lại chủ yếucạnh tranh trong nội bộ, tự mình làm yếu mình Một ví dụ "thật như đùa" chỉ có

ở Việt Nam là hầu hết các khu tập kết chứa container rỗng ở T.P Hồ Chí Minhđều phải miễn phí lưu container cho hãng tàu để có thể thu hút khách hàng.Phần tiền mà họ thu được chỉ là tiền nâng hạ container (chủ yếu do chủ hàngtrả) Nghiễm nhiên, chủ tàu, đa phần là phía nước ngoài trở thành "ngư ông đắclợi"

Như vậy, thực trạng ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong thời gian quaphát triển sôi động Hàng loạt các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dịch vụlogistics ra đời và hoạt động.Mặc dù số lượng các doanh nghiệp là nhiều nhưngchất lượng thì chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường Ngành dịch vụ logisticsViệt Nam có phát triển nhưng còn nhiều bất cập Các hoạt động còn mang tính

tự phát, nhỏ lẻ chưa gắn kết thành chuỗi các dịch vụ cung ứng

2.Thực trạng phát triển dịch vụ logistics của một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics điển hình.

Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics của Việt Nam thìrất nhiều, nhưng ở đây chỉ phân tích hai doanh nghiệp kinh doanh dịch vụlogistics điển hình Đó là công ty Vinafco Logistics và công ty vận tải biểnVinalines

2.1 Thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics của công ty Vinafco Logistics.

Công ty Vinafco Logistics có tiền thân là Công ty vận tải Trung Ươngtrực thuộc Bộ giao thông vận tải Sau khi được cổ phần hoá vào đầu năm 2001,công ty đã đi vào hoạt động chuyên về cung ứng các dịch vụ logistics Lĩnh vựckinh doanh chủ đạo của công ty là vận tải đường bộ và dịch vụ vận tải hànghoá Bên cạnh đó công ty còn cung ứng các dịch vụ như: kinh doanh kho bãi,cung ứng nguyên vật liệu, dịch vụ xếp dỡ hàng hoá, dịch vụ thông quan và xuấtnhập khẩu hàng hoá

Trang 36

- Dịch vụ kho bãi:

Vinafco Logistics hiện đang sở hữu hệ thống kho bãi chất lượng cao vớitổng diện tích mặt bằng là 30.000m2, vị trí thuận lợi cho việc lưu giữ và phânphối hàng hoá vào khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, các kho này đều nằm ởđường vành đai Hà Nội và khu công nghiệp Tiên Sơn, Bắc Ninh

Hiện nay hệ thống các kho này đang là kho trung chuyển trong các kênhphân phối của nhiều hãng sản xuất lớn trong nước và trên thế giới với các mặthàng: Sơn, Sữa, Dầu nhờn, Sôđa

Tuỳ theo nhu cầu và sức chứa của kho hàng, công ty cho tiến hành lắpđặt và vận hành hệ thống giá kê phù hợp với từng đặc điểm kho hàng, thiết kế

hệ thống chiếu sáng sao cho phù hợp với hệ thống giá kệ trong kho hàng, giảmthiểu những tác hại do sức nóng của đèn hoặc các tia bức xạ lên sản phẩm

Công ty đang thực hiện cung cấp các phần mềm nghiệp vụ quản lý khohàng theo mô hình quản lý hiện đại cho khách hàng, giúp khác hàng các thôngtinh liên quan đến hoạt động của hàng hoá, tính toán tỉ lệ dự trữ, tối ưu hoácông cụ quản lý kho thông qua hệ thống báo cáo được cập nhật thường xuyên

và đầy đủ

Vinafco Logistics thực hiện tư vấn và triển khai hệ thống mã vạch chotừng mặt hàng với các thông số chính xác và đầy đủ, các dữ liệu này được lưutrữ trong Cơ Sở Dữ Liệu và được dự phòng định kỳ, với phương pháp này sẽgiúp khách hàng quản lý hàng hóa một cách nhanh chóng, chặt chẽ và có độ tincậy cao

- Dịch vụ phân phối hàng hoá.

Là một hoạt động trong chuỗi dịch vụ logistics, đội xe của VinafcoLogistics với hàng trăm xe tải từ 0,5 tấn đến 2,5 tấn hàng ngày đang vận chuyểnhàng nghìn tấn hàng hoá từ các trung tâm tiếp vận, các nhà sản xuất đến tận tayngười tiêu dùng và thu gom hàng hoá theo chiều ngược lại đảm bảo tiến độ,chất lượng và thông tin thông suốt trong quá trình phân phối

Với các điểm thông quan nội địa nằm tại Bạch Đằng-Hà Nội và TiênSơn-Bắc Ninh, công ty đang cung cấp cho khách hàng các dịch vụ logistics:Khai thuế hải quan, giao nhận quốc tế, uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá đường

Trang 37

biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không qua các cửa khẩu trong nội địa

và biên giới trên cả nước

Dịch vụ giao nhận hải quan và xuất nhập khẩu hàng hoá bao gồm:

 Tư vấn thủ tục hải quan

 Tổ chức thực hiện các thủ tục giao nhận tại cảng, cửa khẩu

 Đóng gói, xếp dỡ và vận chuyển hàng hoá

 Kho bãi và bảo hiểm hàng hoá

 Tư vấn đàm phán, ký kết hợp đồng XNK theo uỷ thác của khách hàng

 Tổ chức thực hiện các hợp đồng uỷ thác XNK

- Dịch vụ cung ứng nguyên vật liệu

Vinafco Logistics hiện đang cung ứng các mặt hàng nguyên liệu, lươngthực cho các nhà máy, các cơ sở sản xuất trong nước với chất lượng tốt, giá cảcạnh tranh, hàng được giao tại kho của khách hàng với khối lượng theo yêucầu, bao gồm các mặt hàng: Cung ứng cát Cam Ranh, than, thạch cao, penspat,cát khuôn đúc, đá vôi, bột đá các loại, muối, sôđa, phân bón, sắt thép xây dựng,ngô, sắn lát, nguyên liệu cho thức ăn gia súc

- Dịch vụ vận tải

+ Dịch vụ vận tải đa phương thức

Công ty đang cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức các loại hàng hoáthông thường và hàng hoá đặc biệt từ kho đến kho trong nước bằng việc liênhiệp các phương thức vận chuyển đường sắt, đường sông, đường bộ, đườngbiển và bốc xếp hàng hoá đảm bảo tiến độ

+ Vận tải quốc tế quá cảnh

Là đơn vị có chức năng vận tải quá cảnh sang Lào, Trung Quốc,Campuchia, là đại lý cho nhiều hãng tàu, hãng hàng không, công ty có đội ngũ

xe vận chuyển hàng hóa quá cảnh đa dạng cả về xe thường và xe chở container,đội ngũ lái xe nhiều kinh nghiệm, thông thuộc mọi tuyến đường mạng lưới cácnhà thầu phụ đặt ở các nước

Vận tải thiết bị xe máy từ nhà máy Honda-Việt Nam tới công tyNewchipxeng- Lào

Ngày đăng: 07/09/2012, 14:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Các hoạt động cơ bản của chuỗi dịch vụ logistics      - Biện pháp phát triển ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam (2).DOC
Hình 1 Các hoạt động cơ bản của chuỗi dịch vụ logistics (Trang 5)
Hình 1: Các hoạt động cơ bản của chuỗi dịch vụ logistics - Biện pháp phát triển ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam (2).DOC
Hình 1 Các hoạt động cơ bản của chuỗi dịch vụ logistics (Trang 5)
Hình 2: Sản lượng vận tải của công ty qua các năm - Biện pháp phát triển ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam (2).DOC
Hình 2 Sản lượng vận tải của công ty qua các năm (Trang 39)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w