Khoa học và chiếc bánh

Một phần của tài liệu Tài liệu Ngũ hành và khoa học pdf (Trang 38 - 40)

Giáo sư Hoàng Tuỵ đã nói nền khoa học Việt nam đương đại như một chiếc bánh bị phân nhỏ. Ngân sách nhà nước dành cho khoa học chưa nhiều, đời sống cán bộ khoa học lại khó khăn nên lượng ngân sách đó được chia ra cho các cơ sở nghiên cứu khoa học và các cán bộ khoa học theo kiểu chia nhỏ chiếc bánh, mỗi người một chút, để giảm mức đói nghèo. Về một phương diện nào đó, cho đến tận bây giờ, ý kiến của GS Hoàng vẫn còn đúng. Xét theo Ngũ Hành thì đó là biểu hiện của trạng thái Thổ. Trong trạng thái Thổ các phần tử chia lìa, ít có các mối liên kết chặt chẽ, trọng số các phần tử tương đương nhau. Trạng thái Thổ là yếm thế, hưu trí, nghỉ ngơi. Quả vậy trong hàng chục năm qua không có đề tài nào mang tính đột phá, liên kết được nhiều nhà khoa học làm việc ngày đêm vì một mục đích chung thật sự to lớn vĩ đại.

Tuy vậy, trên thực tế vẫn có các điển hình phát triển mạnh trên cơ sở ứng dụng khoa học. Ví dụ, ngành công nghiệp đóng tầu. Có lẽ nhóm hạt nhân trong việc thúc đẩy công nghiệp đóng tầu đã đi con đường như sau. Bước đầu họ làm chủ được công nghệ thiết kế 3D trên máy tính các profile vỏ tầu, rồi họ tập hợp được một số cơ sở vật chất, một số cán bộ giỏi, họ biết hàn các tấm lớn, biết chế tạo que hàn loại tốt,...Đó là quá trình tích Kim. Sau đó họ đã len lỏi bằng cách đóng các con tầu hạng nhẹ, marketing để nhận các hợp đồng lớn dần. Tức là sau Kim họ đã sang giai đoạn Thuỷ. Tiếp đến họ vươn ra các thị trường lớn hơn. Trong khi các nước khác coi công nghiệp đóng tầu là lao động nặng, ô nhiễm môi trường thì họ không ngại gian khổ, sẵn sàng nhận đóng các con tầu lớn dần với giá cả phải chăng. Dần dần ngành công nghiệp đóng tầu Việt nam lớn mạnh nhanh trong vài năm gần đây. Đó là giai đoạn Mộc. Ngay năm vừa qua, họ đã bước vào giai đoạn Hoả, bùng phát rất mạnh, nhận các hợp đồng vài tỉ đô la. Có lúc họ đã dám đề nghị nhà nước cho đầu tư 8000 tỉ (VN đồng) để phát triển điện lực. Như vậy xét trên quan điểm Ngũ Hành, ngành đóng tầu dựa vào việc tích luỹ Kim về khoa học và công nghệ đã có bước tiến ngoạn mục trong thời gian chưa đầy 10 năm.

Tuy vậy, chúng ta vẫn chưa tìm ra môt ví dụ thứ hai về việc khép kín một vòng Ngũ Hành bằng khởi đầu của tích tụ khoa học công nghệ ở mức cao và đậm đặc.

Muốn khoa học có một bước đột phá lớn phải khởi phát một vòng Ngũ Hànhngay trong lòng của Viện KHCN VN bằng việc tích Kim đa ngành. Nghĩa là phải xây dựng một đề tài tầm cỡ lớn hoặc rất lớn, mà muốn hoàn thành nó phải kết hợp nhiều ngành khoa học công nghệ. Trước hết phải tập hợp một nhóm các nhà khoa học có tài và có đạo đức, xung quanh một trụ cột nào đó. Rồi tập hợp một số cơ sở vật chất nhất định, nhắm một mục tiêu nhất định. Việc tập hợp ấy phải theo nguyên tắc tích Kim. Hành Kim phải thật bền, thật cứng vững. Dần dần sẽ theo vòng Ngũ Hành mà tiến, thì sẽ tiến rất nhanh. Ví dụ, có thể tích Kim quanh công nghiệp giấy gỗ. Nước ta hàng năm hiện nay cần khoảng 800.000T giấy các loại, từ giấy viết, giấy báo, tới vỏ hộp cactông,... Chúng ta mới chỉ sản xuất được khoảng 300.000T bột giấy. Còn lại phải nhập khẩu. Nhiều dự án giấy lập ra rồi lại khép vào, mà vẫn chưa giải quyết được lượng thiếu hụt 500.000T bột giấy. Đó là do khó khăn công nghệ. Vì sản xuất giấy là một ngành công nghiệp dựa trên rất nhiều ngành khoa học và công nghệ liên quan, từ Vật lý, Cơ học, Hóa học đến Toán học, Môi trường.... Trong khi đó để đầu tư một nhà máy giấy cần vốn đầu tư rất lớn, hàng tỉ đô la (tương đương 1000-2000 tỉ đồng). Số vốn đó ở qui mô quốc gia còn khó khăn, ở qui mô tư nhân càng khó hơn. Nếu khoa học giải quyết được một đề tài tổng hợp liên quan đến sấy, phân huỷ lignin, kết khối cellulose non (hemi-cellulose), tái sinh nước,... thì có thể đầu tư các nhà máy giấy nhỏ cỡ vài chục tỉ đồng, mà vẫn không bị vấn đề môi trường cản trở. Lúc đó tư nhân có thể đầu tư được các nhà máy giấy nhỏ đó. Vậy vấn đề đặt ra cho các nhà khoa học là giải quyết các vấn đề mấu chốt công nghệ nêu trên. Nhưng để làm được việc đó phải tích Kim. Nếu tích Kim được trong công nghệ giấy thì ngành này cũng sẽ phát triển ngoạn mục như công nghiệp đóng tầu. Lúc đó nông thôn Viêt nam sẽ có một bộ mặt mới, vì trồng rừng nguyên liệu làm giấy lãi gấp đôi trồng lúa nước. Đề tài tầm cỡ thứ hai cho khoa học là công nghiệp dược liệu thảo mộc. Muốn phát triển công nghiệp này phải giải quyết các mấu chốt khoa học sau:

- Phát triển nghiên cứu các hợp chất tự nhiên,

- Nghiên cứu bản đồ dược liệu ba miền Bắc, Trung, Nam,

- Tin học hóa kiến thức y học cổ truyền, số hóa kinh nghiệm ngàn đời của các nhà Đông y học,

- Chế tạo máy nghiền dược liệu tới qui mô cận nano, - Nghiên cứu các cơ chế vi lượng truyền dẫn thuốc, - Nghiên cứu tác dụng dược phẩm chức năng, - Nghiên cứu tinh bột biến tính làm tá dược, - Nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng đông dược,....

Như vậy, để giải quyết đề tài lớn này cần tích Kim đa ngành bao gồm Hóa học, Vật lý, Toán học, Tin học, Nông nghiệp, Kinh tế, Đông y dược,... Nếu đề tài này được tích Kim thì trong vòng 10 năm, nước Việt nam sẽ có một trung tâm hạng quốc tế về thảo dược thiên nhiên. (Quảng Tây trong 10 năm qua đã xây dựng thành phố Ngọc Linh từ một vùng hẻo lánh thành một trung tâm có 6 triệu dân. Thành phố Ngọc Linh được tích Kim như là một trung tâm hạng nhất của Trung quốc về thuốc bắc).

Nhưng trước khi tích Kim trong khoa học chúng ta cũng lưu ý rằng tích Kim nhân sự khoa học là khó khăn nhất, đặc biệt trong bối cảnh tâm lý người Việt. Ngược lại, nếu tích Kim được trong khoa học thì Viện Khoa học & Công nghệ Việt nam nói riêng, rồi nền khoa học Việt nam nói chung sẽ thoát nhanh ra khỏi trạng thái Thổ. Chỉ có thoát ra khỏi trạng thái Thổ thì nền khoa học Việt nam mới thực sự trở thành động lực cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu Tài liệu Ngũ hành và khoa học pdf (Trang 38 - 40)