Định nghĩa văn hóa, độ đo văn hóa

Một phần của tài liệu Tài liệu Ngũ hành và khoa học pdf (Trang 29 - 33)

Trong ngôn ngữ châu Âu, văn hóa được viết là”culture”. Các hệ ngữ lớn của nhân loại như tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây ban nha, Slavơ,... đều viết như vậy. Nghĩa gốc của từ “culture” là trồng trọt, sau này thêm các nghĩa mới là mở mang, tu dưỡng, trau dồi, văn hoá,... Ta không biết tại thời điểm nào thì từ “culture” biến đổi cái nghĩa gốc trồng trọt

của nó thành nghĩa phổ biến hiện nay là văn hoá.

Trong tiếng Hán từ văn hóa được viết là Wén hua. Nó gồm chữ văn trong văn chương và chữ hóa trong biến hóa. Vậy, nghĩa gốc của từ văn hóa theo tiếng Hán là làm biến hóa cái hồn của văn. Mà văn tức là người. Nói rộng ra văn hóa là trình diễn cái tinh tuý nhất mà con người thu nạp được trong tinh thần của mình.

Điều đó không mâu thuẫn với cách nhìn văn hóa theo quan điểm trồng trọt ở phương Tây. Lịch sử loài người bắt đầu biết trồng trọt từ khoảng 8.000-13.000 năm nay. Trong khoảng thời gian đó, các bộ lạc săn bắn hái lượm chuyển dần sang trồng trọt chăn nuôi. Khi đó, có lẽ loài người mới biết đến từ “culture” theo nghĩa trồng trọt. Về bản chất, trồng trọt ngoài việc mang lại thực phẩm, còn mang lại một cuộc sống ít bấp bênh và ít chiến tranh hơn cho các bộ lạc. Nhờ trồng trọt mà cuộc sống con người no đủ hơn và hòa bình hơn. Vì thế cái hình thái lao động trồng trọt lan toả nhanh dần khắp các châu lục. Bộ lạc này học tập bộ lạc khác. Họ học tập nhau trồng trọt để bảo đảm cuộc sống. Cái

phương thức sản xuất ấy có sức lan toả mạnh mẽ trong suốt chiều dài lịch sử từ 13.000 năm trước đến nay trên qui mô toàn cầu. Cho đến tận bây giờ người ta vẫn học tập nhau trồng trọt (trong lai ghép, tạo giống, biến đổi gen,...). Trong tiến trình lịch sử giao lưu giữa các bộ lạc, dần dần cái từ trồng trọt kia mang thêm nghĩa văn hóa, văn minh để trỏ một cái gì có sức lan tỏa. Ta không khẳng định được khi nào thì có sự thêm nghĩa ấy. Nhưng có lẽ nó được thêm nghĩa vì người ta muốn gán cho phương thức sản xuất trồng trọt như là một phương thức cao hơn, bền vững hơn, đáng hấp thu hơn so với săn bắn và hái lượm.

Điều đó giống như ngày nay chúng ta vẫn đôi khi dùng từ văn minh cho các cộng đồng biết những phương thức sản xuất tiên tiến hơn mình. Đó chính là quá trình biến đổi của từ “culture” với nghĩa thuần túy là trồng trọt thành ra nghĩa là văn hóa: nếu bạn biết trồng trọt là bạn có văn hóa, tức là bạn có cái phương thức hoạt động ở tầm cao hơn so với việc săn bắn hái lượm thuần tuý.

Muốn học phương thức sản xuất (thao tác) tiên tiến hơn, ta phải hấp thu cái mà người khác đang làm. Sau đó ta phải thực hiện lại. Thực hiện lại nghĩa là phải trình diễn lại. Quá trình hấp thụ và trình diễn đó gọi là văn hóa. Quá trình ấy gồm hai pha: hấp và nhả. Hệt như quá trình phản xạ phôton ánh sáng trong vật lý học. Một điện tử hấp thụ năng lượng bên ngoài từ các photon tới, nhẩy lên mức năng lượng cao hơn, sau đó nó trở về các trạng thái mức dưới và phát ra các photon khác.

Không một ai làm văn hóa mà không thực hiện quá trình hai bước ấy: hấp và nhả (hấp thụ và trình diễn). Nhà văn, nhà thơ, nghệ sỹ điêu khắc, diễn viên, nhà kiến trúc,...đều thực hiện quá trình hai pha ấy. Công trình, tác phẩm của họ chỉ được gọi là tác phẩm văn hóa, công trình văn hóa nếu cái mà họ nhả ra ấy có tác dụng “khả hấp”. Tức là phải khả dĩ để cho người khác hấp thu được. Vậy, văn hóa là quá trình hấp thụ và trình diễn liên tục.

Đó là định nghĩa của chúng tôi về văn hóa. Để mô tả khái niệm nhả hấp này chúng tôi dùng sơ đồ Hình 8 dưới đây.

Hình 8. Mô tả định nghĩa văn hóa.

Một người hấp thụ được nhiều thuần phong mỹ tục của vùng, lại kiên trì trau dồi các kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm sống, thì hành vi và lối sống của anh ta có thể trở thành gương mẫu cho người xung quanh. Cái gương mẫu đó nằm ở biên giới phát xạ. Nếu số người hấp thụ cái gương mẫu ấy nhiều thì anh ta được gọi là người có văn hóa. Ngược lại số người hấp thụ cái mà anh nhả ra không nhiều thì cơ hồ anh là người văn hóathấp. Vì muốn trở thành văn hóa anh ta còn phải biết nhào nặn những điều đã hấp thụ, sáng tạo ra cái mới, mà cái mới ấy chỉ có thể được thẩm định bằng số lượng người hấp thụ cái mà anh ta nhả ra.

Theo trên, nếu chấp nhận khái niệm văn hóa cần có một định nghĩa, thì một cách toán học, cái được gọi là đã định nghĩa khi và chỉ khi có thể đo được nó. Vì vậy, dưới đây chúng tôi tiếp tục trình bày khái niệm độ đo văn hóa.

Độ đo văn hóa được định nghĩa một cách toán học là quan hệ tương đối giữa trình diễn và hấp thụ theo phép tính luỹ thừa. Một người học nhạc mãi nhưng trình diễn kém khó có thể trở thành nghệ sỹ biểu diễn, và chắc cũng ít người biết đến anh ta như một người có trình độ văn hóa cao. Một người học võ rất nhiều, tổng hợp nhiều môn phái, sáng tạo các thế võ độc đáo, vừa rèn sức vừa rèn tâm, lại đẹp đẽ. Anh ta múa võ, lúc thì mạnh mẽ như sấm sét, lúc thì mềm mại như mưa bay, gió thổi, biến ảo khôn lường. Bí kíp võ thuật của anh ta là một tác phẩm văn hóa trình độ cao. Vì tỉ số giữa trình diễn và hấp thu cao. Hơn nữa, vì anh ta đạt đến một môn phái tổng hợp mới, một bí kíp võ thuật, nên sự trình diễn của anh ta chính là sự thăng hoa của những gì mà anh ta hấp thụ, nâng tổng số những hấp thụ lên một lũy thừa bậc cao. Càng sáng tạo thì càng nhiều người thán phục và theo học, nên cái anh ta đã trình diễn ấy càng đạt độ “khả hấp” cao.

Một áng thơ hay, được nhiều người hấp thụ như Truyện Kiều là một công trình văn hóa cao. Sở dĩ Nguyễn Du sáng tạo ra được truyện Kiều vì ông hấp thụ tinh hóa ở cả hai nôi văn hóa Bắc Ninh và Nghệ Tĩnh, lại trải nhiều truân chuyên đường đời. Nên Truyện Kiều được rất nhiều thế hệ Việt nam hấp thụ. Tác phẩm đó được gọi là một kiệt tác văn hóa. Có thể mang định nghĩa độ đo văn hóa để thẩm định nhiều công trình văn hóa. Như trong Khoa học ngày nay, người ta đánh giá các nhà bác học qua số lần trích dẫn công trình.

Một công trình khoa học được gọi là có giá trị cao khi có nhiều người trích dẫn, tức nó có thể được dùng làm cơ sở cho nhiều sáng tạo khác nữa.

Cũng vậy, có thể thẩm định trình độ văn hóa cá nhân thông qua độ đo văn hóa theo quan hệ tương đối ở trên. Chẳng hạn một thái độ lăng loàn, rất ít được người đời hấp thụ, nên gọi là hành động kém về văn hóa. Tham nhũng là kém văn hóa. Một người tham nhũng có thể được một số người xấu xung quanh hấp thụ các thủ đoạn của anh ta. Nhưng sớm muộn cũng bị trả giá, bằng phạt, bằng tù tội, nên không bền vững. Các hành động không bền vững là kém văn hóa, vì người ta không hấp thụ được, số người hấp thụ ít mà số người phản đối nhiều.

Chúng tôi tạm diễn tả (có thể là khiên cưỡng) độ đo văn hóa theo toán học như sau:

= ξ τ

. Trong đó:

-Ω là độ đo trình độ văn hóa. Nó có giá trị càng cao khi trình độ văn hóa càng cao. -ξ là tổng lượng hấp thụ các giá trị văn hóa đã và đang có sẵn trong môi trường. Khả năng cảm thụ, khả năng nhận biết cái hay cái dở, năng lực trí tuệ, tình cảm, trí nhớ, nhân cách, lòng trắc ẩn,... có ảnh hưởng lớn đến tổng lượng hấp thụ ξ của cá nhân.

-τ là kết quả trình diễn. Muốn trình diễn phải có học tập, tích luỹ, nhào nặn và sáng tạo. Nếu không anh sẽ chỉ là máy ghi âm không phải là trình diễn. Trình diễn phải trên cơ sở sáng tạo. Kết quả trình diễn phải có thể được hấp thụ lại bởi cá thể khác, tức là phải “khả hấp”. Mức độ hấp thụ lại cái mà anh trình diễn ra chính là cơ sở để xác nhận và đánh giá độ lớn của τ.

Khi đã biết ξ và τ thì ta có thể đánh giá độ đo văn hóa Ω.

Theo cách tính trên thì một người sẽ có trình độ văn hóa cao khi anh ta hấp thụ nhiều giá trị tinh hoa ξ và có sáng tạo lớn để trình diễn giỏi, đạt giá trị τlớn. Kết quả là khi trình diễn anh ta đã nâng cái mà anh hấp thụ được lên luỹ thừa, tạo thành một tác phẩm, có tác dụng cho cộng đồng hấp thụ một tinh hoa lớn hơn.

Nếu bạn chỉ hấp thụ, mà không nói năng, chẳng trình diễn thì τ=1, kết quả trình độ văn hóa Ω của bạn bằng τ1 = τ, tức là không thay đổi, chỉ bằng tổng lượng mà bạn hấp thụ được.

Nếu hành vi của bạn phản văn hóa, không có tính khả hấp, thì cái hành vi hoặc tác phẩm mà bạn trình diễn có τ < 1. Khi đó, độ đo văn hóa của bạn giảm Ω < ξ. Công lao hấp thụ của bạn bị huỷ hoại, như câu ngạn ngữ: “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”.

Nếu bạn có sáng tạo, sản sinh ra các tác phẩm có độ “khả hấp” cao thì trình diễn của bạn có giá trị lớn và τ > 1. Lúc đó, bạn đã làm thăng hoa những thứ mà bạn đã hấp thụ, tạo ra các giá trị văn hóa mới cho cộng đồng. Khi đó trình độ văn hóa Ω tăng theo hàm mũ. Bạn đã đạt đến trình độ văn hóa rất cao.

Theo định nghĩa độ đo văn hóa Ω ở trên, thì khái niệm trình độ văn hóa lớp 7 bổ túc hay GS - TSKH trong các trích ngang sơ yếu lí lịch chứa rất ít thông tin về cá thể. Hai trình độ văn hóa lớp 7 bổ túc và GS- TSKH là mù mờ như nhau theo khái niệm mới.

Nếu bạn hấp thụ một lượng ξ các giá trị, nhào nặn nó, để sáng tạo ra một giá trị văn hóa mới, thì bạn đã có một trình độ văn hóa cao. Một kỹ sư mà không dùng kiến thức của mình để thiết kế một công trình nào cả thì chắc chắn có trình độ văn hóa thấp hơn so với một kỹ sư cùng lớp nhưng có sáng tạo, có trình diễn.

Một người dân thường hấp thu các giá trị văn hóa trong môi trường, hàng ngày anh ta trình diễn ra xung quanh lối sống của mình. Nếu lối sống ấy là cao đẹp và “khả hấp”, thì chưa cần sáng tạo gì anh ta đã tự nâng tầm văn hóa của mình lớn hơn cái mà anh ta đã hấp thụ.

Một cán bộ hấp thụ rất nhiều giá trị cao đẹp, có rất nhiều bằng cấp, nhưng trình diễn một lối sống sa đọa là tự mình làm giảm độ đo văn hóa mà mình đã dày công tu luyện. Do đó, văn hóa là một khái niệm động. Muốn giữ cho trình độ văn hóa của mình không xuống cấp, hàng ngày chúng ta phải rèn luyện, để không trình diễn cái xấu, như trong kinh Phật dạy chúng sinh phải “tinh tiến”.

Văn hóa theo định nghĩa trên gồm hai pha, hấp thụ và trình diễn. Đó chính là Ngũ Hành. Hấp thụ thuộc về Kim và trình diễn thuộc về Thuỷ, Mộc, Hoả hoặc Thổ. Trình diễn Mộc là sáng tạo giá trị mới. Trình diễn kiểu Thổ là chôn vùi giá trị và làm quay ngược vòng Ngũ Hành cá nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vì tài liệu này đề cập đến quan hệ giữa Ngũ Hành và Văn Hóa nên chúng tôi không đi sâu phân tích các sắc thái văn hóa của từng bộ môn, cũng như không trình bày khái niệm trình độ văn hóa tổng hợp của cá nhân như là một tổng các vectơ toán học về các hành vi văn hóa, mà chỉ cốt đưa ra một định nghĩa và một thước đo văn hóa. Sau khi có định nghĩa văn hóa chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận về tinh hoa văn hóa Việt nam. Sau đó, nghiên cứu quan hệ giữa Văn Hóa và Ngũ Hành. Cuối cùng sẽ tìm lý do vì sao văn hóa có thể được xem là đòn bẩy của phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Tài liệu Ngũ hành và khoa học pdf (Trang 29 - 33)