Phần lớn các hoạt động kinh tế đều có mục đích chung là thu về mối lợi kinh tế có thể đo bằng tiền, tức là tích Kim vật thể. Người ta thường đánh giá một hoạt động kinh tế qua doanh thu và lãi suất. Đối với một quốc gia thì chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ tăng trưởng kinh tế là thu nhập trên đầu người, hay GDP,... Tức là đánh giá sự phát triển kinh tế qua tích Kim vật thể là chính.
Trong khi đó, phần lớn các hoạt động văn hóa là hấp thụ các giá trị (chủ yếu là giá tri tinh thần) để phát ra những tác phẩm (thường là ở trình độ cao), để công chúng có thể hấp thụ và mang lại trong tâm hồn người ta những cảm giác hưng phấn tinh thần. Vậy hoạt động văn hóa chủ yếu là tích Kim phi vật thể.
Nếu xem Kim vật thể và Kim phi vật thể là hai mặt đối lập (hay âm dương) trong cùng hành Kim thì có thể mô tả mối quan hệ Kinh tế - Văn hóa như hình 9 dưới đây. Trong hình này, khối Văn hóa của toàn xã hội chủ yếu là Kim phi vật thể, còn khối Kinh tế chủ yếu là Kim vật thể. Nếu phát triển kinh tế mà không hài hòa thì lượng Kim phi vật thể bị lấn át, và có cơ hồ làm cho sự phát triển trở nên thiếu bền vững. Đôi khi, ở một số vùng văn hóa bản địa bị triệt tiêu trong một nền kinh tế mới, và vùng đó bị biến dạng hoàn toàn.
Hình 9. Mối quan hệ Kinh tế và Văn hóa
Khi quan hệ giữa kinh tế và văn hóa mất cân đối thì hệ thống không bền vững. Nếu khối Kim vật thể (Kim tiền bạc) rất lớn hơn so với Kim phi vật thể (giá trị tinh thần) thì người ta gọi là trọc phú.
Ngược lại, nếu khối Kim phi vật thể rất lớn, nghĩa là tích Kim văn hóa lớn, (ý chí cao, công nghệ giỏi, quan hệ cộng đồng doanh nghiệp hài hòa,...) thì văn hóa có thể trở thành đòn bẩy kinh tế. Do đó, mọi doanh nghiệp kinh doanh theo kiểu chụp giật, lừa đảo đều không bền vững và tự giết mình.
Vấn đề là làm thế nào để các doanh nghiệp có thể đạt đến trình độ phát triển hài hòa giữa văn hóa và kinh tế. Điều đó chỉ có thể đạt được bằng chính ban lãnh đạo tối cao của doanh nghiệp. Họ, chứ không phải người lao động, phải chủ động tìm ra triết thuyết về tích Kim văn hóa cho doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp phải tạo ra sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa của chính mình. Mà điều làm nên bản sắc văn hóa của sản phẩm chính là công nghệ lõi. Do đó, muốn kinh tế của doanh nghiệp bền vững thì phải tạo lập công nghệ lõi của chính mình.
Xét rộng ra, đối với một vùng có nhiều doanh nghiệp hoạt động bằng 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh, thì vùng đó là vùng thiếu công nghệ lõi. Do đó, nếu có phát triển thì là phát triển không bền vững. Quả vậy khi chủ đầu tư nước ngoài rút vốn thì vùng trở thành điêu tàn, công nhân thiếu việc làm, và một loạt các vấn đề xã hội khác sẽ nảy sinh. Do đó, đối với một vùng thì văn hóa chính là công nghệ lõi. Ví dụ vùng Bắc Bộ Việt nam có công nghệ đúc trống đồng cách đây khoảng 3000 - 5000 năm. Công nghệ đó đến bây giờ được biết đến dưới tên gọi Văn hóa Đông sơn, mà đặc trưng tiêu biểu nhất là trống đồng Đông Sơn. Lúc người ta đang đúc trống thì có thể là làm kinh tế, nhưng vì có công nghệ lõi, nên trống đồng đã vượt thời gian trở thành di sản văn hóa của cư dân Việt cổ trên vùng đồng bằng Bắc bộ.
Những người xưa nay có tài kinh bang tế thế đều là những người khởi tạo được các vòng Ngũ Hành mạnh mẽ. Họ trước hết phải là người có trình độ văn hóa cao, có tỉ lệ nhả/hấp dồi dào. Họ có thể hấp thu công nghệ, hoặc tổ chức hấp thu công nghệ mới rất nhanh và rất hiệu quả. Chẳng hạn cách làm của Trung quốc về các sản phẩm điện tử. Bất kỳ một sản phẩm điện tử mới nào của các hãng sản xuất hàng đầu trển thế giới vừa tung ra thị trường đều được trung tâm hấp thụ công nghệ mua về. Họ có khoảng 200 kỹ sư điện tử
rất giỏi. Các kỹ sư ấy nghiên cứu các mạch điện tử của sản phẩm mới, và chỉ không đầy 2 tháng sau, họ có thể chế tạo các sản phẩm tương tự, thậm chí cao cấp hơn, dưới mẫu mã và tên gọi Trung Quốc.
Ngày nay người Trung quốc không chỉ hấp thụ các sản phẩm điện tử riêng lẻ, họ còn hấp thụ cả dây chuyền công nghệ tổng thành theo cách trên.
Cái cách hấp thụ công nghệ theo kiểu đó, thoạt xem có vẻ không hợp với công ước bảo hộ sở hữu trí tuệ. Nhưng xét kỹ thì toàn bộ quá trình lan toả công nghệ trong suốt tiến trình lịch sử nhân loại là như vậy.
Như vậy, văn hóa chỉ có thể trở thành đòn bẩy kinh tế khi và chỉ khi nó là động lực cho quá trình tích Kim công nghệ.
CHƯƠNG IV. NGŨ HÀNH TRONG GIÁO DỤC VÀ KHOA HỌC