1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương ôn tập NGỮ VĂN 6,7,8,9 HK II-2009-2010

16 1,6K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 246,5 KB

Nội dung

6- Cây tre tượng trưng cho những phẩm chất gì của con người Việt nam Gọi ý +Đoàn kết, kiên cường, Bất khuất, mạnh mẽ, trung thành ->những phẩm chất quý báu của dân tộc Việt nam B : Ph

Trang 1

MÔN NGỮ VĂN 6 A- Phần văn:

I- Trắc Nghiệm:

Câu I- Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời

đúng

“…Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm

1- Khổ thơ trên được trích từ văn bản nào?

a Lượm b Mưa c Đêm nay Bác không ngủ d.Cơ Tơ

2- Tác giả của bài thơ trên là ai?

a.Tố Hữu b Minh Huệ c.Hồ Chí Minh d Tạ Duy Anh

3- Nhân vật trung tâm của bi thơ trên là ai?

a Bác Hồ b Anh đội viên c đoàn dân công d Tc giả

4- Hình ảnh Bác trong bài thơ được miêu tả từ những phương diện nào?

a Vẻ mặt,hính dáng b Cử chỉ c Lời nói d Dáng vẻ, lời nói, cử chỉ

5- Tại sao trong đêm ấy Bác Hồ không ngủ được?

a Bác lo lắng cho những người chiến sĩ ở chiến trường

b Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng

c Bác lo lắng cho chiến dịch

d Tất cả đều đúng

6- Bài thơ trên dùng phương thức biểu đạt nào?

a Miêu tả b Biểu cảm c Tự sự d Biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả

Câu II: Đọc kĩ đoạn văn sau:

“Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: Không phải con đâu, đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”

1- Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?

a.Bài học đường đời đầu tiên b Vượt thác

c Bức tranh của em gái tôi d Sông nước Cà Mau

2- Tác giả của văn bản trên là ai?

a Đoàn Giỏi b Tạ Duy Anh c Tô Hoài d Võ Quảng

3- Nhân vật chính của văn bản trên là ai?

a Anh trai b Kiều Phương c Chú tiến Lê d a,b đúng

4- Phương thức biểu đạt của văn bản là?

a Miêu tả b Tự sự c Biểu cảm d Nghị luận

5- Truyện “Bức tranh của em gái tôi” kể theo ngôi thứ mấy?

a.Ngôi thứ nhất b Ngôi thứ hai c Ngôi thứ ba d cả a,b,c đúng

6- Trình tự nào thể hiện đúng tâm trạng của người anh khi xem bức tranh em gái vẽ về mình?

a Ngạc nhiên, hãnh diện, xấu hổ b Xấu hổ, hãnh diện, ngạc nhiên

c Hãnh diện, xấu hổ, ngạc nhiên d Tức tối, xấu hổ, hãnh diện

7- Vì sao người anh lại xấu hổ khi xem bức tranh em gái vẽ về mình?

a Em gái vẽ mình quá xấu

b Em gái vẽ mình đẹp hơn bình thường

c Em gái vẽ sai về mình

d Em gái vẽ về mình bằng tâm hồn và lòng nhân hậu

8- Nhận xét nào sau đây đúng với nhân vật Kiều Phương?

a Hồn nhiên, hiếu động b Tài hội hoạ hiếm có

c Tình cảm trong sáng hồn nhiên d Tất cả đều đúng

Trang 2

Câu III:-Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” cho thấy Dế Mèn là một chàng thanh niên

như thế nào?

a Cường tráng nhưng xốc nổi b Cường tráng và dễ mến

c Rất ưa nhìn và thương đồng loại d Dũng cảm

Câu IV: - Trước cái chết của Dế choắt, Dế Mèn có thái độ như thế nào?

c Than thở, buồn phiền d Nghĩ ngợi và xúc động

Câu V: -Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Sông nước Cà Mau” và “Vượt Thác” là gì?

a Tả cảnh sông nước miền trung b Tả cảnh quan vùng cực nam của tổ quốc

c Tả cảnh sông nước d Tả cảnh oai phong lẫm liệt của con người

Câu VI:-Đối tượng nào được tập trung miêu tả trong đoạn “Vượt Thác”?

c Dòng Sông Thu Bồn d Cảnh hai bên bờ sông Thu Bồn

Câu VII:-Dòng nào sau đây nói lên ấn tượng chung của người miêu tả quang cảnh thiên nhiên

“ Sông nước Cà Mau”?

a Không gian rộng lớn b Sông ngòi kênh rạch chi chít

c Một màu xanh bao trùm d Cả a,b,c đều đúng

Câu VIII:-Tâm trạng của cậu bé Prăng diễn biến như thế nào trong “Buổi học cuối cùng”?

a Hồi hộp,chờ đón và xúc động

b Vô tư và thờ ơ

c Bình thường như bao buổi học khác

d Lúc đầu ham chơi lười học nhưng sau đó ân hận và xúc động

Câu IX:-Dòng nào nói đúng tâm trạng thầy Ha- Men trong buổi học cuối cùng?

a Đau đớn và rất xúc động b Bình tĩnh tự tin

c Tức tối, căm phẫn d Tất cả đều đúng

Câu X:- Văn bản Cây tre Việt Nam thuộc thể loại gì?

a Thơ b Truyền thuyết c Kí d Truyện ngắn

Câu XI:-Trong bài “Tre Việt Nam” tác giả nêu những phẩm chất nổi bật gì của tre?

a Vẻ đẹp thanh thoát dẻo dai b Vẻ đẹp thẳng thắn, bất khuất

c Vẻ đẹp thuỷ chung với con người d Cả a,b,c đúng

Câu XII:-Văn bản Lao Xao của tác giả nào?

a I-Ê-ren –bua b Thép mới c Duy Khán d Lý Lan

Câu XIII:-Theo tác giả, các loại chim như “bố các, sáo sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, chim

nhạn”là loài chim như thế nào?

a Loài chim biển b Loài chim không hiền không ác

c Loài chim ác d Tất cả đều sai

Câu XIV:-Để nêu lên phẩm chất của cây tre, tác giả đã sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ gì?

a Nhân hoá b So sánh c An dụ d Hoán dụ

Cu xv:Văn bản nào sau đây thuộc văn bản nhật dụng ?

a Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử b Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

c Động phong nha d Tất cả đều đúng

Cu XVI :Động phong nha nằm ở tỉnh no ?

a Quảng Bình b Quảng Ngi c Quảng Nam d Quảng Trị

II:-Tự luận

1- Qua văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”(Tô Hoài) em rút ra được bài học gì?

* Gợi ý: Qua việc Dế Mèn trêu chọc chị Cóc gây ra cái chết cho Dế Choắt…không

được kiêu căng, xốc nổi, hống hách phải thương yêu giúp đỡ kẻ yếu

2- Qua bài văn:Sông nước Cà Mau”em có cảm nhận gì về vùng Cà Mau cực Nam của tổ

quốc?

* Gợi ý: Không gian rộng lớn hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã.Chợ Năm Căn là hình

ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú độc đáo

Trang 3

3- Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” (Minh Huệ) em hiểu thêm gì về Bác?

* Gợi ý: Tấm lòng thương yêu sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân 4- Qua văn bản “Bức tranh em gái tôi”em học được điều gì từ nhân vật Kiều Phương? Qua

văn bản này em rút ra được bài học gì?

* Gợi ý:+ Tấm lòng nhân hậu, trong sáng, có tài hội hoạ.

+ Không ganh tị trước thành đạt của người khác lấy đó làm gương để tiến lên

5- Từ văn bản “Buổi học cuối cùng” em thấy mình có trách nhiệm gì đối với tiếng nói của dân

tộc mình?

* Gợi ý:+ Phải biết quý trọng và yêu tiếng nói của dân tộc mình.

+ Phải biết giữ gìn và làm cho tiếng Việt ngày càng giàu đẹp

6- Cây tre tượng trưng cho những phẩm chất gì của con người Việt nam

Gọi ý +Đoàn kết, kiên cường, Bất khuất, mạnh mẽ, trung thành

->những phẩm chất quý báu của dân tộc Việt nam

B : Phần Tiếng Việt

I-Trắc nghiệm:

Câu 1: Câu nào sau đây có sử dụng phó từ?

a Cô ấy cũng có răng khểnh b Da chị ấy mịn như nhung

c Mặt em bé tròn như trăng rằm d Chân anh ta dài nghêu

Câu 2: Em sẽ điền từ nào vào câu “rừng đước dựng lên cao ngất…haidãy tường thành dài vô

tận” để tạo thành phép so sánh ngang bằng?

Câu 3: Hình ảnh nào sau đây là hình ảnh nhân hoá?

a.Cỏ gà rung tai b Kiến bò đầy đường c Bố em đi cày về d Mặt trời bị mây bao phủ

Câu 4: Hình ảnh nhân hoá trên thuộc kiểu nào trong ba kiểu nhân hoá?

a Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật

b Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật

c Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người

d Ý a; b; c đúng

Câu 5: Câu thơ nào sau đây có sử dụng phép ẩn dụ?

a Người cha mái tóc bạc b Bác vẫn ngồi đinh ninh

c Bóng Bác cao lồng lộng d Chú cứ việc ngủ ngon

Câu 6: Từ “mồ hôi” trong hai câu hai câu ca dao sau dùng để hoán dụ sự việc gì?

Mồ hôi mà đổ xuống đồng.

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

a Chỉ người lao động b Chỉ quá trình lao động cực nhọc vất vả

c Chỉ công việc lao động d Chỉ kết quả thu được trong lao động

Câu 7: Ý nào sau đây nói đúng các kiểu hoán dụ?

a Lấy một bộ phận để gọi toàn thể c Ý a,b đúng

b Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng d Ý a,b sai

Câu 8: Cho câu văn “Mặt trời nhú dần lên, rồi lên cho kì hết”có mấy vị ngữ?

a Một vị ngữ b Hai vị ngữ c Ba vị ngữ d Bốn vị ngữ

Câu 9: Vị ngữ ở câu trên trả lời cho câu hỏi nào?

a Làm gì? b Làm sao? c Là gì? d Như thế nào?

Câu 10: Cho câu “Đi học là hạnh phúc của trẻ em” chủ ngữ có cấu tạo như thế nào?

a Danh từ b Động từ c Cụm danh từ d Cụm động từ

Câu 11: Câu “Dế Mèn trêu chị Cóc là dại” thuộc kiểu câu trần thuật đơn nào?

a Câu định nghĩa b Câu giới thiệu c Câu đánh giá d Cả a, b,c đúng

Cu 12: phép tu từ nào sau đây em chưa học trong ngữ văn 6 - hk2?

a So sánh b Điệp ngữ c Nhân hóa d Hoán dụ

Trang 4

II-Tự Luận:

Câu 1: Nêu các khái niệm sau:phó từ, câu trần thuật đơn,(có từ là, không có từ là ), các phép

tu từ (so sánh, nhân hóa ,ẩn dụ ,hoán dụ )

* Gợi ý: Nêu phần ghi nhớ ở các bài tiếng việt HK2 đã học

Câu2: Tìm những câu thơ, câu văn có sử dụng phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ mà em

biết

* Gợi ý :Tìm trong các văn bản đã học ở HK2.

Câu 3 :Giải thích nghĩa ẩn trong các câu sau:

- Lên voi xuống chó

- Có công mài sắt có ngày nên kim

- Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

* Gợi ý :Làm rõ nghĩa bằng cách giải nghĩa đen, nghĩa bóng

Câu 4: Đặt đoạn văn có sử dụng phép so sánh và nhân hóa (gạch chân dưới mỗi câu đó)

Câu 5: Đặt đoạn văn ngắn và xác định thành phần chính của câu ?

C – Tập Làm Văn:

1- Hãy miêu tả cảnh cánh đồng lúa chín quê em vào lúc sáng sớm.

2- Hãy miêu tả buổi sinh hoạt lớp cuối tuần ở lớp em.

3- Miêu tả hình dáng mẹ em lúc vào bếp chuẩn bị buổi trưa.

4- Hãy miêu tả hình ảnh của một lực sĩ mà em đã có dịp xem trên ti vi.

5- Em đã từng gặp một cô tiên trong mộng, bằng trí tưởng tượng của mình, em hãy miêu tả

hình ảnh cô tiên ấy

* Gợi ý:

+ Về văn tả cảnh:( lập dàn bài cho đề 2)

- Mở bài:Giới thiệu về buổi sinh hoạt lớp

- Thân bài:Nêu trình tự buổi sinh hoạt lớp (từ đầu đến cuối.)

Bắt đầu ra sao?

Tiến trình tổ chức

- Kết thúc.+ Nêu quang cảnh từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới lớp:

Sân trườg ra sao?

Trong lớp

Hình ảnh cô giáo lúc sinh hoạt

Không khí và quang cảnh trong lớp

+ Nên xen kẽ các chi tiết với nhau và phải có dùng biện pháp so sánh để làm bài văn thêm sinh động

- Kết bài: Nêu suy nghĩ và nhận xét về buổi sinh hoạt

*Về văn tả người:

+ Mở bài: Giới thiệu nhân vật

+ Thân bài: -Miêu tả hình dáng bao quát:

Thân hình

Khuôn mặt

Tay chân

-Miêu tả các chi tiết khi thực hiện các động tác

Sức gồng ra sao

Cái bắp thịt ở tay, ở ngực…

-Khi miêu tả hình dáng và hành động nên dùng phép so sánh

+Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về nhân vật

Trang 5

MÔN NGỮ VĂN 7

A Phần trắc nghiệm

1 Văn bản:

Câu 1: Câu nào sau đây không phải là tục ngữ ?

a Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét b Một giọt máu đào hơn ao nước lã

c Ruộng cả ao liền d Tấc đất tấc vàng Câu 2: Câu nào sau đây là tục ngữ ?

a Đói cơm rách áo b Đói cho sạch, rách cho thơm

Câu 3: Em hiểu câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.” nghĩa là gì ?

a Nói lên tầm quan trọng của bốn yếu tố :Nước - phân- cần - giống đối với nghề trồng lúa nước

b Đây là kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn sản xuất, mùa màng tốt là nhờ kết hợp những yếu tố trên

c Kinh nghiệm này luôn luôn đúng

d Cả ba ý trên

Câu 4 : Nội dung của các câu tục ngữ về con người và xã hội là gì ?

a Mô tả các hiện tượng xã hội

b Nói lên sự phong phú phức tạp của đời sống

c Bàn về mối quan hệ giữa thiên nhiên với con người

d Đúc kết nhưng kinh nghiệm quí báu của nhân dân về đời sống xã hội, về con người với các mối quan hệ những phẩm chất lối sống cần phải có

Câu 5:Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” dùng biện pháp nghệ

thuật gì ?

a Nhân hoá b So sánh c Nhân hoá d Hoán dụ

Câu 6 : Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” dùng biện pháp nghệ thuật gì ?

Câu 7 : Bài văn trên được viết trong thời kỳ nào ?

a Thời kỳ kháng chiến chống Pháp b Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ

c Thời kỳ miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội d Sau năm 1975

Câu 8:Vấn đề nghị luận bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” nằm ở câu nào ?

a Câu mở đầu bài văn b Câu mở đầu đoạn hai

c Câu mở đầu đoạn ba d Câu mở đầu phần kết luận

Câu 9: Bài văn trên đề cập đến tinh thần yêu nước của nhân dân trong lĩnh vực nào?

a Trong công cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm

b Trong công cuộc lao động xây dựng đất nước

c Trong công cuộc đấu tranh giữ gìn bản sắc dân tộc

d Tất cả đều đúng

Câu 10: Câu nào giải thích không đúng cho nhận định “Tiếng Việt có những nét đặc

sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”

a Tiếng Việt hài hoà về mặt âm hưởng và thanh điệu

b Tiếng Việt tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu

c Tiếng Việt là tiếng nói của người Việt

d Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn tả tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam Câu 11 : Trong những câu sau , câu nào nêu lên luận điểm chính của bài văn trên?

a Tiếng Việt có những nét đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay

b Tiếng Việt trong cấu tạo của nó thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp

c Tiếng Việt chúng ta gồm có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú

Trang 6

d Về phương diện này, tiếng Việt có khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như

về hình thức diễn đạt

Câu 12 : Luận điểm chính trong bài “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” là gì ?

a Là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ Tịch

b Con người của Bác đời sống của Bác giản dị như thế nào mọi người đều biết :bữa cơm,

đồ dùng, cái nhà, lối sống

c Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng cho thế giới ngày nay

d Tất cả đều đúng

Câu 13: Theo tác giả sự giản dị trong đời sống của Bác bắt nguồn từ lí do gì ?

a Vì Bác sinh ra trong một gia đình nhà nho

b Vì Bác sống giản dị là truyền thống của dân tộc

c Vì đất nước ta còn nghèo nàn, thiếu thốn

d Vì Bác sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân

Câu 14: Theo Hoài Thanh nguồn gốc văn chương có từ đâu?

a Cuộc sống lao động của loài người

b Lực lượng thần thánh hoá tạo ra

c Lòng thương người, rộng ra là thương cả muôn vật muôn loài

d Tình yêu lao động của con người

Câu 15: Tại sao Hoài Thanh lại nói “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống

muôn hình vạn trạng” ?

a Vì cuộc sống văn chương chân thật hơn bất kì loại hình nghệ thuật nào khác

b Vì nhiệm vụ của nhà văn là phải ghi chép lại tất cả những gì ông ta nhìn thấy ngoài đời

c Vì văn chương có nhiệm vụ phản ánh đời sống phong phú, đa dạng của con người và

xã hội

d Tất cả đều sai

Câu 16: Tại sao nói “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh là văn bản nghị luận văn

chương?

a Vì dẫn chứng trong các bài viết là các tác phẩm văn chương

b Vì tác giả nói về nguồn gốc và ý nghĩa của văn chương

c Vì vấn đề nghị luận là vấn đề của văn chương

d Vì văn chương làm cho con người muốn thoát li cuộc sống

Câu 17: Truyện “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn đã vận dụng kết hợp với

các biện pháp nghệ thuật nào ?

a Liệt kê và tăng cấp b Tương phản và tăng cấp

c Tương phản và phóng đại d.So sánh và đối lập Câu 18 : Giá trị nhân đạo của tác phẩm trên là gì ?

a Thể hiện sự căm thù của tác giả với giai cấp thống trị

b Thể hiện sự thương cảm của tác giả với cuộc sống lầm than cơ cực của người dân

c Phản ánh sự bất lực của con người trước thiên nhiên khốc liệt

d Phản ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại

Câu 19: Thiện Sĩ là người chồng như thế nào ?

a Dũng cảm, một mình đứng ra bênh vực cho Thị Kính

b Thiếu dũng cảm nhát gan nhu nhược

c Biết nhận ra cái sai trong thái độ của cha mẹ đối với Thị Kính

d Biết cách cùng Mãng ông đứng ra bênh vực cho Thị Kính

2 Tiếng Việt:

Câu 1: Câu “Ăn trông nồi , ngồi trông hướng” rút gọn thành phần nào ?

a Chủ ngữ b Cả chủ ngữ và vị ngữ

c Vị ngữ d Tất cả đều sai

Trang 7

Câu 2: Câu nào là câu đặc biệt ?

a Một đêm mùa hè b Đọc sách

c Đi chơi thôi d Tất đất tất vàng Câu 3: Câu nào không phải là câu đặc biệt ?

a Mùa xuân, hoa đào nở b Chị Ba ơi !

Câu 4 : Trạng ngữ trong câu: “Tôi và Lan chơi thân với nhau từ hồi học mẫu giáo !” thuộc loại trạng ngữ nào ?

a Chỉ nơi chốn b Chỉ thời gian

c Chỉ cách thức d Chỉ nguyên nhân mục đích Câu 5 : Giữa trạng ngữ và chủ ngữ, vị ngữ khi viết thường dùng dấu gì ?

a Dấu chấm b Dấu chấm hỏi c Dấu chấm phẩy d Dấu phẩy

Câu 6: Câu: “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay

gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời” Dòng nào là trạng ngữ trong câu trên ?

a Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy

b Đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị

c Đua đòi lối sống văn minh rởm , hết sức lố lăng, đồi bại đương thời

d Vũ Trọng Phụng

Câu 7 : Những trạng ngữ ở câu 11 thuộc loại trạng ngữ nào ?

a Chỉ thời gian b Chỉ nguyên nhân

c Chỉ cách thức d Chỉ thời gian, nơi chốn

Câu 8: Trong các câu sau câu nào là câu chủ động ?

a Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé

b Lan được mẹ tặng chiếc cặp sách mới nhân ngày khai trường

c Thuyền bị gió làm lật

d Ngôi nhà đó bị ai đó phá

Câu 9: Trong các câu sau , câu nào là câu bị động ?

a Mẹ đang nấu cơm b Lan được thầy giáo khen

c Trời mưa to d Trăng tròn

Câu 10: Câu văn sau sử dụng phép liệt kê gì ? “Chao ôi! Dì Hảo khóc Dì khóc nức

nở, khóc nấc lên , khóc như người ta thổ” ( Nam Cao )

a Theo từng cặp b Tăng tiến

c Không theo từng cặp d Không tăng tiến Câu 11: Dấu chấm lửng trong câu văn sau được dùng với dụng ý gì ?

“Và Điền rất phàn nàn cho những tâm hồn cằn cỗi như tâm hồn của vợ Điền Đối với thị, trăng chỉ là … đỡ tốn hai xu dầu.” ( Nam Cao )

a Tỏ ý bực tức b Tỏ ý hài hước

c Tỏ ý thông cảm d Tỏ ý mỉa mai, chua chát Câu 12: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong nhận định sau:

Dấu ……… được dùng để :

- Đánh dấu ranh giới giữa các vế trong một câu ghép có cấu tạo phức tạp

- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

a Dấu chấm phẩy b Dấu ba chấm

c Dấu gạch ngang d Dấu gạch nối

3 Tập làm văn:

Câu 1: Một bài văn nghị luận phải có yếu tố nào ?

a Luận điểm b Luận cứ c Lập luận d Cả ba yếu tố trên Câu 2: Lập luận diễn ra ở phần nào trong bài văn nghị luận ?

a Mở bài b Thân bài c Kết bài d Cả ba phần trên

B.Tự luận

Trang 8

I.Văn bản

1.Học thuộc lòng và nắm vững nội dung của các câu tục ngữ về thiên nhiên ,lao động sản xuất; con ngừơi và xã hội

2.Nội dung và nghệ thuật của các bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của Tiếng Việt Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương, Sống chết mặc bay, Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu, Ca Huế trên sông Hương và Quan Âm Thị Kính

II.Tiếng Việt

1.Khái niệm và công dụng của:

- Rút gọn câu

- Câu đặc biệt

2 Đặc điểm của trạng ngữ

3 Công dụng của trạng ngữ, Công dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng 4.Câu chủ động và câu bị động: nắm khái niệm, mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

5 Thế nào là dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu, các trừơng hợp dùng cụm chủ- vị để

mở rộng câu

6.Thế nào là phép liệt kê, các kiểu liệt kê

7 Công dụng của dấu chấm lửng , dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang; phân biệt được dấu gạch ngang và dấu gạch nối

III Tập làm văn

1.Thế nào là văn nghị luận

2 Cách làm bài văn lập luận chứng minh và lập luân giải thích

3.Văn bản đề nghị và văn bản báo cáo

4.Các đề tập làm văn

- Chứng minh câu tục ngữ “gần mực thì đen gần đèn thì sáng”

- Nhân dân ta có câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn” Hãy giải thích và chứng minh câu tục ngữ trên?

- Em thường đọc những loại sách nào? Hãy giải thích vì sao em chọn loại sách đó?

- Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “ thất bại là mẹ thành công”

5.Dàn bài

Đề: Nhân dân ta có câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn” Hãy giải thích và chứng minh câu tục ngữ trên?

A Mở bài

- Giới thiệu câu tục ngữ

- Đó là truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta

B Thân bài :

1 Giải thích khái niệm: Uống nước , nguồn -> ý nghĩa của câu tục ngữ

2 Tại uống nước phải nhớ nguồn ?

- Trong thiên nhiên và xã hội không có sự vật nào không có nguồn gốc, trong cuộc sống không có thành quả nào không do công sức lao động tạo nên

- Lòng biết ơn là một tình cảm đẹp xuất phát từ ý thức ghi nhớ công lao của người đã làm nên những thành quả

- Dẫn chứng :

3 Nhớ nguồn ta phải làm gì ?

- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng và nền văn hóa của dân tộc

- Có ý thức giữ gìn bản sắc tinh hoa dân tộc

- Sử dụng thành quả lao động một cách tiết kiệm

C Kết bài :

- Nhấn mạnh giá trị thực tế của câu tục ngữ

- Rút ra bài học cho bản thân

Trang 9

MÔN NGỮ VĂN 8

A- PHẦN TRẮC NGHIỆM :

Câu 1 : “ Nhớ rừng” là của tác giả nào ?

a Thế Lữ b Tế Hanh c Nguyễn Trãi d Lý Thường Kiệt

Câu 2 : Bài thơ nào thuộc phong trào Thơ mới ?

a Khi con tu hú b Quê hương c Tức cảnh Pác Bó d Cả ba ý trên đúng

Câu 3 : Nội dung của bài “ Nhớ rừng” là gì ?

a Khát vọng tự do mãnh liệt b Thể hiện lòng yêu nước thầm kín

c Diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét tầm thường d Cả ba ý trên

Câu 4 : Bài thơ “ Quê hương” trích từ tập nào ?

a Gởi miền Bắc b Tiếng sóng c Ngẹn ngào d Khúc ca mới

Câu 5 : Nhận định nào sau đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc

sống và con người của quê hương ông ?

a Nhớ về quê hương với những kỷ niệm buồn , thương cảm

b Yêu thương và trân trọng, tự hào gắn bó sâu sắc với con người, cuộc sống và cảnh vật của quê hương

c Gắn bó, bảo vệ mọi thứ của quê hương

d Cả ba ý đúng

Câu 6 : Bài thơ “ Khi con tu hú” của Tố Hữu thuộc thể thơ gì ?

a Lục bát b Song thất lục bát c Ngũ ngôn d Tám chữ

Câu 7 : Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa nhan đề của bài thơ “ Khi con tu hú” ?

a Gợi ra sự việc nói đến trong bài b Gợi ra tư tưởng nói đến trong bài

c Gợi ra hình ảnh nhân vật trữ tình d Gợi ra thời điểm được nói đến trong bài

Câu 8 : Bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” được Bác viết tại đâu ?

Câu 9 : Nhận định nào nói đúng nhất tâm trạng của Bác được thể hiện qua câu thơ cuối

“ Cuộc đời cách mạng thật là sang” ?

a Vui thích vì được sống với thiên nhiên

b Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước

c Lạc quan với cuộc sống cách mạng đầy gian khổ

d Cả ba ý trên đúng

Câu 10 : “ Nhật kí trong tù” được sáng tác bắng chữ gì ?

a Chữ Hán b Chữ Nôm c Chữ Quốc ngữ d Chữ Pháp

Câu 11 : Dòng nào sau đây nói đúng nhất tâm trạng của Bác trước cảnh đẹp qua bài thơ

“ Ngắm trăng” ?

a Mừng rỡ , niềm nở b Xao xuyến , bối rối

c Buồn bã , chán nản d Bất bình , giận dữ

Câu 12 : Bài “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn có ý định dời kinh đô từ đâu về đâu ?

a Từ Đại La về Hoa Lư b Từ Đại La về Thanh Hoá

c Từ Hoa Lư về Ninh Bình c Từ Hoa Lư về Đại La

Câu 13 : Trần Quốc Tuấn sử dụng giọng văn nào để phê phán những hành động sai trái của

các tướng sĩ ?

a Nhẹ nhàng, thân tình b Nghiêm khắc , nặng nề

c Mạt sát, thậm tệ d Tất cả đều đúng

Câu 14 : Dòng nào dịch sát nghĩa nhất nhan đề “Bình Ngô đại cáo” ?

a Tuyên cáo rộng rãi về việc dep yên giặc Ngô

b Thôngbáo về việc dẹp yên giặc Ngô

c Công bố rộng khắp về việc dẹp yên giặc ngoại xâm

d Báo cáo tình hình bình định giặc Ngô

Trang 10

Câu 15 : Tác hại lớn nhất của những lối học tác giả phê phán trên (Bàn về phép học ) là gì?

a Làm cho “Nước mất nhà tan” b Đạo lí bị suy vong

c Làm cho “nền chính trị bị thất truyền” d Làm cho nhân tài bị thui chột

Câu 16 : Nội dung chủ yếu của “Bản án chế độ thực dân Pháp” là gì ?

a Tố cáo và lên án những tội ác tày trời của thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực

b Thể hiện tình cảnh tủi nhục, khốn khổ của dân ở các xứ thuộc địa trên thế giới

c Bước đầu vạch ra đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn cho nước thuộc địa để tự giải phóng, giành độc lập

d Cả ba ý trên

Câu 17 : Ru-xô là nhà văn nước nào?

a Pháp b.Anh c Nga d Mĩ

Câu 18: Lớp kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục diễn ra mấy cảnh?

a Hai cảnh b.Ba cảnh c Bốn cảnh d Năm cảnh

Câu 19 : Câu “Người thuê viết nay đâu” là ?

a Câu trần thuật b Câu nghi vấn c Câu cảm thán d Câu phủ định

Câu 20 : Câu “Lúc bấy giờ dẫu các người muốn vui vẻ phỏng có được không ?” là câu :

a Câu trần thuật b Câu cầu khiến c Câu nghi vấn d Câu phủ định

Câu 21 : Câu phủ định có thể chia ra làm mấy loại cơ bản ?

Câu 22 : Trong các câu sau câu nào là câu cầu khiến ?

a Cá ơi ! b Ông lão ơi ! c Giúp tôi với ! d Tất cả đều đúng

Câu 23 : Trong những câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi ?

c Ai là tác giả của bài thơ này d Trời ơi !Sao tôi khổ thế này

Câu 24 : Trong các trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi thì thườngkết thúc bằng dấu

a Dấu chấm, dấu chấm phẩy b Dấu chấm lửng, dấu phẩy

c Dấu chấm than, dấu chấm, dấu chấm lửng d Dấu chấm lửng, dấu hai chấm

Câu 25 : Mục đích của hành động nói trong câu: “Rắn là một loài bò sát không chân” dùng để

thực hiện :

a Báo tin b Nhận định c Hỏi d Cầu khiến

Câu 26 : Câu “Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nam Cao, Tắt Đèn là những tác giả xuất sắc của nền

văn học Việt Nam” sai ở từ ngữ nào ?

a Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nam Cao b Tắt Đèn

Câu 27 : Trong các kiểu câu đã học câu nào sử dụng nhiều nhất ?

a Trần thuật b Nghi vấn c Cầu khiến d Cảm thán

Câu 28 : Trật tự từ nào trong câu sau sắp xếp hợp lí?

a Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất

b Bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ,gõ đầu roi xuống đất cai lệ thét

c Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ

d Cả 3 câu a,b,c, đều hợp lí

Câu 29 : Muốn viết bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ta phải làm gì?

a Phải đến nơi thăm thú

b Quan sát hoặc tra cứu sách vở

c Hỏi han những người hiểu biết về nơi ấy

d Gồm cả 3 ý trên

Câu 30 : Trong văn nghị luân cần kết hợp các yếu tố nào?

a.Biểu cảm, tự sự, miêu tả b Biểu cảm

c.Tự sự d Miêu tả

B- TỰ LUẬN

I- V Ă N BẢN

Ngày đăng: 06/07/2014, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w