ĐỂ CƯƠNG ÔNTẬP HỌC KÌ I NGHỀ MAY – LỚP 8 I . MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức cơ bản trong chương trình học kì I. - Biết vận dụng các kiến thức trong quá trình thực hành. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng tính toán, thiết kế, sử dụng các dụng cụ cắt may. - Rèn luyện kỹ năng may đúng theo yêu cầu kỹ thuật. 3. Thái độ: - Có thái độ học tập tốt. - Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp. II. PHƯƠNG TIỆN ÔN TẬP: 1. Giáo viên chuẩn bị: -Đềcươngôn tập. -Các tranh vẽ, các ,mẫu may. - Dụng cụ và trang thiết bị cần thiết. 2. Học sinh chuẩn bị: - Đồ dùng học tập các nhân. -Ôn lại các kiến thức đã học của HKI. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số. - Ghi tên học sinh vắng. 2. Kiểm tra bài cũ: (Không). 3. Nội dung ôn tập: ôntập theo đề cương. IV. NỘI DUNG ÔN TẬP: 1. Giới thiệu nghề cắt may, vật liệu, dụng cụ cắt may. 1.1. Vị trí, nhiệm vụ nghề may: -Nghề cắt may có vị trí quan trọng trong đời sống hằng ngày của mỗi người, trong sản xuất và trong nền kinh tế quốc dân. - Các sản phẩm nghề may phục vụ nhu cầu về mặc của mọi người trong xã hội, nhu cầu sinh hoạt và trang trí nội thất. - Sản phẩm nghề may không chỉ phục vụ nhu cầu ở trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. - Các cơ sở sản xuất may có ở mọi nơi, do đó giải quyết việc làm cho người lao động ở cả thành thị và nông thôn trong cả nước. - Hằng năm, ngành may có tổng mức thu lớn từ các sản phẩm trong nước và xuất khẩu, góp phần vào sự phát triển nền kinh tế của đất nước. 1.2. Vật liệu may: - Vải sợi thiên nhiên: là các loại vải dệt từ các loại sợi có nguốn gốc từ thiên nhiên. - Vải sợi hoá học: làm từ các loại sợi hoá học. - Vải sợi pha: là loại vải phối hợp cả 2 loại sợi trên theo tỉ lệ nhất định. 1.3. Dụng cụ cắt may: - Máy may: dùng để may. - Thước: + Thước dây: dài 150cm; được chia vạch 1cm, 0,5cm, 1mm. Dùng để lấy số đo trực tiếp trên cơ thể và kiểm tra các số đo trên sản phẩm. + Thước cây: làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa, dài 50cm, cũng được chia vạch như thước dây. Dùng để do, vẽ các bộ phận của áo quần khi cắt. - Kéo: dùng để cắt vải và chỉ. - Kim: + Kim máy: có nhiều cỡ số từ 11->14, nên chọn kim cho đúng với vải, chỉ và máy. + Kim tay: có nhiều cỡ số: 8, 9, 10, 11. - Bàn là: dùng để hoàn thiện sản phẩm và ép keo. - Đê: đeo ở ngón tay giữa, để đẩu kim khi khâu vải dày, cứng. 2. Bảo quản máy, sửa chữa những hư hỏng thông thường: (Đứt chỉ trên, sùi chỉ dưới, rối chỉ, mũi may không đều): 2.1. Bảo quản máy: * Trước khi làm việc: - Lau sạch máy, kê máy bằng phẳng, nơi có đầy đủ ánh sáng. - Tra dầu đúng nơi quy định. - Kiểm tra kim lắp có đúng hướng không. - Kiểm tra các ốc vít có lỏng không. - Kiểm tra chân vịt có khớp răng cưa chưa. * Trong khi làm việc: - Không dịch vải trong khi may. - Không để kim lưng chừng trong vải. - Không kéo chỉ, không đạp máy ngược. * Sau khi làm việc: - Lau đầu máy sạch sẽ. - Kiểm tra lau chùi sạch ổ chao, răng cưa. - Khơi thông các lỗ dầu và tra dầu đúng nơi quy định. 2.2. Sửa chữa những hư hỏng thông thường: Hư hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục Đứt chỉ trên. - Chỉ không đủ độ bền. - Sức căng của chỉ trên quá lớn. - Kim và chỉ không phù hợp. - Gắn kim sai hướng. - Mắc chỉ trên sai. - Kim bị cong hoặc tù đầu. - Đạp ngược máy. - Bắt đầu may quá nhanh. - Cần thay chỉ. - Vặn nới vít đồng tiền sang số nhỏ. - Thay kim phù hợp với chỉ. - Gắn lại đúng vị trí. - Mắc lại cho đúng. - Thay kim mới. - Đạp xuôi đều đặn. - Bắt đầu may tốc độ trung bình. Sùi chỉ dưới. - Suốt chỉ không đều. - Đồng tiền kẹt chỉ, chốt dính dầu làm chỉ bị trơn. - Bụi bông sợi vải rơi vào giữa 2 nắp đồng tiền. - Bụi bông kẹt giưũa me thoi. - Suốt lại thật đều. - Lau đồng tiền cho hết dầu. - Lau đồng tiền sạch bụi. - Lau me thoi sạch bụi. Rối chỉ. - Khi may, đầu 2 sợi chỉ trên và dưới không kéo về phía sau chân vịt. - Bàn đưa vải thấp. - Trước khi may, 2 đầu sợi chỉ trên và dưới phải kéo về phía sau dưới chân vịt. - Vặn ốc điều chỉnh nâng bàn đưa vải lên. Mũi may không đều. - Kim không đúng cỡ. - Xâu chỉ vào kim không đúng. - Kéo vải lúc may. - Sức ép chân vịt nhẹ vải đi không đều. - Chỉ quấn trong suốt không đều. - Thay kim đúng cỡ. - Xâu chỉ lại cho đúng. - Đưa vải nhẹ tay. - Vặn chặt ốc đầu chân vịt để tăng sức ép chân vịt. - Suốt chỉ lại cho đều. 3. Các mũi may tay: 3.1. Khâu lược: - Dùng để cố định tạm thời mép vải đã gấp, giữ cho các lớp vải, mép vải theo đúng yêu cầu kỹ thuật trước khi may chính thức. - Các mũi khâu lược dài trung bình từ 0,5 – 1cm. 3.2. Khâu vắt chữ V: - Dùng để khâu mép lai quần, áo, váy…mà mép vải có vắt sổ. - Cách khâu: + Tay trái cầm vải, mép gấp ở phía người may. + Tay phải cầm kim, nay từ trái sang phải. + Bề trái của sản phẩm có hình dạng như chữ V, bề mặt sản phẩm có những chấm nhỏ cách đều nhau (tránh ló chỉ sang bề mặt nhiều). 3.3. Khuy nút: a. Làm khuy: - Bấm khuy rộng bằng đường kính nút áo. - Xâu chỉ, đâm kim từ mặt trái vải lên cách mép khuy 2 – 3 cm. - Luồn kim mũi 2 cách mũi thứ nhất khoảng 2 sợi vải, vòng chỉ qua kim để gút mối chỉ và cứ tiếp tục cho đến hết vòng khuy. b. Kết nút: - Nút 2 lỗ: đâm kim từ mặt trái lên qua lỗ thứ nhất, xuống kim qua lỗ thứ 2, kết được vài ba vòng chỉ ta quấn vài vòng ở chân chỉ rồi đưa kim về mặt trái để gút chỉ. - Nút 4 lỗ: cách kết giống nút 2 lỗ nhưng trên nút áo chỉ đan chữ thập, mặt trái vải có 2 đường chỉ song song. 4. Các đường may máy cơ bản: 4.1. Các kiểu can vải: Tên gọi Khái niệm Cách thực hiện Ứng dụng Yêu cầu kỹ thuật Can rẽ Can rẽ là cách nối vải đơn giản và thông dụng nhất, được thực hiện đường may ở mặt trái vải. Trước khi may cần vắt sổ mép vải. - Úp hai mặt phải vải vào nhau, hai mép vải trùng nhau. - May 1 đường thẳng cách mép vải 1,5cm. - Mở đôi mảnh vải cạo rẽ (ũi) hai mép vải sang hai bên. - May đường dọc quần, giàng quần, đáy quần. - May sườn thân, sườn tay áo… - Đường may thẳng, phẳng không lộ chân chỉ. - Mặt trái hai mép vải cách đều và êm. Can lộn Can lộn là cách nối vải bằng hai đường may, đường thứ nhất thực hiện ở mặt phải vải, đường may thứ hai thực hiện ở mặt trái vải. - Đặt hai mặt trái vải vào nhau, hai mép vải trùng nhau. - May đường thứ nhất cách mép vải 0,5cm. - Xén sạch tua sợi. - Lộn mặt trái ra ngoài, cạo sát đường may rồi gấp đôi vải theo đường may. - May đường thứ 2 cách mép gấp0,5->0,7cm. - May các đường như: giàng quần, vòng nách tay… 4.2. Các kiểu viền vải: Tên gọi Cách thực hiện Ứng dụng Viền gấp mép không nối vải - Gấp mép lần 1 bẻ vào mặt trái 0,5->1cm. - Gấp mép lần 2 bề rộng tuỳ người cắt. - May cố định mép gấp vào thân sản phẩm. Viền gấp mép không nối vải chỉ thực hiện được trên những đường thẳng hoặc hơi cong như: lai áo, lai quần… Viền gấp mép nối vải. - Vẽ và cắt vải viền theo hình dạng mép vải cần viền, có bề rộng khoảng 3->4cm. - May vải viền vào chỗ cần viền: + Đặt bề mặt vải viền vào bề mặt sản phẩm , hai mép vải trùng nhau, may một đường may cách mép vải 0,5cm. + Muốn vải viền lật ra mặt phải sản phẩm phải đặt vải viền ở mặt trái sản phẩm và ngược lại. + Cắt sơ vải, bấm đều theo đường cong khoảng 2cm. + Dùng tay cạo sát đường may và bẻ gấp vải viền vào trong, lược cho phẳng êm rồi may cố định mép gấp. Viền gấp mép nối vải dùng để viền trên các đường thẳng như: lai quần, lai tay hoặc đường cong như cổ áo, vòng nách tay… 5. Vận dụng một số tiêu chuẩn của vẽ kỹ thuật vào bản vẽ cắt may: 5.1. Khái niệm: Bản vẽ cắt may dùng để thiết kế và sản xuất các sản phẩm cắt may. Nó thể hiện đầy đủ hình dáng, kích thước kiểu mốt của từng bộ phận hoặc nhóm các bộ phận. Đồng thời có những chỉ dẫn cần thiết để hoàn thành sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ. 5.2. Các nét vẽ kỹ thuật: TT Tên gọi Bề rộng Hình dạng Ứng dụng 1 Nét liền đậm b Thể hiện đường bao của sản phẩm, đường may không nhìn thấy. 2 Nét liền mảnh b/3 Đường gióng, đường kích thước, đường vẽ phụ thêm hoặc đường phân chia các phần. 3 Nét chấm gạch b/2 ─ ∙ ─ ∙ ─ ∙ Đường trục biểu diễn chỗ gấp đôi của mảnh vải được cắt đối xứng. 4 Nét đứt b/3 _ _ _ _ _ Thể hiện đường bao khuất không nhìn thấy, đường cắt. đường gấp vải. Sự khác nhau chi tiết này với chi tiết khác. 5 Nét lượn sóng b/3 Đường giới hạn của sản phẩm được vẽ 5.3. Ghi chữ và số: - Dùng một kiểu chữ, chữ và số có thể ghi theo chiều thẳng đứng hoặc nghiêng 75 0 so với mặt phẳng ngang. - Kích thước của chữ, số phụ thuộc vào kích thước và vị trí trên bản vẽ. 5.4. Ghi kích thước: - Chỉ ghi một lần ở giữa đường kích thước, từ trái sang phải. - Trên bản vẽ không ghi đơn vị đo. 6. Quần đùi bé trai, kiểu lưng thun: 6.1. Cách đo: - Dài quần (Dq): đo từ eo đến dưới mông 5 -> 6m (dài, ngắn tùy ý). - Vòng mông (Vm): đo vừa sát quanh mông chỗ nở nhất. 6.2. Cách tính vải: - Khổ vải hẹp: 0,8m – 0,9m: = 2 x (Dq + lưng + lai). - Khổ vải rộng: 1,2m – 1,6m: = Dq + lưng + lai. 6.3. Cách vẽ và cắt: * Gấp vải: - Vải xếp đôi, mặt phải vải ở trong, nếp gấp quay về phía người cắt, bề rộng vải xếp đôi = 1/4Vm + 1/10Vm + 1cm đường may. - Đầu vải tay phải vẽ lưng, tay trái vẽ lai. * Cách vẽ: - Lưng = 3cm. - AX (Dq) = số đo. - AB (Hạ đáy) = 1/4Vm +1/10Vm. - AA 1 (Ngang lưng) = 1/4Vm + 2. - BB 1 (Ngang mông) = Hạ đáy. - B 1 B 2 (Vào đáy) = 1/20Vm. - Vẽ vòng đáy: cua đáy 1/3, đánh cong 1/3. - XX 1 (Ngang ống) = Ngang mông – 2 (3). - XX 2 (Lai) = 3cm. * Cách cắt: - Cắt theo nét phấn vẽ: đường lai, lưng. - Cắt chừa 1cm đường may: đường đáy, ống. 6.4. Quy trình may: - May lai quần (viền gấp máp). - May ráp đáy quần (may can rẽ hoặc can lộn). - May ráp đường ống quần (may can rẽ). - May lưng quần (gấp mép không nối vải). - Hoàn chỉnh sản phẩm. 7. Áo nữ kiểu cổ tròn cơ bản, sát nách, cài nút sau lưng: 7.1. Cách đo: - Dài áo (Da): đo từ chân cổ sau đến ngang mông (dài, ngắn tuỳ ý). - Rộng vai (Rv): đo từ đầu vai trái sang đầu vai phải. - Vòng cổ (Vc): đo vừa sát quanh chân cổ. - Vòng ngực (Vn): đo vừa sát quanh ngực chỗ nở nhất. 7.2. Cách tính vải: - Khổ vải hẹp (80cm – 90cm): = 2 (Da + lai + đường may). - Khổ vải rộng (120cm – 160cm): = Da + lai + đường may. 7.3 Xếp vải: * Thân trước: - Vải xếp đôi, mặt phải vải ở trong, nếp gấp quay về phía người cắt. - Bề rộng vải xếp vào = ngang mông + 1cm đường may. * Thân sau: - Xếp 2 biên vải trùng nhau, mặt phải vải ở trong. - Biên vải ở phía người cắt, đầu vải tay phải vẽ cổ. 7.4. Công thức và kích thước thiết kế: Tên gọi Tên đường thiết kế Kí hiệu Công thức Thân trước - Dài áo. - Hạ nách. AX AB Số đo – 1. 1/4Vn – 2. - Hạ cổ. - Vào cổ. - Ngang vai. - Xuôi vai. - Ngang ngực. - Vào nách. - Ngang mông. - Sa vạt. AA 1 AA 2 AC CC 1 BB 1 BB 2 XX 1 XX 2 1/5Vc – 1. 1/5 Vc. 1/2Rv. 1/10Rv. 1/4 Vn + 3 (4). 1/2Rv – 2 Ngang ngực + 1 Thân sau - Nẹp áo. - Giao khuy. - Dài áo. - Hạ nách. - Hạ cổ. - Vào cổ. - Ngang vai. - Xuôi vai. - Ngang ngực. - Vào nách. - Ngang mông. AX AB AA 1 AA 2 AC CC 1 BB 1 BB 2 XX 1 Số đo +1. 1/4Vn. 1/10Vc. 1/5 Vc. 1/2Rv. 1/10Rv. 1/4 Vn + 3 (4). 1/2Rv – 1 Ngang ngực + 1 7.5. Cách cắt: * Thân trước và thân sau: - Cắt chừa 0,5cm đường may: vòng cổ, vòng nách. - Cắt chừa 1cm đường may: sườn vai, sườn áo, lai áo. 7.6. Quy trình may: - Lược gấp tà. - Ráp sườn vai. - Viền vòng cổ, vòng nách tay. - Ráp sườn áo. - May lai. - Hoàn chỉnh sản phẩm V. CÂU HỎI ÔN TẬP: Chọn phương án đúng cho các câu hỏi sau: Câu 1: Khi may một trong các nguyên nhân làm đứt chỉ trên: a. Sức ép me thoi lớn. c. Sức căng của chỉ trên quá lớn. b. Chỉ cuốn vào suốt không đều. d. Mỏ chao bị mòn. Câu 2: Một trong các nguyên nhân làm sùi chỉ dưới: a. Chỉ dưới căng, chỉ trên lỏng. c. Đạp ngược máy. b. Gắn kim ngược hướng. d. Xâu chỉ không đúng. Câu 3: Hạ đáy quần đùi trẻ em được tính theo công thức: a. 1/4Vm + 2 b. 1/4Vm + 3 c. !/4Vm + 1/10Vm d. 1/4Vm Câu 4: Nét chấm gạch dùng để thể hiện: a. Đường trục biểu diễn chỗ gấp đôi của mảnh vải sẽ được cắt đối xứng. b. Đường bao của sản phẩm. c. Một phần vải được gấp vào. d. Đường gióng, đường phụ thêm. Câu 5: Trong một bản vẽ cắt may thông thường sử dụng nhiều nhất là: a. 2 nét vẽ kỹ thuật. c. 4 nét vẽ kỹ thuật. b. 3 nét vẽ kỹ thuật. d. 5 nét vẽ kỹ thuật. Câu 6: Muốn thực hiện kiểu can lộn ta đặt: a. Hai bề mặt vải úp vào nhau. b. Hai bề trái vải úp vào nhau. c. Đặt bề mặt mảnh thứ nhất úp vào bề trái mảnh thứ hai. Câu 7: Khi may lai quần đùi ta có thể áp dụng kiểu viền nào sau đây: a. Viền gấp mép không nối vải. b. Viền gấp mép nối vải. c. Cả hai đều được. Câu 8: Muốn may quần đùi trẻ em ta cần có các số đo: a. Dài quần, vòng mông, rộng ống. b. Dài quần, vòng mông. c. Dài quần, vòng mông, vòng eo. Câu 9: Vào đáy quần đùi bé trai, kiểu lưng thun được tính theo công thức: a. 1/20Vm. b. 1/10Vm. c. 1/4Vm. Câu 10: May ráp đường đáy của quần đùi bé trai, kiểu lưng thun ta thực hiện kiểu may nào: a. May rẽ. b. May lộn. c. Cả hai đều được. Câu 11: Em hãy sắp xếp lại quy trình may quần đùi bé trai, kiểu lưng thun theo trinh tự: a . May lưng b. May đáy quần. c. May ống quần. d. May lai. Câu 12: Công thức ngang ngực của thân trước áo nữ kiểu cổ tròn cơ bản, sát nách, cài nút sau lưng là: a. 1/4Vn. b. 1/10Vn. c. 1/2Vn. d. 1/4Vn + 3 (4). Câu 13: Dài áo thân sau áo nữ kiểu cổ tròn cơ bản, sát nách, cài nút sau lưng được tính theo công thức: a. Số đo. b. Số đo – 1. c. Số đo + 1. d. Số đo + 2. Câu 14: Vào nách thân trước áo cổ tròn cơ bản, sát nách, cài nút sau lưng dduwwocj tính theo công thức: a. 1/2Rv – 2. b. 1/4Rv. c. !/10 Rv – 1. d. 1/2Rv. Câu 15: Cho số đo mẫu: Dq = 32cm; Vm = 68cm. Em hãy tính kích thước và vẽ quần đùi bé trai kiểu lưng thun theo tỉ lệ 1/5. Câu 16: Theo em nghề may của nước ta hiện nay được phát triển như thế nào? Câu 17: Cảm nghĩ của em về nghề may? HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI. Câu1: Khi may một trong các nguyên nhân làm đứt chỉ trên: c. Sức căng của chỉ trên quá lớn. Câu 2: Một trong các nguyên nhân làm sùi chỉ dưới: a. Chỉ dưới căng, chỉ trên lỏng. Câu 3: Hạ đáy quần đùi trẻ em được tính theo công thức: c. !/4Vm + 1/10Vm. Câu 4: Nét chấm gạch dùng để thể hiện: a. Đường trục biểu diễn chỗ gấp đôi của mảnh vải sẽ được cắt đối xứng. Câu 5: Trong một bản vẽ cắt may thông thường sử dụng nhiều nhất là: d. 5 nét vẽ kỹ thuật. Câu 6: Muốn thực hiện kiểu can lộn ta đặt: a. Hai bề mặt vải úp vào nhau. Câu 7: Khi may lai quần đùi ta có thể áp dụng kiểu viền nào sau đây: c. Cả hai đều được. Câu 8: Muốn may quần đùi trẻ em ta cần có các số đo: b. Dài quần, vòng mông. Câu 9: Vào đáy quần đùi bé trai, kiểu lưng thun được tính theo công thức: a. 1/20Vm. Câu 10: May ráp đường đáy của quần đùi bé trai, kiểu lưng thun ta thực hiện kiểu may nào: c. Cả hai đều được. Câu 11: Em hãy sắp xếp lại quy trình may quần đùi bé trai, kiểu lưng thun theo trinh tự: d - b – c- a. Câu 12: Công thức ngang ngực của thân trước áo nữ kiểu cổ tròn cơ bản, sát nách, cài nút sau lưng là: d. 1/4Vn + 3 (4). Câu 13: Dài áo thân sau áo nữ kiểu cổ tròn cơ bản, sát nách, cài nút sau lưng được tính theo công thức: c. Số đo + 1. Câu 14: Vào nách thân trước áo cổ tròn cơ bản, sát nách, cài nút sau lưng dduwwocj tính theo công thức: a. 1/2Rv – 2. Câu 15: Cho số đo mẫu: Dq = 32cm; Vm = 68cm. Em hãy tính kích thước và vẽ quần đùi bé trai kiểu lưng thun theo tỉ lệ 1/5. * Tính kích thước: - Lưng = 3cm. - Dài quần = 32cm. - Hạ đáy = 23,8cm. - Ngang lưng = 19cm. - Ngang mông = 23,8cm. - Vào đáy = 3,4cm. - Ngang ống = 21,8cm (20,8cm). - Lai = 3cm. * Vẽ hình theo tỉ lệ 1/5. Câu 16: Theo em nghề may của nước ta hiện nay được phát triển như thế nào? * Hs tự luận: phát triển mạnh mẽ, phù hợp với sự phát triển về kinh tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, xuất khẩu ra nước ngoài. Câu 17: Cảm nghĩ của em về nghề may: * Hs tự luận: - Nghề may giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội. - Học may giúp bản thân hiểu hơn về công nghệ may và thời trang may mặc. VI. MỘT SỐ KỸ NĂNG THỰC HÀNH: 1. Sử dụng dụng cụ và thiết bị cắt may đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn lao động. 2. May được một số đường may tay, may máy đúng quy trình và đạt yêu cầu kỹ thuật. 3. Đo và tính được vải may sản phẩm cần thiết. 4. Vẽ và cắt được sản phẩm cần may. 5. May được các bộ phận chủ yếu của sản phẩm. 6. Chọn vật liệu và cắt may được hoàn chỉnh sản phẩm. 7. Tìm hiểu được thông tin nghề cần thiết. 8. Liên hệ bản thân để lựa chọn nghề. . liệu may: - V i s i thiên nhiên: là các lo i v i dệt từ các lo i s i có nguốn gốc từ thiên nhiên. - V i s i hoá học: làm từ các lo i s i hoá học. - V i. chức: - Kiểm tra sĩ số. - Ghi tên học sinh vắng. 2. Kiểm tra b i cũ: (Không). 3. N i dung ôn tập: ôn tập theo đề cương. IV. N I DUNG ÔN TẬP: 1. Gi i thiệu nghề