– VĂN BẢN: Tuần 1:Văn bản Cổng trường mở ra 1/ Nêu nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của văn bản “ Cổng trường mở ra”. 2/ Em hiểu câu nói: “ Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” như thế nào? 3/ Qua văn bản “ Cổng trường mở ra” , theo em đứa con và người mẹ là người như thế nào? Đáp án: 1/ Theo nội dung, nghệ thuật đã học(ghi tập) 2/ Cần nêu các ý cơ bản sau: - Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với mọi người. - Tin tưởng vào sự nghiệp giáo dục. - Khích lệ con đến trường học tập. 3/- Đứa con: là đứa trẻ ngoan, hồn nhiên, ngây thơ, nhạy cảm. - Người mẹ: rất hiểu con, yêu thương con và rất hiểu biết. Văn bản Mẹ tôi 1/ Văn bản “ Mẹ tôi” là một bức thư của người bố dành cho con nhưng tác giả lại lấy nhan đề là “ Mẹ tôi” vì sao? 2/ Trong những lời sau đây của En-ri-cô: - Sự hỗn láo của con như là một nhát dao đâm vào tim bố vậy. - Trong đời, con có thể trãi qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày con mất mẹ. Em cảm nhận được ở đó những cảm xúc và tình cảm nào của người cha? 3/ Nêu nghệ thuật, nội dung văn bản “ Mẹ tôi”. Đáp án: 1/ Vì nhan đề văn bản nói lên nội dung của nó: - Nội dung bức thư đề cập đến chuyện xảy ra giữa mẹ và con. - Bức thư đề cao nhấn mạnh vai trò của người mẹ. - Mục đích bức thư nói về người mẹ của En-ri-cô, giáo dục con cần có tình cảm yêu kính, thái độ biết ơn đối với mẹ. 2/ Những cảm xúc và tình cảm của người cha: - Hết sức đau lòng, thất vọng trước sự thiếu lễ độ của con. - Hết lòng yêu quý thương cảm mẹ En-ri-cô. - Rất yêu quý En-ri-cô. 3/ Theo nghệ thuật, nội dung ghi ở tập đã học. Tuần 2: Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê 1/ Qua văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê” tác giả muốn đề cập đến quyền gì của trẻ em? 2/ Nêu nội dung, nghệ thuật văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê”. 3/ Qua văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê” tác giả muốn gởi đến thông điệp gì cho tất cả mọi người? Đáp án: 1/ Quyền được có gia đình, được sống trong tổ ấm gia đình. 2/ Theo nghệ thuật, nội dung ghi ở tập đã học. 3/ Tình cảm gia đình là vô cùng quý giá, quan trọng nên trân trọng, giữ gìn hạnh phúc gia đình. Tuần 3: Văn bản Những câu hát về tình cảm gia đình 1/ Trình bày khái niệm ca dao, dân ca. 2/ Trong bài ca dao 1, công lao cha mẹ được diễn tả như thế nào? Bài ca dao này nhắc nhở chúng ta điều gì? 3/ Chép một bài ca dao về tình cảm gia đình em thích nhất. Nêu nội dung bài ca dao ấy. Đáp án: 1/ Học sinh nêu khái niệm như SGK/35 2/ Bài ca dao 1: - Công lao cha mẹ: Công cha so sánh như núi ngất trời. Nghĩa mẹ so sánh như nước ngoài biển Đông. - Bài ca dao nhắc nhở: Bổn phận làm con phải ghi nhớ công ơn, kính trọng cha mẹ. 3/ Tùy học sinh chọn, đăng ký chủ đề, nêu được nội dung của lời ca dao ấy. Văn bản: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người 1/ Chép một bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước con người em thích nhất. Nêu nội dung bài ca dao ấy. 2/ Nêu nội dung các bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người ? 3 / Tìm và chép lại một bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước con người của tỉnh Bến Tre Đáp án: 1/ Tùy học sinh chọn, đăng ký chủ đề, nêu được nội dung của lời ca dao ấy. 2/ Tình yêu chân chất, tinh tế niềm tự hào đối với con người, lịch sử truyền thống văn hóa của quê hương, đất nước. 3/ Học sinh tự chọn và chép lại bài ca dao theo yêu cầu Tuần 4: Văn bản Những câu hát than thân 1/ Hình ảnh con cò trong bài ca dao than thân tượng trưng cho số phận của ai? Sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? 2/ Vì sao người nông dân xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Tìm một số bài ca dao chứng minh điều đó? 3/ Tìm và chép lại hai bài ca dao bắt đầu bằng từ “ Thân em”. Đáp án: 1/- Con cò tượng trưng cho người nông dân (lao động) lam lũ: cũng nhỏ bé, đơn độc, cặm cụi làm ăn nhưng cuộc sống vẫn bấp bênh khó nhọc. - Hình ảnh con cò chỉ người lao động -> ẩn dụ. 2/ Vì con cò gần gũi với người nông dân và con cò có nhiều đặc điểm giống cuộc đời, phẩm chất người nông dân: gắn bó đồng ruộng, chịu khó kiếm sống. Các bài ca dao: “ Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nĩ non.” 3/ Hs tìm và chép lại theo yêu cầu. Văn bản: Những câu hát châm biếm 1/ Những câu hát châm biếm có điểm gì giống truyện cười dân gian? 2/ Bài ca dao thứ hai phê phán hiện tượng gì trong xã hội? Tìm những bài ca dao khác có nội dung tương tự. 3/ Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của hai bài ca dao châm biếm đã học. Đáp án: 1/ Giống phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội đồng thời mang đến tiếng cười nhẹ nhàng, hài hước. 2/ Phê phán hiện tượng mê tín dị đoan. Hs tìm các bài ca dao có cùng chủ đề. 3/ Theo nội dung nghệ thuật đã ghi trong tập. Tuần 5: Văn bản Sông núi nước Nam 1/ Chép thuộc lòng bài thơ “ Sông núi nước Nam”. Nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ. 2/ Vì sao nói bài thơ “ Sông núi nước Nam” là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nướcta? Ngoài ra nước ta còn có bản tuyên ngôn độc lập nào? 3/ Bài thơ “ Sông núi nước Nam” thuộc thể thơ gì? Nêu đặc điểm thể thơ đó. Đáp án: 1/ Học sinh chép chính xác phần dịch thơ (hoặc phiên âm), nêu được nghệ thuật, nội dung văn bản đã ghi ở tập. 2/ - Vì bài thơ khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước ta và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. - Hai văn bản: + Cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) + Bản Tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ ngày 2/9 3/ Thơ thất ngôn tứ tuyệt. Số câu: 4; số chữ: 7; các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau chữ cuối. Văn bản: Phò giá về kinh 1/ Chép chính xác bài thơ “ Phò giá về kinh” Bài thơ do ai sáng tác? Thể thơ gì? 2/ Trong bài thơ “ Phò giá về kinh” câu thơ nào cổ động cho việc xây dựng đất nước bền vững và thể hiện miềm mong ước về một đất nước thái bình mãi mãi? 3/ Điểm giống nhau về nội dung của hai bài thơ “ Sông núi nước Nam” và “ Phò giá về kinh” là gì? Đáp án: 1/- Chép được toàn bài thơ. - Trần Quang Khải -> Đường luật ngũ ngôn tứ tuyệt. 2/ Hai câu thơ: “ Thái bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu.” 3/ - Cả hai bài thơ ngắn gọn, súc tích, ý thơ sâu sắc, giọng điệu hào hùng. - Thể hiện ý chí quyết tâm chống giặc bảo vệ đất nước và mong muốn đất nước thái bình thịnh trị. Tuần 6: Văn bản Bánh trôi nước 1/ Chép chính xác bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ? 2/ Bài thơ “ Bánh trôi nước” được hiểu theo mấy nghĩa? Đó là những nghĩa nào? Nêu ra? 3/ Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người phụ nữ sau khi học xong văn bản “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương (từ 7 đến 10 câu) Đáp án: 1/ Học sinh chép chính xác bài thơ “Bánh trôi nước”.Nêu được nghệ thuật, nội dung bài thơ như đã ghi ở tập. 2/ Bài thơ “Bánh trôi nước” có hai lớp nghĩa: - Nghĩa đen: Tả bánh trôi nước cụ thể hình dáng, màu sắc, cách nấu, làm bánh… - Nghĩa bóng: Trên cơ sở tả thực chiếc bánh trôi nước, tác giả muốn nêu lên vẻ đẹp hình thể và phẩm chất trong trắng dù gặp hoàn cảnh nào vẫn giữ tấm lòng son sắc thủy chung. 3/ Học sinh viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu trong đó nêu lên được : - Giá trị nội dung bài thơ bánh trôi nước. - Liên hệ cuộc sống người phụ nữ xưa và người phụ nữ nay -> bôc lộ cảm xúc, mong ước. Tuần 8: Văn bản Qua Đèo Ngang 1/Chép chính xác bài thơ “ Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. Nêu nội dung, nghệ thuật bài thơ. 2/ Bốn câu cuối bài thơ thể hiện tâm trạng gì của tác giả? 3/ Tìm hàm nghĩa cụm từ “ ta với ta” trong bài thơ “ Qua Đèo Ngang”. Đáp án: 1/ Học sinh chép chính xác bài thơ “Qua Đèo Ngang”. Nêu được nghệ thuật, nội dung bài thơ như đã học. 2/ Thể hiện tâm trạng nhớ nước thương nhà, hoài cổ quá khứ của tác giả. 3/ Cụm từ “ta với ta” chỉ một chủ thể nhà thơ đồng thời thể hiện sự đối diện với nỗi cô đơn tuyệt đối của tác giả. Tuần 9: Văn bản Bạn đến chơi nhà 1/ So sánh cụm từ “ ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang với cụm từ “ ta với ta” trong bài thơ “ Bạn đến chơi nhà”. 2/Qua bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến, em thấy tình cảnh của tác giả tiếp đãi bạn có gì đặc biệt? Điều đó mang ý nghĩa gì? 3/ Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình bạn sau khi học xong bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Đáp án: 1/ Học sinh nêu được ý nghĩa cụm từ “ta với ta” ở từng bài: - Qua Đèo Ngang: thể hiện sự đối diện với nỗi cô đơn tuyệt đối của nhà thơ. “Ta với ta” chỉ một chủ thể nhà thơ. - Bạn đến chơi nhà: “Ta với ta”thể hiện sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn ý hợp tâm đầu nên không có sự cô đơn. Ta là mình và cũng là bạn. 2/ Học sinh nêu được các ý sau: - Tác giả tiếp bạn trong điều kiện đặc biệt: Không có gì để tiếp đãi bạn. - Thực chất đây là cách dựng tình huống của nhà thơ vì nếu có đủ mọi thứ để tiếp bạn thì đó là điều bình thường trong cuộc sống. Từ cái không về vật chất nhằm khẳng định cái có sâu nặng là tình bạn. 3/ Học sinh viết được đoạn văn ngắn khoảng 7 đến 10 câu với nội dung: - Nêu được vấn đề tình bạn trong bài thơ của Nguyễn Khuyến. - Liên hệ tình bạn của mình -> mong ước. Tuần 10: Văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh 1/ Chép lại bài thơ “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài? 2/ Đọc bài thơ sau và cho biết: TRUNG THU Trung thu vành vạnh mảnh gương thu, Sáng khắp nhân gian bạc một màu; Sum họp nhà ai ăn Tết đó, Chẳng quên trong ngục kẻ ăn sầu. Bài thơ trên tác giả là ai? Chủ đề của bài thơ “Trung thu” giống chủ đề của bài thơ “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” ở điểm nào? 3/ Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về tình yêu quê hương sau khi học xong bài thơ “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ” của Lí Bạch. Đáp án: 1/ Chép bài thơ phần phiên âm hoặc dịch thơ. Nêu nội dung, nghệ thuật như đã học. 2/ Tác giả Hồ Chí Minh. Giống chủ đề là nhìn trăng và nhớ tới quê hương. 3/ Học sinh viết được đoạn văn ngắn khoảng 7 đến 10 câu với nội dung: - Nêu được vấn đề trông trăng nhớ quê trong bài thơ của Lí Bạch. - Liên hệ tình cảm của mình đối với quê hương. Văn bản Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê 1/ Chép lại bài thơ “ Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài? 2/ Bài thơ “ Hồi hương ngẫu thư” sử dụng các phương thức biểu đạt nào? Phương thức biểu đạt nào là chính? Vì sao? 3/ Câu cuối “ Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?” từ nào được xem là nhản tự của bài thơ? Vì sao? Đáp án: 1/ Chép bài thơ phần phiên âm hoặc dịch thơ. Nêu nội dung, nghệ thuật như đã học. 2/ Các phương thức: kể, tả, biểu cảm. Phương thức chính biểu cảm vì bộc lộ tình yêu quê hương thắm thiết của một người xa quê lâu ngày khi mới đặt chân về quê hương. 3/ Từ “khách” xem là nhản tự bài thơ vì tạo được sự bi hài, hóm hỉnh cho bài thơ. Tuần 12: Văn bản Cảnh khuya 1/ Bài thơ “ Cảnh Khuya” được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Bài thơ biểu hiện tâm hồn của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy? 2/ Hãy tìm và chép lại một bài thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên mà em biết. 3/ Chép lại bài thơ “ Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài. Đáp án: 1/ Sáng tác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện tình cảm thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng của Bác. 2/ HS tìm và chép theo yêu cầu : Trung thu, Tin thắng trận … 3/ Chép bài thơ, nêu nội dung, nghệ thuật như đã học. Có một thành viên đã cám ơn khanhbeophi1999 vì bài viết này: chuatroi_2000 #3 11-12-2011 khanhbeophi1999 Thành viên Thành viên của lớp Tham gia : 18-09-2011 Bài viết: 21 Đã cảm ơn: 3 Được cảm ơn 60 lần tiep nè Tuần 15: Văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm 1/ Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản “ Một thứ quà của lúa non: Cốm. 2/ Tìm và chép lại một số câu thơ, ca dao nói đến cốm. 3/ Câu văn “ Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Em cảm nhận gì về nhận xét của tác giả? Đáp án: 1/ Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật như đã học. 2/ Câu thơ, ca dao nói đến cốm “ Sáng mác trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới”. 3/ Nhận xét của tác giả rất tinh tế. Câu văn trên rất đặc sắc là câu chốt của bài đã khát quát được những giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm rất bình dị và khiêm nhường. Tuần 17: Văn bản Mùa xuân của tôi 1/ Văn bản “ Mùa xuân của tôi” được tác giả viết trong hoàn cảnh nào? Phương thức biểu đạt chính của bài là gì? 2/ Văn bản “ Mùa xuân của tôi” viết về cảnh sắc, không khí mùa xuân ở đâu? Qua đó thể hiện tình cảm gì của tác giả? 3/ Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về mùa xuân sau khi học xong văn bản “ Mùa xuân của tôi” của tác giả Vũ Bằng Đáp án: 1/ Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả sống trong vùng kiểm soát của Mĩ – ngụy, xa cách quê hương đất Bắc. Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm. 2/ Bài văn tái hiện cảnh sắc, không khí mùa xuân đất Bắc qua đó biểu hiện tình cảm tha thiết, nồng nàn của tác giả với quê hương, đất nước, với cuộc sống dân tộc. 3/ Học sinh viết được đoạn văn biểu cảm với nội dung: - Nêu được cảm xúc của tác giả về mùa xuân trong văn bản “ Mùa xuân của tôi”. - Liên hệ cảnh sắc, không khí, tình cảm của mình đối với mùa xuân của quê hương đang sinh sống. II – Tiếng Việt: Tuần 1: Từ ghép 1/ Phân biệt từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ? Mỗi loại từ cho một ví dụ? 2/ Xếp các từ ghép sau đây vào bảng phân loại: Máy xay, quần áo, sách vở, bàn ghế, mưa ngâu, nhà kho, thướt kẻ, ăn nói. Từ ghép đẳng lập Từ ghép chính phụ Đáp án: 1/ - Theo ghi nhớ sách giáo khoa. - Cho ví dụ phù hợp hai từ ghép đã nêu. 2/ - Từ ghép đẳng lập: quần áo,sách vở, bàn ghế, ăn nói. - Từ ghép chính phụ: máy xay, mưa ngâu, nhà kho, thước kẻ. Tuần 3: Từ láy 1/ Em hiểu thế nào là từ láy? Có mấy kiểu từ láy? Cho ví dụ về các kiểu từ láy ấy? ( mỗi loại một từ) 2/ Đặt câu với các từ láy sau: nhỏ nhắn, nhỏ nhen, nhỏ nhoi, nhỏ nhẽ. Đáp án: 1/ - Nêu được khái niệm từ láy. - Hai kiểu từ láy: từ láy bộ phận, từ láy toàn bộ, cho ví dụ đúng hai kiểu. 2/ Đặt câu với các từ láy sau:nhỏ nhắn, nhỏ nhen, nhỏ nhoi, nhỏ nhẻ -> câu có đủ chủ ngữ, vị ngữ, nội dung phù hợp với từ láy đã đặt vào. Tuần 4: Đại từ 1/ Đại từ là gì? Nêu vai trò ngữ pháp của đại từ? 2/ Từ “bao nhiêu” trong câu ca dao sau thuộc từ loại nào? Nêu vai trò ngữ pháp của từ đó? “ Qua đình ngã nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Đáp án: 1 / - Nêu được khái niệm đại từ - Vai trò ngữ pháp của đại từ (chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ………………) 20/ “Bao nhiêu” -> đại từ làm vị ngữ. Tuần 5: Từ Hán – Việt 1/ Tìm gạch chân từ ghép Hán Việt có trong hai câu thơ sau: “ Ôi tổ quốc giang sơn hùng vĩ Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi” ( Tố Hữu) 2/ Sắp xếp theo hai loại những từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước và từ Hán Việt có yếu tố phụ đứng trước các từ sau: đại thắng, thi nhân, bảo mật, phát thanh, đình chiến, tân binh. - Từ có yếu tố chính đứng trước: - Từ có yếu tố phụ đứng trước: Đáp án: 1/ Học sinh gạch chân các từ: tổ quốc, giang sơn, hùng vĩ, anh hùng, thế kỷ. 2/ Học sinh xếp hai loại từ ghép hàn việt có yếu tố chính đứng trước và từ Hán Việt có yếu tố phụ đứng trước. - Yếu tố chính đứng trước: bảo mật , phát thanh, đình chiến. - Yếu tố phụ đứng trước: đại thắng, thi nhân, tân binh. Tuần 6: Từ Hán – Việt (tt) 1/ Từ Hán – Việt có những sắc thái biểu cảm nào? Vì sao khi nói, viết không nên lạm dụng từ Hán Việt ? 2/ Từ Hán Việt trong các câu sau biểu thị sắc thái biểu cảm gì? a) Phụ nữ Việt Nam giỏi việc nước, đảm việc nhà. b) Hoàng đế đã băng hà. c) Các vị bô lão cùng vào yết kiến nhà vua. Đáp án: 1/- Sử dụng từ hán việt để: + Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện sự tôn kính. + Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục ghê sợ. + Tạo sắc thái cổ, phù hợp bầu không khí xã hội xưa. - Khi nói, viết không nên lạm dụng từ hán việt vì: làm cho lời ăn, tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 2/- Phụ nữ -> Tạo sắc thái trang trọng - Băng hà, yết kiến -> Tạo sắc thái cổ Tuần 7: Quan hệ từ 1/ Quan hệ từ là gì? Tìm quan hệ từ trong câu sau? Tôi đi học bằng xe đạp. 2/ Đặt câu với các quan hệ từ biểu thị ý nghĩa sau: a) Nguyên nhân – kết quả. b) Điều kiện – kết quả. c) So sánh. d) Sở hữu. Đáp án: 1 / Học sinh nêu được khái niệm quan hệ từ? Xác định được quan hệ từ trong câu văn đã cho. 2 / Học sinh đặt câu đúng ngữ pháp, có dùng quan hệ từ thích hợp theo quy định. a/ Vì………nên b/ Nếu…….thì c/ Như d/ Của Tuần 9: Chữa lỗi quan hệ từ 1/ Khi dùng quan hệ từ cần tránh những lỗi nào? Khi nói, viết có phải lúc nào cũng phải bắt buộc dùng quan hệ từ hay không? 2/ Tìm các quan hệ từ thích hợp đã cho sau đây và điền vào chổ trống các câu sau cho đúng ý nghĩa: với, hoặc, mà, của. a) Đây là em…… tôi và bạn …….nó. b) Ngày nay ………. Ngày mai sẽ có trời mưa rất to. c) Bạn ấy nói………không làm. d) Hai bạn như hình………… bóng, không rời nhau một bước. Đáp án: 1 / Học sinh nêu được các lỗi thường gặp khi dùng quan hệ từ: - Thiếu quan hệ từ. - Thừa quan hệ từ. - Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. - Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết. Học sinh nêu được cách sử dụng quan hệ từ theo ghi nhớ (SGK trang 98) 2/ Học sinh chọn các quan hệ từ đã cho điền vào các câu cho phù hợp. a/ Đây là em của tôi và bạn của nó. b/ Ngày nay hoặc ngày mai sẽ có trời mưa rất to. c/ Bạn ấy nói mà không làm. d/ Hai bạn như hình với bóng, không rời nhau một bước. Từ đồng nghĩa 1/ Thế nào là từ đồng nghĩa? Nêu các loại từ đồng nghĩa đã học? 2/ Tìm từ đồng nghĩa với các từ sau: a) Xe lửa b) Máy bay c) Gan dạ d) Ngôn ngữ Đáp án: 1/ Như ghi nhớ SGK/114 2/ Các từ đồng nghĩa với các từ sau: a) Xe lửa - Hỏa xa b) Máy bay - Phi cơ c) Gan dạ - Dũng cảm d) Ngôn ngữ - Tiếng nói Tuần 10: Từ trái nghĩa 1/ Tìm một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng các từ trái nghĩa ấy. 2/ Viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa. Đáp án: 1/ HS tự tìm và nêu tác dụng. 2/ Viết đoạn văn đảm bảo yêu cầu sau: đúng chủ đề, có sử dụng cặp từ trái nghĩa, diễn đạt lưu loát. Tuần 11: Từ đồng âm 1/ Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau: a) Đậu ( động từ ) – đậu ( danh từ) b) Sâu ( danh từ) – sâu ( tính từ) 2/ Từ đồng âm là gì? Tìm từ đồng âm với mỗi từ sau: ba, bác, cà Đáp án: 1/ Đặt câu: a) Con ruồi đậu trên mâm xôi đậu. b) Con sâu chui sâu vào quả táo. 2/- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau. - Từ đồng âm với các từ sau: + Ba ( ba mẹ - số ba). + Bác ( đại bác – chú bác). + Cà ( trái cà – la cà). Tuần 12: Thành ngữ 1/ Tìm và xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong các câu sau đây: a) Tham sống sợ chết là một đức tính xấu. b)Cả nhà tôi đều đi sinh cơ lập nghiệp. 2/ Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng thành ngữ ( chủ đề tự chọn) Đáp án: 1/ Tham sống sợ chết -> chủ ngữ Sinh cơ lập nghiệp -> Phụ ngữ của cụm động từ “ đi” 2/ Viết đoạn văn theo yêu cầu sau: có sử dụng thành ngữ, diễn đạt lưu loát… Tuần 14: Điệp từ 1/ Trình bày điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ? Cho ví dụ ? 2/ Tìm điệp ngữ trong các câu sau và cho biết thuộc dạng điệp ngữ nào? a) “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công”. ( Hồ Chí Minh ) b) Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt Đảng ta đây, xương sắt da đồng. Đảng ta, muôn vạn công nông Đảng ta, muôn vạn tấm lòng niềm tin. ( Tố Hữu) Đáp án: 1/ Như ghi nhớ SGK/152. HS cho ví dụ phù hợp. 2/ Điệp ngữ, dạng điệp ngữ: a) Đoàn kết, thành công -> điệp ngữ nối tiếp b) Đảng ta, muôn vạn -> Điệp ngữ cách quãng Tuần 15: Chơi chữ 1/ Kể ra các lối chơi chữ và mỗi lối cho một ví dụ? 2/ Chỉ ra các lối chơi chữ trong các câu sau và cho biết thuộc lối chơi chữ nào? a) Quốc xuống ao uống nước. Gà vào vườn ăn kê. b) Ngày xuân, em đi chợ hạ, mua cá thu về, chợ hãy còn đông… Đáp án: 1/ Như ghi nhớ SGK/165. Cho ví dụ phù hợp. 2/ Các lối chơi chữ. a) Quốc – nước -> đồng âm Gà – kê -> đồng âm b) Xuân ,hạ, thu, đông -> cùng trường từ vựng. III – TẬP LÀM VĂN: 1/ Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong bài thơ có tính chất tự sự “ Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ ( theo ngôi kể thứ nhất hoặc thứ ba). 2/ Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú ( hoặc cảm động, hoặc buồn cười,…) mà em đã gặp ở trường. 3/ Biểu cảm về người thân ( ông, bà, cha mẹ, anh, chị, em …) 4/ Loài cây em yêu ( cây dừa, cây mai, cây phượng, …) Đáp án: Đề 1: 1/ Mở bài: Giới thiệu câu chuyện, tác phẩm, tác giả, nhân vật, sự việc chính. 2/ Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện a. Hoàn cảnh phát sinh câu chuyện (không gian, thời gian). b. Kể lại các sự việc qua những lần anh đội viên thức dậy ( kể kết hợp miêu tả, biểu cảm) - Lần thứ nhất: - Lần thứ ba: c. Lời nói, việc làm của Bác trong đêm không ngủ. d. Cảm nghĩ của anh đội viên về Bác. 3/ Kết bài: - Kết thúc câu chuyện. - Cảm nghĩ của em về Bác Hồ qua câu chuyện cảm động này. Đề 2: 1/ Mở bài: Giới thiệu câu chuyện lí thú hoặc cảm động, hoặc buồn cười. 2/ Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện theo diễn biến trình trự thời gian, không gian, tâm lí… từ lúc mở đầu, phát triển, kết thúc. 3/ Kết bài: Cảm nghĩ của em về câu chuyện. Liên hệ bản thân. Đề 3: 1/ Mở bài : - Giới thiệu người thân. - Nêu tình cảm khái quát về người thân ấy. 2/ Thân bài : Biểu cảm cụ thể về người thân: - Miêu tả hình dáng : nêu cảm nghĩ trước những nét tiêu biểu của hình dáng người thân. - Tính tình, phẩm chất, những thói quen tốt trong quan hệ với gia đình, công việc, mọi người… - Sở thích… - Kỉ niệm sâu sắc thể hiện tình cảm của người thân đối với em và ngược lại. - Những suy nghĩ khác về người thân…. 3/ Kết bài : - Khẳng định tình cảm của em với người thân. - Hứa hẹn, mong ước… Đề 4: 1/ Mở bài: Giới thiệu loài cây. Lí do em yêu thích 2/ Thân bài: Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả qua : - Các đặc điểm gợi cảm của cây . - Loài cây trong cuộc sống của con người. - Loài cây trong cuộc sống của em 3/ Kết bài: Tình cảm của em đối với loài cây. Liên hệ bản thân. . đồng th i thể hiện sự đ i diện v i n i cô đơn tuyệt đ i của tác giả. Tuần 9: Văn bản Bạn đến ch i nhà 1/ So sánh cụm từ “ ta v i ta” trong b i Qua Đèo Ngang v i cụm từ “ ta v i ta” trong b i thơ. nón trông đình Đình bao nhiêu ng i thương mình bấy nhiêu”. Đáp án: 1 / - Nêu được kh i niệm đ i từ - Vai trò ngữ pháp của đ i từ (chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ ……………) 20/ “Bao nhiêu” -> đ i từ làm. muôn vạn công nông Đảng ta, muôn vạn tấm lòng niềm tin. ( Tố Hữu) Đáp án: 1/ Như ghi nhớ SGK/152. HS cho ví dụ phù hợp. 2/ i p ngữ, dạng i p ngữ: a) Đoàn kết, thành công -> i p ngữ nối